CHUYEN DE CAY LUA

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Tài | Ngày 23/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE CAY LUA thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

HÌNH THỂ HỌC VÀ SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA CÂY LÚA
Chương 3
3.1.1 Giai đoạn tăng trưởng
3.1.2 Giai đoạn sinh sản
3.1.3 Giai đoạn chín
3.1 Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa
Hình 3.1: Biểu đồ sinh trưởng của một giống lúa 120 ngày không quang cảm.
Các thời kỳ và giai đoạn phát triển của cây lúa
- Từ khi hạt nảy mầm đến khi cây lúa bắt đầu phân hóa hoa lúa. (trên thực tế người ta tính từ khi gieo mạ, cấy lúa, cây lúa đẻ nhánh tới số nhánh tối đa)
- Phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra nhiều chồi mới (nở bụi).
- Cây lúa bắt đầu nở bụi khi có lá thứ 5-6. Chồi ra sớm trong nương mạ gọi là chồi ngạnh trê
- Thời điểm có chồi tối đa có thể đạt được trước, cùng lúc hay sau thời kỳ phân hóa đòng tùy theo giống lúa.
3.1.1 Giai đoạn tăng trưởng
Chồi ngạnh trê
Hình 3.2: Các kiểu sinh trưởng khác nhau của cây lúa.
Các giống lúa rất ngắn ngày và ngắn ngày
Các giống lúa dài ngày (trên 4 tháng)
Số chồi hình thành bông (chồi hữu hiệu hay còn gọi là chồi có ích) thấp hơn so với chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày trước khi đạt được chồi tối đa.
Các chồi ra sau đó thường sẽ tự rụi đi không cho bông được do chồi nhỏ, yếu không đủ khả năng cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với các chồi khác, gọi là chồi vô hiệu.
3.1.2 Giai đoạn sinh sản
Tính từ lúc bắt đầu phân hoá hoa lúa đến khi lúa trỗ bông và thụ tinh (bao gồm từ: làm đòng - phân hoá đòng, đến trỗ bông - bông lúa thoát khỏi lá đòng, nở hoa, tung phấn, thụ tinh. (kéo dài khoảng 27-35 ngày, trung bình 30 ngày)
Số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng.
Đòng lúa hình thành và phát triển qua nhiều giai đọan, cuối cùng thoát ra bẹ của lá cờ: lúa trổ bông.
Bông lúa sẽ hình thành nhiều hơn và vỏ trấu sẽ đạt được kích thước lớn nhất của giống, tạo điều kiện gia tăng trọng lượng hạt sau này.
Đòng non
Lóng
Giai đoạn nở hoa thụ phấn thụ tinh.
Sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín, kết thúc thời kỳ này là bông lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch hạt (trung bình khoảng 30 ngày)
Cây lúa trãi qua các thời kỳ sau:
Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa)
Thời kỳ chín sáp
Thời kỳ chín vàng
Thời kỳ chín hoàn toàn
3.1.3 Giai đoạn chín
Thời kỳ chín sữa (ngậm sữa)
Các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm quang hợp được chuyển vào trong hạt.
Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là do quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ.
Các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn lúa trổ trở đi hết sức quan trọng đối với quá trình hình thành năng suất lúa.
Bông lúa nặng cong xuống nên gọi là lúa “cong trái me”. Hạt gạo chứa một dịch lỏng màu trắng đục như sữa.
Thời kỳ chín sáp: Hạt mất nước từ từ đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn còn xanh.

Thời kỳ chín vàng: Hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang màu vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng của chóp bông lan dần xuống các hạt ở phần cổ bông nên gọi là “lúa đỏ đuôi”, lá già rụi dần.

Thời kỳ chín hoàn toàn: 80% hạt lúa ngã sang màu trấu đặc trưng của giống. Hột gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20% hoặc thấp hơn. Lá xanh chuyển vàng và rụi dần. Đây là thời điểm thu hoạch tốt nhất.
Nếu tính theo giai đoạn sinh trưởng thì cây lúa có 10 giai đoạn sinh trưởng:

Giai đoạn trương hạt.
Giai đoạn hạt nảy mầm.
Giai đoạn đẻ nhánh.
Gian đoạn phát triển lóng thân.
Giai đoạn phân hoá hoa.
Giai đoạn trỗ bông.
Giai đoạn nở hoa thụ phấn, thụ tinh.
Giai đoạn hạt chín sữa.
Giai đoạn hạt chín sáp.
Giai đoạn hạt chín hoàn toàn
3.2 Hạt lúa và sự nảy mầm
3.2.1 Hạt lúa (trái lúa):
Hình 3.3: Cấu tạo của một hạt lúa.
Gồm 02 bộ phận:
Vỏ lúa

Hạt gạo
Vỏ lúa: gồm 2 vỏ trấu ghép lại (trấu lớn và trấu nhỏ). Ở góc hai vỏ trấu gắn vào đế hoa có mang hai tiểu dĩnh. Phần vỏ chiếm khoảng 20% trọng lượng hạt lúa.
b) Hạt gạo: bên trong vỏ lúa là hạt gạo. Hạt gạo gồm 2 phần:
Phôi hay phôi nhũ
Nội nhũ
- Nội nhũ (hạt gạo): được tạo bởi chủ yếu là tinh bột, đường, prôtêin và các chất béo – đó chính là kho thức ăn dự trữ để nuôi phôi và hàm lượng tinh bột chiếm đến 80% hạt gạo, còn khoảng 20% là các chất khác.
- Phôi hay phôi nhũ: nằm ở góc dưới hạt gạo, chổ dính vào đế hoa và về phía trấu lớn, đây là bộ phận sau này sẽ phát triển thành mầm phôi và rễ phôi. Bộ phận này có trọng lượng rất nhỏ, không đáng kể so với khối lượng toàn hạt.
Phôi hay phôi nhũ
Nội nhũ
Vỏ hạt
Râu
WHEAT (A), BARLEY (B), CORN (C), AND RICE (D)
3.2.2 Sự nảy mầm
Hình 3.4: Hạt lúa đang nảy mầm
Lá bao mầm
Lá đầu tiên
(lá không hoàn toàn)
Lá thứ hai
(phiến lá nhỏ, hình mũi viết dài)
Trục trung diệp
Rễ mầm
Hạt thóc được ngâm trong nước, hút nước và ngậm nước tới mức nhất định đủ điều kiện cho hạt thóc nảy mầm.

Một loạt các chuyển hoá phức tạp xảy ra. Và với tác dụng của men proteaza và peptoza, protit mới được chuyển hoá thành pepton rồi thành axit amin.

Lúc này phần lớn axit amin được tổng hợp thành sinh chất giúp cho phôi phát triển.

Tiếp đó, phôi được cung cấp glucoza, axit amin… thì các tế bào phôi lập tức phân chia và lớn lên, trục phôi trương to và đẩy mầm, rễ ra khỏi vỏ trấu, hạt nứt nanh rồi nảy mầm.
3.3 Mầm lúa và mạ non
Hình 3.5: Các giai đoạn nảy mầm của hạt lúa
Lá bao mầm: hình vảy, không có diệp lục.
Lá không hoàn toàn: chỉ có bẹ lá, chưa có phiến lá.
Lá thật có đầy đủ bẹ lá, phiến lá, có khả năng hình thành diệp lục.
Những lá ban đầu thường ngắn và nhỏ, số lá trên một cây mạ, cây lúa được tính từ lá thật thứ nhất trở đi.
Đồng thời với quá trình nảy mầm, từ phôi cũng xuất hiện một rễ phôi (còn gọi là rễ mộng hay rễ hạt). Rễ này phát triển dài ra và xuất hiện các lông tơ giúp hạt hút nước trong thời kỳ đầu.

Thời kỳ từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi có 3 lá thật là thời kỳ hạt sử dụng chủ yếu các chất dự trữ trong hạt. Chỉ từ khi cây mạ có 4 lá và có 4-5 rễ phụ cây mạ mới có thể sống hoàn tự lập.
Ở Philipin cách tính tuổi mạ vào vụ lúa mùa mưa như sau:

Tuổi mạ = (n-1) x 7 (ngày)

n: thời gian sinh trưởng tính bằng tháng

VD: giống có TGST 120 ngày = 4 tháng
Tuổi mạ = (4-1) x 7 = 21 ngày
Lá bao mầm
3.4 Rễ lúa
Hình 3.6: Rễ mầm và rễ phụ
- Rễ mầm
- Rễ phụ
Rễ phụ
Rễ mầm
3.4.1 Rễ mầm

Rễ mầm là loại rễ mọc ra đầu tiên khi hạt lúa nảy mầm.

Thường mỗi hạt lúa chỉ có một rễ mầm.

Rễ mầm không ăn sâu, ít phân nhánh, thường dài khoảng 10-15cm.

Rễ mầm giữ nhiệm vụ chủ yếu là hút nước cung cấp cho phôi phát triển và sẽ chết đi sau 10-15 ngày, lúa cây mạ được 3-4 lá.
3.4.2 Rễ phụ (còn gọi là rễ bất định)

Rễ phụ mọc ra từ các mắt (đốt) trên thân lúa. Mỗi mắt có từ 5-25 rễ phụ, rễ phụ mọc dài, có nhiều nhánh và lông hút.

Tại mỗi mắt có hai vòng rễ: vòng rễ trên to và khoẻ, vòng rễ dưới nhỏ hơn và kém quan trọng hơn. Các mắt này thường rất khít nhau và ở dưới mặt đất tạo thành một chùm nên rễ lúa còn gọi là rễ chùm.

Tầng rễ phụ đầu tiên mọc ra ở mắt đầu tiên ngay trên trục trung diệp.
Ở đất khô rễ mọc thành chùm to, số rễ nhiều hơn mọc rộng ra và ăn sâu xuống đất có thể đến 1m hay hơn nữa. Ở đất ngập nước, bộ rễ ít ăn sâu đến 40cm.
Bên trong rễ có nhiều khoảng trống ăn thông với thân và lá. Nhờ có cấu tạo đặc biệt này mà rễ lúa có thể sống được trong điều kiện thiếu oxy do ngập nước.

Ở những nơi ngập nước sâu (vùng lúa nổi), rễ phụ mọc ra nhiều ở những mắt gần mặt nước để dễ hút không khí.Đôi khi người ta còn thấy rễ mọc ra từ trục trung diệp khi sạ sâu hoặc hạt được xử lý hoá chất.
Hình 3.7: Phẩu thức cắt ngang của một rễ lúa
Lớp biểu bì
Mô vỏ
Nhu mô vỏ
Khoảng gian bào
Rễ có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây, giúp cây bám chặt vào đất, cho nên bộ rễ có khoẻ mạnh thì cây lúa mới tốt được.

Trong điều kiện bình thường rễ non có màu trắng sữa, rễ già sẽ chuyển sang màu vàng, nâu nhạt rồi nâu đậm, tuy nhiên phần chóp rễ vẫn còn màu trắng.

3.5 Thân lúa
Hình 3.5: Cấu tạo các bộ phận của cây lúa.
Hình thái

- Thân gồm nhiều mắt và lóng. Trước thời kỳ lúa trỗ, thân lúa được bao bọc bởi bẹ lá.

- Tổng số mắt trên thân chính bằng số lá trên thân cộng thêm 2. Chỉ vài lóng ở ngọn dài ra, số còn lại ngắn và dày đặc. Lóng trên cùng dài nhất. Một lóng dài hơn 5 mm được xem là lóng dài.
- Số lóng dài: Từ 3-8 lóng. Theo giải phẫu ngang lóng, lóng có một khoảng trống lớn gọi là xoang lỏi.
- Chiều cao cây, thân:
* Chiều cao cây
Được tính từ gốc đến mút lá hoặc bông cao nhất

* Chiều cao thân
Được tính từ gốc đến cổ bông.

Chiều cao thân và chiều cao cây liên quan đến khả năng chống đổ của giống lúa.
b. Nhánh lúa

Cây lúa có thể đẻ nhánh khi có 4-5 lá thật. Ở ruộng lúa cấy, sau khi bén rễ hồi xanh cây lúa bắt đầu đẻ nhánh. Lúa kết thúc đẻ nhánh vào thời kỳ làm đốt, làm đòng.
Từ cây mẹ đẻ ra nhánh con (cấp 1), nhánh cấp 1 đẻ nhánh cấp 2 , nhánh cấp 2 đẻ nhánh cấp 3. Những nhánh hình thành vào giai đoạn cuối thường là nhánh vô hiệu.
Trong điều kiện thuận lợi, đầy đủ dinh dưỡng và ánh sáng, cây lúa thường bắt đầu mọc chồi ở mắc thứ hai, đồng thời với lá thứ năm trên thân chính (chồi ngạnh trê). Sau đó cứ ra thêm một lá mới thì các chồi tương ứng sẽ xuất hiện.
Sự ra lá, ra chồi và ra rễ cây lúa tuân theo một qui luật nhất định: khi lá thứ n trên thân chính xuất hiện thì chồi và rễ trên mắt thứ n-3 cũng xuất hiện. Qui luật này không chỉ áp dụng trên thân chính mà trên tất cả các chồi phụ.
Hình 3.8: Chồi sơ cấp
Các chồi mọc sớm sẽ cho bông to và ngược lại. Các chồi mọc quá trễ khi cây lúa bắt đầu phân hoá đòng thường nhỏ yếu sau đó chết đi mà không thành bông được, gọi là chồi vô hiệu.

Người ta có thể xác định chồi vô hiệu và chồi hữu hiệu ngay khi cây lúa bắt đầu phân hoá đòng, dựa vào chiều cao và số lá trên chồi:

Chiều cao: + Chồi hữu hiệu khi cao hơn 2/3 so với thân chính

+ Chồi vô hiệu khi thấp hơn 2/3 so với thân chính

Số lá trên chồi: + Chồi hữu hiệu khi có trên 3 lá

+ Chồi vô hiệu khi có dưới 3 lá
3.6 Lá lúa
Lúa là cây đơn tử diệp (1 lá mầm). Lá mọc ở hai bên thân lúa, lá ra sau nằm về phía đối diện với lá ra trước đó.

Lá trên cùng gọi là lá cờ hay lá đòng.

Lá lúa gồm:
phiến lá

cổ lá

bẹ lá

1. Phiến lá
2. Cổ lá
3. Bẹ lá
4. Thìa lá
5. Tai lá
Hình 3.10: Hình thái của cổ lá với tai lá và thìa lá.
3.6.1 Phiến lá
Phiến lá là phần lá phơi ra ngoài ánh sáng, bộ phận quang hợp chủ yếu của cây lúa nhờ tế bào nhu mô có chứa nhiều hạt diệp lục.
Có thể xem lá lúa là nhà máy chế tạo nên các chất hữu cơ cung cấp cho toàn bộ hoạt động sống của cây thông qua hiện tượng quang hợp biến quang năng thành hoá năng.

Lá lúa có thể quang hợp được ở cả 2 mặt lá.
Phiến lá gồm một gân chính ở giữa và nhiều gân song song chạy từ cổ lá đến chót lá.

Phiến lá chứa nhiều bó mạch lớn nhỏ và các bọng khí lớn phát triển ở thân chính, đồng thời ở hai mặt lá đều có khí khẩu.

Mặt trên phiến lá thường có nhiều lông để hạn chế thoát hơi nước và điều hoà nhiệt độ.
3.6.2 Bẹ lá
Bẹ lá là phần ôm lấy thân lúa.

Giống lúa nào có bẹ ôm sát thân thì cây lúa đứng vững khó ngã hơn.

Bẹ lá có nhiều khoảng trống nối liền các khí khổng ở phiến lá thông với thân và rễ, dẫn khí từ thân lá xuống rễ giúp rễ có thể hô hấp được trong điều kiện ngập nước.

Màu sắc của bẹ lá thay đổi tuỳ theo giống lúa, từ màu xanh nhạt, xanh đậm sang dọc tím hay tím.
Ngoài vai trò trung gian vận chuyển khí và các chất dinh dưỡng, bẹ lá còn là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng từ rễ lên và các sản phẩm quang hợp từ phiến lá đưa xuống trước khi phân phối đến các bộ phận khác trong cây.
3.6.3 Cổ lá
Cổ lá là phần nối tiếp giữa phiến lá và bẹ lá.

Cổ lá to hay nhỏ ảnh hưởng tới góc độ của phiến lá.

Cổ lá càng nhỏ, góc lá càng hẹp, lá lúa cáng thẳng đứng càng thuận lợi cho việc sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp.

Tại cổ lá còn có hai bộ phận đặc biệt gọi là tai lá và thìa lá.
1. Phiến lá
2. Cổ lá
3. Bẹ lá
4. Thìa lá
5. Tai lá
Hình 3.10: Hình thái của cổ lá với tai lá và thìa lá.
Tai lá: là phầm kéo dài ở mép phiến lá có hình lông chim uốn cong hình chữ C ở hai bên cổ lá.

Thìa lá: là phần kéo dài của bẹ lá, ôm lấy thân, ở cuối chẻ đôi.
Độ lớn và màu sắc của tai lá , thìa lá khác nhau tuỳ theo giống lúa. Đây là hai bộ phận đặc thù để phân biệt cây lá với cây cỏ khác thuộc họ Hoà thảo (ở cây cỏ không có đầy đủ hai bộ phận này).
Mỗi giống lúa có một tổng số lá nhất định. Ở các giống lúa quang cảm, tổng số lá có thể thay đổi đôi chút tuỳ theo mùa trồng, biến thiên từ 16-21 lá.

Các giống ngắn ngày thường có tổng số lá từ 14-16 lá.
Đối với các giống lúa cao sản ngắn ngày trong điều kiện nhiện đới ở giai đoạn sinh trưởng đầu trước khi phân hoá đòng trung bình 4-5 ngày ra 1 lá.

Càng về sau tốc độ ra lá càng chậm lại, trung bình 7-8 ngày ra một lá.

Sau khi xuất hiện, lá vươn dài nhanh chóng và hoạt động tích cực khi đạt được kích thước tối đa.
Bông lúa là cả 1 phát hoa bao gồm nhiều nhánh gié có mang hoa
3.7 Bông lúa
3.7.1 Hình thái và cấu tạo:
Sau khi ra đủ số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bông.

Bông lúa là loại phát hoa chùm gồm một trục chính mang nhiều nhánh gié bậc nhất, bậc hai và đôi khi có nhánh gié bậc ba.

Hoa lúa được mang bởi một cuống hoa ngắn mọc ra từ những nhánh gié này.
Hình 3.11: Bông lúa
3.7.2 Quá trình phát triển của đòng lúa và sự trổ bông
Khi bông lúa chưa trổ còn nằm trong bẹ lá ta gọi là đòng lúa.

Từ lúa hình thành đòng lúa đến khi trổ bông kéo dài từ 17-35 ngày.

Các thời kỳ phát triển của đòng lúa còn thể quan sát bằng các đặc trưng hình thái như trình bày ở bảng 3.1
Chỉ số lá =
Số lá phát triển trong từng thời gian nhất định
Tổng số lá phát triển trên thân chính
x 100
Matsushima (1970) đề nghị dùng “chỉ số lá” để xác định các giai đoạn phát triển của bông lúa.
Từ khi lá cờ xuất hiện thì đòng lúa dài ra nhanh chóng và hai lóng trên cùng cũng tăng nhanh, đẩy đòng lúa thoát ra khỏi bẹ của lá cờ: lúa trổ bông.

Thời gian trổ dài hay ngắn tuỳ theo giống, điều kiện môi trường và độ đồng điều trong ruộng lúa.

Những giống lúa ngắn ngày thường trổ nhanh hơn, trung bình từ 5-7 ngày. Những giống lúa dài ngày có khi trổ kéo dài 10-14 ngày.
Hình 3.12:
Bông lúa trước khi phơi màu
Bông lúa đang phơi màu
Những hoa lúa đang phơi màu
a)
b)
c)
Một bông lúa khi bắt đầu xuất hiện đến khi trổ hoàn toàn mất 3-4 ngày hoặc lâu hơn (5-6 ngày) tuỳ giống và điều kiện môi trường.
Hình 3.13: Các giai đoạn phát triển của đòng lúa
Hạt lúa khi chưa thụ phấn, thụ tinh và ngậm sữa thì gọi là hoa lúa.
3.8 Hoa lúa
Hình 3.14: Hoa lúa
3.8.1 Hình thái và cấu tạo
Hoa lúa thuộc dạng dĩnh hoa, gồm trấu lớn (dưới), trấu nhỏ (trên) tương ứng với dĩnh dưới và dĩnh trên, một bộ nhụy cái, một bộ nhụy đực (hoa lưỡng tính tự thụ).

Bộ nhụy cái gồm một bầu noãn và vòi nhụy chẻ đôi với hai nướm tận cùng để hứng phấn.

Bộ nhị đực gồm 6 chỉ nhị (tua nhị) mang 6 bao phấn, bên trong chứa nhiều hạt phấn.

Bên trong hai vỏ trấu, chổ gần sát với bầu noãn có hai mày hoa (vảy cá) giữ nhiệm vụ đóng mở hai vỏ trấu khi hoa nở.
Trên đỉnh của trấu dưới đôi khi kéo dài ra thành râu hay đuôi. Số hạt có râu nhiều hay ít, dài hay ngắn tuỳ giống lúa và mùa trồng.
Lúa là cây tự thụ, một bông hoa lúa (sau khi thụ phấn sẽ là 1 hạt thóc) là một bông hoa lưỡng tính có đầy đủ nhị và nhuỵ. Tuy nhiên, quần thể hoa lúa dày đặc và phấn của hoa lúa dễ bay theo gió nên hiện tượng thụ phấn chéo cũng dễ sảy ra trên đồng ruộng..
3.8.2 Sự phơi màu, tung phấn và thụ tinh
Sự phơi màu hay nở hoa là loạt biến cố xảy ra trong quá trình mở và đóng hai vỏ trấu, thường kéo dài khoảng 45-60 phút.
Khi lúa trổ bông thì hoa lúa nào xuất hiện trước sẽ phơi màu trước, nên sự nở hoa sẽ tiến hành từ trên chóp bông xuống đến cổ bông.
Sự nở hoa thường xảy ra cùng ngày hoặc khoảng một ngày sau khi trổ bông
Trên một bông lúa, từ lúc bắt đầu xuất hiện đến khi cả bông thoát hoàn toàn ra khỏi bẹ lá cờ mất khoảng 3-4 ngày trong điều kiện thời tiết và dinh dưỡng tốt.
Trong điều kiện nhiệt đới, hầu hết các giống lúa thường phơi màu trong khoảng từ 8 giờ sáng đến 13 giờ trưa, tập trung từ 9-11 giờ.

Nếu thời tiết tốt, nhiều nắng, nhiệt độ cao, sự phơi màu có thể xảy ra sớm hơn (khoảng 7 giờ sáng), ngược lại có thể trễ hơn (14-15 giờ chiều).
Khi có ánh sáng, cây lúa bắt đầu quang hợp, các sản phẩm quang hợp được tích lũy đầu tiên ở hai vảy cá, do đó vảy cá hút nước trương to lên ép vào bầu noãn và đẩy hai vỏ trấu mở ra, đồng thời 6 chỉ nhị đực cũng dài ra nhanh chóng đưa bao phấn ra ngoài.
Các bao phấn bể ra theo chiều dọc, hạt phấn rơi ra ngoài (sự tung phấn) và rớt trên nướm nhuỵ cái, ta gọi đó là hiện tượng thụ phấn.
Sau khi sự thụ phấn xảy ra, hoa lúa được kích thích và các sản phẩm quang hợp từ vảy cá được chuyển vào nuôi bầu noãn, do vậy vảy cá mất nước, dần dần teo lại làm hai vỏ trấu khép lại.
Sự thụ phấn có thể xảy ra ngay trước khi vỏ trấu mở và hạt phấn chỉ có thể sống được khoảng 5 phút sau khi rời khỏi bao phấn (tung phấn). Trong khi nướm nhuỵ cái có thể hoạt động kéo dài từ 3-7 ngày.
Ở nhiệt độ 430C trong 7 phút thì hạt phấn mất sức nảy mầm trong khi bộ nhụy cái vẫn sống và hoạt động bình thường. Người ta ứng dụng điều này trong lai tạo: dùng nước ấm 430C để khử đực.
Sau khi thụ phấn thì hạt phấn sẽ mọc mầm vào bên trong bầu noãn và sự thụ tinh xảy ra. Khoảng 5-6 giờ sau khi thụ phấn thì sự thụ tinh đã hoàn tất, nhân của hạt phấn phối hợp được với nhân của bầu noãn và bầu noãn bắt đầu phát triển. Bấy giờ, các chất dinh dưỡng dự trữ ở thân lá và các bộ phận khác sẽ được chuyển nhanh vào trong bầu noãn.
Trọng lượng hạt tăng nhanh ở dạng lỏng, đục như sữa nên gọi là thời kỳ ngậm sữa. Thời gian để trọng lượng hạt đạt tối đa thay đổi tùy giống và điều kiện ngoại cảnh, nhất là ánh sáng và nhiệt độ.
Sau đó, sự vận chuyển và tích lũy dinh dưỡng vẫn tiếp tục nhưng ở mức độ chậm dần, đồng thời hạt lúa mất nước dần, dịch lỏng trong hạt từ từ đặc lại và hạt chuyển từ chín sữa sang chín sáp và chín vàng rồi đến chín hoàn toàn.
Ở vùng nhiệt đới, thời điểm chín hoàn toàn khoảng 30 ngày sau khi trổ. Lúc đó ẩm độ trong hạt còn khoảng 20% hoặc ít hơn nếu thời tiết khô ráo và ẩm độ hạt có thể cao hơn đến 25% nếu gặp lúc trời mưa ẩm.
Nếu quá trình phân hoá đòng bị trở ngại thì bông lúa sẽ ít hạt, hạt nhỏ, nhiều hoa bị thoái hoá.
Nếu sự trổ bông, phơi màu, thụ phấn xảy ra trong điều kiện không thuận lợi thì có nhiều hạt lép. Trong thời kỳ ngậm sữa, nếu thời tiết xấu, lúa bị đổ ngã hay thiếu dinh dưỡng cây lúa sẽ sản sinh ra nhiều hạt lửng (hạt không no đầy).
Nutrient Management
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Tài
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)