CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Xanh |
Ngày 12/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHƯỚC
CHUYÊN ĐỀ
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Người báo cáo: Nguyễn Thị Xanh
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP:
1. GVCN là người quản lí – giáo dục toàn diện học sinh ở một lớp học:
- Người quản lý – giáo dục học sinh là giáo viên chủ nhiệm.
- Quản lý toàn diện học sinh bao gồm quản lý, giáo dục cá nhân và tập thể học sinh.
- Quản lý và giáo dục học sinh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Để thực hiện những chức năng này, người GVCN phải có:
- Tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học.
- Kỹ năng lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch giáo dục, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch một cách khoa học.
- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
- Kỹ năng giao tiếp sư phạm.
2. GVCN là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh:
- GVCN không làm thay các em trong các hoạt động mà là người định hướng, xây dựng kế hoạch hoạt động của tập thể học sinh, hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung, lựa chọn giải pháp, cách thức tổ chức hoạt động để thực hiện thành công kế hoạch đề ra, đáp ứng các mục tiêu phát triển của lớp và mục tiêu giáo dục của nhà trường (lớp 1, 2, 3 - cấp độ khác, do đặc điểm lứa tuổi).
- GVCN phải quan tâm tổ chức, xây dựng đội ngũ tự quản của lớp.
- GVCN cần có năng lực đánh giá và dự báo chính xác khả năng của học sinh, kích thích tiềm năng sáng tạo của các em, lôi cuốn tất cả học sinh tham gia vào hoạt động của lớp, giúp đỡ học sinh xây dựng kế hoạch giáo dục toàn diện, đồng thời theo dõi, giúp đỡ học sinh thực hiện kế hoạch đó. Kịp thời giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn.
3. GVCN lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường:
* GVCN là người đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường.
- GVCN là nhà quản lý, nhà sư phạm đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những chủ trương, yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường đến với học sinh và tập thể học sinh.
- Bằng biện pháp của mình, GVCN giúp cho mỗi học sinh và tập thể học sinh có trách nhiệm tuân thủ và tự giác thực hiện nghiêm túc những công việc đề ra.
- GVCN cần gợi ý với lớp về giải pháp, phương hướng thực hiện sao cho vừa đảm bảo yêu cầu chung vừa phù hợp với điều kiện và khả năng của lớp.
* GVCN là người đại diện cho học sinh và tập thể học sinh.
- GVCN có trách nhiệm lắng nghe, tập hợp các ý kiến, nguyện vọng của học sinh để phản ánh với Ban giám hiệu và các lực lượng giáo dục trong nhà trường, quan tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh.
- GVCN có một nhiệm vụ rất quan trọng là tổ chức phối hợp các lực lượng, thống nhất tác động giáo dục theo một chương trình chung.
4. GVCN là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường:
- Người GVCN dựa vào đặc điểm, điều kiện của nhà trường, lớp, cộng đồng, gia đình học sinh mà có cách thức tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục khác.
- GVCN cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng của việc phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.
- GVCN một mặt nắm chắc tình hình lớp chủ nhiệm, mặt khác khai thác triệt để, hợp lý, đúng hướng, phát huy mọi tiềm năng của các lực lượng cùng tham gia giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh. GVCN không chỉ biết cách phối hợp tốt với gia đình học sinh mà còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho các bậc cha mẹ khi cần thiết. Khác hơn, sự tột cùng của công tác chủ nhiệm không cần đến sổ sách!
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
1. Tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm:
a. Nội dung tìm hiểu:
- Tìm hiểu tập thể học sinh (lớp 1 hoặc lớp dưới lên lớp trên)
- Tìm hiểu cá nhân học sinh:
+ Các đặc điểm thể chất của học sinh.
+ Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh.
+ Tìm hiểu đặc điểm quan hệ gia đình, xã hội của học sinh.
b. Cách thức tìm hiểu:
- Tiếp cận hồ sơ học sinh: lí lịch, học bạ...
- Trao đổi, trò chuyện: nắm được tâm tư, nguyện vọng, sở thích...
- Quan sát có chủ định hoặc ngẫu nhiên qua các hoạt động tập thể.
- Trao đổi tình hình của lớp và từng học sinh với GVCN năm trước.
- Trao đổi với phụ huynh .
- Nghiên cứu kết quả, sản phẩm học tập, lao động của học sinh. Điều quan trọng là GVCN thu thập thông tin của học sinh chính xác, phân tích nguyên nhân và có biện pháp giáo dục thích hợp.
2. Xây dựng và giáo dục tập thể học sinh lớp chủ nhiệm:
a. Khái niệm tập thể học sinh:
- Tập thể học sinh: Một tổ chức cộng đồng chặt chẽ, có nguyên tắc hoạt động nhất định, có chức năng tổ chức, tập hợp, giáo dục học sinh nhằm hướng tới việc thực hiện mục đích giáo dục.
+ Có mục đích chung: mục đích học tập, lao động, rèn luyện , trau dồi đạo đức, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, tích cực chuẩn bị đầy đủ năng lực và phẩm chất để tham gia vào cuộc sống, vào quá trình lao động xã hội.
+ Có hoạt động chung: các hoạt động học tập, lao động, xã hội – công ích, văn hóa – thể thao.....phù hợp với các đặc điểm lứa tuổi, trình độ nhận thức, vốn sống, vốn kinh nghiệm và điều kiện học tập, sinh hoạt tập thể.
+ Có hệ thống các quan hệ phức hợp: các quan hệ đa dạng như nghĩa vụ - quyền lợi, chỉ huy – phục tùng, phối hợp tương tác...
+ Có đội ngũ tự quản do tập thể lựa chọn: có chức năng tổ chức và lãnh đạo tập thể học sinh.
b. Vai trò của tập thể học sinh:
- Các quan hệ đa dạng và tốt đẹp, khơi dậy sức mạnh, tiềm năng của cá nhân, thúc đẩy nhu cầu bộc lộ và tự khẳng định của bản thân.
- Tạo điều kiện phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách của mình, thể hiện thống nhất giữa cái chung và cái riêng.
Tập thể học sinh tiếp nhận những yêu cầu, chuẩn mực của xã hội, chuyển hóa chúng thành các yêu cầu và chuẩn mực nội bộ; để điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân.
c. Các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh:
1. Tập thể chưa hình thành
2. Tập thể đã hình thành và đang phát triển
3. Tập thể phát triển vững mạnh (# hoàn thiện)
d. Một số biện pháp cơ bản xây dựng và giáo dục tập thể học sinh:
* Đề ra những yêu cầu vừa sức, hợp lý cho học sinh.
* Xây dựng cán sự lớp và bồi dưỡng các thành tố tích cực.
• Cán bộ lớp: dựa trên tinh thần tự nguyện của các em, thông tin các GVCN trước đó hoặc sự ủng hộ của các thành viên trong lớp.
• Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong đội ngũ cán bộ lớp.
• Làm rõ nội dung công tác của từng cán bộ lớp và hướng dẫn cụ thể về phương pháp công tác.
• Kiểm tra đánh giá, nhận xét hoạt động của các cán sự lớp.
* Xây dựng kỷ luật tập thể và hình thành dư luận tập thể về các vấn đề như:
+ Tinh thần, thái độ học tập tự giác.
+ Ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng của học sinh.
+ Đấu tranh với các hành vi sai trái.
+ Sẵn sàng ủng hộ, bảo vệ cái đúng.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện:
Hình thành cho học sinh niềm tin đạo đức, ý thức chấp hành luật pháp, động cơ học tập tích cực, thái độ đúng đắn khi ứng xử....
Để thực hiện, người GVCN cần chú ý:
a- Phối hợp với các tổ chức giáo dục khác, đặc biệt là Đội, Sao.
b. Tổ chức các hoạt động học tập:
Tạo điều kiện cho học sinh nắm vững các tri thức, kỹ năng và phát triển năng lực hoạt động, sáng tạo ở học sinh. GVCN cần:
- Đề ra yêu cầu học tập với các em để các em ý thức về trách nhiệm, ham học tập, xác định động cơ, thái độ học đúng đắn.
- Hướng dẫn học sinh tự học, có thể phối hợp với cán sự lớp tổ chức học nhóm...
- Quan tâm các em yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.
c. Tổ chức các họat động giáo dục lao động và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí (gắn với THTH, HSTC).
4. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thống nhất yêu cầu giáo dục đối với học sinh :
a. Tham mưu với Lãnh đạo và các lực lượng giáo dục khác trong trường.
b. Phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường:
* Gia đình học sinh:
+ Cùng PHHS thống nhất mục tiêu, yêu cầu cho việc học tập của con em.
+ Thống nhất nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục.
+ Thông báo kết quả học tập, đạo đức của con em.
+ Tư vấn kiến thức tâm lí học, giáo dục học, các phương pháp giáo dục trong gia đình.
+ Đề nghị hỗ trợ các hoạt động chăm lo xây dựng vật chất, điều kiện để các em học tập tốt.
Cách thức phối hợp:
+ Thông qua họp phụ huynh.
+ Thông qua sổ liên lạc.
+ Qua ban đại diện học sinh.
+ Đến thăm gia đình học sinh.
+ Mời đến trường để trao đổi trực tiếp.
+ Trao đổi qua email, thư từ, điện thoại.
* Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể:
+ Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội truyền thống, giáo dục lịch sử.
+ Bảo vệ an ninh trật tự, môi trường… ở địa phương.
+ Hỗ trợ vật chất cho nhà trường, tạo điều kiện hoạt động giáo dục HS.
* Căn cứ xây dựng KH:
- Mục tiêu, chương trình hoạt động của ngành, cấp học, nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (chủ điểm năm học ?).
- Đặc điểm của lớp học.
- Đặc điểm của vùng học sinh cư trú
- Nội lực của GVCN
c. Nội dung cơ bản của kế hoạch CN lớp:
- Đặc điểm, tình hình lớp: những thuận lợi, khó khăn của lớp học để xác định mục tiêu, xây dựng nội dung và lựa chọn phương pháp.
- Mục tiêu cần đạt: gồm nhiệm vụ trọng tâm và các yêu cầu cụ thể.
- Nội dung công việc: gồm GD đạo đức, lao động, thẩm mỹ, thể chất...
- Cách thức thực hiện: cụ thể, rõ ràng, mang tính khả thi cao.
- Yêu cầu về thời gian, tiến độ thực hiện.
- Phân công người phụ trách.
- Theo dõi bổ sung, điều chỉnh và phân tích kết quả.
5. Đánh giá kết quả GD toàn diện của học sinh:
* Mục đích:
• Phản ánh kết quả GD của GVCN và các lực lượng GD
• Đánh giá, xếp loại.
• Giúp các lực lượng GD có thông tin khách quan về kết quả GD.
• Giúp học sinh tự đánh giá, điều chỉnh để nỗ lực học tập, rèn luyện tiến bộ.
* Căn cứ:
• Mục tiêu, chương trình GD từng cấp học.
• Điều lệ của nhà trường
• Kết quả học tập và sự rèn luyện của học sinh
+ Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực bảo đảm tính công bằng, chính xác.
+ Nội dung đánh giá gồm học lực và hạnh kiểm.
* Trách nhiệm của GVCN:
• Kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp
• Tính điểm trung bình, đánh giá kết quả học tập và hạnh kiểm từng học kỳ.
• Lập danh sách học sinh cá biệt, học sinh ngoan (cơ sở để xác định…).
• Ghi vào sổ gọi tên, học bạ, sổ ghi điểm những nội dung: hạnh kiểm, học lực, nhận xét kết quả rèn luyện...
• Phối hợp các tổ chức Đội, Sao và Ban đại diện phụ huynh tổ chức các hoạt động GD HS
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẶC THÙ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
1. Phương pháp giáo dục cá nhân.
Là sự tác động trực tiếp của nhà giáo dục đến cá nhân học sinh bằng cách chuyên biệt hóa hình thức và mức độ tác động sao cho phù hợp với đối tượng nhận tác động, buộc đối tượng phải chấp nhận các chuẩn mực hành vi đạo đức, thực hiện các yêu cầu của nhà giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục.
2. Phương pháp tác động song song
Là phương pháp trong đó giáo viên không tác động trực tiếp đến từng đối tượng học sinh riêng lẻ mà thông qua các thành viên khác của lớp như: lớp trưởng, tổ trưởng, nhóm, tổ chức hoặc cả lớp…để các thành viên nhắc nhở lẫn nhau, tác động lẫn nhau.
IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Chủ nhiệm lớp là công tác quan trọng, không thể thiếu được trong nhà trường. Để làm tốt công tác này, GVCN cần rèn luyện để có được những phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên nói chung, trong đó đặc biệt chú trọng rèn luyện những phẩm chất và năng lực đặc thù sau:
- Yêu thương học sinh. Đây là phẩm chất hàng đầu của nghề giáo.
- Yêu nghề và nhiệt thành, có trách nhiệm cao với công tác giáo dục và có nghị lực, có ý chí vượt khó.
- Khiêm tốn học hỏi giúp GV ngày càng nâng cao trình độ nghề, đáp ứng những yêu cầu cao của công việc giáo dục, dạy học và công tác chủ nhiệm lớp.
- Lời nói phải đi đôi với việc làm.
- Lối sống giản dị, mẫu mực giúp cho hình ảnh của người giáo viện gần gũi hơn, làm tăng uy tín và khả năng thuyết phục với học sinh
- Phải có hiểu biết sâu, kỹ về môn học, chương trình giáo dục của cấp học, lớp.. mình phụ trách giảng dạy và các môn có liên quan (tự chọn); có trình độ lý luận sư phạm, có kỹ năng vận dụng lý luận sư phạm vào công tác chủ nhiệm lớp một cách khéo léo, linh hoạt; có hiểu biết xã hội.
- Cần có năng lực sư phạm như năng lực giao tiếp, năng lực cảm hóa, thuyết phuc, xây dựng uy tín, năng lực sáng tạo trong công tác giáo dục, dạy học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết các tình huống sư phạm…
CHÀO THÂN ÁI
CHUYÊN ĐỀ
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Người báo cáo: Nguyễn Thị Xanh
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
I. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP:
1. GVCN là người quản lí – giáo dục toàn diện học sinh ở một lớp học:
- Người quản lý – giáo dục học sinh là giáo viên chủ nhiệm.
- Quản lý toàn diện học sinh bao gồm quản lý, giáo dục cá nhân và tập thể học sinh.
- Quản lý và giáo dục học sinh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Để thực hiện những chức năng này, người GVCN phải có:
- Tri thức cơ bản về tâm lý học, giáo dục học.
- Kỹ năng lập kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch giáo dục, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch một cách khoa học.
- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
- Kỹ năng giao tiếp sư phạm.
2. GVCN là người cố vấn cho các hoạt động tự quản của tập thể học sinh:
- GVCN không làm thay các em trong các hoạt động mà là người định hướng, xây dựng kế hoạch hoạt động của tập thể học sinh, hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung, lựa chọn giải pháp, cách thức tổ chức hoạt động để thực hiện thành công kế hoạch đề ra, đáp ứng các mục tiêu phát triển của lớp và mục tiêu giáo dục của nhà trường (lớp 1, 2, 3 - cấp độ khác, do đặc điểm lứa tuổi).
- GVCN phải quan tâm tổ chức, xây dựng đội ngũ tự quản của lớp.
- GVCN cần có năng lực đánh giá và dự báo chính xác khả năng của học sinh, kích thích tiềm năng sáng tạo của các em, lôi cuốn tất cả học sinh tham gia vào hoạt động của lớp, giúp đỡ học sinh xây dựng kế hoạch giáo dục toàn diện, đồng thời theo dõi, giúp đỡ học sinh thực hiện kế hoạch đó. Kịp thời giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn.
3. GVCN lớp là cầu nối giữa tập thể học sinh với các lực lượng giáo dục trong nhà trường:
* GVCN là người đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường.
- GVCN là nhà quản lý, nhà sư phạm đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những chủ trương, yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường đến với học sinh và tập thể học sinh.
- Bằng biện pháp của mình, GVCN giúp cho mỗi học sinh và tập thể học sinh có trách nhiệm tuân thủ và tự giác thực hiện nghiêm túc những công việc đề ra.
- GVCN cần gợi ý với lớp về giải pháp, phương hướng thực hiện sao cho vừa đảm bảo yêu cầu chung vừa phù hợp với điều kiện và khả năng của lớp.
* GVCN là người đại diện cho học sinh và tập thể học sinh.
- GVCN có trách nhiệm lắng nghe, tập hợp các ý kiến, nguyện vọng của học sinh để phản ánh với Ban giám hiệu và các lực lượng giáo dục trong nhà trường, quan tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng của học sinh.
- GVCN có một nhiệm vụ rất quan trọng là tổ chức phối hợp các lực lượng, thống nhất tác động giáo dục theo một chương trình chung.
4. GVCN là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường:
- Người GVCN dựa vào đặc điểm, điều kiện của nhà trường, lớp, cộng đồng, gia đình học sinh mà có cách thức tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục khác.
- GVCN cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng của việc phối hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.
- GVCN một mặt nắm chắc tình hình lớp chủ nhiệm, mặt khác khai thác triệt để, hợp lý, đúng hướng, phát huy mọi tiềm năng của các lực lượng cùng tham gia giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh. GVCN không chỉ biết cách phối hợp tốt với gia đình học sinh mà còn là người tổ chức bồi dưỡng nhận thức lý luận giáo dục cho các bậc cha mẹ khi cần thiết. Khác hơn, sự tột cùng của công tác chủ nhiệm không cần đến sổ sách!
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
1. Tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm:
a. Nội dung tìm hiểu:
- Tìm hiểu tập thể học sinh (lớp 1 hoặc lớp dưới lên lớp trên)
- Tìm hiểu cá nhân học sinh:
+ Các đặc điểm thể chất của học sinh.
+ Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của học sinh.
+ Tìm hiểu đặc điểm quan hệ gia đình, xã hội của học sinh.
b. Cách thức tìm hiểu:
- Tiếp cận hồ sơ học sinh: lí lịch, học bạ...
- Trao đổi, trò chuyện: nắm được tâm tư, nguyện vọng, sở thích...
- Quan sát có chủ định hoặc ngẫu nhiên qua các hoạt động tập thể.
- Trao đổi tình hình của lớp và từng học sinh với GVCN năm trước.
- Trao đổi với phụ huynh .
- Nghiên cứu kết quả, sản phẩm học tập, lao động của học sinh. Điều quan trọng là GVCN thu thập thông tin của học sinh chính xác, phân tích nguyên nhân và có biện pháp giáo dục thích hợp.
2. Xây dựng và giáo dục tập thể học sinh lớp chủ nhiệm:
a. Khái niệm tập thể học sinh:
- Tập thể học sinh: Một tổ chức cộng đồng chặt chẽ, có nguyên tắc hoạt động nhất định, có chức năng tổ chức, tập hợp, giáo dục học sinh nhằm hướng tới việc thực hiện mục đích giáo dục.
+ Có mục đích chung: mục đích học tập, lao động, rèn luyện , trau dồi đạo đức, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, tích cực chuẩn bị đầy đủ năng lực và phẩm chất để tham gia vào cuộc sống, vào quá trình lao động xã hội.
+ Có hoạt động chung: các hoạt động học tập, lao động, xã hội – công ích, văn hóa – thể thao.....phù hợp với các đặc điểm lứa tuổi, trình độ nhận thức, vốn sống, vốn kinh nghiệm và điều kiện học tập, sinh hoạt tập thể.
+ Có hệ thống các quan hệ phức hợp: các quan hệ đa dạng như nghĩa vụ - quyền lợi, chỉ huy – phục tùng, phối hợp tương tác...
+ Có đội ngũ tự quản do tập thể lựa chọn: có chức năng tổ chức và lãnh đạo tập thể học sinh.
b. Vai trò của tập thể học sinh:
- Các quan hệ đa dạng và tốt đẹp, khơi dậy sức mạnh, tiềm năng của cá nhân, thúc đẩy nhu cầu bộc lộ và tự khẳng định của bản thân.
- Tạo điều kiện phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách của mình, thể hiện thống nhất giữa cái chung và cái riêng.
Tập thể học sinh tiếp nhận những yêu cầu, chuẩn mực của xã hội, chuyển hóa chúng thành các yêu cầu và chuẩn mực nội bộ; để điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân.
c. Các giai đoạn phát triển của tập thể học sinh:
1. Tập thể chưa hình thành
2. Tập thể đã hình thành và đang phát triển
3. Tập thể phát triển vững mạnh (# hoàn thiện)
d. Một số biện pháp cơ bản xây dựng và giáo dục tập thể học sinh:
* Đề ra những yêu cầu vừa sức, hợp lý cho học sinh.
* Xây dựng cán sự lớp và bồi dưỡng các thành tố tích cực.
• Cán bộ lớp: dựa trên tinh thần tự nguyện của các em, thông tin các GVCN trước đó hoặc sự ủng hộ của các thành viên trong lớp.
• Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí trong đội ngũ cán bộ lớp.
• Làm rõ nội dung công tác của từng cán bộ lớp và hướng dẫn cụ thể về phương pháp công tác.
• Kiểm tra đánh giá, nhận xét hoạt động của các cán sự lớp.
* Xây dựng kỷ luật tập thể và hình thành dư luận tập thể về các vấn đề như:
+ Tinh thần, thái độ học tập tự giác.
+ Ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng của học sinh.
+ Đấu tranh với các hành vi sai trái.
+ Sẵn sàng ủng hộ, bảo vệ cái đúng.
3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện:
Hình thành cho học sinh niềm tin đạo đức, ý thức chấp hành luật pháp, động cơ học tập tích cực, thái độ đúng đắn khi ứng xử....
Để thực hiện, người GVCN cần chú ý:
a- Phối hợp với các tổ chức giáo dục khác, đặc biệt là Đội, Sao.
b. Tổ chức các hoạt động học tập:
Tạo điều kiện cho học sinh nắm vững các tri thức, kỹ năng và phát triển năng lực hoạt động, sáng tạo ở học sinh. GVCN cần:
- Đề ra yêu cầu học tập với các em để các em ý thức về trách nhiệm, ham học tập, xác định động cơ, thái độ học đúng đắn.
- Hướng dẫn học sinh tự học, có thể phối hợp với cán sự lớp tổ chức học nhóm...
- Quan tâm các em yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.
c. Tổ chức các họat động giáo dục lao động và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí (gắn với THTH, HSTC).
4. Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để thống nhất yêu cầu giáo dục đối với học sinh :
a. Tham mưu với Lãnh đạo và các lực lượng giáo dục khác trong trường.
b. Phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà trường:
* Gia đình học sinh:
+ Cùng PHHS thống nhất mục tiêu, yêu cầu cho việc học tập của con em.
+ Thống nhất nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục.
+ Thông báo kết quả học tập, đạo đức của con em.
+ Tư vấn kiến thức tâm lí học, giáo dục học, các phương pháp giáo dục trong gia đình.
+ Đề nghị hỗ trợ các hoạt động chăm lo xây dựng vật chất, điều kiện để các em học tập tốt.
Cách thức phối hợp:
+ Thông qua họp phụ huynh.
+ Thông qua sổ liên lạc.
+ Qua ban đại diện học sinh.
+ Đến thăm gia đình học sinh.
+ Mời đến trường để trao đổi trực tiếp.
+ Trao đổi qua email, thư từ, điện thoại.
* Phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể:
+ Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội truyền thống, giáo dục lịch sử.
+ Bảo vệ an ninh trật tự, môi trường… ở địa phương.
+ Hỗ trợ vật chất cho nhà trường, tạo điều kiện hoạt động giáo dục HS.
* Căn cứ xây dựng KH:
- Mục tiêu, chương trình hoạt động của ngành, cấp học, nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (chủ điểm năm học ?).
- Đặc điểm của lớp học.
- Đặc điểm của vùng học sinh cư trú
- Nội lực của GVCN
c. Nội dung cơ bản của kế hoạch CN lớp:
- Đặc điểm, tình hình lớp: những thuận lợi, khó khăn của lớp học để xác định mục tiêu, xây dựng nội dung và lựa chọn phương pháp.
- Mục tiêu cần đạt: gồm nhiệm vụ trọng tâm và các yêu cầu cụ thể.
- Nội dung công việc: gồm GD đạo đức, lao động, thẩm mỹ, thể chất...
- Cách thức thực hiện: cụ thể, rõ ràng, mang tính khả thi cao.
- Yêu cầu về thời gian, tiến độ thực hiện.
- Phân công người phụ trách.
- Theo dõi bổ sung, điều chỉnh và phân tích kết quả.
5. Đánh giá kết quả GD toàn diện của học sinh:
* Mục đích:
• Phản ánh kết quả GD của GVCN và các lực lượng GD
• Đánh giá, xếp loại.
• Giúp các lực lượng GD có thông tin khách quan về kết quả GD.
• Giúp học sinh tự đánh giá, điều chỉnh để nỗ lực học tập, rèn luyện tiến bộ.
* Căn cứ:
• Mục tiêu, chương trình GD từng cấp học.
• Điều lệ của nhà trường
• Kết quả học tập và sự rèn luyện của học sinh
+ Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, học lực bảo đảm tính công bằng, chính xác.
+ Nội dung đánh giá gồm học lực và hạnh kiểm.
* Trách nhiệm của GVCN:
• Kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp
• Tính điểm trung bình, đánh giá kết quả học tập và hạnh kiểm từng học kỳ.
• Lập danh sách học sinh cá biệt, học sinh ngoan (cơ sở để xác định…).
• Ghi vào sổ gọi tên, học bạ, sổ ghi điểm những nội dung: hạnh kiểm, học lực, nhận xét kết quả rèn luyện...
• Phối hợp các tổ chức Đội, Sao và Ban đại diện phụ huynh tổ chức các hoạt động GD HS
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ĐẶC THÙ TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
1. Phương pháp giáo dục cá nhân.
Là sự tác động trực tiếp của nhà giáo dục đến cá nhân học sinh bằng cách chuyên biệt hóa hình thức và mức độ tác động sao cho phù hợp với đối tượng nhận tác động, buộc đối tượng phải chấp nhận các chuẩn mực hành vi đạo đức, thực hiện các yêu cầu của nhà giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục.
2. Phương pháp tác động song song
Là phương pháp trong đó giáo viên không tác động trực tiếp đến từng đối tượng học sinh riêng lẻ mà thông qua các thành viên khác của lớp như: lớp trưởng, tổ trưởng, nhóm, tổ chức hoặc cả lớp…để các thành viên nhắc nhở lẫn nhau, tác động lẫn nhau.
IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Chủ nhiệm lớp là công tác quan trọng, không thể thiếu được trong nhà trường. Để làm tốt công tác này, GVCN cần rèn luyện để có được những phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên nói chung, trong đó đặc biệt chú trọng rèn luyện những phẩm chất và năng lực đặc thù sau:
- Yêu thương học sinh. Đây là phẩm chất hàng đầu của nghề giáo.
- Yêu nghề và nhiệt thành, có trách nhiệm cao với công tác giáo dục và có nghị lực, có ý chí vượt khó.
- Khiêm tốn học hỏi giúp GV ngày càng nâng cao trình độ nghề, đáp ứng những yêu cầu cao của công việc giáo dục, dạy học và công tác chủ nhiệm lớp.
- Lời nói phải đi đôi với việc làm.
- Lối sống giản dị, mẫu mực giúp cho hình ảnh của người giáo viện gần gũi hơn, làm tăng uy tín và khả năng thuyết phục với học sinh
- Phải có hiểu biết sâu, kỹ về môn học, chương trình giáo dục của cấp học, lớp.. mình phụ trách giảng dạy và các môn có liên quan (tự chọn); có trình độ lý luận sư phạm, có kỹ năng vận dụng lý luận sư phạm vào công tác chủ nhiệm lớp một cách khéo léo, linh hoạt; có hiểu biết xã hội.
- Cần có năng lực sư phạm như năng lực giao tiếp, năng lực cảm hóa, thuyết phuc, xây dựng uy tín, năng lực sáng tạo trong công tác giáo dục, dạy học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết các tình huống sư phạm…
CHÀO THÂN ÁI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Xanh
Dung lượng: 569,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)