CHUYÊN DE CAY LUA
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Tài |
Ngày 23/10/2018 |
58
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN DE CAY LUA thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chương 1
VỊ TRÍ KINH TẾ - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
NGÀNH TRỒNG LÚA
1.1 Giá trị kinh tế
1.1.1 Giá trị dinh dưỡng
Lúa gạo giữ vai trò thiết yếu trong tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của những người ăn cơm gạo hàng ngày.
Sau khi xay chà, gạo trắng chỉ còn chất tinh bột và mất đi các chất dinh dưỡng và vi lượng trong gạo lứt thiết yếu cho sức khỏe của con người như protein, chất béo, thiamin, riboflavin, niacin và -tocopherol.
Các thức ăn hàng ngày thường có rất ít chất mỡ, vôi, sắt, riboflavin và ascorbic acid.
Triệu chứng:
Thiếu chất protein làm số tử vong cao;
Thiếu vitamin A ở phần lớn trẻ con và gây ra bệnh mù mắt;
Thiếu chất sắt gây ra bệnh thiếu máu (aneamias) ở trẻ con từ 5-12 tuổi và phụ nữ trong thời kỳ thai nghén;
Thiếu chất iod gây ra bệnh bướu cổ và một số bệnh khác;
Thiếu chất thianin, riboflavin thường xảy ra ở những nơi ăn gạo trắng hơn là ăn gạo hấp (parboiled rice) và gây ra bệnh phù thủng (Beriberi)
Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein hơi thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo hơn.
Trong hạt gạo, hàm lượng dinh dưỡng tập trung ở các lớp ngoài và giảm dần vào trung tâm. Phần bên trong nội nhũ chỉ chứa chủ yếu là chất đường bột (Bảng 1.2). Cám hay lớp vỏ ngoài của hạt gạo chiếm khoảng 10% trọng lượng khô là thành phần rất bổ dưỡng của lúa, chứa nhiều protêin, chất béo, chất khoáng và vitamin đặc biệt là các vitamin nhóm B.
Tấm gồm có mầm hạt lúa bị tách ra khi xay chà, cũng là thành phần rất bổ dưỡng, chứa nhiều protein, chất béo, đường, chất khoáng và vitamin.
1.1.2 Giá trị sử dụng
- Gạo: dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm môi trường để nuôi cấy vi khuẩn, men, cơm mẻ, … Gạo còn dùng để cất rượu, cồn, … Bia sản xuất từ lúa gạo có màu trong, hương thơm.
- Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, axeton, phấn mịn, và thuốc chữa bệnh.
- Cám: Dùng để sản xuất thức ăn cho gia súc non và vỗ béo, làm thức ăn gia súc tổng hợp. Trong công nghệ dược, sản xuất vitamin B1 chữa bệnh phù nề, dầu cám có chất lượng cao, dùng chữa bệnh, chế tạo sơn cao cấp, làm mỹ phẩm, chế xà phòng, ….
- Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu đóng lót hàng; dùng để độn chuồng, làm phân bón có SiO2 cao, làm chất đốt.
- Rơm rạ: với thành phần chủ yếu là xenluloza có thể sản xuất giấy, cát tông xây dựng, đồ gia dụng (mũ, giày dép …). Cũng có thể dùng rơm rạ để sản xuất thức ăn gia súc, trộn với cây họ đậu, sản xuất nấm rơm, độn chuồng, chất đốt, …
1.1.2 Giá trị sử dụng (tt)
1.1.3 Giá trị thương mại
Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu tính trên đơn vị trọng lượng cao hơn rất nhiều so với các loại hạt ngũ cốc khác.
1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
1.3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở nước ta và ĐBSCL
Ở NƯỚC TA
Trong thời gian chiến tranh
DT trồng lúa cả nước: 4,40-4,90 triệu ha
NS tăng chậm (700 kg lúa/ha trong 20 năm)
SL <10 triệu tấn
Sau ngày giải phóng (1975)
DT lúa tăng lên khá nhanh và ổn định khoảng 5,5-5,7 triệu ha (do phong trào khai hoang phục hóa)
NSBQ:
+ cuối thập niên 1970 giảm (do đất đai mới khai hoang chưa được cải tạo, thiên tai và sâu bệnh, cơ chế quản lý nông nghiệp không phù hợp)
+ thập niên 1980: NS lúa tăng (công trình thủy lợi trong cả nước, đbiệt là ĐBSCL. Cơ chế quản lý nông nghiệp thoáng hơn (khoán sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp)
Năm 1980:
+ chuyển từ nước nhập khẩu gạo sang tự túc lương thực
+ cải cách ruộng đất và đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường
NS lúa tăng vượt bậc
Ở ĐBSCL
Sau năm 1975 đến nay:
+ sản xuất lúa tăng
+ hệ thống thủy lợi và thủy nông nội đồng phát triển
+ tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi
vùng trọng điểm sản xuất lúa của cả nước
Hiện nay, DT gieo trồng lúa: 3,9 triệu ha/7,30 triệu ha cả nước, chiếm 53,4%
Tổng sản lượng: 18,2 triệu tấn/36 triệu tấn của cả nước, chiếm 50,5%
Hơn 80% sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm là từ ĐBSCL (Nguyễn Ngọc Đệ, 2006)
1.4 Những tiến bộ gần đây và triển vọng
của ngành trồng lúa
Nhiều ruộng đất được cải tạo
Giống lúa mới năng suất cao, kháng sâu bệnh và thích nghi với điều kiện môi trường canh tác
Phân bón được áp dụng nhiều và đúng kỹ thuật
Các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa được ứng dụng rộng rãi: sạ hàng, bón phân theo bảng so màu lá lúa, “3 giảm 3 tăng”, cơ giới hóa, nổi bật nhất là công tác cải tiến giống lúa
Viện nc lúa quốc tế (IRRI: International Rice Research Institute) ở Philippines đã góp phần tích cực vào công tác này
Nhiều giống lúa IR (improved rice) được phóng thích và được sử dụng rộng rãi ở các nước Nam và Đông Nam Châu Á.
Nổi bật là IR8 góp phần tích cực làm nên cuộc CMX trên TG những năm thập niên 60
Tại ĐBSCL, trường ĐHCT là cơ quan khoa học đi đầu trong công tác nghiên cứu phục vụ sx lúa ngay từ những ngày đầu sau giải phóng.
Kế là TT NC nông nghiệp Long Định, Tiền Giang (nay là Viện NC CĂQ MN)
Năm 1977, Viện NC lúa Ô Môn được thành lập đã góp phần đẩy mạnh việc nghiên cứu cải tiến giống và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Viện KHKT nông nghiệp Miền Nam (TP.HCM)
Xu hướng cải tiến giống lúa trên thế giới và ĐBSCL đã phát triển qua nhiều giai đoạn với mục tiêu và kiểu đánh giá khác nhau:
Thập niên 60-70, mục tiêu là nâng cao năng suất chỉ dựa vào ngoại hình của cây lúa. Tuy nhiên, phát triển dtích chỉ giới hạn ở một số vùng có điều kiện thâm canh cao, có đủ nước tưới, đất đai đã được cải tạo, sử dụng phân bón cao, …
phần lớn dt trồng lúa ở các nước đang phát triển thuộc Châu Á không thể đáp ứng được
(đkct lệ thuộc vào nước trời, đất đai chưa được cải tạo và mức đầu tư của nông dân còn hạn chế, khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho sâu bệnh ptriển làm NS giảm)
Nguyên nhân chuyển đổi mục tiêu
1980: Chuyển hướng mục tiêu nc là ổn định NS, tuy nhiên NS chỉ từ 5-6 t/ha.
1990: Nhằm phá vở “trần NS”, mục tiêu tăng NS và nâng cao chất lượng hạt lúa thông qua con đường sinh lý và di truyền nhằm cải thiện quá trình sinh ký sinh hóa của cây và cải tiến phẩm chất hạt. Sử dụng ưu thế lai (F1), gây đột biến, công nghệ gen, ….
2000: do bùng phát dịch hại trên lúa, đb là rầy nâu và các bệnh virus do RN truyền đã làm thiệt hại nghiêm trọng và phức tạp trên diện rộng
cải thiện phẩm chất hạt kết hợp tăng cường tính chống chịu
Cải thiện đặc tính di truyền của giống kháng côn trùng và bệnh hại, đi sâu khai thác giống lúa có phẩm chất cao, bao gồm cả mùi thơm.
Sử dụng giống lúa thuần rặt để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu và tiêu dùng nội địa
1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và trong nước
Theo số liệu của FAO lúa được trồng ở 112 nước trên thế giới với tổng diện tích gieo trồng trên 148 triệu ha.
Diện tích trồng lúa trên thế giới phân bố không đều. Gần 90% tổng diện tích tập trung ở châu Á, 4,6% châu Phi và 4,7% châu Mỹ (bảng 1.3 )
Trong từng châu diện tích, năng suất của các vùng khác nhau không giống nhau.
Tại châu Á lúa được trồng ở 26 nước trong số 45 quốc gia của châu lục. Ở châu Mỹ lúa trồng ở 28 trong số 41 quốc gia trong số 53. Ở châu Âu lúa được trồng 11 trong số 28 nước còn ở châu úc và Đại dương 5 trong số 11 quốc gia có trồng lúa.
Châu Á sản xuất khoảng 92% tổng sản lượng lúa gạo thế giới, châu Mỹ (4,7%), châu Phi (2,7%), châu Úc và Đại dương sản xuất khoảng 0,2% tổng sản lượng lúa gạo của thế giới.
Mười nước châu Á: Bangleđét, Myanma, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, CHDCND Triều Tiên, Thái Lan, Philippin và Nhật Bản sản xuất khoảng 90% sản lượng lúa gạo của châu Á và khoảng 88,6% sản lượng gạo của thế giới.
Riêng hai nước Ấn Độ và Trung Quốc sản xuất 67% tổng sản lượng lúa gạo của châu Á và khoảng 57% tổng sản lượng của thế giới.
Những nước dẫn đầu về năng suất lúa ở châu Á là CHDCND Triều Tiên: 75 tạ/ha, Hàn Quốc: 62 tạ/ha, Nhật Bản: 59-62 tạ/ha, Trung Quốc: 57-58 tạ/ha …
Việt Nam là một trong mười nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vài chục năm trở lại đây diện tích đất lúa ở nước ta giảm dần theo tốc độ đô thị hóa và hình thành khu công nghiệp, các công trình giao thông công cộng (bảng 1.5).
Bình quân diện tích canh tác lúa theo đầu người giảm rất mạnh – từ 2457 m2/người năm 1930 xuống còn 608 m2/người năm 1993 (bảng 1.6).
Tuy diện tích đất lúa giảm nhưng do hệ số tăng vụ cao nên diện tích gieo trồng lúa ở nước ta tăng từ 5,6 triệu ha năm 1980 lên 7 triệu ha năm 1996.
Trong những năm gần đây do diện tích gieo trồng lúa tăng và do sử dụng những giống lúa mới năng suất cao nên tổng sản lượng thóc liên tục tăng lên (bảng 1.7). Với các giống mới, các giống lúa lai năng suất cao đồng ruộng Việt Nam đã tạo ra năng suất 6-7 tấn/ha.
Dự kiến những năm tới diện tích lúa sẽ tăng lên 4.350.000 ha, trong đó đất 2-3 vụ lúa, đất 2 vụ lúa 1 vụ màu khoảng 2.782.000 ha, đất 1 vụ lúa, 1 vụ lúa 2 vụ màu khoảng 1.568.000 ha.
1.3 Tầm quan trọng của sản xuất lúa gạo
Vai trò của lúa gạo
- Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng
Là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới,
Là sinh kế chủ yếu của nông dân.
Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu Á , khoảng 10 kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ.
- Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.
Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực.
Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa, bánh chưng, bún, rượu.
Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.
Sản phẩm chính của cây lúa
Sản phẩm phụ của cây lúa
- Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
- Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vi ta min B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.
- Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt.
- Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồ gia dụng( thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm...
1.4 Quá trình phát triển nghề trồng lúa
Sản xuất lúa trên thế giới
Nhiều nhà khoa học cho rằng, cây lúa trồng có nguồn gốc ở Đông Nam châu Á, trong đó Ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam là những nơi xuất hiện nghề trồng lúa đầu tiên của loài người.
- Diện tích lúa biến động và đạt khoảng 152.000 triệu ha, năng suất lúa bình quân xấp sỉ 4,0 tấn/ha.
- Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất 44.790 triệu ha, ngược lại Jamaica là nước có diện tích trồng lúa thấp nhất 24 ha.
- Năng suất lúa cao nhất đạt 9,45 tấn/ha tại Australia và thấp nhất là 0,9 tấn/ha tại IRAQ.
Quá trình phát triển nghề trồng lúa ở Việt Nam
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở các nước châu Á. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam...
Cây lúa đã có mặt từ 3000 - 2000 năm trước công nguyên. Tổ tiên chúng ta đã thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt được những tiến bộ như ngày nay.
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc bộ và Nam Bộ là 1,8 triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ / ha và sản lượng thóc tương ứng 2,4 - 3,0 triệu tấn.
Trong thời gian này chủ yếu là các giống lúa cũ, ở miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít chụi thâm canh, dễ đổ, năng suất thấp.
Từ năm 1963- 1965, ở những vùng chuyên canh lúa do diện tích nhiều, thường có một số diện tích cấy chậm, bị muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật đã đưa vào một số giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày đã đảm bảo được thời vụ.
Do thay đổi cơ cấu sản xuất lúa, kết hợp với áp dụng hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể.
Giống lúa mới, thấp cây
Giống cũ, cao cây, thời gian sinh trưởng dài
Từ năm 1979 đến 1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên 15,9 triệu tấn, nguyên nhân là do ứng dụng giống mới, tăng diện tích và năng suất. Tính riêng 2 năm 1988 và 1989 sản lượng lương thực tăng thêm 2 triệu tấn/năm.
Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước thiếu ăn triền miên đã không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn gạo /năm, đứng hàng thứ 2 trên thế giới về các nước xuất khẩu gạo.
Biểu đồ diện tích trồng lúa ở Việt Nam từ 1975 - 2005
1.5 Triển vọng và thách thức của nghề trồng lúa
Những thuận lợi và triển vọng
- Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nứoc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển sản xuất lúa.
- Nhu cầu phát triển sản xuất lúa ngày càng tăng để đảm bảo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, do dân số Việt Nam dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu, dân số thế giới sẽ tăng lên gấp rưỡi.
- Điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho sản xuất lúa.
Nông dân Việt Nam có kinh nghiệm trồng lúa từ lâu đời.
- Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vực và thế giới
- Năng suất, sản lượng lúa ngày càng tăng do ngày càng có nhiều giống mới chịu thâm canh, năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng rộng và chống chụi sâu bệnh.
- Xuất khẩu gạo ngày càng tăng về số lượng và chất lượng góp phần ổn định đời sống cho nông dân là lực lượng chiếm đại đa số trong tổng số 80 triệu dân Việt Nam.
- Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo và các loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị trường thương mại nông sản của thế giới
b. Những trở ngại và thách thức
- Quá trình đô thị hoá tăng, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp
- Nhiều vùng sản xuất lúa được nông dân sở hữu rất manh mún, khó cơ giới hóa.
Quá trình áp dụng giống mới chịu thâm canh, phát triển thành những vùng sản xuất hàng hóa là điều kiện thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm, khó phòng trừ.
- Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
- Tham gia vào thị trường thương mại thế giới có sự đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng nông sản. Do vậy phải có sự đầu tư một cách đồng bộ từ sản xuất đến đánh giá kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ
VỊ TRÍ KINH TẾ - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
NGÀNH TRỒNG LÚA
1.1 Giá trị kinh tế
1.1.1 Giá trị dinh dưỡng
Lúa gạo giữ vai trò thiết yếu trong tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của những người ăn cơm gạo hàng ngày.
Sau khi xay chà, gạo trắng chỉ còn chất tinh bột và mất đi các chất dinh dưỡng và vi lượng trong gạo lứt thiết yếu cho sức khỏe của con người như protein, chất béo, thiamin, riboflavin, niacin và -tocopherol.
Các thức ăn hàng ngày thường có rất ít chất mỡ, vôi, sắt, riboflavin và ascorbic acid.
Triệu chứng:
Thiếu chất protein làm số tử vong cao;
Thiếu vitamin A ở phần lớn trẻ con và gây ra bệnh mù mắt;
Thiếu chất sắt gây ra bệnh thiếu máu (aneamias) ở trẻ con từ 5-12 tuổi và phụ nữ trong thời kỳ thai nghén;
Thiếu chất iod gây ra bệnh bướu cổ và một số bệnh khác;
Thiếu chất thianin, riboflavin thường xảy ra ở những nơi ăn gạo trắng hơn là ăn gạo hấp (parboiled rice) và gây ra bệnh phù thủng (Beriberi)
Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột và protein hơi thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo hơn.
Trong hạt gạo, hàm lượng dinh dưỡng tập trung ở các lớp ngoài và giảm dần vào trung tâm. Phần bên trong nội nhũ chỉ chứa chủ yếu là chất đường bột (Bảng 1.2). Cám hay lớp vỏ ngoài của hạt gạo chiếm khoảng 10% trọng lượng khô là thành phần rất bổ dưỡng của lúa, chứa nhiều protêin, chất béo, chất khoáng và vitamin đặc biệt là các vitamin nhóm B.
Tấm gồm có mầm hạt lúa bị tách ra khi xay chà, cũng là thành phần rất bổ dưỡng, chứa nhiều protein, chất béo, đường, chất khoáng và vitamin.
1.1.2 Giá trị sử dụng
- Gạo: dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm môi trường để nuôi cấy vi khuẩn, men, cơm mẻ, … Gạo còn dùng để cất rượu, cồn, … Bia sản xuất từ lúa gạo có màu trong, hương thơm.
- Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, axeton, phấn mịn, và thuốc chữa bệnh.
- Cám: Dùng để sản xuất thức ăn cho gia súc non và vỗ béo, làm thức ăn gia súc tổng hợp. Trong công nghệ dược, sản xuất vitamin B1 chữa bệnh phù nề, dầu cám có chất lượng cao, dùng chữa bệnh, chế tạo sơn cao cấp, làm mỹ phẩm, chế xà phòng, ….
- Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu đóng lót hàng; dùng để độn chuồng, làm phân bón có SiO2 cao, làm chất đốt.
- Rơm rạ: với thành phần chủ yếu là xenluloza có thể sản xuất giấy, cát tông xây dựng, đồ gia dụng (mũ, giày dép …). Cũng có thể dùng rơm rạ để sản xuất thức ăn gia súc, trộn với cây họ đậu, sản xuất nấm rơm, độn chuồng, chất đốt, …
1.1.2 Giá trị sử dụng (tt)
1.1.3 Giá trị thương mại
Trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu tính trên đơn vị trọng lượng cao hơn rất nhiều so với các loại hạt ngũ cốc khác.
1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
1.3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở nước ta và ĐBSCL
Ở NƯỚC TA
Trong thời gian chiến tranh
DT trồng lúa cả nước: 4,40-4,90 triệu ha
NS tăng chậm (700 kg lúa/ha trong 20 năm)
SL <10 triệu tấn
Sau ngày giải phóng (1975)
DT lúa tăng lên khá nhanh và ổn định khoảng 5,5-5,7 triệu ha (do phong trào khai hoang phục hóa)
NSBQ:
+ cuối thập niên 1970 giảm (do đất đai mới khai hoang chưa được cải tạo, thiên tai và sâu bệnh, cơ chế quản lý nông nghiệp không phù hợp)
+ thập niên 1980: NS lúa tăng (công trình thủy lợi trong cả nước, đbiệt là ĐBSCL. Cơ chế quản lý nông nghiệp thoáng hơn (khoán sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp)
Năm 1980:
+ chuyển từ nước nhập khẩu gạo sang tự túc lương thực
+ cải cách ruộng đất và đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường
NS lúa tăng vượt bậc
Ở ĐBSCL
Sau năm 1975 đến nay:
+ sản xuất lúa tăng
+ hệ thống thủy lợi và thủy nông nội đồng phát triển
+ tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi
vùng trọng điểm sản xuất lúa của cả nước
Hiện nay, DT gieo trồng lúa: 3,9 triệu ha/7,30 triệu ha cả nước, chiếm 53,4%
Tổng sản lượng: 18,2 triệu tấn/36 triệu tấn của cả nước, chiếm 50,5%
Hơn 80% sản lượng gạo xuất khẩu hằng năm là từ ĐBSCL (Nguyễn Ngọc Đệ, 2006)
1.4 Những tiến bộ gần đây và triển vọng
của ngành trồng lúa
Nhiều ruộng đất được cải tạo
Giống lúa mới năng suất cao, kháng sâu bệnh và thích nghi với điều kiện môi trường canh tác
Phân bón được áp dụng nhiều và đúng kỹ thuật
Các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa được ứng dụng rộng rãi: sạ hàng, bón phân theo bảng so màu lá lúa, “3 giảm 3 tăng”, cơ giới hóa, nổi bật nhất là công tác cải tiến giống lúa
Viện nc lúa quốc tế (IRRI: International Rice Research Institute) ở Philippines đã góp phần tích cực vào công tác này
Nhiều giống lúa IR (improved rice) được phóng thích và được sử dụng rộng rãi ở các nước Nam và Đông Nam Châu Á.
Nổi bật là IR8 góp phần tích cực làm nên cuộc CMX trên TG những năm thập niên 60
Tại ĐBSCL, trường ĐHCT là cơ quan khoa học đi đầu trong công tác nghiên cứu phục vụ sx lúa ngay từ những ngày đầu sau giải phóng.
Kế là TT NC nông nghiệp Long Định, Tiền Giang (nay là Viện NC CĂQ MN)
Năm 1977, Viện NC lúa Ô Môn được thành lập đã góp phần đẩy mạnh việc nghiên cứu cải tiến giống và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.
Viện KHKT nông nghiệp Miền Nam (TP.HCM)
Xu hướng cải tiến giống lúa trên thế giới và ĐBSCL đã phát triển qua nhiều giai đoạn với mục tiêu và kiểu đánh giá khác nhau:
Thập niên 60-70, mục tiêu là nâng cao năng suất chỉ dựa vào ngoại hình của cây lúa. Tuy nhiên, phát triển dtích chỉ giới hạn ở một số vùng có điều kiện thâm canh cao, có đủ nước tưới, đất đai đã được cải tạo, sử dụng phân bón cao, …
phần lớn dt trồng lúa ở các nước đang phát triển thuộc Châu Á không thể đáp ứng được
(đkct lệ thuộc vào nước trời, đất đai chưa được cải tạo và mức đầu tư của nông dân còn hạn chế, khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho sâu bệnh ptriển làm NS giảm)
Nguyên nhân chuyển đổi mục tiêu
1980: Chuyển hướng mục tiêu nc là ổn định NS, tuy nhiên NS chỉ từ 5-6 t/ha.
1990: Nhằm phá vở “trần NS”, mục tiêu tăng NS và nâng cao chất lượng hạt lúa thông qua con đường sinh lý và di truyền nhằm cải thiện quá trình sinh ký sinh hóa của cây và cải tiến phẩm chất hạt. Sử dụng ưu thế lai (F1), gây đột biến, công nghệ gen, ….
2000: do bùng phát dịch hại trên lúa, đb là rầy nâu và các bệnh virus do RN truyền đã làm thiệt hại nghiêm trọng và phức tạp trên diện rộng
cải thiện phẩm chất hạt kết hợp tăng cường tính chống chịu
Cải thiện đặc tính di truyền của giống kháng côn trùng và bệnh hại, đi sâu khai thác giống lúa có phẩm chất cao, bao gồm cả mùi thơm.
Sử dụng giống lúa thuần rặt để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu và tiêu dùng nội địa
1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và trong nước
Theo số liệu của FAO lúa được trồng ở 112 nước trên thế giới với tổng diện tích gieo trồng trên 148 triệu ha.
Diện tích trồng lúa trên thế giới phân bố không đều. Gần 90% tổng diện tích tập trung ở châu Á, 4,6% châu Phi và 4,7% châu Mỹ (bảng 1.3 )
Trong từng châu diện tích, năng suất của các vùng khác nhau không giống nhau.
Tại châu Á lúa được trồng ở 26 nước trong số 45 quốc gia của châu lục. Ở châu Mỹ lúa trồng ở 28 trong số 41 quốc gia trong số 53. Ở châu Âu lúa được trồng 11 trong số 28 nước còn ở châu úc và Đại dương 5 trong số 11 quốc gia có trồng lúa.
Châu Á sản xuất khoảng 92% tổng sản lượng lúa gạo thế giới, châu Mỹ (4,7%), châu Phi (2,7%), châu Úc và Đại dương sản xuất khoảng 0,2% tổng sản lượng lúa gạo của thế giới.
Mười nước châu Á: Bangleđét, Myanma, Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, CHDCND Triều Tiên, Thái Lan, Philippin và Nhật Bản sản xuất khoảng 90% sản lượng lúa gạo của châu Á và khoảng 88,6% sản lượng gạo của thế giới.
Riêng hai nước Ấn Độ và Trung Quốc sản xuất 67% tổng sản lượng lúa gạo của châu Á và khoảng 57% tổng sản lượng của thế giới.
Những nước dẫn đầu về năng suất lúa ở châu Á là CHDCND Triều Tiên: 75 tạ/ha, Hàn Quốc: 62 tạ/ha, Nhật Bản: 59-62 tạ/ha, Trung Quốc: 57-58 tạ/ha …
Việt Nam là một trong mười nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vài chục năm trở lại đây diện tích đất lúa ở nước ta giảm dần theo tốc độ đô thị hóa và hình thành khu công nghiệp, các công trình giao thông công cộng (bảng 1.5).
Bình quân diện tích canh tác lúa theo đầu người giảm rất mạnh – từ 2457 m2/người năm 1930 xuống còn 608 m2/người năm 1993 (bảng 1.6).
Tuy diện tích đất lúa giảm nhưng do hệ số tăng vụ cao nên diện tích gieo trồng lúa ở nước ta tăng từ 5,6 triệu ha năm 1980 lên 7 triệu ha năm 1996.
Trong những năm gần đây do diện tích gieo trồng lúa tăng và do sử dụng những giống lúa mới năng suất cao nên tổng sản lượng thóc liên tục tăng lên (bảng 1.7). Với các giống mới, các giống lúa lai năng suất cao đồng ruộng Việt Nam đã tạo ra năng suất 6-7 tấn/ha.
Dự kiến những năm tới diện tích lúa sẽ tăng lên 4.350.000 ha, trong đó đất 2-3 vụ lúa, đất 2 vụ lúa 1 vụ màu khoảng 2.782.000 ha, đất 1 vụ lúa, 1 vụ lúa 2 vụ màu khoảng 1.568.000 ha.
1.3 Tầm quan trọng của sản xuất lúa gạo
Vai trò của lúa gạo
- Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng
Là lương thực chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới,
Là sinh kế chủ yếu của nông dân.
Là nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân 180 - 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước châu Á , khoảng 10 kg/ người/ năm tại các nước châu Mỹ.
- Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính.
Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực.
Từ gạo có thể nấu cơm, chế biến thành các loại món ăn khác như bánh đa nem, phở, bánh đa, bánh chưng, bún, rượu.
Ngoài ra còn bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.
Sản phẩm chính của cây lúa
Sản phẩm phụ của cây lúa
- Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axê tôn, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
- Cám : Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vi ta min B1 để chữa bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.
- Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng, vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt.
- Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây dựng, đồ gia dụng( thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc, sản xuất nấm...
1.4 Quá trình phát triển nghề trồng lúa
Sản xuất lúa trên thế giới
Nhiều nhà khoa học cho rằng, cây lúa trồng có nguồn gốc ở Đông Nam châu Á, trong đó Ấn Độ, Miến Điện và Việt Nam là những nơi xuất hiện nghề trồng lúa đầu tiên của loài người.
- Diện tích lúa biến động và đạt khoảng 152.000 triệu ha, năng suất lúa bình quân xấp sỉ 4,0 tấn/ha.
- Ấn Độ là nước có diện tích trồng lúa lớn nhất 44.790 triệu ha, ngược lại Jamaica là nước có diện tích trồng lúa thấp nhất 24 ha.
- Năng suất lúa cao nhất đạt 9,45 tấn/ha tại Australia và thấp nhất là 0,9 tấn/ha tại IRAQ.
Quá trình phát triển nghề trồng lúa ở Việt Nam
Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở các nước châu Á. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam...
Cây lúa đã có mặt từ 3000 - 2000 năm trước công nguyên. Tổ tiên chúng ta đã thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt được những tiến bộ như ngày nay.
Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc bộ và Nam Bộ là 1,8 triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ / ha và sản lượng thóc tương ứng 2,4 - 3,0 triệu tấn.
Trong thời gian này chủ yếu là các giống lúa cũ, ở miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít chụi thâm canh, dễ đổ, năng suất thấp.
Từ năm 1963- 1965, ở những vùng chuyên canh lúa do diện tích nhiều, thường có một số diện tích cấy chậm, bị muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật đã đưa vào một số giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày đã đảm bảo được thời vụ.
Do thay đổi cơ cấu sản xuất lúa, kết hợp với áp dụng hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể.
Giống lúa mới, thấp cây
Giống cũ, cao cây, thời gian sinh trưởng dài
Từ năm 1979 đến 1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên 15,9 triệu tấn, nguyên nhân là do ứng dụng giống mới, tăng diện tích và năng suất. Tính riêng 2 năm 1988 và 1989 sản lượng lương thực tăng thêm 2 triệu tấn/năm.
Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước thiếu ăn triền miên đã không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn gạo /năm, đứng hàng thứ 2 trên thế giới về các nước xuất khẩu gạo.
Biểu đồ diện tích trồng lúa ở Việt Nam từ 1975 - 2005
1.5 Triển vọng và thách thức của nghề trồng lúa
Những thuận lợi và triển vọng
- Hệ thống cơ chế, chính sách của nhà nứoc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển sản xuất lúa.
- Nhu cầu phát triển sản xuất lúa ngày càng tăng để đảm bảo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, do dân số Việt Nam dự kiến đến năm 2020 sẽ vào khoảng 100 triệu, dân số thế giới sẽ tăng lên gấp rưỡi.
- Điều kiện tự nhiên của Việt Nam hoàn toàn thích hợp cho sản xuất lúa.
Nông dân Việt Nam có kinh nghiệm trồng lúa từ lâu đời.
- Đầu tư cho khoa học công nghệ nông nghiệp ngày càng tăng, kết hợp với tiếp thu ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ về lúa của các nước trong khu vực và thế giới
- Năng suất, sản lượng lúa ngày càng tăng do ngày càng có nhiều giống mới chịu thâm canh, năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng rộng và chống chụi sâu bệnh.
- Xuất khẩu gạo ngày càng tăng về số lượng và chất lượng góp phần ổn định đời sống cho nông dân là lực lượng chiếm đại đa số trong tổng số 80 triệu dân Việt Nam.
- Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn tạo điều kiện thuận lợi cho lúa gạo và các loại sản phẩm nông nghiệp khác có quyền bình đẳng tham gia vào thị trường thương mại nông sản của thế giới
b. Những trở ngại và thách thức
- Quá trình đô thị hoá tăng, diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp
- Nhiều vùng sản xuất lúa được nông dân sở hữu rất manh mún, khó cơ giới hóa.
Quá trình áp dụng giống mới chịu thâm canh, phát triển thành những vùng sản xuất hàng hóa là điều kiện thuận lợi để các loại dịch hại mới nguy hiểm, khó phòng trừ.
- Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật có xu hướng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
- Tham gia vào thị trường thương mại thế giới có sự đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng nông sản. Do vậy phải có sự đầu tư một cách đồng bộ từ sản xuất đến đánh giá kiểm định chất lượng, bảo quản và vận chuyển tiêu thụ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Tài
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)