CHUYEN DE CAY LUA
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Tài |
Ngày 23/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE CAY LUA thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chương 4
ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA
CÂY LÚA
4.1 Tính miên trạng của cây lúa
Định nghĩa:
Miên trạng hay hưu miên là trạng thái sống chậm của cây lúa sau khi thu hoạch một thời gian.
Nguyên nhân
Chủ yếu do vỏ trấu còn mới, dày, ít thấm nước và thấm khí.
Cũng có thể do phôi phát triển chưa đầy đủ hoặc có chất ngăn cản sự nảy mầm ở trong hạt.
Hiện tượng này thường gặp khi dùng hạt giống lúa mới gặt để gieo sạ.
Trong thời gian miên trạng hạt rất khó nảy mầm hoặc nảy mầm rất ít.
Có lợi: Hạn chế được số hạt lúa nảy mầm ngoài đồng khi chưa gặt.
Hạn chế: Trong điều kiện tăng vụ hiện nay sử dụng hạt giống mới gặt để gieo sạ cho kịp thời vụ miên trạng trở thành yếu tố giới hạn gây khó khăn trong sản suất.
Cách phá miên trạng:
Phơi nắng liên tục 4-7 ngày, xử lý bằng nước ấm 3 sôi + 2 lạnh (khoảng 52-530C) trong 15 phút, xong ngâm ủ bình thường.
Dùng axít nitric (HNO3) hay axít sulfuric (H2SO4) pha với nước sạch ở nồng độ 0,1 – 0,2 N, ngâm hạt giống trong 24 giờ với dụng cụ bằng sành sứ hay thủy tinh, nhựa, xong xả sạch bằng nước thường và ủ sau khi xử lý, tỉ lệ nảy mầm có thể đạt trên 90%
Sấy lúa ở nhiệt độ 52-530C trong 96 giờ
Trong nghiên cứu với lượng hạt giống ít: bóc vỏ trấu cẩn thận không làm hư mầm hạt cách này hạt dễ bị nấm mốc tấn công, tốn nhiều công sức.
5.2.1. Quang hợp:
- Quang hợp là hoạt động tổng hợp chất hữu cơ của cây xanh từ CO2 và nước (H2O) nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời.
- Chủ yếu xảy ra ở diệp lục
- Là quá trình hấp thụ và chuyển quang năng thành hóa năng tích trữ trong các phân tử carbohydrate.
ánh sáng
nCO2 + nH2O (CH2O)n + nO2
diệp lục
5.2. Quang hợp và hô hấp
Quang hợp gồm 3 bước sau đây:
Quá trình khuếch tán của khí CO2 đến lục lạp
Phản ứng sáng (pha sáng):
Ánh sáng
2H2O + 2ADP + 4NADP + 2Pi O2 + 2ATP + 4NADPH
Diệp lục
Phản ứng tối (pha tối)
CO2 + 2ATP + 4NADPH (CH2O)n + H2O + 2ADP + 4NADP + 2Pi
Trong quá trình quang hợp, từ CO2 chuyển thành carbohydrat phải thông qua 1 trong 2 quá trình sinh hóa : con đường C3 hoặc con đường C4.
Trong con đường C3, còn gọi là chu trình Calvin, sản phẩm đầu tiên của quang hợp có 3C là APG (axit 3 phosphoglyceric), sau đó 2 phân tử APG sẽ kết hợp để tạo thành 1 phân tử glucoza (C6H12O6).
Còn trong con đường C4, CO2 tham gia vào việc hình thành các hợp chất có 4C như: malat, aspactat, pyruvat, …
Những cây có quá trình quang hợp theo con đường C3 như lúa nước, lúa mì, đại mạch …
Những cây C4 như mía, ngô, cao lương, kê,…. Nói chung cây C4 có những thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và hình thành năng suất.
Khi cây quang hợp thì đồng thời cũng diễn ra quá trình hô hấp bình thường, gọi là hô hấp bóng tối. Khác với cây C4, ngoài hô hấp bóng tối, các cây C3 còn có quá trình hô hấp ánh sáng.
HH bóng tối diễn ra ở ty thể
HH ánh sáng lại được tiến hành trong peroxisomes không sản sinh phân tử ATP, không cung cấp khung carbon cho việc sinh tổng hợp cho cây
Vì là cây C3 nên lúa có điểm bù CO2 cao, có hiện tượng hô hấp ánh sáng và thiếu lục lạp trong bó mạch (Bảng 5.2)
Cường độ quang hợp thuần thay đổi theo:
• Vị trí
• Hướng lá
• Tình trạng dinh dưỡng
• Tình trạng nước
• Giai đoạn sinh trưởng của cây
Quang hợp mạnh hay yếu tùy thuộc vào:
• Cường độ ánh sáng
• Nồng độ CO2 trong không khí
• Điều kiện sinh lý, dinh dưỡng của cây
• Cấu tạo của quần thể ruộng lúa:
Mật độ, số lá, chỉ số diện tích lá LAI,…
Sự hấp thụ ánh sáng của quần thể ruộng lúa có thể được mô tả bằng định luật Beer như sau:
I
ln = - k F
I0
Trong đó:
I0 : Cường độ ánh sáng tới trên tán lá
I: Cường độ ánh sáng trong quần thể khi LAI=F
F: Tổng diện tích lá tích lũy trên đơn vị diện tích đất.
F=0 ở trên đỉnh tán lá và đạt giá trị tối đa ở mặt đất ( giá trị này được xem là LAI)
k = Hệ số hấp thu của lá (không đơn vị)
Quan hệ giữa cường độ ánh sáng và quang hợp
Quan hệ giữa nhiệt độ và quang hợp trong điều kiện chiếu sáng khác nhau
5.2.2 Hô hấp:
HH là quá trình oxid hóa, phân giải CHC để cung cấp năng lượng cho họat động sống của cây trồng: duy trì và phát triển.
(CH2O) + O2 CO2 + H2O + Q
Đây là quá trình sử dụng các chất hữu cơ tạo ra từ quang hợp để cung cấp năng lượng và các hợp chất hữu cơ cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp các chất trong cây.
Nhiệt độ càng cao, quang hợp và HH càng mạnh, vật chất sản sinh ra càng nhiều, cây sinh trưởng càng khỏe.
Gió nhẹ tạo điều kiện khuếch tán các chất khí trong ruộng lúa, giúp quá trình quang hợp và HH được thuận lợi hơn.
Ngược lại, nắng nhiều, nhiệt độ cao, ruộng thiếu nước, cây lúa HH mạnh, thoát hơi nước nhiều làm cây bị héo, sinh trưởng đình trệ.
HH được phân làm 2 loại:
- HH sinh trưởng
- HH duy trì.
Mac Cri (1970) đề nghị công thức HH như sau:
R = k * Pg + c * W
HH sinh trưởng HH duy trì
Trong đó:
R: HH tổng cộng của toàn cây trong 24 giờ
k: Hệ số HH sinh trưởng (# 0,25)
Pg:Quang hợp tổng số trong 12 giờ (ban ngày)
c: Hệ số HH duy trì (# 0,015)
W: Trọng lượng khô toàn cây
Khi cây lúa còn non HH sinh trưởng là chủ yếu
Khi cây lúa già HH duy trì chiếm ưu thế
HH sinh trưởng không khác nhau giữa các loài cây khác nhau
không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ
HH duy trì thay đổi theo loài cây
phụ thuộc nhiệt độ
HH duy trì diễn ra mạnh mẽ nhất trong cây, là quá trình chuyển hóa protein và quá trình vận chuyển chất tan để duy trì nồng độ ion trong tế bào cây.
Ngoài HH bóng tối, ở cây lúa còn có thể xảy ra HH ánh sáng.
HH ánh sáng không sản sinh ra một phân tử ATP nào cả và cũng không cung cấp bất cứ 1 khung Carbon nào cho việc sinh tổng hợp cho cây.
Do đó, HH ánh sáng là 1 điểm hạn chế và lá quá trình ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của những cây quang hợp theo con đường C3 như lúa
4.3 Dinh dưỡng khoáng của cây lúa
4.3.1 Sự thích ứng của cây lúa đối với đất ngập nước
Lúa nước là cây sinh trưởng và phát triển trong môi trường thường xuyên ngập nước.
Môi trường đó đã tạo ra sự đồng đều cho cây lúa sinh trưởng và hút chất dinh dưỡng, đồng thời cũng diễn ra hàng loạt quá trình khử oxy và gây nên sự cản trở trao đổi khí giữa đất và không khí bởi sự ngăn cách của một lớp nước bề mặt ruộng.
Chúng ta xem xét một số hiện tượng cơ bản sau đây:
a) Sự vận chuyển oxy trong đất ngập nước:
Rễ lúa sống trong môi trường yếm khí thiếu oxy, muốn sinh trưởng và phát triển bình thường hấp thu được các chất dinh dưỡng trong dung dịch đất để nuôi cây, rễ lúa cần phải có đủ oxy.
Vậy rễ lúa lấy oxy từ đâu?
Oxy xâm nhập qua các bộ phận thân, lá trên mặt đất và được chuyển xuống rễ dưới mặt đất.
Người ta nhận biết được sự vận chuyển oxy từ thân lá xuống rễ nhờ sử dụng oxy phóng xạ (O15 và O18 ). Khi ta chuyển oxy phóng xạ vào thân lá thì ta cũng thấy phân tử oxy đó chuyển xuống rễ.
Oxy được chuyển qua các khoảng không bào trong bẹ lá, thân và rễ cây lúa. Các khoảng không bào đó tạo nên 1 hệ thống vận chuyển trong cây lúa.
b) Các chất dễ tiêu trong đất ngập nước
* Các chất độc hại
* Các chất dễ tiêu
Sắt
Trong đất ngập nước Fe3+ bị khử thành Fe2+ , kết quả là Fe2+ trong dinh dưỡng đất tăng lên đến 300 ppm hoặc cao hơn nữa.
Mặc dù cây lúa lợi dụng được Fe2+ tăng lên nhưng cũng thường bị ngộ độc do liều lượng quá thừa ở trong đất.
Rối loạn sinh lý do ngộ độc sắt thường xảy ra trong đất chua, đất phèn và đất chứa nhiều chất hữu cơ.
* Các chất độc hại
Rễ lúa có 3 khả năng phản ứng lại với độc hại sắt, đó là:
Oxy hoá sắt trong vùng rễ, do đó giữ được nồng độ sắt trong môi trường thấp.
b) Loại trừ được sắt ở bề mặt lúa, do đó ngăn cản được sắt xâm nhập vào rễ.
c) Giữ sắt trong tế bào rễ do đó làm giảm sự chuyển hoá sắt từ rễ về thân lá.
H2S
Ở những chân ruộng trũng, lớp bùn dày, tích tụ nhiều chất hữu cơ, ruộng bón nhiều phân chuồng, ruộng chua; người ta phát hiện thấy số lượng H2S đáng kể trong dung dịch đất và quanh vùng rễ lúa.
Trong điều kiện yếm khí, nồng độ H2S tăng lên làm cho lúa bị ngộ độc. H2S đi vào rễ, chuyển lên thân lá gây trở ngại cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng, đặc biệt là cản trở sự vận chuyển hydrat carbon và đạm, lân từ gốc đến các bộ phận sinh trưởng, gây nên sự rối loạn cho quá trình sinh trưởng cây lúa.
* Các chất dễ tiêu
Đất lúa thường xuyên ngập nước, hàm lượng lân dễ tiêu tăng lên. Do đó việc bón lân cho lúa ngập nước không cấp thiết bằng bón phân cho lúa nương hoặc các cây trồng cạn khác.
Tuy nhiên bón lân có tầm quan trọng khi đất có khả năng giữ chặt lân cao, khi nhiệt độ thấp không thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây lúa và những vụ trong vụ trước bón lân ít hoặc không bón lân.
Đất có khả năng giữ chặt lân hơn là giữ đạm, do đó có thể bổ sung lân vào trong dung dịch đất, để cây hấp thu lân.
Trong đất ngập nước, amôn là dạng đạm chính cung cấp cho cây lúa. Do đó cây lúa thích ứng với đạm amôn hơn là đạm nitrat.
Người ta nhận thấy rằng cây lúa chịu đựng và sử dụng một cách có hiệu quả nồng độ đạm amôn tương đối cao hơn cây trồng cạn.
Sau khi ngập nước, không những nồng độ lân dễ tiêu trong dung dịch đất tăng lên, mà kali, sắt, mangan và silic cũng tăng lên rõ rệt.
4.3.2 Đặc điểm dinh dưỡng khoáng của cây lúa
a) Dinh dưỡng đạm
b) Dinh dưỡng lân
c) Dinh dưỡng kali
d) Các nguyên tố vi lượng
* Vai trò của đạm trong cây lúa
a) Dinh dưỡng đạm
Đạm đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng nói chung, đặc biệt đối với cây lúa, đạm giữ vị trí đặc biệt trong việc tăng năng suất.
Đạm là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rễ, thân, lá …
Người ta thấy trong các bộ phận non hàm lượng đạm nhiều hơn ở các bộ phận già.
* Sự hút đạm của cây lúa
Quan hệ giữa đạm và hệ số diện tích lá
Đạm làm tăng diện tích lá một cách rõ rệt.
Tuy nhiên hiệu suất quang hợp chỉ tăng theo lượng đạm bón cho lúa lúc diện tích lá còn thấp. Lúc hệ số diện tích lá đã cao, đạt trị số cực đại, thừa đạm vào lúc này sẽ giảm hiệu suất quang hợp.
Đạm có tác dụng mạnh trong thời gian đầu tăng trưởng của cây lúa, làm tăng nhanh hệ số diện tích lá, tăng nhanh số nhánh đẻ.
Thiếu đạm lúa trổ lúa sẽ trổ sớm hơn, thừa đạm lúa trổ muộn
Tác dụng sinh lý của đạm
Lúa là cây ưa NH4+ điển hình. Trong thời kỳ đầu sinh trưởng của cây lúa có khuynh hướng hút NH4+, lúa còn hút cả NO3-.
Ở ruộng khô lúa hút cả 2 dạng đạm: NH4+ và NO3-; còn trong ruộng nước thì lúa chuyển hút NH4+.
Đạm được chuyển từ rễ vào cơ thể cây lúa rồi từ đó kết hợp với axit hữu cơ do sự oxy hoá của đường và tinh bột (sản phẩm của quang hợp) tạo thành axit amin tổng hợp nên prôtit.
Bón cân đối đạm cho cây lúa không những trực tiếp làm tăng tác dụng quang hợp mà còn xúc tiến mạnh sự đẻ nhánh và tăng diện tích lá.
Hình 4.1: Chu trình đạm trong đất ngập nước
Sự hút đạm của cây lúa qua các thời kỳ sinh trưởng
- Cây lúa hút đạm cao nhất vào 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ đẻ nhánh
+ Thời kỳ làm đòng
- Lúa hút đạm cao nhất ở thời kỳ nào thì cũng đồng thời hút lân và kali cao nhất ở thời kỳ đó.
Đối với những giống lúa sớm ngắn ngày, sự hút đạm hình như xảy ra liên tục từ lúc bắt đầu đẻ nhánh đến trổ bông.
Còn ở các giống lúa muộn dài ngày thì 2 đỉnh đó có khoảng cách xa nhau từ 30-40 ngày.
* Sự thiếu đạm, thừa đạm và hiện tượng lốp đổ non của cây lúa
Thiếu đạm
Lúa là cây mẫn cảm với phân đạm, bón đạm không đủ cây lúa sẽ thiếu đạm và dẫn đến các hiện tượng sau: cây thấp, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm lượng diệp lục giảm, lúa đầu lá có màu vàng nhạt ở đầu ngọn lá rồi dần dần cả phiến lá biến thành màu vàng.
Thiếu đạm màng tế bào dày lên và bị cứng.
Thiếu đạm số bông và hạt ít năng suất bị giảm.
Thừa đạm
Hút nhiều đạm quá làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng, nhánh đẻ vô hiệu nhiều, lúa trổ muộn, cây cao vóng, dẫn đến hiện tượng lốp, đổ non, đó là do gluxit được dùng nhiều vào quá trình tổng hợp prôtít, sự hình thành cenlulose và lignin giảm làm cho màng tế bào mỏng đi, tổ chức cơ giới trong thân lá phát triển kém.
Lốp và đổ non
Nguyên nhân trực tiếp gây nên lúa lốp và đổ non là do bón quá nhiều đạm, bón không cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng khác như lân, kali …
Có 3 nguyên nhân gây nên hiện tượng lúa lốp và đổ non:
+ Do đặc tính giống kém chịu phân đạm
+ Do các điều kiện ngoại cảnh như thiếu ánh sáng, mưa nhiều, gió mạnh và đất quá tốt.
+ Do kỹ thuật canh tác như mật độ gieo cấy, bón phân và tưới tiêu không hợp lý.
Lúa lốp là do sinh trưởng quá mạnh, lá nhiều, thân cao và yếu, do đó sức chống đỡ của các đốt bên dưới không chịu nổi sức nặng của các bộ phận trên dẫn đến hiện tượng lúa đổ non vào trước hoặc sau lúc trỗ.
Biện pháp phòng lốp đổ:
Một số biện pháp cơ bản sau đây:
+ Chọn giống chịu phân và chống đổ
+ Bón phân đạm hợp lý
b) Dinh dưỡng lân
Lân có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành diệp lục, protit và sự di chuyển tinh bột.
Lân được cây hút dưới dạng H2PO4- và HPO42- .
Cây lúa hút lân mạnh hơn so với các loại cây trồng cạn.
Cùng với đạm, lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng số nhánh đẻ, đồng thời cũng làm cho lúa trỗ bông và chín sớm hơn.
* Sự hút lân qua các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.
Cây lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng.
Actiomenko (1958) cho rằng hàm lượng lân cao nhất ở thời kỳ mạ rồi giảm dần, đến thời kỳ đẻ nhánh lại tăng lên rồi đạt đỉnh cao thứ hai vào giữa thời kỳ làm đòng và sau đó giảm xuống.
* Sự thiếu lân.
Lúa thiếu lân, lá có màu xanh đậm, bản lá nhỏ, hẹp, lá dài ra và mềm yếu, rìa mép lá có màu vàng tía.
Thiếu lân làm cho lúa đẻ ít, thời kỳ trổ bông và chín đều chậm lại và kéo dài. Do trổ bông muộn nên hạt lép nhiều độ dinh dưỡng hạt gạo thấp. Thiếu lân ở thời kỳ làm đòng thì giảm năng suất một cách rõ rệt.
c) Dinh dưỡng kali
* Vai trò của kali trong cây lúa
Kali được cây hút dưới dạng K+, nhưng đến nay vẫn chưa rõ hình thái hoà hợp của nó trong cây.
Kali được cây lúa hút nhiều như đạm, nhưng lúa hút thừa kali không hại bằng hút thừa đạm.
Vai trò của kali là xúc tiến sự di chuyển các chất đồng hoá và gluxit trong cây. Vì vậy nếu lúa thiếu kali thì hàm lượng tinh bột trong hạt giảm, hàm lượng đạm sẽ tăng.
* Sự hút kali qua các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa
Cây lúa hút kali nhiều ở thời kỳ đầu tăng trưởng. Trong thời kỳ lúa làm đòng, nếu thời tiết xấu, cần phải bón kali bổ sung để lúa làm đòng thuận lợi.
Ở những ruộng có năng suất cao thì tỉ lệ đạm ở thời kỳ mạ cao, còn kali thì ngược lại có tỷ lệ cao nhất ở thời kỳ lúa làm đòng.
* Tác lại thiếu kali đối với cây lúa
Lúa thiếu kali không ảnh hưởng đến đẻ nhánh mấy, nhưng cây lúa lùn, thấp, lá hẹp, màu xanh tối, hàm lượng diệp lục giảm, lá mềm yếu và rũ xuống.
Thiếu kali, mặt phiến lá của những lá phía dưới có những đốm màu đỏ nâu; lá khô dần từ dưới lên một cách nhanh chóng. Vì vậy thiếu kali thì số lá xanh còn lại trên cây ít đi.
Lúa thiếu kali ở thời kỳ làm đòng sẽ làm cho các gié bông thoái hoá nhiều, số hạt ít, trọng lượng hạt giảm, hạt xanh, hạt lép và hạt bạc bụng nhiều, phẩm chất gạo bị giảm sút.
d) Các nguyên tố vi lượng
Lưu huỳnh
Cây lúa thiếu lưu huỳnh thì toàn bộ các lá chuyển màu vàng, cây còi, đẻ nhánh kém.
Trồng lúa trong dung dịch dinh dưỡng thiếu lưu huỳnh người ta còn thấy hiện tượng rễ lúa kéo dài.
Kẽm
Triệu chứng thiếu kẽm thay đổi qua các thời kỳ sinh trưởng và tùy thuộc vào giống lúa khác nhau.
Tuy nhiên biểu hiện chung là: gân lá đổi màu; đặc biệt là ở phần bẹ lá. Các đốm gỉ màu nâu phát triển nối lại với nhau và xuất hiện hầu hết ở các lá dưới, cây còi cọc.
Nếu thiếu nghiêm trọng các lá dưới bị khô đi và cây có thể chết.
Thiếu kẽm còn làm cho cây lúa sinh trưởng kéo dài.
Đồng có tác dụng điều hòa hoạt tính của các enzym trong cây lúa. Thiếu đồng làm tăng số lượng hạt giống bất dục, tăng tỉ lệ hạt lép, giảm trọng lượng 1000 hạt.
Đồng
Silic (Si)
Silic có vai trò quan trọng trong cây. Người ta nhận thấy rằng Silic làm tăng bề dày của vách tế bào, giúp cây lúa cứng cáp, chóng đổ ngã, kháng sự xâm nhập của mầm bệnh và sự tấn công của côn trùng, làm lá thẳng đứng, nhiều bông, giảm thoát hơi nước giúp cây chịu hạn khỏe hơn. Silic cũng ngăn cản sự hấp thu Fe và Mn quá mức.
* Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
Nhu cầu về số lượng: Để tạo được 1 tạ thóc cần 2 kg N; 0,7- 0,9 kg P2O5 ; 3,2 kg K2O và 2kg Si. Vì vậy, để đạt năng suất hạt 6-7 tấn/ ha/ vụ cần bón cho lúa số lượng phân bón như sau:
8-10 tấn phân chuồng,
100 -120 kg N/ ha,
100 -120 kg P2O5/ ha và
30 -60 kg K2O/ ha.
Ở đất phù sa sông Hồng, sông Cửu Long, kali chưa phải là yếu tố hạn chế năng suất. Đất phèn nặng, cần tăng phân lân lên 90 - 150 kg P2O5/ ha (Mai Văn Quyền, 1995).
* Nguyên tắc bón phân:
Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:
- Đúng liều lượng
- Đúng chủng loại
- Đúng thời điểm
- Đúng kỹ thuật
Những căn cứ để quyết định bón phân cho lúa:
- Giai đoạn sinh trưởng của cây lúa - Thời tiết, khí hậu
- Đặc tính của đất - Lượng và loại phân bón
- Giống - Biện pháp canh tác
Bảng so màu bón phân đạm cho lúa
Thang so màu lá lúa chuẩn mới của IRRI có 4 ô, đánh số 2; 3; 4; 5. Thang màu giữa trị số 3 và 4 tương đương 3,5 là đạt trị số chuẩn. Màu lá lúa ở mức này là đủ đạm. Thang màu dưới 3,5 (lúa cấy), dưới 3 (lúa sạ) cần bón bổ sung phân có đạm
Liều lượng bón:
Bón đủ mức phân cần cho cây trồng để đạt được năng suất cao và có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào trình độ thâm canh và khả năng đầu tư mà mức phân bón cũng phải thay đổi cho phù hợp.
Chủng loại và thời điểm bón:
Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có nhu cầu khác nhau về phân bón. Ruộng lúa ở giai đoạn đẻ nhánh cần nhiều phân đạm, nhưng bón đạm sau lúc lúa trỗ dễ làm bệnh khô vằn và bệnh bạc lá phát triển mạnh.
Giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (<120 ngày): bón tập trung, lót sâu là chính.
Giống lúa thâm canh cao (lúa lai): Bón lót sâu, bón thúc sớm.
Bón thúc cho lúa nhằm vào 2 thời kỳ chính: đẻ nhánh và làm đòng. Thời kỳ lúa làm đòng có thể bón thúc vào 1 hay 2 đợt ( bón đón đòng hoặc nuôi đòng).
Vai trò một số loại dinh dưỡng chính
* Dinh dưỡng đạm (Ký hiệu là N).
Đạm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, thiếu đạm cây phát triển thân lá kém, lá chuyển màu xanh vàng, cây thấp, bông ngắn, lép nhiều. nếu bón quá nhiều đạm, bón không cân đối với lân và kali hoặc bón không đúng kỹ thuật dễ dẫn đến lốp đổ, hạt lép nhiều, sâu bệnh phá hại nặng.
* Dinh dưỡng lân (Ký hiệu là P).
Ngoài hàm lượng lân, phân lân còn có vôi và một số khoáng chất khác. Lân kích thích cây ra rễ mạnh, hình thành nhiều nốt sần, hạt chắc.
Một số loại phân lân còn có tác dụng cải tạo đất chua như phân lân nung chảy Văn Điển...
* Dinh dưỡng Ka li (ký hiệu là K).
Kali có tác dụng làm cứng cây, quang hợp tốt, bông to, chắc hạt, chống rét, hạn chế sâu bệnh. Kali dễ hoà tan, phân huỷ nhanh. Không nên bón kali khi lá lúa còn ướt sẽ làm khô táp lá.
* Dinh dưỡng hỗn hợp NPK
Có đầy đủ các thành phần Đạm, Lân, Kali.
Để tránh bị phân lân và phân NPK chất lượng kém, chỉ mua phân bón của cơ sở sản xuất phân có uy tín như: phân lân và phân NPK Văn Điển; phân lân và phân NPK Lâm Thao.
* Dinh dưỡng vi lượng
Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây. Chỉ sử dụng khi thấy cần thiết.
Một số phân hữu cơ và vô cơ chính
* Phân hữu cơ
Là các chất thải hưu cơ động vật, thực vật, rơm rạ và chất độn . Bằng các phương thức chế biến khác nhau, phân hữu cơ được Nông dân sử dụng làm phân bón cho cây trồng.
- Các chất thải hữu cơ gồm: từ trâu, bò, ngựa, lợn và gia cầm các loại.
- Chất độn và phụ gia: có nguồn gốc từ thực vật như Rơm, rạ, vỏ trấu, thân ngô và cỏ các loại. Vôi bột khoảng 100 kg.
- Cách chế biến:
+ Thu gom các chất thải hữu cơ.
+ Đổ phân thành lớp, mỗi lớp phân dày 40- 60cm và giữa các lớp phân là vôi bột.
+ Kích thước đống phân: dài 3- 4m, rộng 2- 3m, cao 1,5- 2,5m.
+ Dùng bùn ao hoặc đất thịt để trát kín đống phân
+ Thời gian ủ: 3- 5 tháng hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng.
* Phân vô cơ
Phân Đạm: - Urê (NH2 )2 CO, hàm lượng đạm 46%.
- Đạm NitratAmôn NH4NO3 , hàm lượng đạm 35%.
- Đạm Amônsunfat ( NH4 )2 SO4 , hàm lượng đạm 20%.
Phân Kali: KaliClorua, hàm lượng Kali 51- 60%
Phân Lân: SupeLân Ca( H2PO4 )2 , hàm lượng Lân 18%.
Phân tổng hợp
Phân hỗn hợp NPK
Có đầy đủ các thành phần Đạm , Lân, Kali (Khi bón xem kỹ hướng dân trên bao bì)
Kỹ thuật bón phân cho lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Đất phù sa sông Tiền và sông Hậu
* Sử dụng phân bón NPK riêng rẽ:( NPK: 100,60,60)
* Sử dụng phân bón NPK tổng hợp
b. Đất phèn và mặn
Áp dụng tỷ lệ nêu trên, song cần tăng lượng phân Lân từ 100 lên 150 kg P2O5 / ha, tương ứng 500- 750 kg Lânsupe/ha, hoặc 200- 300 kg/ha Lân hạt đầu Trâu, hoặc 150- 200kg/ha Lân IndoGuano( Lân thiên nhiên, 22% Lân, 19% Canxi và nguyên tố trung, vi lượng khác).
Phương pháp bón phân theo bảng so màu lá lúa
1. Bảng so màu lá lúa
Được chế tạo theo công nghệ của Nhật Bản nhằm xác định màu sắc lá lúa để dự đoán tình trạng dinh dưỡng Đạm ở cây. Bảng có 6 khung màu từ xanh vàng nhạt đến xanh đậm.
2. Cách sử dụng
+Xác định tình trạng dinh dưỡng ở cây:
Đưa lá luá vào khung, đồng thời di chuyển cho tới khi trùng với màu trong khung là được. Màu lá trùng với màu khung thứ nhất, hai, hoặc ba... thì được ghi nhận tình trạng đạm trong cây ở số đó.
+ Chọn lá trên cùng đã phát triển đầy đủ để so màu :
Đo khoảng 20 lá của các khóm lúa khác nhau để lấy số trung bình. Số trung bình này thể hiện tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây của ruộng lúa. Cứ 7 ngày đo một lần, tính từ ngày thứ 14 sau khi gieo hoặc cấy để xác định chính xác thời điểm cần thúc đạm.
Thời kỳ bón thúc đạm:
Bón thúc đạm thích hợp nhất khi lá lúa có màu sắc như ở khung chuẩn (số 3- 5) tuỳ theo giống lúa. Thí dụ, Giống lúa ngắn ngày cao sản ở ĐBSCL có khung số 4 là chuẩn. Khi lá lúa có màu tương tự như khung số 4, có nghĩa lúa thiếu đạm. Vì vậy, cần thúc đạm ngay cho lúa.
ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA
CÂY LÚA
4.1 Tính miên trạng của cây lúa
Định nghĩa:
Miên trạng hay hưu miên là trạng thái sống chậm của cây lúa sau khi thu hoạch một thời gian.
Nguyên nhân
Chủ yếu do vỏ trấu còn mới, dày, ít thấm nước và thấm khí.
Cũng có thể do phôi phát triển chưa đầy đủ hoặc có chất ngăn cản sự nảy mầm ở trong hạt.
Hiện tượng này thường gặp khi dùng hạt giống lúa mới gặt để gieo sạ.
Trong thời gian miên trạng hạt rất khó nảy mầm hoặc nảy mầm rất ít.
Có lợi: Hạn chế được số hạt lúa nảy mầm ngoài đồng khi chưa gặt.
Hạn chế: Trong điều kiện tăng vụ hiện nay sử dụng hạt giống mới gặt để gieo sạ cho kịp thời vụ miên trạng trở thành yếu tố giới hạn gây khó khăn trong sản suất.
Cách phá miên trạng:
Phơi nắng liên tục 4-7 ngày, xử lý bằng nước ấm 3 sôi + 2 lạnh (khoảng 52-530C) trong 15 phút, xong ngâm ủ bình thường.
Dùng axít nitric (HNO3) hay axít sulfuric (H2SO4) pha với nước sạch ở nồng độ 0,1 – 0,2 N, ngâm hạt giống trong 24 giờ với dụng cụ bằng sành sứ hay thủy tinh, nhựa, xong xả sạch bằng nước thường và ủ sau khi xử lý, tỉ lệ nảy mầm có thể đạt trên 90%
Sấy lúa ở nhiệt độ 52-530C trong 96 giờ
Trong nghiên cứu với lượng hạt giống ít: bóc vỏ trấu cẩn thận không làm hư mầm hạt cách này hạt dễ bị nấm mốc tấn công, tốn nhiều công sức.
5.2.1. Quang hợp:
- Quang hợp là hoạt động tổng hợp chất hữu cơ của cây xanh từ CO2 và nước (H2O) nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời.
- Chủ yếu xảy ra ở diệp lục
- Là quá trình hấp thụ và chuyển quang năng thành hóa năng tích trữ trong các phân tử carbohydrate.
ánh sáng
nCO2 + nH2O (CH2O)n + nO2
diệp lục
5.2. Quang hợp và hô hấp
Quang hợp gồm 3 bước sau đây:
Quá trình khuếch tán của khí CO2 đến lục lạp
Phản ứng sáng (pha sáng):
Ánh sáng
2H2O + 2ADP + 4NADP + 2Pi O2 + 2ATP + 4NADPH
Diệp lục
Phản ứng tối (pha tối)
CO2 + 2ATP + 4NADPH (CH2O)n + H2O + 2ADP + 4NADP + 2Pi
Trong quá trình quang hợp, từ CO2 chuyển thành carbohydrat phải thông qua 1 trong 2 quá trình sinh hóa : con đường C3 hoặc con đường C4.
Trong con đường C3, còn gọi là chu trình Calvin, sản phẩm đầu tiên của quang hợp có 3C là APG (axit 3 phosphoglyceric), sau đó 2 phân tử APG sẽ kết hợp để tạo thành 1 phân tử glucoza (C6H12O6).
Còn trong con đường C4, CO2 tham gia vào việc hình thành các hợp chất có 4C như: malat, aspactat, pyruvat, …
Những cây có quá trình quang hợp theo con đường C3 như lúa nước, lúa mì, đại mạch …
Những cây C4 như mía, ngô, cao lương, kê,…. Nói chung cây C4 có những thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và hình thành năng suất.
Khi cây quang hợp thì đồng thời cũng diễn ra quá trình hô hấp bình thường, gọi là hô hấp bóng tối. Khác với cây C4, ngoài hô hấp bóng tối, các cây C3 còn có quá trình hô hấp ánh sáng.
HH bóng tối diễn ra ở ty thể
HH ánh sáng lại được tiến hành trong peroxisomes không sản sinh phân tử ATP, không cung cấp khung carbon cho việc sinh tổng hợp cho cây
Vì là cây C3 nên lúa có điểm bù CO2 cao, có hiện tượng hô hấp ánh sáng và thiếu lục lạp trong bó mạch (Bảng 5.2)
Cường độ quang hợp thuần thay đổi theo:
• Vị trí
• Hướng lá
• Tình trạng dinh dưỡng
• Tình trạng nước
• Giai đoạn sinh trưởng của cây
Quang hợp mạnh hay yếu tùy thuộc vào:
• Cường độ ánh sáng
• Nồng độ CO2 trong không khí
• Điều kiện sinh lý, dinh dưỡng của cây
• Cấu tạo của quần thể ruộng lúa:
Mật độ, số lá, chỉ số diện tích lá LAI,…
Sự hấp thụ ánh sáng của quần thể ruộng lúa có thể được mô tả bằng định luật Beer như sau:
I
ln = - k F
I0
Trong đó:
I0 : Cường độ ánh sáng tới trên tán lá
I: Cường độ ánh sáng trong quần thể khi LAI=F
F: Tổng diện tích lá tích lũy trên đơn vị diện tích đất.
F=0 ở trên đỉnh tán lá và đạt giá trị tối đa ở mặt đất ( giá trị này được xem là LAI)
k = Hệ số hấp thu của lá (không đơn vị)
Quan hệ giữa cường độ ánh sáng và quang hợp
Quan hệ giữa nhiệt độ và quang hợp trong điều kiện chiếu sáng khác nhau
5.2.2 Hô hấp:
HH là quá trình oxid hóa, phân giải CHC để cung cấp năng lượng cho họat động sống của cây trồng: duy trì và phát triển.
(CH2O) + O2 CO2 + H2O + Q
Đây là quá trình sử dụng các chất hữu cơ tạo ra từ quang hợp để cung cấp năng lượng và các hợp chất hữu cơ cần thiết cho quá trình sinh tổng hợp các chất trong cây.
Nhiệt độ càng cao, quang hợp và HH càng mạnh, vật chất sản sinh ra càng nhiều, cây sinh trưởng càng khỏe.
Gió nhẹ tạo điều kiện khuếch tán các chất khí trong ruộng lúa, giúp quá trình quang hợp và HH được thuận lợi hơn.
Ngược lại, nắng nhiều, nhiệt độ cao, ruộng thiếu nước, cây lúa HH mạnh, thoát hơi nước nhiều làm cây bị héo, sinh trưởng đình trệ.
HH được phân làm 2 loại:
- HH sinh trưởng
- HH duy trì.
Mac Cri (1970) đề nghị công thức HH như sau:
R = k * Pg + c * W
HH sinh trưởng HH duy trì
Trong đó:
R: HH tổng cộng của toàn cây trong 24 giờ
k: Hệ số HH sinh trưởng (# 0,25)
Pg:Quang hợp tổng số trong 12 giờ (ban ngày)
c: Hệ số HH duy trì (# 0,015)
W: Trọng lượng khô toàn cây
Khi cây lúa còn non HH sinh trưởng là chủ yếu
Khi cây lúa già HH duy trì chiếm ưu thế
HH sinh trưởng không khác nhau giữa các loài cây khác nhau
không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ
HH duy trì thay đổi theo loài cây
phụ thuộc nhiệt độ
HH duy trì diễn ra mạnh mẽ nhất trong cây, là quá trình chuyển hóa protein và quá trình vận chuyển chất tan để duy trì nồng độ ion trong tế bào cây.
Ngoài HH bóng tối, ở cây lúa còn có thể xảy ra HH ánh sáng.
HH ánh sáng không sản sinh ra một phân tử ATP nào cả và cũng không cung cấp bất cứ 1 khung Carbon nào cho việc sinh tổng hợp cho cây.
Do đó, HH ánh sáng là 1 điểm hạn chế và lá quá trình ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của những cây quang hợp theo con đường C3 như lúa
4.3 Dinh dưỡng khoáng của cây lúa
4.3.1 Sự thích ứng của cây lúa đối với đất ngập nước
Lúa nước là cây sinh trưởng và phát triển trong môi trường thường xuyên ngập nước.
Môi trường đó đã tạo ra sự đồng đều cho cây lúa sinh trưởng và hút chất dinh dưỡng, đồng thời cũng diễn ra hàng loạt quá trình khử oxy và gây nên sự cản trở trao đổi khí giữa đất và không khí bởi sự ngăn cách của một lớp nước bề mặt ruộng.
Chúng ta xem xét một số hiện tượng cơ bản sau đây:
a) Sự vận chuyển oxy trong đất ngập nước:
Rễ lúa sống trong môi trường yếm khí thiếu oxy, muốn sinh trưởng và phát triển bình thường hấp thu được các chất dinh dưỡng trong dung dịch đất để nuôi cây, rễ lúa cần phải có đủ oxy.
Vậy rễ lúa lấy oxy từ đâu?
Oxy xâm nhập qua các bộ phận thân, lá trên mặt đất và được chuyển xuống rễ dưới mặt đất.
Người ta nhận biết được sự vận chuyển oxy từ thân lá xuống rễ nhờ sử dụng oxy phóng xạ (O15 và O18 ). Khi ta chuyển oxy phóng xạ vào thân lá thì ta cũng thấy phân tử oxy đó chuyển xuống rễ.
Oxy được chuyển qua các khoảng không bào trong bẹ lá, thân và rễ cây lúa. Các khoảng không bào đó tạo nên 1 hệ thống vận chuyển trong cây lúa.
b) Các chất dễ tiêu trong đất ngập nước
* Các chất độc hại
* Các chất dễ tiêu
Sắt
Trong đất ngập nước Fe3+ bị khử thành Fe2+ , kết quả là Fe2+ trong dinh dưỡng đất tăng lên đến 300 ppm hoặc cao hơn nữa.
Mặc dù cây lúa lợi dụng được Fe2+ tăng lên nhưng cũng thường bị ngộ độc do liều lượng quá thừa ở trong đất.
Rối loạn sinh lý do ngộ độc sắt thường xảy ra trong đất chua, đất phèn và đất chứa nhiều chất hữu cơ.
* Các chất độc hại
Rễ lúa có 3 khả năng phản ứng lại với độc hại sắt, đó là:
Oxy hoá sắt trong vùng rễ, do đó giữ được nồng độ sắt trong môi trường thấp.
b) Loại trừ được sắt ở bề mặt lúa, do đó ngăn cản được sắt xâm nhập vào rễ.
c) Giữ sắt trong tế bào rễ do đó làm giảm sự chuyển hoá sắt từ rễ về thân lá.
H2S
Ở những chân ruộng trũng, lớp bùn dày, tích tụ nhiều chất hữu cơ, ruộng bón nhiều phân chuồng, ruộng chua; người ta phát hiện thấy số lượng H2S đáng kể trong dung dịch đất và quanh vùng rễ lúa.
Trong điều kiện yếm khí, nồng độ H2S tăng lên làm cho lúa bị ngộ độc. H2S đi vào rễ, chuyển lên thân lá gây trở ngại cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng, đặc biệt là cản trở sự vận chuyển hydrat carbon và đạm, lân từ gốc đến các bộ phận sinh trưởng, gây nên sự rối loạn cho quá trình sinh trưởng cây lúa.
* Các chất dễ tiêu
Đất lúa thường xuyên ngập nước, hàm lượng lân dễ tiêu tăng lên. Do đó việc bón lân cho lúa ngập nước không cấp thiết bằng bón phân cho lúa nương hoặc các cây trồng cạn khác.
Tuy nhiên bón lân có tầm quan trọng khi đất có khả năng giữ chặt lân cao, khi nhiệt độ thấp không thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây lúa và những vụ trong vụ trước bón lân ít hoặc không bón lân.
Đất có khả năng giữ chặt lân hơn là giữ đạm, do đó có thể bổ sung lân vào trong dung dịch đất, để cây hấp thu lân.
Trong đất ngập nước, amôn là dạng đạm chính cung cấp cho cây lúa. Do đó cây lúa thích ứng với đạm amôn hơn là đạm nitrat.
Người ta nhận thấy rằng cây lúa chịu đựng và sử dụng một cách có hiệu quả nồng độ đạm amôn tương đối cao hơn cây trồng cạn.
Sau khi ngập nước, không những nồng độ lân dễ tiêu trong dung dịch đất tăng lên, mà kali, sắt, mangan và silic cũng tăng lên rõ rệt.
4.3.2 Đặc điểm dinh dưỡng khoáng của cây lúa
a) Dinh dưỡng đạm
b) Dinh dưỡng lân
c) Dinh dưỡng kali
d) Các nguyên tố vi lượng
* Vai trò của đạm trong cây lúa
a) Dinh dưỡng đạm
Đạm đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng nói chung, đặc biệt đối với cây lúa, đạm giữ vị trí đặc biệt trong việc tăng năng suất.
Đạm là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rễ, thân, lá …
Người ta thấy trong các bộ phận non hàm lượng đạm nhiều hơn ở các bộ phận già.
* Sự hút đạm của cây lúa
Quan hệ giữa đạm và hệ số diện tích lá
Đạm làm tăng diện tích lá một cách rõ rệt.
Tuy nhiên hiệu suất quang hợp chỉ tăng theo lượng đạm bón cho lúa lúc diện tích lá còn thấp. Lúc hệ số diện tích lá đã cao, đạt trị số cực đại, thừa đạm vào lúc này sẽ giảm hiệu suất quang hợp.
Đạm có tác dụng mạnh trong thời gian đầu tăng trưởng của cây lúa, làm tăng nhanh hệ số diện tích lá, tăng nhanh số nhánh đẻ.
Thiếu đạm lúa trổ lúa sẽ trổ sớm hơn, thừa đạm lúa trổ muộn
Tác dụng sinh lý của đạm
Lúa là cây ưa NH4+ điển hình. Trong thời kỳ đầu sinh trưởng của cây lúa có khuynh hướng hút NH4+, lúa còn hút cả NO3-.
Ở ruộng khô lúa hút cả 2 dạng đạm: NH4+ và NO3-; còn trong ruộng nước thì lúa chuyển hút NH4+.
Đạm được chuyển từ rễ vào cơ thể cây lúa rồi từ đó kết hợp với axit hữu cơ do sự oxy hoá của đường và tinh bột (sản phẩm của quang hợp) tạo thành axit amin tổng hợp nên prôtit.
Bón cân đối đạm cho cây lúa không những trực tiếp làm tăng tác dụng quang hợp mà còn xúc tiến mạnh sự đẻ nhánh và tăng diện tích lá.
Hình 4.1: Chu trình đạm trong đất ngập nước
Sự hút đạm của cây lúa qua các thời kỳ sinh trưởng
- Cây lúa hút đạm cao nhất vào 2 thời kỳ:
+ Thời kỳ đẻ nhánh
+ Thời kỳ làm đòng
- Lúa hút đạm cao nhất ở thời kỳ nào thì cũng đồng thời hút lân và kali cao nhất ở thời kỳ đó.
Đối với những giống lúa sớm ngắn ngày, sự hút đạm hình như xảy ra liên tục từ lúc bắt đầu đẻ nhánh đến trổ bông.
Còn ở các giống lúa muộn dài ngày thì 2 đỉnh đó có khoảng cách xa nhau từ 30-40 ngày.
* Sự thiếu đạm, thừa đạm và hiện tượng lốp đổ non của cây lúa
Thiếu đạm
Lúa là cây mẫn cảm với phân đạm, bón đạm không đủ cây lúa sẽ thiếu đạm và dẫn đến các hiện tượng sau: cây thấp, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm lượng diệp lục giảm, lúa đầu lá có màu vàng nhạt ở đầu ngọn lá rồi dần dần cả phiến lá biến thành màu vàng.
Thiếu đạm màng tế bào dày lên và bị cứng.
Thiếu đạm số bông và hạt ít năng suất bị giảm.
Thừa đạm
Hút nhiều đạm quá làm cho lá to, dài, phiến lá mỏng, nhánh đẻ vô hiệu nhiều, lúa trổ muộn, cây cao vóng, dẫn đến hiện tượng lốp, đổ non, đó là do gluxit được dùng nhiều vào quá trình tổng hợp prôtít, sự hình thành cenlulose và lignin giảm làm cho màng tế bào mỏng đi, tổ chức cơ giới trong thân lá phát triển kém.
Lốp và đổ non
Nguyên nhân trực tiếp gây nên lúa lốp và đổ non là do bón quá nhiều đạm, bón không cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng khác như lân, kali …
Có 3 nguyên nhân gây nên hiện tượng lúa lốp và đổ non:
+ Do đặc tính giống kém chịu phân đạm
+ Do các điều kiện ngoại cảnh như thiếu ánh sáng, mưa nhiều, gió mạnh và đất quá tốt.
+ Do kỹ thuật canh tác như mật độ gieo cấy, bón phân và tưới tiêu không hợp lý.
Lúa lốp là do sinh trưởng quá mạnh, lá nhiều, thân cao và yếu, do đó sức chống đỡ của các đốt bên dưới không chịu nổi sức nặng của các bộ phận trên dẫn đến hiện tượng lúa đổ non vào trước hoặc sau lúc trỗ.
Biện pháp phòng lốp đổ:
Một số biện pháp cơ bản sau đây:
+ Chọn giống chịu phân và chống đổ
+ Bón phân đạm hợp lý
b) Dinh dưỡng lân
Lân có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành diệp lục, protit và sự di chuyển tinh bột.
Lân được cây hút dưới dạng H2PO4- và HPO42- .
Cây lúa hút lân mạnh hơn so với các loại cây trồng cạn.
Cùng với đạm, lân xúc tiến sự phát triển của bộ rễ và tăng số nhánh đẻ, đồng thời cũng làm cho lúa trỗ bông và chín sớm hơn.
* Sự hút lân qua các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa.
Cây lúa hút lân mạnh nhất vào thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng.
Actiomenko (1958) cho rằng hàm lượng lân cao nhất ở thời kỳ mạ rồi giảm dần, đến thời kỳ đẻ nhánh lại tăng lên rồi đạt đỉnh cao thứ hai vào giữa thời kỳ làm đòng và sau đó giảm xuống.
* Sự thiếu lân.
Lúa thiếu lân, lá có màu xanh đậm, bản lá nhỏ, hẹp, lá dài ra và mềm yếu, rìa mép lá có màu vàng tía.
Thiếu lân làm cho lúa đẻ ít, thời kỳ trổ bông và chín đều chậm lại và kéo dài. Do trổ bông muộn nên hạt lép nhiều độ dinh dưỡng hạt gạo thấp. Thiếu lân ở thời kỳ làm đòng thì giảm năng suất một cách rõ rệt.
c) Dinh dưỡng kali
* Vai trò của kali trong cây lúa
Kali được cây hút dưới dạng K+, nhưng đến nay vẫn chưa rõ hình thái hoà hợp của nó trong cây.
Kali được cây lúa hút nhiều như đạm, nhưng lúa hút thừa kali không hại bằng hút thừa đạm.
Vai trò của kali là xúc tiến sự di chuyển các chất đồng hoá và gluxit trong cây. Vì vậy nếu lúa thiếu kali thì hàm lượng tinh bột trong hạt giảm, hàm lượng đạm sẽ tăng.
* Sự hút kali qua các thời kỳ sinh trưởng của cây lúa
Cây lúa hút kali nhiều ở thời kỳ đầu tăng trưởng. Trong thời kỳ lúa làm đòng, nếu thời tiết xấu, cần phải bón kali bổ sung để lúa làm đòng thuận lợi.
Ở những ruộng có năng suất cao thì tỉ lệ đạm ở thời kỳ mạ cao, còn kali thì ngược lại có tỷ lệ cao nhất ở thời kỳ lúa làm đòng.
* Tác lại thiếu kali đối với cây lúa
Lúa thiếu kali không ảnh hưởng đến đẻ nhánh mấy, nhưng cây lúa lùn, thấp, lá hẹp, màu xanh tối, hàm lượng diệp lục giảm, lá mềm yếu và rũ xuống.
Thiếu kali, mặt phiến lá của những lá phía dưới có những đốm màu đỏ nâu; lá khô dần từ dưới lên một cách nhanh chóng. Vì vậy thiếu kali thì số lá xanh còn lại trên cây ít đi.
Lúa thiếu kali ở thời kỳ làm đòng sẽ làm cho các gié bông thoái hoá nhiều, số hạt ít, trọng lượng hạt giảm, hạt xanh, hạt lép và hạt bạc bụng nhiều, phẩm chất gạo bị giảm sút.
d) Các nguyên tố vi lượng
Lưu huỳnh
Cây lúa thiếu lưu huỳnh thì toàn bộ các lá chuyển màu vàng, cây còi, đẻ nhánh kém.
Trồng lúa trong dung dịch dinh dưỡng thiếu lưu huỳnh người ta còn thấy hiện tượng rễ lúa kéo dài.
Kẽm
Triệu chứng thiếu kẽm thay đổi qua các thời kỳ sinh trưởng và tùy thuộc vào giống lúa khác nhau.
Tuy nhiên biểu hiện chung là: gân lá đổi màu; đặc biệt là ở phần bẹ lá. Các đốm gỉ màu nâu phát triển nối lại với nhau và xuất hiện hầu hết ở các lá dưới, cây còi cọc.
Nếu thiếu nghiêm trọng các lá dưới bị khô đi và cây có thể chết.
Thiếu kẽm còn làm cho cây lúa sinh trưởng kéo dài.
Đồng có tác dụng điều hòa hoạt tính của các enzym trong cây lúa. Thiếu đồng làm tăng số lượng hạt giống bất dục, tăng tỉ lệ hạt lép, giảm trọng lượng 1000 hạt.
Đồng
Silic (Si)
Silic có vai trò quan trọng trong cây. Người ta nhận thấy rằng Silic làm tăng bề dày của vách tế bào, giúp cây lúa cứng cáp, chóng đổ ngã, kháng sự xâm nhập của mầm bệnh và sự tấn công của côn trùng, làm lá thẳng đứng, nhiều bông, giảm thoát hơi nước giúp cây chịu hạn khỏe hơn. Silic cũng ngăn cản sự hấp thu Fe và Mn quá mức.
* Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
Nhu cầu về số lượng: Để tạo được 1 tạ thóc cần 2 kg N; 0,7- 0,9 kg P2O5 ; 3,2 kg K2O và 2kg Si. Vì vậy, để đạt năng suất hạt 6-7 tấn/ ha/ vụ cần bón cho lúa số lượng phân bón như sau:
8-10 tấn phân chuồng,
100 -120 kg N/ ha,
100 -120 kg P2O5/ ha và
30 -60 kg K2O/ ha.
Ở đất phù sa sông Hồng, sông Cửu Long, kali chưa phải là yếu tố hạn chế năng suất. Đất phèn nặng, cần tăng phân lân lên 90 - 150 kg P2O5/ ha (Mai Văn Quyền, 1995).
* Nguyên tắc bón phân:
Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng:
- Đúng liều lượng
- Đúng chủng loại
- Đúng thời điểm
- Đúng kỹ thuật
Những căn cứ để quyết định bón phân cho lúa:
- Giai đoạn sinh trưởng của cây lúa - Thời tiết, khí hậu
- Đặc tính của đất - Lượng và loại phân bón
- Giống - Biện pháp canh tác
Bảng so màu bón phân đạm cho lúa
Thang so màu lá lúa chuẩn mới của IRRI có 4 ô, đánh số 2; 3; 4; 5. Thang màu giữa trị số 3 và 4 tương đương 3,5 là đạt trị số chuẩn. Màu lá lúa ở mức này là đủ đạm. Thang màu dưới 3,5 (lúa cấy), dưới 3 (lúa sạ) cần bón bổ sung phân có đạm
Liều lượng bón:
Bón đủ mức phân cần cho cây trồng để đạt được năng suất cao và có hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào trình độ thâm canh và khả năng đầu tư mà mức phân bón cũng phải thay đổi cho phù hợp.
Chủng loại và thời điểm bón:
Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa có nhu cầu khác nhau về phân bón. Ruộng lúa ở giai đoạn đẻ nhánh cần nhiều phân đạm, nhưng bón đạm sau lúc lúa trỗ dễ làm bệnh khô vằn và bệnh bạc lá phát triển mạnh.
Giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (<120 ngày): bón tập trung, lót sâu là chính.
Giống lúa thâm canh cao (lúa lai): Bón lót sâu, bón thúc sớm.
Bón thúc cho lúa nhằm vào 2 thời kỳ chính: đẻ nhánh và làm đòng. Thời kỳ lúa làm đòng có thể bón thúc vào 1 hay 2 đợt ( bón đón đòng hoặc nuôi đòng).
Vai trò một số loại dinh dưỡng chính
* Dinh dưỡng đạm (Ký hiệu là N).
Đạm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, thiếu đạm cây phát triển thân lá kém, lá chuyển màu xanh vàng, cây thấp, bông ngắn, lép nhiều. nếu bón quá nhiều đạm, bón không cân đối với lân và kali hoặc bón không đúng kỹ thuật dễ dẫn đến lốp đổ, hạt lép nhiều, sâu bệnh phá hại nặng.
* Dinh dưỡng lân (Ký hiệu là P).
Ngoài hàm lượng lân, phân lân còn có vôi và một số khoáng chất khác. Lân kích thích cây ra rễ mạnh, hình thành nhiều nốt sần, hạt chắc.
Một số loại phân lân còn có tác dụng cải tạo đất chua như phân lân nung chảy Văn Điển...
* Dinh dưỡng Ka li (ký hiệu là K).
Kali có tác dụng làm cứng cây, quang hợp tốt, bông to, chắc hạt, chống rét, hạn chế sâu bệnh. Kali dễ hoà tan, phân huỷ nhanh. Không nên bón kali khi lá lúa còn ướt sẽ làm khô táp lá.
* Dinh dưỡng hỗn hợp NPK
Có đầy đủ các thành phần Đạm, Lân, Kali.
Để tránh bị phân lân và phân NPK chất lượng kém, chỉ mua phân bón của cơ sở sản xuất phân có uy tín như: phân lân và phân NPK Văn Điển; phân lân và phân NPK Lâm Thao.
* Dinh dưỡng vi lượng
Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây. Chỉ sử dụng khi thấy cần thiết.
Một số phân hữu cơ và vô cơ chính
* Phân hữu cơ
Là các chất thải hưu cơ động vật, thực vật, rơm rạ và chất độn . Bằng các phương thức chế biến khác nhau, phân hữu cơ được Nông dân sử dụng làm phân bón cho cây trồng.
- Các chất thải hữu cơ gồm: từ trâu, bò, ngựa, lợn và gia cầm các loại.
- Chất độn và phụ gia: có nguồn gốc từ thực vật như Rơm, rạ, vỏ trấu, thân ngô và cỏ các loại. Vôi bột khoảng 100 kg.
- Cách chế biến:
+ Thu gom các chất thải hữu cơ.
+ Đổ phân thành lớp, mỗi lớp phân dày 40- 60cm và giữa các lớp phân là vôi bột.
+ Kích thước đống phân: dài 3- 4m, rộng 2- 3m, cao 1,5- 2,5m.
+ Dùng bùn ao hoặc đất thịt để trát kín đống phân
+ Thời gian ủ: 3- 5 tháng hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng.
* Phân vô cơ
Phân Đạm: - Urê (NH2 )2 CO, hàm lượng đạm 46%.
- Đạm NitratAmôn NH4NO3 , hàm lượng đạm 35%.
- Đạm Amônsunfat ( NH4 )2 SO4 , hàm lượng đạm 20%.
Phân Kali: KaliClorua, hàm lượng Kali 51- 60%
Phân Lân: SupeLân Ca( H2PO4 )2 , hàm lượng Lân 18%.
Phân tổng hợp
Phân hỗn hợp NPK
Có đầy đủ các thành phần Đạm , Lân, Kali (Khi bón xem kỹ hướng dân trên bao bì)
Kỹ thuật bón phân cho lúa ở đồng bằng sông Cửu Long
Đất phù sa sông Tiền và sông Hậu
* Sử dụng phân bón NPK riêng rẽ:( NPK: 100,60,60)
* Sử dụng phân bón NPK tổng hợp
b. Đất phèn và mặn
Áp dụng tỷ lệ nêu trên, song cần tăng lượng phân Lân từ 100 lên 150 kg P2O5 / ha, tương ứng 500- 750 kg Lânsupe/ha, hoặc 200- 300 kg/ha Lân hạt đầu Trâu, hoặc 150- 200kg/ha Lân IndoGuano( Lân thiên nhiên, 22% Lân, 19% Canxi và nguyên tố trung, vi lượng khác).
Phương pháp bón phân theo bảng so màu lá lúa
1. Bảng so màu lá lúa
Được chế tạo theo công nghệ của Nhật Bản nhằm xác định màu sắc lá lúa để dự đoán tình trạng dinh dưỡng Đạm ở cây. Bảng có 6 khung màu từ xanh vàng nhạt đến xanh đậm.
2. Cách sử dụng
+Xác định tình trạng dinh dưỡng ở cây:
Đưa lá luá vào khung, đồng thời di chuyển cho tới khi trùng với màu trong khung là được. Màu lá trùng với màu khung thứ nhất, hai, hoặc ba... thì được ghi nhận tình trạng đạm trong cây ở số đó.
+ Chọn lá trên cùng đã phát triển đầy đủ để so màu :
Đo khoảng 20 lá của các khóm lúa khác nhau để lấy số trung bình. Số trung bình này thể hiện tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây của ruộng lúa. Cứ 7 ngày đo một lần, tính từ ngày thứ 14 sau khi gieo hoặc cấy để xác định chính xác thời điểm cần thúc đạm.
Thời kỳ bón thúc đạm:
Bón thúc đạm thích hợp nhất khi lá lúa có màu sắc như ở khung chuẩn (số 3- 5) tuỳ theo giống lúa. Thí dụ, Giống lúa ngắn ngày cao sản ở ĐBSCL có khung số 4 là chuẩn. Khi lá lúa có màu tương tự như khung số 4, có nghĩa lúa thiếu đạm. Vì vậy, cần thúc đạm ngay cho lúa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Tài
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)