Chuyen de chuyen mon nha tre
Chia sẻ bởi Lê Trọng Châu |
Ngày 05/10/2018 |
364
Chia sẻ tài liệu: chuyen de chuyen mon nha tre thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Kính chào các cô giáo về dự chuyên đề năm học 2009 - 2010
Lớp: Mẫu giáo nhỡ
Người thực hiện: Nguyễn thị Lý
HƯỚNG DẪN CÁCH VẠCH KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ 12 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI
I. KẾ HOẠCH THÁNG:..............................................................
1. Chăm sóc - giáo dục: Ghi rõ những nội dung, công việc, cách tiến hành chăm sóc - giáo dục trẻ trong tháng.
- Chăm sóc: Chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ, vệ sinh phòng bệnh (phòng bệnh theo mùa, theo các bệnh dịch lây lan). Cân đo, khám sức khoẻ định kỳ, đảm bảo an toàn cho trẻ...
- Giáo dục: Thông qua nội dung các môn học cung cấp cho trẻ những kiến thức gì? từ đó giáo dục hành vi đúng, tình cảm tốt đẹp cho trẻ.
Lớp: Mẫu giáo nhỡ
Người thực hiện: Nguyễn thị Lý
2. Rèn nề nếp thói quen:
Cần hình thành cho trẻ những thói quen, nề nếp trong học tập, vui chơi, sinh hoạt: Đi học chuyên cần, không khóc nhè, không ăn quà vặt, không tranh dành đồ chơi với bạn, thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong ngày như: Ăn, ngủ, vệ sinh....
Chú ý: Những thói quen đã được hình thành thì không ghi vào trong kế hoạch.
3. Nhiệm vụ của cô:
Ghi rõ các công việc cần chuẩn bị để thực hiện kế hoạch trong tháng.
Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu của tiết dạy.
Nghiên cứu, chuẩn bị bài dạy, tập bài hát gì,thuộc bài thơ, câu chuyện gì?
II. KẾ HOẠCH TUẦN:
Thể dục sáng:
Soạn theo chương trình.
Đề tài: Hô hấp...; tay vai ...; chân...; bụng lườn...; bật...
(hoặc: Tập kết hợp bài hát: ............; Bật....)
* Khởi động:.................................
* Trọng động:..............................
* Hồi tĩnh:..................................
2. Vui chơi:
*Kế hoạch vui chơi cho trẻ 12 - 18 tháng:
Mỗi tuần soạn một trò chơi mới. Bao gồm các bước như sau:
Tên trò chơi: .....; Yêu câu:.....;Chuẩn bị:....;Cách chơi:....
Kết hợp với 1-2 trò chơi cũ (Trò chơi cũ: Ghi tên trò chơi, yêu cầu, chuẩn bị)
*Kế hoạch vui chơi cho trẻ 18 - 24 tháng: Mỗi tuần soạn một trò chơi mới. Bao gồm các bước như sau:
Tên trò chơi:......;Yêu câu:.....;Chuẩn bị:.....;Cách chơi:.....
Kết hợp với 2 -3 trò chơi cũ (Trò chơi cũ: Ghi tên trò chơi,
yêu cầu, chuẩn bị, cách chơi)
Ví dụ: Tổ chức HĐVC cho trẻ 18 - 24 tháng:
Tên trò chơi:
- Ru em bé ngủ
- Xâu vòng cho em bé
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết thao tác ru em, bế em.
- Biết xâu được vòng để đeo cho em bé (vòng tay, vòng cổ)
2. Chuẩn bị:
- Búp bê đủ cho số trẻ và cô
- Hạt và dây để xâu vòng.
3. Cách tiến hành:
a. Thoả thuận trước khi chơi:
b. Quá trình chơi:
c. Kết thúc chơi:
* Tổ chức hoạt động góc đối với trẻ 24 - 36 tháng:
Bao gồm các góc:
- Góc chơi với búp bê và thao tác vai
- Góc chơi hoạt động với đồ vật + góc sách
- Góc chơi vận động
(Nếu có điều kiện nên tổ chức riêng góc sách)
Khi tổ chức cho trẻ chơi cần lưu ý:
- Chọn nội dung chơi phù hợp với chủ điểm.
- Vị trí các góc chơi cần xa nhau.
- Một buổi nên tổ chức 3 - 4 góc chơi, trẻ tự chọn góc chơi. Với những trò chơi đã thành thạo cô nên mở rộng trò chơi cho trẻ.
- Kết thúc thời gian chơi cô đi từng nhóm hướng dẫn trẻ cất đồ chơi vào nơi qui định.
III. KẾ HOẠCH NGÀY:
1. Đón trẻ: Soạn vào thứ 2 cho cả tuần.
2. Tiết học:
Cách soạn gồm các bước như sau:
Tên bài dạy:........................
- Yêu cầu:
- Chuẩnbị:
- Hướng dẫn: (soạn theo 2 cột)
3. Hoạt động ngoài trời:
Cách soạn như sau:
Tên đề tài:..................
- Mục đích - yêu cầu:
- Chuẩn bị:
- Tiến hành:
a, Hoạt động có chủ đích: (ôn luyện kiến thức cũ hoặc làm quen kiến thức mới): Nếu quan sát thì soạn một số câu hỏi có liên quan đến đề tài
b, Trò chơi vận động: Ghi tên trò chơi.
c, Chơi tự do: Không nhất thiết phải ghi trong kế hoạch nhưng trong quá trình trẻ chơi phải có sự bao quát của cô.
Thời gian tổ chức HĐNT cho trẻ NT từ 45-60 phút ( Quan sát: 7-10 phút; TCVĐ: 7-10 phút; Chơi tự do: 20-30 phút)
5. Vui chơi: (Theo kế hoạch tuần)
6. Hoạt động chiều:
Nội dung của hoạt động chiều bao gồm: Hướng dẫn trò chơi mới (vào chiều thứ 2); Ôn luyện các nội dung đã học chưa đạt yêu cầu (tổ chức dưới dạng trò chơi theo nhóm. Khi soạn ghi tên trò chơi, yêu cầu, chuẩn bị, tiến hành); văn nghệ (vào chiều thứ 6).
Mỗi buổi chiều nên chọn 01 trong các nội dung trên kết hợp với nội dung chơi theo ý thích dưới sự bao quát của cô.
Ghi chú:
- Khi độ tuổi 18 - 24 tháng hết chương trình thì dạy lên chương trình của độ tuổi 24 - 36 tháng. Tức là dạy theo chủ đề tháng thứ nhất của độ tuổi 24 - 36 tháng.
- Độ tuổi 12 - 18 tháng không có TDS và HĐ ngoài trời.
Trên đây là hướng dẫn chung, do đó khi soạn bài các đồng chí cần áp dụng theo đúng độ tuổi của lớp mình phụ trách.
GỢI Ý SOẠN BÀI
THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG
I. KẾ HOẠCH CHỦ ĐIỂM:
Tên chủ điểm:.........Thời gian thực hiện:..........tuần.
1. Chăm sóc - giáo dục:
- Chăm sóc:
- Giáo dục:
2. Rèn nề nếp - thói quen.
3. Nhiệm vụ của cô:
II. KẾ HOẠCH TUẦN:
III. KẾ HOẠCH NGÀY:
1. Đón trẻ: Soạn vào thứ 2 cho cả tuần
2. Tiết học: Cách soạn như sau:
Tên bài dạy:
- Yêu cầu:
- Chuẩn bị:
Hướng dẫn: Soạn theo 2 cột.
3. Hoạt động ngoài trời: Cách soạn như sau:
Đề tài: ........................
- Mục đích - yêu cầu:
- Chuẩn bị:
- Tiến hành:
a, Hoạt động có chủ đích (ôn luyện hoặc làm quen):
Soạn một số câu hỏi có liên quan đến đề tài.
b, Trò chơi vận động: Ghi tên trò chơi, cách chơi.
c, Chơi tự do.
5. Hoạt động góc:
Ghi tên các góc; yêu cầu; chuẩn bị, tiến hành.
6. Hoạt động chiều: Nội dung của hoạt động chiều bao gồm: Hướng dẫn trò chơi mới (vào chiều thứ 2); Ôn luyện các nội dung đã học chưa đạt yêu cầu (tổ chức dưới dạng trò chơi theo góc. Khi soạn thì ghi tên góc, yêu cầu, chuẩn bị, tiến hành); văn nghệ (vào chiều thứ 6). Mỗi buổi chiều nên chọn 01 nội dung trên kết hợp vơi nội dung chơi theo ý thích dưới sự bao quát của cô.
Ghi chú:
Kế hoạch tuần 1 và tuần 3 (Tuần 2 - 4) chỉ cần soạn thay đổi hoạt động góc còn môn học giống nhau. Nhưng khi soạn kế hoạch ngày thì tuần sau phải soạn yêu cầu cao hơn tuần trước.
Trên đây là hướng dẫn chung, do đó khi soạn bài các đồng chí cần áp dụng theo đúng độ tuổi của lớp mình phụ trách.
VÍ DỤ:
KẾ HOẠCH CHỦ ĐIỂM: BÉ VÀ GIA ĐÌNH
(Thời gian thực hiện: 8 tuần)
I. Chăm sóc, giáo dục:
1. Chăm sóc:
- Đảm bảo chế độ và khẩu phần ăn, tổ chức tốt bữa ăn để động viên trẻ ăn hết suất.
- Có đủ chỗ nằm và chăn gối riêng cho trẻ, trẻ ngủ đúng giờ, yên tĩnh, cô luôn có mặt theo dõi trẻ ngủ.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ. Trẻ có đồ dùng vệ sinh riêng (Khăn mặt, ca cốc, ...). Hướng dẫn trẻ biết rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tay bẩn...
- Cân đo, khám sức khỏe cho trẻ.
- Đảm bảo an toàn cho trẻ.
b) Giáo dục:
- Phát triển vận động:
+ Trẻ thực hiện các vận động cơ bản như: Bò, đi, nhảy, ném.
+ Trẻ thực hiện tốt các bài tập phát triển chung và các trò chơi vận động.
- Nhận biết tập nói:
+ Trẻ biết gọi được tên những người trong gia đình, giáo dục tình cảm cho trẻ như: Kính yêu ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em.
+ Trẻ biết gọi tên, cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình và giữ gìn, bảo vệ chúng.
Âm nhạc:
+ Trẻ hát đúng giai điệu của bài hát: Nu na nu nống, Lời chào buổi sáng, Đôi dép, Búp bê.
+ Trẻ hiểu nội dung các bài hát, giáo dục tình cảm cho trẻ với những người thân và các đồ vật trong gia đình.
- Chuyện:
+ Trẻ nhớ tên chuyện: Thỏ con không vâng lời, Cháu chào ông ạ, ; nhớ tên các nhân vật trong chuyện.
+ Giáo dục trẻ có thái độ yêu, ghét rõ ràng đối với các nhân vật trong chuyện.
- Thơ: Trẻ đọc thuộc các bài thơ: Yêu mẹ, Đôi dép. Hiểu được nội dung và biết đọc diễn cảm, đúng nhịp điệu.
- NBPB: Trẻ nhận biết và phân biệt được 2 màu đỏ và xanh.
.
2. Nề nếp, thói quen:
- Đi học chuyên cần
Không khóc nhè
Không ăn quà vặt trong lớp.
- Không tranh giành đồ chơi của bạn.
- Bước đầu hình thành thói quen thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong ngày cũng như trong giờ học, giờ hoạt động, ăn, ngủ, vệ sinh...
3. Nhiệm vụ của cô:
- Thuộc bài thơ: Yêu mẹ, đôi dép. Thuộc chuyện: Thỏ con không vâng lời, cháu chào ông ạ.
- Soạn giáo án và nghiên cứu kỹ trước khi lên lớp.
- Làm và mua bổ sung thêm tranh ảnh, đồ chơi về gia đình, tranh chuyện: Thỏ con không vâng lời.
- Sắp xếp đồ chơi ở các góc và trang trí trong nhóm phù hợp với chủ điểm “Bé và gia đình”.
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC MẦM NON MỚI
I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC:
Khi XD kế hoạch năm học GV sẽ dựa vào những căn cứ sau:
1. Mục tiêu cuối độ tuổi và nội dung chương trình theo độ tuổi trong CT GDMN.
2. Điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.
3. Điều kiện thực tế của nhóm khi thực hiện chương trình: Số lượng trẻ trên cô, số lượng trẻ trong nhóm, khả năng phát triển của trẻ, cơ sở vật chất: Phòng nhóm, sân chơi, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi…và sự tham gia của các bậc cha mẹ vào chăm sóc giáo dục trẻ.
GV có thể XD kế hoạch theo các bước:
- GV xác định mục tiêu giáo dục trẻ (đây là những mong đợi về kết quả CS-GD đến cuối năm học trẻ có thể biết được và làm được ở từng lĩnh vực phát triển), GV có thể dựa vào mục tiêu từng lĩnh vực phát triển trong sách hướng dẫn thực hiện chương trình các độ tuổi xuất bản năm 2007 hoặc năm 2006.
- Liệt kê những nội dung cơ bản của từng lĩnh vực phát triển theo từng tuổi được quy định trong chương trình.
- Trong quá trình vạch kế hoạch, giáo viên cần đối chiếu với thực tiễn của nhóm, địa phương; đặc điểm cơ bản của trẻ trong nhóm, lớp; tài liệu, học liệu đã có để chọn lọc, thêm hoặc bớt đối với những nội dung không phù hợp, cao hơn hoặc thấp hơn so với khả năng của trẻ, hoặc không gần gũi với trẻ… GV có thể lập kế hoạch theo mẫu sau:
II - LẬP KẾ HOẠCH THÁNG ĐỐI VỚI GV NHÀ TRẺ DẠY CÁC ĐỘ TUỔI DƯỚI 24 THÁNG:
- Lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ dưới 24 tháng được tiến hành theo từng tháng.
- Khi lập kế hoạch, GV không chỉ căn cứ trên kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, mà còn phải tính đến khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ; dựa trên điều kiện thực tế, cuộc sống xung quanh trẻ trong thời điểm lên kế hoạch để XD kế hoạch nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan trong khi khám phá và hoạt động với đồ vật, đồ chơi và vật thật.
- Các kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ được lặp đi, lặp lại trong kế hoạch ở các tháng sau với mức độ khó và phức tạp tăng dần lên. Có thể đưa vào kế hoạch thực hiện trong 2 tuần từ 8 - 10 nội dung (kiến thức, kỹ năng, thái độ) khác nhau ở cả 4 lĩnh vực phát triển. Song không phải là phân đều cho mỗi lĩnh vực, mà tuỳ theo điều kiện thực tế tại thời điểm thực hiện sẽ có những lĩnh vực phát triển ưu tiên hơn.
VD: Khi lập kế hoạch cho trẻ tìm hiểu về các loại hoa, quả thì lĩnh vực phát triển nhận thức và ngôn ngữ được chú trọng hơn (các kỹ năng quan sát, so sánh bằng các giác quan, màu sắc, tên gọi. v.v). Khi cho trẻ tìm hiểu về các thành viên trong gia đình thì các kỹ năng về tình cảm xã hội được chú trọng hơn…
- Những nội dung chương trình sẽ được đưa dần dần vào các tháng, sao cho toàn bộ nội dung chương trình sẽ được thực hiện đầy đủ.
II. KẾ HOẠCH THÁNG..............NĂM .............
1 - Mục tiêu:
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, GV xác định mục tiêu: Kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ hình thành cho trẻ theo 4 lĩnh vực phát triển (Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, và tình cảm - xã hội). Mục tiêu được xây dựng theo 4 lĩnh vực phát triển, GV lựa chọn các mục tiêu sao cho đảm bảo tính phát triển từ dễ đến khó, từ gần đến xa, các mục tiêu này sẽ được phát triển ở các tháng sau đó.
2 - Chuẩn bị:
Những đồ dùng nguyên vật liệu không có sẵn hoặc yêu cầu phụ huynh phải chuẩn bị.
Kế hoạch tháng được XD theo 4 lĩnh vực phát triển.
3 - Kế hoạch thực hiện: (Kế hoạch tuần)
Các hoạt động được thực hiện ở tuần 1 và tuần 3 được lặp lại ở tuần 2 và tuần 4, nhưng mức độ khó và phức tạp sẽ được thể hiện trong kế hoạch từng hoạt động cụ thể.
Lưu ý: Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ dưới 24 tháng được tiến hành theo từng tháng, không soạn theo chủ đề như GV dạy trẻ 24-36 tháng. Khi lập kế hoạch GV dựa vào Sách hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ của Bộ năm 2006, 2007 để đưa ra các nội dung giáo dục trẻ và các hoạt động sẽ tổ chức các cháu tham gia trong từng tháng, tuần và hàng ngày, nhưng GV phải đảm bảo nguyên tắc đưa dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ trong nhóm mình phụ trách.
4- Kế hoạch hoạt động: (Kế hoạch hàng ngày).
Thứ.........ngày........tháng.........năm 20…
4.1- Hoạt động chung/giờ học: Bao gồm:
+ Tên hoạt động...............................
+ Mục đích: Chỉ nêu 1 hoặc 2 mục đích chính.
+ Chuẩn bị:
+ Cách tiến hành: GV Nêu các bước tổ chức hoạt động.
4.2- Đánh giá trẻ trong các hoạt động hằng ngày: (cuối ngày)
- GV tiến hành đánh giá trẻ hằng ngày trong quá trình CS-GD. Những hoạt động trong ngày của trẻ nhà trẻ bao gồm: Hoạt động giao lưu cảm xúc, HĐ với đồ vật, HĐ chơi, HĐ chơi - tập, HĐ chăm sóc vệ sinh.
- Trong sổ soạn bài, vào cuối phần kết thúc kế hoạch hoạt động 1 ngày, GV để 1 khoảng trống nhất định, để ghi lại những vấn đề cần quan tâm (nếu có).
VD:
+ Những trẻ đặc biệt cần quan tâm (tên cháu, cần quan tâm vấn đề gì?). Chú ý đến những trẻ có khả năng đặc biệt cần bồi dưỡng phát triển hay những trẻ cần trợ giúp đặc biệt và cần phải thông báo với phụ huynh. VD về: ngôn ngữ, hoạt động, kiến thức, ăn, ngủ.….của trẻ đó.
+ Những điều cảm thấy hay, hữu ích cho các công việc đối với GV, mà nếu không ghi lại thì sẽ bị lãng quên.
+ Trong kế hoạch tiếp theo của ngày sau nên lưu ý điều gì? (Môi trường, tổ chức hoạt động, phương tiện...).
Lưu ý: Nếu cảm thấy không có vấn đề gì cần ghi chép lại để nhớ hoặc để lưu ý trong các buổi tiếp theo thì phần này sẽ được bỏ trống
4.3- Đánh giá theo giai đoạn
(theo tháng):
GV sử dụng các chỉ số đánh giá về sự phát triển của trẻ sau mỗi giai đoạn (6, 12, 18, 24, 36 tháng tuổi) để đánh giá từng trẻ. Các chỉ số đánh giá đã được hướng dẫn cụ thể trong sách HD thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ 3 - 36 tháng (trang 244 - 246) năm 2007. Vì vậy, việc đánh giá không diễn ra cùng 1 lúc mà đánh giá được tiến hành theo từng tháng và qui tròn tháng tuổi cho từng trẻ.
III. LẬP KẾ HOẠCH ĐỐI VỚI ĐỘ TUỔI
24 - 36 THÁNG
1. Kế hoạch năm:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN MỚI
NĂM HỌC 2009-2010
Nhóm trẻ 24 - 36 tháng - Trường Mầm non………
I. Mục tiêu giáo dục:
1- Phát triển thể chất:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2- Phát triển nhận thức:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………….……………………………………
3- Phát triển ngôn ngữ: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4- Phát triển tình cảm - xã hội: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
II. Nội dung chăm sóc, giáo dục:
1- Phát triển thể chất:
……………………………………………………………………………………………………………………………………
2- Phát triển nhận thức:
……………………………………………………………………………………………………………………………………
3- Phát triển ngôn ngữ:
……………………………………………………………………………………………………………………………………
4- Phát triển tình cảm - xã hội:
……………………………………………………………………………………………………………………………………
III. Dự kiến các chủ đề thực hiện trong năm học:
2. Kế hoạch chủ đề lớn:
Bao gồm:
Tên chủ đề lớn ......Số tuần ......
Thời gian: Từ ngày......đến ngày......
- Mục tiêu:
+ Phát triển thể chất:
+ Phát triển nhận thức:
+ Phát triển ngôn ngữ:
+ Phát triển tình cảm - xã hội
Căn cứ trên kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học của nhóm, lớp mình phụ trách, đồng thời dựa vào kế hoạch chủ đề lớn của BGH, để xác định và đề ra mục tiêu: Kiến thức, kỹ nămg, thái độ sẽ hình thành cho trẻ theo 4 lĩnh vực phát triển (Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và TC-XH). Không nên đưa quá nhiều mục tiêu trong một chủ đề. Chú ý phát triển các kỹ năng ở các lĩnh vực phát triển phù hợp với chủ đề. Lựa chọn các mục tiêu sao cho đảm bảo tính phát triển từ dễ đến khó, từ gần đến xa, các mục tiêu này sẽ được phát triển ở các chủ đề tiếp theo. (Mục tiêu chủ đề trả lời câu hỏi: Kết thúc chủ đề trẻ đạt được những kiến thức, kỹ năng gì?)
Mạng nội dung: : (Trả lời câu hỏi: Dạy trẻ những vấn đề gì?)
+ GV dựa vào sách “Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN” của Bộ đã gợi ý theo từng lĩnh vực phát triển, để lựa chọn các nội dung sẽ dạy trẻ trong các chủ đề lớn, theo từng lĩnh vực phát triển.
+ Mỗi nội dung có thể coi là 1 chủ đề nhỏ. GV có thể chỉ dừng lại ở việc chia chủ đề lớn thành các chủ đề nhỏ, không làm chi tiết nội dung chủ đề nhỏ mà kết hợp nội dung trong mạng hoạt động.
- Mạng hoạt động: (Trả lời câu hỏi: Trẻ được tham gia các hoạt động như thế nào để đạt được các nội dung trên? )
+ Giáo viên dự kiến các hoạt động sẽ thực hiện ở mỗi chủ đề nhỏ, phải chú ý tăng cường các hoạt động để dạy trẻ cách học tìm tòi, thực hành, khám phá…
+ GV dựa vào sách “Hướng dẫn thực hiện chương trình” của Bộ đã gợi ý cho từng lĩnh vực phát triển, để lựa chọn các hoạt động, các đề tài sẽ tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia trong các chủ đề. Mạng hoạt động có thể được xây dựng theo các bộ môn, cũng có thể xây dựng theo 4 nội dung phát triển. Nội dung xây dựng vào mạng hoạt động được thực hiện theo hướng tích hợp thông qua các hoạt động giáo dục trong ngày. Cần chú ý XD lồng ghép: Phát triển vận động, luyện giác quan, kể chuyện theo tranh, nghe và đọc thơ, nghe hát, dạy hát...Có thể thiết lập theo cột dọc hoặc kẻ theo hình mạng có thể soạn theo hàng ngang
3. Kế hoạch chủ đề con (Kế hoạch tuần)
Kế hoạch tuần: Chủ đề (Ghi tên chủ đề con)
(Từ ngày……đến ngày….tháng….năm….)
Lưu ý:
- GV xây dựng kế hoạch tuần cho từng chủ đề con, phải dựa vào nội dung gợi ý của Bộ trong sách hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ, đồng thời dựa vào tài liệu, tuyển tập, chương trình nhà trẻ 3 - 36 tháng để lựa chọn các hoạt động phù hợp với nội dung của từng lĩnh vực phát triển và nội dung chủ đề.
- Phải đảm bảo tích hợp các nội dung giáo dục và được thể hiện ở mọi thời điểm trong ngày
- Có thể xây dựng kế hoạch cho 1 tuần hoặc 2 tuần, nhưng trong kế hoạch hàng ngày thể hiện được mức độ khó tăng dần.
- Đón trẻ soạn chung cho cả tuần, trò chuyện đầu tuần chỉ soạn vào sáng thứ 2 đối với tuần bắt đầu thực hiện mở chủ đề mới.
- Giáo viên không nhất thiết phải lập kế hoạch theo cách như đã hướng dẫn ở trên. Mỗi trường, mỗi giáo viên có thể có cách làm riêng. Song cần phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục theo độ tuổi.
4. Kế hoạch hoạt động: (Kế hoạch hàng ngày):
Thứ....ngày........tháng........năm 20......
- Trò chuyện đầu tuần: (Đối với tuần mở chủ đề mới).
- Hoạt động chung (giờ học) : Bao gồm:
+ Tên hoạt động...............................
+ Mục đích: Trong một hoạt động chỉ nên đặt ra 1- 2 mục đích và cố gắng thực hiện được mục đích đó.
+ Chuẩn bị: Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cần, đối với những hoạt động làm quen trước khi tiến hành hoạt động.
+ Tổ chức thực hiện / Cách tiến hành:
Các bước tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt động để đạt được mục đích đưa ra.
- Dạo chơi ngoài trời: Có 3 nội dung (HĐ có chủ đích, trò chơi vận động, chơi tự do)
- Chơi các góc buổi sáng:
5 - Đánh giá trẻ:
a- Đánh giá trẻ cuối ngày: Trong sổ soạn bài, vào cuối phần kết thúc kế hoạch hoạt động 1 ngày, GV để 1 khoảng trống nhất định, để ghi lại những vấn đề cần quan tâm (nếu có).
+ Những trẻ đặc biệt cần quan tâm (Tên cháu, cần quan tâm vấn đề gì?). Nội dung cần đánh giá những là những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ, thái độ cảm xúc và hành vi của trẻ trong các hoạt động, những kiến thức và kỹ năng của trẻ. Chú ý đến những trẻ có khả năng đặc biệt cần bồi dưỡng phát triển hay những trẻ cần trợ giúp đặc biệt và cần phải thông báo với phụ huynh như khó khăn về ngôn ngữ, về vận động, về ăn, ngủ có biểu hiện khác thường của đứa trẻ…..
+ Những điều cảm thấy hay, hữu ích cho các công việc đối với GV, mà nếu không ghi lại thì sẽ bị lãng quên.
+ Trong kế hoạch tiếp theo của ngày sau nên lưu ý điều gì? (Môi trường, tổ chức hoạt động, phương tiện...).
Nếu cảm thấy không có vấn đề gì cần ghi chép lại để nhớ hoặc để lưu ý trong các buổi tiếp theo thì phần này sẽ được bỏ trống.
Cùng một lúc GV không thể quan sát tất cả các trẻ, cũng như tất cả các khía cạnh, do đó mỗi ngày GV có kế hoạch quan sát 1 - 2 trẻ ở một khía cạnh và trong một hoạt động nào đó. Mỗi ngày sau buổi làm việc, GV giành 2 - 3 phút ghi lại những gì mình quan sát được đối với những trẻ đó và đưa ra nhận xét một cách ngắn gọn. Sau một thời gian, dựa trên kết quả các đợt quan sát được, GV sẽ thấy sự tiến bộ của trẻ và chính từ những kết quả quan sát đó, GV có thể lựa chọn nội dung giáo dục và có những điều chỉnh trong phương pháp CS - GD phù hợp với nhu cầu của trẻ.
b- Đánh giá việc thực hiện chủ đề: Theo mẫu hướng dẫn của Bộ trong Sách Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN các độ tuổi (Phần 5: Đánh giá)
- Mỗi chủ đề giáo viên tổ chức đánh giá 1 lần.
- Thời gian tổ chức đánh giá: Sau khi kết thúc chủ đề nhỏ.
c- Đánh giá việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
- Dựa vào Hướng dẫn của Bộ trong Sách Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN các độ tuổi (Phần 5: Đánh giá)
- Tổ chức đánh giá 1 năm một lần vào cuối năm học.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ NHÀ TRẺ
I. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ KỂ CHUYỆN:
1. Trẻ 18 - 24 tháng:
- Kể chuyện theo tranh: Nội dung tranh phải gần gũi với trẻ, câu chuyện có 1 - 3 nhân vật.
- Trình tự kể chuyện:
+ Thu hút sự chú ý của trẻ.
+ Giới thiệu tên bức tranh, các nhân vật trong tranh.
+ Cô kể chuyện thật đơn giản
+ Đặt câu hỏi để trẻ dựa vào câu chuyện trả lời.
-
2. Trẻ 24 - 36 tháng:
Khi kể chuyện cho trẻ nghe cô kể chậm rãi, rõ ràng, diễn cảm, sử dụng ngữ điệu, giọng nói để thể hiện tình cảm, đặc điểm, tính cách nhân vật, phát âm chuẩn xác, tránh nói ngọng, âm lượng vừa phải, đủ nghe kết hợp một vài điệu bộ, cử chỉ và làm một vài động tác minh hoạ nhẹ nhàng hoặc sử dụng đồ dùng minh hoạ...
Một chuyện có thể được thực hiện qua 4 tiết học:
Tiết 1: Cho trẻ làm quen với chuyện,giúp trẻ có ấn tượng bao quát về chuyện, biết tên nhân vật trong chuyện. Sau khi kể chuyện cô nên dùng các câu hỏi : Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Ai đây? Bạn gì đây? Trong chuyện có những ai? ...
Tiết 2: Cô cho trẻ biết hành động chủ yếu của các nhân vật. Cô nên sử dụng các câu hỏi như: Làm gì? Đang làm gì? Ở đâu? Đi đâu?...
Tiết 3: Cô giứp trẻ nhớ tên và hành động của các nhân vật một cách chủ động, có trình tự, trẻ nhớ lời của các nhân vật ngoài một số câu hỏi như ở tiết 1 và 2 cô nên sử dụng thêm một số câu hỏi: Như thế nào? để hỏi trẻ.
Tiết 4: Giúp trẻ nhớ trình tự diễn biến chủ yếu câu chuyện hoặc có thể tự kể lại nếu chuyện ngắn, đơn giản. Trong tiết học này coo dùng toàn bộ các câu hỏi của 3 tiết học trên và có thể thêm một số câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? để trẻ hiểu kỹ hơn về câu chuyện
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ ĐỌC THƠ:
Các bước thực hiện như sau:
1. Thu hút sự tập trung chú ý :
- Chuẩn bị tâm trạng thoải mái và gây hứng thú
- Kết hợp bổ sung và thay đổi hoạt động phù hợp có liên quan
2. Giới thiệu sách:
- Có thể dùng giá để sách
- Thảo luận bìa, đầu đề, khuyến khích trẻ đoán trước nội dung.
- Khai thác các minh hoạ để hiểu ý nghĩa
- đặt câu hỏi chính xác, rõ ràng và động viên trẻ trả lời câu hỏi
- Liên hệ các câu hỏi vàới kinh nghiệm của trẻ
3. Đọc lần đầu
- Sử dụng que chỉ đúng cách
- Đọc nnhiệt tình và diễn cảm
- Giữ nhịp độ đọc từ từ và chậm rãi
- Cô và trẻ cùng đọc những cụm từ, câu hoặc đoạn lặp đi, lặp lại
4. Đọc lại
- Dùng que chỉ
- Tóm tắt câu chuyện một cách ngắn gọn
- Động viên tất cả trẻ đọc cùng một cách diễn cảm với nhịp độ bình thường
- Nhấn mạnh và tập trung vào một trong những điểm cần lưu ý như câu từ giống nhau được lặp lại.
5. Hoạt động tiếp theo.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY THƠ CHO TRẺ
1. Nghe đọc thơ (12 - 18 tháng):
Ở lứa tuổi này, trước khi đọc thơ cho trẻ nghe cô cho 4 - 5 trẻ ngồi xung quanh cô và gây hứng thú bằng nhiều hình thức: Có thể bắt chước tiếng kêu của các con vật, xem tranh, nghe hát... liên quan đến nội dung bài thơ. Khi đọc thơ, lời của cô rõ ràng, diễn cảm có kết hợp điệu bộ để minh hoạ. Cô phát âm chuẩn xác, không nói ngọng, đọc vừa đủ cho trẻ nghe, ngắt, nghỉ đúng chỗ, thể hiện được vần điệu, nhịp điệu bài thơ và lưu ý đến các từ tượng hình, tượng thanh, vừa đọc vừa minh hoạ vài động tác nhẹ nhàng, đọc diễn cảm bài thơ vài lần.
2.Nghe và đọc thơ (18 - 36 tháng):
- Đối với trẻ 18 - 24 tháng:
Cô cho 7 - 8 trẻ ngồi xung quanh cô, cô đọc bài thơ vài lần, sau đó cô đọc chậm, rõ ràng bài thơ nhiều lần nữa và khuyến khích trẻ nhẩm đọc theo cô từ cuối của câu.
- Đối với trẻ 24 - 36 tháng:
+ Gây hứng thú cho trẻ trước khi vào học (Thu hút trẻ)
+ Cô giới thiệu bài thơ (Trực tiếp hoặc gián tiếp)
+ Cô đọc diễn cảm bài thơ (Đọc mẫu)
+ Cô đọc cho trẻ nghe nhiều lần khuyến khích trẻ nhẩm đọc theo (cả lớp) vài lần khi thấy trẻ có thể thuộc, gọi trẻ nói tên bài thơ (3 - 4 trẻ)
+ Gọi cá nhân trẻ, tốp, nhóm đọc cùng cô cho hết cả lớp. Cô chú ý sữa sai cho trẻ. Cho cả lớp đọc lại bài thơ vài lần hoặc cô ngâm thơ cho trẻ nghe để kết thúc tiết học. Sau đó cô nhẹ nhàng chuyển sangb trò chơi sao cho phù hợp với nội dung bài thơ.
Lưu ý: Ngoài các tiết dạy trong giờ TLCCĐ cô nên đọc thơ cho trẻ nghe mọi lúc, mọi nơi.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ NBTN:
1. Các thể loại dạy NBTN cho trẻ: Làm quen với vật và ôn luyện
- Loại tiết làm quen với vật:
+ Nếu bài cho trẻ làm quen với đặc điểm của 1 vật thì 1 lần luyện tập, cô có thể cho làm quen với 2 - 3 vật ( ở nhóm 19 - 24 tháng) hoặc 2 - 4 vật (ở nhóm 25 - 36 tháng). Lúc đầu cô giới thiệu từng vật một sau đó cho trẻ nhận biết, lựa chọn tất cả các vật cùng một lúc.
- Loại tiết ôn luyện:
Cho trẻ ôn luyện các vật đã học trong tháng, lúc đầu cho trẻ xem và và nhắc lại từng vật một sau đó cho trẻ nhận biết, lựa chọn tất cả các vật cùng một lúc
Mỗi lần tập luyện có 3 bước: Quan sát, luyện tập, trò chơi.
+ Khi quan sát vật cô không nên nói ngay tên gọi, đặc điểm của vật mà nên đặt câu hỏi ngắn gọn, chính xác để định hướng sự chú ý và phát huy tính chủ động, tích cực của trẻ. Nếu trẻ không trả lời được cô nói chobtrẻ biết và đặt câu hỏi để trẻ nhắc lại.
+ Trong khi luyện tập cô nên đưa ra nhiều dạng câu hỏi với trẻ, cùng một nội dung trả lời cô nên đặt câu hỏi nhiều dạng nkhác nhau.
+ Với trẻ lớn, phần cuối cô có thể cho btrẻ chơi lựa chọn các vật (chọn tranh lô tô, chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật, tạo dáng các con vật...
-
2. Tiến trình một tiết dạy NBTN cho trẻ:
- Tạo cảm xúc
- Hướng dẫn trẻ hoạt động tìm hiểu NBTN:
+ Đối với tiết dạy làm quen: Giáo viên chú ý để trẻ được nhìn, sờ, nghe tiếng kêu...sau đó dạy trẻ về tên gọi, vài đặc điểm nổi bật.
+ Đối với loại tiết ôn luyện: GV gợi ý để trẻ tự nói về tên gọi, đặc điểm của đối tượng bằng một số câu hỏi của cô.
- Luyện tập: Đây là bước để củng cố kiến thức trẻ vừa được NBTN, vì vậy tuỳ vào nội dung bài dạy mà GV có thể tổ chức bằng một số hình thức sau:
+ Trò chơi vận động
+ Làm tiếng kêu của các con vật trẻ đã được NBTN
+ Chơi xếp lô tô, xếp đồ dùng đồ chơi
+ Hát bài hát kết hợp làm động tác vận động
Sau đó GV có thể kết thúc tiết học nhẹ nhàng
V. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
1. Đối với trẻ 12 - 18 tháng:
- Mỗi tuần tập cho trẻ 2 - 3 lần, mỗi bài tập 10 - 15 phút vào giờ chơi tập buổi sáng hoặc giữa 2 lần ngủ, không tập khi trẻ đói và tập sau bữa ăn ít nhất 30 phút.
- Nơi tập: Có thể tập trong phòng nhóm, tốt nhất nên tập ngoài trời để trẻ tắm nắng và hít thở không khí trong lành.
- Mỗi tuần tập cho trẻ 2 bài tập VĐ cơ bản trong đó 1 VĐ mới và 1 VĐ ôn luyện. Mỗi bài tập trong 2 tuần liên tục, vận động mới được ôn lại sau 2-3 tuần. Có thể tập cho 2 - 4 trẻ cùng một lúc.
Lưu ý:
- Để tổ chức tiết học sinh động và lôi cuốn trẻ, Gv chú ý khai thác tích hợp vào bài dạy một số nội dung các hoạt động hoặc các môn học khác.
- Quá trình hướng dẫn trẻ NBTN, GV cho trẻ tham gia ngẫu hứng tự nhiên, không nên áp đặt một cách máy móc như: Bắt trẻ ngồi im không cho bắt chước làm theo cô...
- Nên chú ý để cho trẻ được nói nhiều về đối tượng, tạo điều kiện để trẻ được nêu ý kiến của mình, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, nói đủ câu, sữa nói ngọng, nói lắp... nên cho trẻ tập nói bằng nhiều hình thức như: Tập thể, đặc biệt là cá nhân.
- Trong tiết dạy, chú ý thay đổi các hình thức hoạt động cho trẻ. VD: Ngồi, đứng, đi lên, đi xuống, đội hình vòng tròn, hàng ngang, hàng dọc...
2. Đối với trẻ 18 - 36 tháng:
a. Bài tập phát triển chung:
- Trẻ 18 - 24 tháng: Bài tập phát triển chung được sử dụng dưới dạng thể dục sáng, mỗi bài tập gồm 3 - 4 động tác, mỗi động tác từ 2 - 4 lần, đội hình có thể đứng tự do, vòng tròn, vòng cung nhưng phải đảm bảo mỗi trẻ đều nhìn được cô tập. Không yêu cầu trẻ tập thật chính xác đúng động tác
- Trẻ 24 - 36 tháng: Ở lứa tuổi này bài tập phát triển chung nên có sử dụng các dụng cụ (cờ, bóng, khăn mùi xoa, nơ...) trước khi cho trẻ tập với dụng cụ nào đó thì GV cho trẻ làm quen và chơi với dụng cụ đó trước, dụng cụ có thể phát cho trẻ trước giờ tập hoặc sau khi khởi động xong. Mỗi động tác tập từ 3 - 6 lần.
- Đội hình: Vòng tròn hoặc vòng cung, cô cùng tập với trẻ
-
b. Bài tập phát triển vận động cơ bản:
- Trẻ 18 - 24 tháng: Ngoài những điểm đã nêu ở phần hướng dẫn cho trẻ 12 - 18 tháng, cần lưu ý những điểm sau:
+ Có thể tập cho 5 - 7 trẻ cùng một lúc
+ Cô cũng cần hướng dẫn trực tiếp khi trẻ đã hiểu yêu cầu, nội dung bài tập và đã có kinh nghiệm vận động, cô có thể cho tập nối tiếp nhau hoặc tất cả tốp trẻ cùng một lúc.
- Trẻ 24 - 36 tháng: Tập cho trẻ trong giờ tập luyện có chủ đích và ở giờ chơi, mỗi giờ tập luyện có chủ đích tập một bài tập, mỗi tuần cho trẻ tập luyện có chủ đích 2 lần.
Những ngày đẹp trời, thời tiết thuận lợi có thể tập cho trẻ ở ngoài trời để trẻ rèn luyện với điều kiện thiên nhiên. Những ngày khác tập ở trong phòng nhóm hoặc trong phòng thể dục.
Bài tập phát triển vận động cơ bản được tập phối hợp với bài tập phát triển chung và trò chơi vận động trong giờ tập luyện có chủ đích. Giờ tập luyện có chủ đích được tiến hành theo 3 phần: Khởi động, trọng động, hồi tĩnh.
+ Khởi động: 1 - 2 phút
+ Trọng động: 8 - 10 phút:
BTPTC gồm 3 - 4 động tác, mỗi động tác tập 3 - 4 lần.
+ Hồi tĩnh: 1 - 2 phút
Nhằm đưa cơ thể về trạng thái ban đầu, có thể cho trẻ chơi một trò chơi vân động nhẹ nhàng trong sân tập.
c. Trò chơi vận động và bài tập trò chơi:
Tập cho trẻ trong giờ chơi. Các bài tập nhằm củng cố các vận động mà trẻ đã tập trong giờ tập luyện có chủ đích và phát triển các tố chất vận động. Mỗi lần có thể cho trẻ chơi 1 hoặc 2 trò chơi, số lần chơi phụ thuộc vào hứng thú và khả năng chơi của trẻ.
Đối với trẻ từ 30 - 36 tháng, sau khi trẻ đã chơi thành thạo cô có thể chọn trẻ nhanh nhẹn làm.
V. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC:
1. Trẻ 12 - 18 tháng:
Với nhóm 12-18 tháng cô tiến hành dạy trẻ tại nơi sinh hoạt, vui chơi, trên giường, cũi. Tuỳ theo sự hứng thú của trẻ, một tiết học có thể 1 hoặc 2 nội dung là nghe hát và nghe âm thanh to nhỏ.
- Khi hát cho trẻ nghe các bài hát ngắn, các bài dân ca cô nên âu yếm, vỗ nhè nhẹ vào người, tay chân trẻ.
- Khi dạy trẻ nghe âm thanh to, nhỏ của các dụng cụ âm nhạc như: Trống, thanh gõ... của các trò chơi như: Xúc xắc ...cô kết hợp lời nói với hành động . VD: Cô gõ mạnh vào trống và nói "Tiếng trống to", sau đó gõ nhẹ hơn và nói "Tiếng trống nhỏ"...
Các vận động theo nhạc của trẻ đã mang tính chủ động, trẻ bắt đầu muốn bắt chước các động tác của cô, cô cần động viên trẻ làm các động tác khi nghe hát như: vỗ tay, vẫy tay, dậm chân, làm chim bay, cò bay..
2. Trẻ 18 - 36 tháng:
a. Dạy trẻ nghe hát: Ở lứa tuổi này cô nên dạy trẻ biết lắng nghe từ đầu đến hết bài hát, hướng trẻ chú ý đến giai điệucủa bài hát, biết cảm xúc cùng với bài hát, bản nhạc.
Trước hết cô phải hát truyền cảm, thể hiện đúng tình cảm bài hát để cuốn hút trẻ vào bài, cho trẻ cảm nhận tính giai điệu bài hát bằng chính các vận động của trẻ. Mỗi tiết học nên thay đổi hình thức để cho trẻ hứng thú với bài hát.
Khi nghe hát là trọng tâm GV phải luyện cho trẻ nghe và cảm nhận tính chất, giai điệu bài hát bằng chính cái vận động của trẻ. Giáo viên hát và làm động tác minh hoạ tính chất, giai điệu bài hát.
Yêu cầu trẻ chú ý nghe và hưởng ứng bằng các vận động ngẫu hứng hoặc bắt chước cô.
Khi bài hát nghe là ôn thì GV hát bằng âm "la", "Đánh đàn"...yêu cầu trẻ nhớ lại được tính chất giai điệu bài hát, tên bài hát
b. Phương pháp dạy trẻ hát:
- Cô hát truyền cảm, sử sụng một vài thủ thuật ...để trẻ hứng thú với bài hát không sử dụng nhạc cụ để trẻ nghe rõ lời của bài hát. Cô khuyến khích trẻ hát theo những từ cuối của câu, sau cùng là cả bài hát.
- Cô g
Lớp: Mẫu giáo nhỡ
Người thực hiện: Nguyễn thị Lý
HƯỚNG DẪN CÁCH VẠCH KẾ HOẠCH
CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ 12 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI
I. KẾ HOẠCH THÁNG:..............................................................
1. Chăm sóc - giáo dục: Ghi rõ những nội dung, công việc, cách tiến hành chăm sóc - giáo dục trẻ trong tháng.
- Chăm sóc: Chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ, vệ sinh phòng bệnh (phòng bệnh theo mùa, theo các bệnh dịch lây lan). Cân đo, khám sức khoẻ định kỳ, đảm bảo an toàn cho trẻ...
- Giáo dục: Thông qua nội dung các môn học cung cấp cho trẻ những kiến thức gì? từ đó giáo dục hành vi đúng, tình cảm tốt đẹp cho trẻ.
Lớp: Mẫu giáo nhỡ
Người thực hiện: Nguyễn thị Lý
2. Rèn nề nếp thói quen:
Cần hình thành cho trẻ những thói quen, nề nếp trong học tập, vui chơi, sinh hoạt: Đi học chuyên cần, không khóc nhè, không ăn quà vặt, không tranh dành đồ chơi với bạn, thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong ngày như: Ăn, ngủ, vệ sinh....
Chú ý: Những thói quen đã được hình thành thì không ghi vào trong kế hoạch.
3. Nhiệm vụ của cô:
Ghi rõ các công việc cần chuẩn bị để thực hiện kế hoạch trong tháng.
Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi theo yêu cầu của tiết dạy.
Nghiên cứu, chuẩn bị bài dạy, tập bài hát gì,thuộc bài thơ, câu chuyện gì?
II. KẾ HOẠCH TUẦN:
Thể dục sáng:
Soạn theo chương trình.
Đề tài: Hô hấp...; tay vai ...; chân...; bụng lườn...; bật...
(hoặc: Tập kết hợp bài hát: ............; Bật....)
* Khởi động:.................................
* Trọng động:..............................
* Hồi tĩnh:..................................
2. Vui chơi:
*Kế hoạch vui chơi cho trẻ 12 - 18 tháng:
Mỗi tuần soạn một trò chơi mới. Bao gồm các bước như sau:
Tên trò chơi: .....; Yêu câu:.....;Chuẩn bị:....;Cách chơi:....
Kết hợp với 1-2 trò chơi cũ (Trò chơi cũ: Ghi tên trò chơi, yêu cầu, chuẩn bị)
*Kế hoạch vui chơi cho trẻ 18 - 24 tháng: Mỗi tuần soạn một trò chơi mới. Bao gồm các bước như sau:
Tên trò chơi:......;Yêu câu:.....;Chuẩn bị:.....;Cách chơi:.....
Kết hợp với 2 -3 trò chơi cũ (Trò chơi cũ: Ghi tên trò chơi,
yêu cầu, chuẩn bị, cách chơi)
Ví dụ: Tổ chức HĐVC cho trẻ 18 - 24 tháng:
Tên trò chơi:
- Ru em bé ngủ
- Xâu vòng cho em bé
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết thao tác ru em, bế em.
- Biết xâu được vòng để đeo cho em bé (vòng tay, vòng cổ)
2. Chuẩn bị:
- Búp bê đủ cho số trẻ và cô
- Hạt và dây để xâu vòng.
3. Cách tiến hành:
a. Thoả thuận trước khi chơi:
b. Quá trình chơi:
c. Kết thúc chơi:
* Tổ chức hoạt động góc đối với trẻ 24 - 36 tháng:
Bao gồm các góc:
- Góc chơi với búp bê và thao tác vai
- Góc chơi hoạt động với đồ vật + góc sách
- Góc chơi vận động
(Nếu có điều kiện nên tổ chức riêng góc sách)
Khi tổ chức cho trẻ chơi cần lưu ý:
- Chọn nội dung chơi phù hợp với chủ điểm.
- Vị trí các góc chơi cần xa nhau.
- Một buổi nên tổ chức 3 - 4 góc chơi, trẻ tự chọn góc chơi. Với những trò chơi đã thành thạo cô nên mở rộng trò chơi cho trẻ.
- Kết thúc thời gian chơi cô đi từng nhóm hướng dẫn trẻ cất đồ chơi vào nơi qui định.
III. KẾ HOẠCH NGÀY:
1. Đón trẻ: Soạn vào thứ 2 cho cả tuần.
2. Tiết học:
Cách soạn gồm các bước như sau:
Tên bài dạy:........................
- Yêu cầu:
- Chuẩnbị:
- Hướng dẫn: (soạn theo 2 cột)
3. Hoạt động ngoài trời:
Cách soạn như sau:
Tên đề tài:..................
- Mục đích - yêu cầu:
- Chuẩn bị:
- Tiến hành:
a, Hoạt động có chủ đích: (ôn luyện kiến thức cũ hoặc làm quen kiến thức mới): Nếu quan sát thì soạn một số câu hỏi có liên quan đến đề tài
b, Trò chơi vận động: Ghi tên trò chơi.
c, Chơi tự do: Không nhất thiết phải ghi trong kế hoạch nhưng trong quá trình trẻ chơi phải có sự bao quát của cô.
Thời gian tổ chức HĐNT cho trẻ NT từ 45-60 phút ( Quan sát: 7-10 phút; TCVĐ: 7-10 phút; Chơi tự do: 20-30 phút)
5. Vui chơi: (Theo kế hoạch tuần)
6. Hoạt động chiều:
Nội dung của hoạt động chiều bao gồm: Hướng dẫn trò chơi mới (vào chiều thứ 2); Ôn luyện các nội dung đã học chưa đạt yêu cầu (tổ chức dưới dạng trò chơi theo nhóm. Khi soạn ghi tên trò chơi, yêu cầu, chuẩn bị, tiến hành); văn nghệ (vào chiều thứ 6).
Mỗi buổi chiều nên chọn 01 trong các nội dung trên kết hợp với nội dung chơi theo ý thích dưới sự bao quát của cô.
Ghi chú:
- Khi độ tuổi 18 - 24 tháng hết chương trình thì dạy lên chương trình của độ tuổi 24 - 36 tháng. Tức là dạy theo chủ đề tháng thứ nhất của độ tuổi 24 - 36 tháng.
- Độ tuổi 12 - 18 tháng không có TDS và HĐ ngoài trời.
Trên đây là hướng dẫn chung, do đó khi soạn bài các đồng chí cần áp dụng theo đúng độ tuổi của lớp mình phụ trách.
GỢI Ý SOẠN BÀI
THEO HƯỚNG ĐỔI MỚI CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG
I. KẾ HOẠCH CHỦ ĐIỂM:
Tên chủ điểm:.........Thời gian thực hiện:..........tuần.
1. Chăm sóc - giáo dục:
- Chăm sóc:
- Giáo dục:
2. Rèn nề nếp - thói quen.
3. Nhiệm vụ của cô:
II. KẾ HOẠCH TUẦN:
III. KẾ HOẠCH NGÀY:
1. Đón trẻ: Soạn vào thứ 2 cho cả tuần
2. Tiết học: Cách soạn như sau:
Tên bài dạy:
- Yêu cầu:
- Chuẩn bị:
Hướng dẫn: Soạn theo 2 cột.
3. Hoạt động ngoài trời: Cách soạn như sau:
Đề tài: ........................
- Mục đích - yêu cầu:
- Chuẩn bị:
- Tiến hành:
a, Hoạt động có chủ đích (ôn luyện hoặc làm quen):
Soạn một số câu hỏi có liên quan đến đề tài.
b, Trò chơi vận động: Ghi tên trò chơi, cách chơi.
c, Chơi tự do.
5. Hoạt động góc:
Ghi tên các góc; yêu cầu; chuẩn bị, tiến hành.
6. Hoạt động chiều: Nội dung của hoạt động chiều bao gồm: Hướng dẫn trò chơi mới (vào chiều thứ 2); Ôn luyện các nội dung đã học chưa đạt yêu cầu (tổ chức dưới dạng trò chơi theo góc. Khi soạn thì ghi tên góc, yêu cầu, chuẩn bị, tiến hành); văn nghệ (vào chiều thứ 6). Mỗi buổi chiều nên chọn 01 nội dung trên kết hợp vơi nội dung chơi theo ý thích dưới sự bao quát của cô.
Ghi chú:
Kế hoạch tuần 1 và tuần 3 (Tuần 2 - 4) chỉ cần soạn thay đổi hoạt động góc còn môn học giống nhau. Nhưng khi soạn kế hoạch ngày thì tuần sau phải soạn yêu cầu cao hơn tuần trước.
Trên đây là hướng dẫn chung, do đó khi soạn bài các đồng chí cần áp dụng theo đúng độ tuổi của lớp mình phụ trách.
VÍ DỤ:
KẾ HOẠCH CHỦ ĐIỂM: BÉ VÀ GIA ĐÌNH
(Thời gian thực hiện: 8 tuần)
I. Chăm sóc, giáo dục:
1. Chăm sóc:
- Đảm bảo chế độ và khẩu phần ăn, tổ chức tốt bữa ăn để động viên trẻ ăn hết suất.
- Có đủ chỗ nằm và chăn gối riêng cho trẻ, trẻ ngủ đúng giờ, yên tĩnh, cô luôn có mặt theo dõi trẻ ngủ.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ. Trẻ có đồ dùng vệ sinh riêng (Khăn mặt, ca cốc, ...). Hướng dẫn trẻ biết rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, tay bẩn...
- Cân đo, khám sức khỏe cho trẻ.
- Đảm bảo an toàn cho trẻ.
b) Giáo dục:
- Phát triển vận động:
+ Trẻ thực hiện các vận động cơ bản như: Bò, đi, nhảy, ném.
+ Trẻ thực hiện tốt các bài tập phát triển chung và các trò chơi vận động.
- Nhận biết tập nói:
+ Trẻ biết gọi được tên những người trong gia đình, giáo dục tình cảm cho trẻ như: Kính yêu ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em.
+ Trẻ biết gọi tên, cách sử dụng một số đồ dùng trong gia đình và giữ gìn, bảo vệ chúng.
Âm nhạc:
+ Trẻ hát đúng giai điệu của bài hát: Nu na nu nống, Lời chào buổi sáng, Đôi dép, Búp bê.
+ Trẻ hiểu nội dung các bài hát, giáo dục tình cảm cho trẻ với những người thân và các đồ vật trong gia đình.
- Chuyện:
+ Trẻ nhớ tên chuyện: Thỏ con không vâng lời, Cháu chào ông ạ, ; nhớ tên các nhân vật trong chuyện.
+ Giáo dục trẻ có thái độ yêu, ghét rõ ràng đối với các nhân vật trong chuyện.
- Thơ: Trẻ đọc thuộc các bài thơ: Yêu mẹ, Đôi dép. Hiểu được nội dung và biết đọc diễn cảm, đúng nhịp điệu.
- NBPB: Trẻ nhận biết và phân biệt được 2 màu đỏ và xanh.
.
2. Nề nếp, thói quen:
- Đi học chuyên cần
Không khóc nhè
Không ăn quà vặt trong lớp.
- Không tranh giành đồ chơi của bạn.
- Bước đầu hình thành thói quen thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong ngày cũng như trong giờ học, giờ hoạt động, ăn, ngủ, vệ sinh...
3. Nhiệm vụ của cô:
- Thuộc bài thơ: Yêu mẹ, đôi dép. Thuộc chuyện: Thỏ con không vâng lời, cháu chào ông ạ.
- Soạn giáo án và nghiên cứu kỹ trước khi lên lớp.
- Làm và mua bổ sung thêm tranh ảnh, đồ chơi về gia đình, tranh chuyện: Thỏ con không vâng lời.
- Sắp xếp đồ chơi ở các góc và trang trí trong nhóm phù hợp với chủ điểm “Bé và gia đình”.
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC MẦM NON MỚI
I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC:
Khi XD kế hoạch năm học GV sẽ dựa vào những căn cứ sau:
1. Mục tiêu cuối độ tuổi và nội dung chương trình theo độ tuổi trong CT GDMN.
2. Điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.
3. Điều kiện thực tế của nhóm khi thực hiện chương trình: Số lượng trẻ trên cô, số lượng trẻ trong nhóm, khả năng phát triển của trẻ, cơ sở vật chất: Phòng nhóm, sân chơi, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi…và sự tham gia của các bậc cha mẹ vào chăm sóc giáo dục trẻ.
GV có thể XD kế hoạch theo các bước:
- GV xác định mục tiêu giáo dục trẻ (đây là những mong đợi về kết quả CS-GD đến cuối năm học trẻ có thể biết được và làm được ở từng lĩnh vực phát triển), GV có thể dựa vào mục tiêu từng lĩnh vực phát triển trong sách hướng dẫn thực hiện chương trình các độ tuổi xuất bản năm 2007 hoặc năm 2006.
- Liệt kê những nội dung cơ bản của từng lĩnh vực phát triển theo từng tuổi được quy định trong chương trình.
- Trong quá trình vạch kế hoạch, giáo viên cần đối chiếu với thực tiễn của nhóm, địa phương; đặc điểm cơ bản của trẻ trong nhóm, lớp; tài liệu, học liệu đã có để chọn lọc, thêm hoặc bớt đối với những nội dung không phù hợp, cao hơn hoặc thấp hơn so với khả năng của trẻ, hoặc không gần gũi với trẻ… GV có thể lập kế hoạch theo mẫu sau:
II - LẬP KẾ HOẠCH THÁNG ĐỐI VỚI GV NHÀ TRẺ DẠY CÁC ĐỘ TUỔI DƯỚI 24 THÁNG:
- Lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ dưới 24 tháng được tiến hành theo từng tháng.
- Khi lập kế hoạch, GV không chỉ căn cứ trên kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, mà còn phải tính đến khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ; dựa trên điều kiện thực tế, cuộc sống xung quanh trẻ trong thời điểm lên kế hoạch để XD kế hoạch nhằm thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
- Tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan trong khi khám phá và hoạt động với đồ vật, đồ chơi và vật thật.
- Các kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ được lặp đi, lặp lại trong kế hoạch ở các tháng sau với mức độ khó và phức tạp tăng dần lên. Có thể đưa vào kế hoạch thực hiện trong 2 tuần từ 8 - 10 nội dung (kiến thức, kỹ năng, thái độ) khác nhau ở cả 4 lĩnh vực phát triển. Song không phải là phân đều cho mỗi lĩnh vực, mà tuỳ theo điều kiện thực tế tại thời điểm thực hiện sẽ có những lĩnh vực phát triển ưu tiên hơn.
VD: Khi lập kế hoạch cho trẻ tìm hiểu về các loại hoa, quả thì lĩnh vực phát triển nhận thức và ngôn ngữ được chú trọng hơn (các kỹ năng quan sát, so sánh bằng các giác quan, màu sắc, tên gọi. v.v). Khi cho trẻ tìm hiểu về các thành viên trong gia đình thì các kỹ năng về tình cảm xã hội được chú trọng hơn…
- Những nội dung chương trình sẽ được đưa dần dần vào các tháng, sao cho toàn bộ nội dung chương trình sẽ được thực hiện đầy đủ.
II. KẾ HOẠCH THÁNG..............NĂM .............
1 - Mục tiêu:
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, GV xác định mục tiêu: Kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ hình thành cho trẻ theo 4 lĩnh vực phát triển (Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, và tình cảm - xã hội). Mục tiêu được xây dựng theo 4 lĩnh vực phát triển, GV lựa chọn các mục tiêu sao cho đảm bảo tính phát triển từ dễ đến khó, từ gần đến xa, các mục tiêu này sẽ được phát triển ở các tháng sau đó.
2 - Chuẩn bị:
Những đồ dùng nguyên vật liệu không có sẵn hoặc yêu cầu phụ huynh phải chuẩn bị.
Kế hoạch tháng được XD theo 4 lĩnh vực phát triển.
3 - Kế hoạch thực hiện: (Kế hoạch tuần)
Các hoạt động được thực hiện ở tuần 1 và tuần 3 được lặp lại ở tuần 2 và tuần 4, nhưng mức độ khó và phức tạp sẽ được thể hiện trong kế hoạch từng hoạt động cụ thể.
Lưu ý: Việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục ở lứa tuổi nhà trẻ dưới 24 tháng được tiến hành theo từng tháng, không soạn theo chủ đề như GV dạy trẻ 24-36 tháng. Khi lập kế hoạch GV dựa vào Sách hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ của Bộ năm 2006, 2007 để đưa ra các nội dung giáo dục trẻ và các hoạt động sẽ tổ chức các cháu tham gia trong từng tháng, tuần và hàng ngày, nhưng GV phải đảm bảo nguyên tắc đưa dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ trong nhóm mình phụ trách.
4- Kế hoạch hoạt động: (Kế hoạch hàng ngày).
Thứ.........ngày........tháng.........năm 20…
4.1- Hoạt động chung/giờ học: Bao gồm:
+ Tên hoạt động...............................
+ Mục đích: Chỉ nêu 1 hoặc 2 mục đích chính.
+ Chuẩn bị:
+ Cách tiến hành: GV Nêu các bước tổ chức hoạt động.
4.2- Đánh giá trẻ trong các hoạt động hằng ngày: (cuối ngày)
- GV tiến hành đánh giá trẻ hằng ngày trong quá trình CS-GD. Những hoạt động trong ngày của trẻ nhà trẻ bao gồm: Hoạt động giao lưu cảm xúc, HĐ với đồ vật, HĐ chơi, HĐ chơi - tập, HĐ chăm sóc vệ sinh.
- Trong sổ soạn bài, vào cuối phần kết thúc kế hoạch hoạt động 1 ngày, GV để 1 khoảng trống nhất định, để ghi lại những vấn đề cần quan tâm (nếu có).
VD:
+ Những trẻ đặc biệt cần quan tâm (tên cháu, cần quan tâm vấn đề gì?). Chú ý đến những trẻ có khả năng đặc biệt cần bồi dưỡng phát triển hay những trẻ cần trợ giúp đặc biệt và cần phải thông báo với phụ huynh. VD về: ngôn ngữ, hoạt động, kiến thức, ăn, ngủ.….của trẻ đó.
+ Những điều cảm thấy hay, hữu ích cho các công việc đối với GV, mà nếu không ghi lại thì sẽ bị lãng quên.
+ Trong kế hoạch tiếp theo của ngày sau nên lưu ý điều gì? (Môi trường, tổ chức hoạt động, phương tiện...).
Lưu ý: Nếu cảm thấy không có vấn đề gì cần ghi chép lại để nhớ hoặc để lưu ý trong các buổi tiếp theo thì phần này sẽ được bỏ trống
4.3- Đánh giá theo giai đoạn
(theo tháng):
GV sử dụng các chỉ số đánh giá về sự phát triển của trẻ sau mỗi giai đoạn (6, 12, 18, 24, 36 tháng tuổi) để đánh giá từng trẻ. Các chỉ số đánh giá đã được hướng dẫn cụ thể trong sách HD thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ 3 - 36 tháng (trang 244 - 246) năm 2007. Vì vậy, việc đánh giá không diễn ra cùng 1 lúc mà đánh giá được tiến hành theo từng tháng và qui tròn tháng tuổi cho từng trẻ.
III. LẬP KẾ HOẠCH ĐỐI VỚI ĐỘ TUỔI
24 - 36 THÁNG
1. Kế hoạch năm:
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN MỚI
NĂM HỌC 2009-2010
Nhóm trẻ 24 - 36 tháng - Trường Mầm non………
I. Mục tiêu giáo dục:
1- Phát triển thể chất:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2- Phát triển nhận thức:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………….……………………………………
3- Phát triển ngôn ngữ: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
4- Phát triển tình cảm - xã hội: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
II. Nội dung chăm sóc, giáo dục:
1- Phát triển thể chất:
……………………………………………………………………………………………………………………………………
2- Phát triển nhận thức:
……………………………………………………………………………………………………………………………………
3- Phát triển ngôn ngữ:
……………………………………………………………………………………………………………………………………
4- Phát triển tình cảm - xã hội:
……………………………………………………………………………………………………………………………………
III. Dự kiến các chủ đề thực hiện trong năm học:
2. Kế hoạch chủ đề lớn:
Bao gồm:
Tên chủ đề lớn ......Số tuần ......
Thời gian: Từ ngày......đến ngày......
- Mục tiêu:
+ Phát triển thể chất:
+ Phát triển nhận thức:
+ Phát triển ngôn ngữ:
+ Phát triển tình cảm - xã hội
Căn cứ trên kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học của nhóm, lớp mình phụ trách, đồng thời dựa vào kế hoạch chủ đề lớn của BGH, để xác định và đề ra mục tiêu: Kiến thức, kỹ nămg, thái độ sẽ hình thành cho trẻ theo 4 lĩnh vực phát triển (Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và TC-XH). Không nên đưa quá nhiều mục tiêu trong một chủ đề. Chú ý phát triển các kỹ năng ở các lĩnh vực phát triển phù hợp với chủ đề. Lựa chọn các mục tiêu sao cho đảm bảo tính phát triển từ dễ đến khó, từ gần đến xa, các mục tiêu này sẽ được phát triển ở các chủ đề tiếp theo. (Mục tiêu chủ đề trả lời câu hỏi: Kết thúc chủ đề trẻ đạt được những kiến thức, kỹ năng gì?)
Mạng nội dung: : (Trả lời câu hỏi: Dạy trẻ những vấn đề gì?)
+ GV dựa vào sách “Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN” của Bộ đã gợi ý theo từng lĩnh vực phát triển, để lựa chọn các nội dung sẽ dạy trẻ trong các chủ đề lớn, theo từng lĩnh vực phát triển.
+ Mỗi nội dung có thể coi là 1 chủ đề nhỏ. GV có thể chỉ dừng lại ở việc chia chủ đề lớn thành các chủ đề nhỏ, không làm chi tiết nội dung chủ đề nhỏ mà kết hợp nội dung trong mạng hoạt động.
- Mạng hoạt động: (Trả lời câu hỏi: Trẻ được tham gia các hoạt động như thế nào để đạt được các nội dung trên? )
+ Giáo viên dự kiến các hoạt động sẽ thực hiện ở mỗi chủ đề nhỏ, phải chú ý tăng cường các hoạt động để dạy trẻ cách học tìm tòi, thực hành, khám phá…
+ GV dựa vào sách “Hướng dẫn thực hiện chương trình” của Bộ đã gợi ý cho từng lĩnh vực phát triển, để lựa chọn các hoạt động, các đề tài sẽ tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia trong các chủ đề. Mạng hoạt động có thể được xây dựng theo các bộ môn, cũng có thể xây dựng theo 4 nội dung phát triển. Nội dung xây dựng vào mạng hoạt động được thực hiện theo hướng tích hợp thông qua các hoạt động giáo dục trong ngày. Cần chú ý XD lồng ghép: Phát triển vận động, luyện giác quan, kể chuyện theo tranh, nghe và đọc thơ, nghe hát, dạy hát...Có thể thiết lập theo cột dọc hoặc kẻ theo hình mạng có thể soạn theo hàng ngang
3. Kế hoạch chủ đề con (Kế hoạch tuần)
Kế hoạch tuần: Chủ đề (Ghi tên chủ đề con)
(Từ ngày……đến ngày….tháng….năm….)
Lưu ý:
- GV xây dựng kế hoạch tuần cho từng chủ đề con, phải dựa vào nội dung gợi ý của Bộ trong sách hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN nhà trẻ, đồng thời dựa vào tài liệu, tuyển tập, chương trình nhà trẻ 3 - 36 tháng để lựa chọn các hoạt động phù hợp với nội dung của từng lĩnh vực phát triển và nội dung chủ đề.
- Phải đảm bảo tích hợp các nội dung giáo dục và được thể hiện ở mọi thời điểm trong ngày
- Có thể xây dựng kế hoạch cho 1 tuần hoặc 2 tuần, nhưng trong kế hoạch hàng ngày thể hiện được mức độ khó tăng dần.
- Đón trẻ soạn chung cho cả tuần, trò chuyện đầu tuần chỉ soạn vào sáng thứ 2 đối với tuần bắt đầu thực hiện mở chủ đề mới.
- Giáo viên không nhất thiết phải lập kế hoạch theo cách như đã hướng dẫn ở trên. Mỗi trường, mỗi giáo viên có thể có cách làm riêng. Song cần phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục theo độ tuổi.
4. Kế hoạch hoạt động: (Kế hoạch hàng ngày):
Thứ....ngày........tháng........năm 20......
- Trò chuyện đầu tuần: (Đối với tuần mở chủ đề mới).
- Hoạt động chung (giờ học) : Bao gồm:
+ Tên hoạt động...............................
+ Mục đích: Trong một hoạt động chỉ nên đặt ra 1- 2 mục đích và cố gắng thực hiện được mục đích đó.
+ Chuẩn bị: Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cần, đối với những hoạt động làm quen trước khi tiến hành hoạt động.
+ Tổ chức thực hiện / Cách tiến hành:
Các bước tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt động để đạt được mục đích đưa ra.
- Dạo chơi ngoài trời: Có 3 nội dung (HĐ có chủ đích, trò chơi vận động, chơi tự do)
- Chơi các góc buổi sáng:
5 - Đánh giá trẻ:
a- Đánh giá trẻ cuối ngày: Trong sổ soạn bài, vào cuối phần kết thúc kế hoạch hoạt động 1 ngày, GV để 1 khoảng trống nhất định, để ghi lại những vấn đề cần quan tâm (nếu có).
+ Những trẻ đặc biệt cần quan tâm (Tên cháu, cần quan tâm vấn đề gì?). Nội dung cần đánh giá những là những biểu hiện về tình trạng sức khoẻ của trẻ, thái độ cảm xúc và hành vi của trẻ trong các hoạt động, những kiến thức và kỹ năng của trẻ. Chú ý đến những trẻ có khả năng đặc biệt cần bồi dưỡng phát triển hay những trẻ cần trợ giúp đặc biệt và cần phải thông báo với phụ huynh như khó khăn về ngôn ngữ, về vận động, về ăn, ngủ có biểu hiện khác thường của đứa trẻ…..
+ Những điều cảm thấy hay, hữu ích cho các công việc đối với GV, mà nếu không ghi lại thì sẽ bị lãng quên.
+ Trong kế hoạch tiếp theo của ngày sau nên lưu ý điều gì? (Môi trường, tổ chức hoạt động, phương tiện...).
Nếu cảm thấy không có vấn đề gì cần ghi chép lại để nhớ hoặc để lưu ý trong các buổi tiếp theo thì phần này sẽ được bỏ trống.
Cùng một lúc GV không thể quan sát tất cả các trẻ, cũng như tất cả các khía cạnh, do đó mỗi ngày GV có kế hoạch quan sát 1 - 2 trẻ ở một khía cạnh và trong một hoạt động nào đó. Mỗi ngày sau buổi làm việc, GV giành 2 - 3 phút ghi lại những gì mình quan sát được đối với những trẻ đó và đưa ra nhận xét một cách ngắn gọn. Sau một thời gian, dựa trên kết quả các đợt quan sát được, GV sẽ thấy sự tiến bộ của trẻ và chính từ những kết quả quan sát đó, GV có thể lựa chọn nội dung giáo dục và có những điều chỉnh trong phương pháp CS - GD phù hợp với nhu cầu của trẻ.
b- Đánh giá việc thực hiện chủ đề: Theo mẫu hướng dẫn của Bộ trong Sách Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN các độ tuổi (Phần 5: Đánh giá)
- Mỗi chủ đề giáo viên tổ chức đánh giá 1 lần.
- Thời gian tổ chức đánh giá: Sau khi kết thúc chủ đề nhỏ.
c- Đánh giá việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
- Dựa vào Hướng dẫn của Bộ trong Sách Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN các độ tuổi (Phần 5: Đánh giá)
- Tổ chức đánh giá 1 năm một lần vào cuối năm học.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ NHÀ TRẺ
I. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ KỂ CHUYỆN:
1. Trẻ 18 - 24 tháng:
- Kể chuyện theo tranh: Nội dung tranh phải gần gũi với trẻ, câu chuyện có 1 - 3 nhân vật.
- Trình tự kể chuyện:
+ Thu hút sự chú ý của trẻ.
+ Giới thiệu tên bức tranh, các nhân vật trong tranh.
+ Cô kể chuyện thật đơn giản
+ Đặt câu hỏi để trẻ dựa vào câu chuyện trả lời.
-
2. Trẻ 24 - 36 tháng:
Khi kể chuyện cho trẻ nghe cô kể chậm rãi, rõ ràng, diễn cảm, sử dụng ngữ điệu, giọng nói để thể hiện tình cảm, đặc điểm, tính cách nhân vật, phát âm chuẩn xác, tránh nói ngọng, âm lượng vừa phải, đủ nghe kết hợp một vài điệu bộ, cử chỉ và làm một vài động tác minh hoạ nhẹ nhàng hoặc sử dụng đồ dùng minh hoạ...
Một chuyện có thể được thực hiện qua 4 tiết học:
Tiết 1: Cho trẻ làm quen với chuyện,giúp trẻ có ấn tượng bao quát về chuyện, biết tên nhân vật trong chuyện. Sau khi kể chuyện cô nên dùng các câu hỏi : Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Ai đây? Bạn gì đây? Trong chuyện có những ai? ...
Tiết 2: Cô cho trẻ biết hành động chủ yếu của các nhân vật. Cô nên sử dụng các câu hỏi như: Làm gì? Đang làm gì? Ở đâu? Đi đâu?...
Tiết 3: Cô giứp trẻ nhớ tên và hành động của các nhân vật một cách chủ động, có trình tự, trẻ nhớ lời của các nhân vật ngoài một số câu hỏi như ở tiết 1 và 2 cô nên sử dụng thêm một số câu hỏi: Như thế nào? để hỏi trẻ.
Tiết 4: Giúp trẻ nhớ trình tự diễn biến chủ yếu câu chuyện hoặc có thể tự kể lại nếu chuyện ngắn, đơn giản. Trong tiết học này coo dùng toàn bộ các câu hỏi của 3 tiết học trên và có thể thêm một số câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? để trẻ hiểu kỹ hơn về câu chuyện
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ ĐỌC THƠ:
Các bước thực hiện như sau:
1. Thu hút sự tập trung chú ý :
- Chuẩn bị tâm trạng thoải mái và gây hứng thú
- Kết hợp bổ sung và thay đổi hoạt động phù hợp có liên quan
2. Giới thiệu sách:
- Có thể dùng giá để sách
- Thảo luận bìa, đầu đề, khuyến khích trẻ đoán trước nội dung.
- Khai thác các minh hoạ để hiểu ý nghĩa
- đặt câu hỏi chính xác, rõ ràng và động viên trẻ trả lời câu hỏi
- Liên hệ các câu hỏi vàới kinh nghiệm của trẻ
3. Đọc lần đầu
- Sử dụng que chỉ đúng cách
- Đọc nnhiệt tình và diễn cảm
- Giữ nhịp độ đọc từ từ và chậm rãi
- Cô và trẻ cùng đọc những cụm từ, câu hoặc đoạn lặp đi, lặp lại
4. Đọc lại
- Dùng que chỉ
- Tóm tắt câu chuyện một cách ngắn gọn
- Động viên tất cả trẻ đọc cùng một cách diễn cảm với nhịp độ bình thường
- Nhấn mạnh và tập trung vào một trong những điểm cần lưu ý như câu từ giống nhau được lặp lại.
5. Hoạt động tiếp theo.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY THƠ CHO TRẺ
1. Nghe đọc thơ (12 - 18 tháng):
Ở lứa tuổi này, trước khi đọc thơ cho trẻ nghe cô cho 4 - 5 trẻ ngồi xung quanh cô và gây hứng thú bằng nhiều hình thức: Có thể bắt chước tiếng kêu của các con vật, xem tranh, nghe hát... liên quan đến nội dung bài thơ. Khi đọc thơ, lời của cô rõ ràng, diễn cảm có kết hợp điệu bộ để minh hoạ. Cô phát âm chuẩn xác, không nói ngọng, đọc vừa đủ cho trẻ nghe, ngắt, nghỉ đúng chỗ, thể hiện được vần điệu, nhịp điệu bài thơ và lưu ý đến các từ tượng hình, tượng thanh, vừa đọc vừa minh hoạ vài động tác nhẹ nhàng, đọc diễn cảm bài thơ vài lần.
2.Nghe và đọc thơ (18 - 36 tháng):
- Đối với trẻ 18 - 24 tháng:
Cô cho 7 - 8 trẻ ngồi xung quanh cô, cô đọc bài thơ vài lần, sau đó cô đọc chậm, rõ ràng bài thơ nhiều lần nữa và khuyến khích trẻ nhẩm đọc theo cô từ cuối của câu.
- Đối với trẻ 24 - 36 tháng:
+ Gây hứng thú cho trẻ trước khi vào học (Thu hút trẻ)
+ Cô giới thiệu bài thơ (Trực tiếp hoặc gián tiếp)
+ Cô đọc diễn cảm bài thơ (Đọc mẫu)
+ Cô đọc cho trẻ nghe nhiều lần khuyến khích trẻ nhẩm đọc theo (cả lớp) vài lần khi thấy trẻ có thể thuộc, gọi trẻ nói tên bài thơ (3 - 4 trẻ)
+ Gọi cá nhân trẻ, tốp, nhóm đọc cùng cô cho hết cả lớp. Cô chú ý sữa sai cho trẻ. Cho cả lớp đọc lại bài thơ vài lần hoặc cô ngâm thơ cho trẻ nghe để kết thúc tiết học. Sau đó cô nhẹ nhàng chuyển sangb trò chơi sao cho phù hợp với nội dung bài thơ.
Lưu ý: Ngoài các tiết dạy trong giờ TLCCĐ cô nên đọc thơ cho trẻ nghe mọi lúc, mọi nơi.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ NBTN:
1. Các thể loại dạy NBTN cho trẻ: Làm quen với vật và ôn luyện
- Loại tiết làm quen với vật:
+ Nếu bài cho trẻ làm quen với đặc điểm của 1 vật thì 1 lần luyện tập, cô có thể cho làm quen với 2 - 3 vật ( ở nhóm 19 - 24 tháng) hoặc 2 - 4 vật (ở nhóm 25 - 36 tháng). Lúc đầu cô giới thiệu từng vật một sau đó cho trẻ nhận biết, lựa chọn tất cả các vật cùng một lúc.
- Loại tiết ôn luyện:
Cho trẻ ôn luyện các vật đã học trong tháng, lúc đầu cho trẻ xem và và nhắc lại từng vật một sau đó cho trẻ nhận biết, lựa chọn tất cả các vật cùng một lúc
Mỗi lần tập luyện có 3 bước: Quan sát, luyện tập, trò chơi.
+ Khi quan sát vật cô không nên nói ngay tên gọi, đặc điểm của vật mà nên đặt câu hỏi ngắn gọn, chính xác để định hướng sự chú ý và phát huy tính chủ động, tích cực của trẻ. Nếu trẻ không trả lời được cô nói chobtrẻ biết và đặt câu hỏi để trẻ nhắc lại.
+ Trong khi luyện tập cô nên đưa ra nhiều dạng câu hỏi với trẻ, cùng một nội dung trả lời cô nên đặt câu hỏi nhiều dạng nkhác nhau.
+ Với trẻ lớn, phần cuối cô có thể cho btrẻ chơi lựa chọn các vật (chọn tranh lô tô, chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật, tạo dáng các con vật...
-
2. Tiến trình một tiết dạy NBTN cho trẻ:
- Tạo cảm xúc
- Hướng dẫn trẻ hoạt động tìm hiểu NBTN:
+ Đối với tiết dạy làm quen: Giáo viên chú ý để trẻ được nhìn, sờ, nghe tiếng kêu...sau đó dạy trẻ về tên gọi, vài đặc điểm nổi bật.
+ Đối với loại tiết ôn luyện: GV gợi ý để trẻ tự nói về tên gọi, đặc điểm của đối tượng bằng một số câu hỏi của cô.
- Luyện tập: Đây là bước để củng cố kiến thức trẻ vừa được NBTN, vì vậy tuỳ vào nội dung bài dạy mà GV có thể tổ chức bằng một số hình thức sau:
+ Trò chơi vận động
+ Làm tiếng kêu của các con vật trẻ đã được NBTN
+ Chơi xếp lô tô, xếp đồ dùng đồ chơi
+ Hát bài hát kết hợp làm động tác vận động
Sau đó GV có thể kết thúc tiết học nhẹ nhàng
V. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
1. Đối với trẻ 12 - 18 tháng:
- Mỗi tuần tập cho trẻ 2 - 3 lần, mỗi bài tập 10 - 15 phút vào giờ chơi tập buổi sáng hoặc giữa 2 lần ngủ, không tập khi trẻ đói và tập sau bữa ăn ít nhất 30 phút.
- Nơi tập: Có thể tập trong phòng nhóm, tốt nhất nên tập ngoài trời để trẻ tắm nắng và hít thở không khí trong lành.
- Mỗi tuần tập cho trẻ 2 bài tập VĐ cơ bản trong đó 1 VĐ mới và 1 VĐ ôn luyện. Mỗi bài tập trong 2 tuần liên tục, vận động mới được ôn lại sau 2-3 tuần. Có thể tập cho 2 - 4 trẻ cùng một lúc.
Lưu ý:
- Để tổ chức tiết học sinh động và lôi cuốn trẻ, Gv chú ý khai thác tích hợp vào bài dạy một số nội dung các hoạt động hoặc các môn học khác.
- Quá trình hướng dẫn trẻ NBTN, GV cho trẻ tham gia ngẫu hứng tự nhiên, không nên áp đặt một cách máy móc như: Bắt trẻ ngồi im không cho bắt chước làm theo cô...
- Nên chú ý để cho trẻ được nói nhiều về đối tượng, tạo điều kiện để trẻ được nêu ý kiến của mình, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, nói đủ câu, sữa nói ngọng, nói lắp... nên cho trẻ tập nói bằng nhiều hình thức như: Tập thể, đặc biệt là cá nhân.
- Trong tiết dạy, chú ý thay đổi các hình thức hoạt động cho trẻ. VD: Ngồi, đứng, đi lên, đi xuống, đội hình vòng tròn, hàng ngang, hàng dọc...
2. Đối với trẻ 18 - 36 tháng:
a. Bài tập phát triển chung:
- Trẻ 18 - 24 tháng: Bài tập phát triển chung được sử dụng dưới dạng thể dục sáng, mỗi bài tập gồm 3 - 4 động tác, mỗi động tác từ 2 - 4 lần, đội hình có thể đứng tự do, vòng tròn, vòng cung nhưng phải đảm bảo mỗi trẻ đều nhìn được cô tập. Không yêu cầu trẻ tập thật chính xác đúng động tác
- Trẻ 24 - 36 tháng: Ở lứa tuổi này bài tập phát triển chung nên có sử dụng các dụng cụ (cờ, bóng, khăn mùi xoa, nơ...) trước khi cho trẻ tập với dụng cụ nào đó thì GV cho trẻ làm quen và chơi với dụng cụ đó trước, dụng cụ có thể phát cho trẻ trước giờ tập hoặc sau khi khởi động xong. Mỗi động tác tập từ 3 - 6 lần.
- Đội hình: Vòng tròn hoặc vòng cung, cô cùng tập với trẻ
-
b. Bài tập phát triển vận động cơ bản:
- Trẻ 18 - 24 tháng: Ngoài những điểm đã nêu ở phần hướng dẫn cho trẻ 12 - 18 tháng, cần lưu ý những điểm sau:
+ Có thể tập cho 5 - 7 trẻ cùng một lúc
+ Cô cũng cần hướng dẫn trực tiếp khi trẻ đã hiểu yêu cầu, nội dung bài tập và đã có kinh nghiệm vận động, cô có thể cho tập nối tiếp nhau hoặc tất cả tốp trẻ cùng một lúc.
- Trẻ 24 - 36 tháng: Tập cho trẻ trong giờ tập luyện có chủ đích và ở giờ chơi, mỗi giờ tập luyện có chủ đích tập một bài tập, mỗi tuần cho trẻ tập luyện có chủ đích 2 lần.
Những ngày đẹp trời, thời tiết thuận lợi có thể tập cho trẻ ở ngoài trời để trẻ rèn luyện với điều kiện thiên nhiên. Những ngày khác tập ở trong phòng nhóm hoặc trong phòng thể dục.
Bài tập phát triển vận động cơ bản được tập phối hợp với bài tập phát triển chung và trò chơi vận động trong giờ tập luyện có chủ đích. Giờ tập luyện có chủ đích được tiến hành theo 3 phần: Khởi động, trọng động, hồi tĩnh.
+ Khởi động: 1 - 2 phút
+ Trọng động: 8 - 10 phút:
BTPTC gồm 3 - 4 động tác, mỗi động tác tập 3 - 4 lần.
+ Hồi tĩnh: 1 - 2 phút
Nhằm đưa cơ thể về trạng thái ban đầu, có thể cho trẻ chơi một trò chơi vân động nhẹ nhàng trong sân tập.
c. Trò chơi vận động và bài tập trò chơi:
Tập cho trẻ trong giờ chơi. Các bài tập nhằm củng cố các vận động mà trẻ đã tập trong giờ tập luyện có chủ đích và phát triển các tố chất vận động. Mỗi lần có thể cho trẻ chơi 1 hoặc 2 trò chơi, số lần chơi phụ thuộc vào hứng thú và khả năng chơi của trẻ.
Đối với trẻ từ 30 - 36 tháng, sau khi trẻ đã chơi thành thạo cô có thể chọn trẻ nhanh nhẹn làm.
V. PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC:
1. Trẻ 12 - 18 tháng:
Với nhóm 12-18 tháng cô tiến hành dạy trẻ tại nơi sinh hoạt, vui chơi, trên giường, cũi. Tuỳ theo sự hứng thú của trẻ, một tiết học có thể 1 hoặc 2 nội dung là nghe hát và nghe âm thanh to nhỏ.
- Khi hát cho trẻ nghe các bài hát ngắn, các bài dân ca cô nên âu yếm, vỗ nhè nhẹ vào người, tay chân trẻ.
- Khi dạy trẻ nghe âm thanh to, nhỏ của các dụng cụ âm nhạc như: Trống, thanh gõ... của các trò chơi như: Xúc xắc ...cô kết hợp lời nói với hành động . VD: Cô gõ mạnh vào trống và nói "Tiếng trống to", sau đó gõ nhẹ hơn và nói "Tiếng trống nhỏ"...
Các vận động theo nhạc của trẻ đã mang tính chủ động, trẻ bắt đầu muốn bắt chước các động tác của cô, cô cần động viên trẻ làm các động tác khi nghe hát như: vỗ tay, vẫy tay, dậm chân, làm chim bay, cò bay..
2. Trẻ 18 - 36 tháng:
a. Dạy trẻ nghe hát: Ở lứa tuổi này cô nên dạy trẻ biết lắng nghe từ đầu đến hết bài hát, hướng trẻ chú ý đến giai điệucủa bài hát, biết cảm xúc cùng với bài hát, bản nhạc.
Trước hết cô phải hát truyền cảm, thể hiện đúng tình cảm bài hát để cuốn hút trẻ vào bài, cho trẻ cảm nhận tính giai điệu bài hát bằng chính các vận động của trẻ. Mỗi tiết học nên thay đổi hình thức để cho trẻ hứng thú với bài hát.
Khi nghe hát là trọng tâm GV phải luyện cho trẻ nghe và cảm nhận tính chất, giai điệu bài hát bằng chính cái vận động của trẻ. Giáo viên hát và làm động tác minh hoạ tính chất, giai điệu bài hát.
Yêu cầu trẻ chú ý nghe và hưởng ứng bằng các vận động ngẫu hứng hoặc bắt chước cô.
Khi bài hát nghe là ôn thì GV hát bằng âm "la", "Đánh đàn"...yêu cầu trẻ nhớ lại được tính chất giai điệu bài hát, tên bài hát
b. Phương pháp dạy trẻ hát:
- Cô hát truyền cảm, sử sụng một vài thủ thuật ...để trẻ hứng thú với bài hát không sử dụng nhạc cụ để trẻ nghe rõ lời của bài hát. Cô khuyến khích trẻ hát theo những từ cuối của câu, sau cùng là cả bài hát.
- Cô g
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Trọng Châu
Dung lượng: 6,01MB|
Lượt tài: 32
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)