CHUYEN DE CAY LUA

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Tài | Ngày 23/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE CAY LUA thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chương 6
CƠ SỞ KỸ THUẬT TĂNG
NĂNG SUẤT LÚA
I. Các thành phần năng suất lúa

II. Các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất lúa

III. Kỹ thuật tối đa hóa năng suất lúa
I. Các thành phần năng suất lúa
Năng suất lúa được hình thành và chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4 yếu tố, gọi là 4 thành phần năng suất lúa
Năng suất lúa = Số bông/đơn vị diện tích x Số hạt/bông x Tỉ lệ hạt chắc x Trọng lượng hạt
- Các thành phần năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau.

- 4 thành phần này càng gia tăng thì năng suất lúa càng cao, cho đến lúc 4 thành phần này đạt được cân bằng tối hảo thì năng suất lúa sẽ tối đa.

- Vượt lên mức cân bằng này, nếu 1 trong 4 thành phần năng suất tăng lên nữa sẽ ảnh hưởng xấu đến các thành phần còn lại, làm giảm năng suất.

- Mức cân bằng tối hảo giữa các thành phần năng suất để đạt năng suất cao thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết và kỹ thuật canh tác
 Số hạt trên m2 là thành phần năng suất quan trọng nhất.

Trong điều kiện thời tiết bất ổn định, phần trăm hạt chắc lại đóng vai trò quan trọng giới hạn năng suất lúa hơn là số hạt trên m2.
Cần nắm vững các yếu tố các yếu tố ảnh hưởng đến từng thành phần trong từng thời kỳ và điều kiện nhất định, từ đó có thể tác động các biện pháp tích cực nhằm phát huy đầy đủ và tốt nhất các thành phần năng suất.
Matsushima (1970) đã khái quát hóa tầm quan trọng của từng thành phần năng suất trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa trung mùa trồng ở Konosu (Nhật Bản), mà có thể ứng dụng cho các giống lúa khác trong điều kiện tương tự.
Hình 6.1: Sơ đồ sự đóng góp tương đối của từng thành phần năng suất vào năng suất lúa qua từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau (Matsushima, 1970)
II.1 Số bông trên đơn vị diện tích

Được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng), nhưng chủ yếu vào giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa.

Số bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào:

+ mật độ sạ cấy

+ khả năng nở bụi của lúa.
II. Thời kỳ quyết định các yếu tố năng suất và
các điều kiện ảnh hưởng chúng
Mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy theo:

+ giống lúa

+ điều kiện đất đai

+ thời tiết

+ lượng phân bón, nhất là phân đạm

+ chế độ nước.
Đối với giống lúa ngắn ngày, thấp cây, nở bụi ít, đất xấu, nhiều nắng  cấy dày để tăng số bông trên đơn vị diện tích.

Trên đất giàu hữu cơ, thời tiết tốt, lượng phân bón nhiều (nhất là N) và giữ nước thích hợp thì lúa nở bụi khỏe,  sạ cấy thưa hơn.

Ở các giống lúa cải thiện thấp cây có số bông/m2 trung bình phải đạt 500-600 bông/m2 đối với lúa sạ hoặc 350-450 bông/m2 đối với lúa cấy mới có thể có năng suất cao.
Các biện pháp kỹ thuật cần lưu ý để tăng số bông trên đơn vị diện tích:

Chọn giống thích hợp với đất đai và mùa vụ tại chỗ

Làm mạ tốt để có cây mạ to khỏe, có chồi ngạnh trê, xanh tốt và không sâu bệnh

Chuẩn bị đất chu đáo, mềm, sạch cỏ và giữ nước thích hợp
Cấy đúng tuổi mạ, đúng khoảng cách thích hợp cho từng giống, cấy cạn để lúa nở bụi khỏe. Đối với lúa sạ thì ngâm ủ đúng kỹ thuật và sạ với mật độ thích hợp

Bón phân lót đầy đủ, bón thúc sớm để lúa chóng hồi phục và nở bụi sớm mau đạt chồi tối đa và chồi khỏe cho nhiều bông sau này

Làm cỏ, sục bùng đúng lúc, giữ nước vừa phải và liên tục để điều hòa nhiệt độ và khống chế cỏ dại

Phòng trừ sâu bệnh kịp thời
II.2 Số hạt trên bông:

- Được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực.

- Ảnh hưởng thuận đối với năng suất lúa do ảnh hưởng đến số hoa được phân hóa.

 Số hạt trên bông tùy thuộc số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết.
Các biện pháp kỹ thuật cần lưu ý để tăng số hạt trên bông:
Chọn giống tốt, loại hình bông to, nhiều hạt, nở bụi sớm (chồi ra càng sớm càng có khả năng cho bông to)

Ức chế sự gia tăng của chồi vô hiệu vào thời kỳ phân hóa đòng để tập trung dinh dưỡng nuôi chồi hữu hiệu

Bón phân đón đòng (khi bắt đầu phân hóa đòng) để tăng số hoa phân hóa và bón phân nuôi đòng (18-20 ngày trước khi trổ) để giảm số hoa bị thoái hóa

Bảo vệ khỏi bị sâu bệnh tấn công
Chọn thời vụ thích hợp để cây lúa phân hóa đòng lúc thời tiết thuận lợi, không mưa bão

- Có thể ức chế số chồi vô hiệu bằng nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau:

+ Kỹ thuật bón phân hình chữ V
+ Rút nước giữa vụ
+ Xịt thuốc cỏ với liều thấp

 nhằm ức chế sinh trưởng dinh dưỡng quá mạnh và diệt chồi vô hiệu ngay trước khi cây lúa phân hóa đòng tối ưu hóa các thành phần năng suất lúa.


II.3 Tỉ lệ hạt chắc: (tính bằng phần trăm hạt chắc trên tổng số hạt)

- Quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi cây lúa vào chắc nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc

- Tùy thuộc số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh.
Các biện pháp kỹ thuật cần lưu ý để tăng tỉ lệ hạt chắc:
Chọn giống tốt, trổ gọn, khả năng thụ phấn cao, số hạt trên bông vừa phải

Sạ cấy đúng thời vụ để lúa trổ và chín trong lúc thời tiết tốt, với mật độ sạ cấy vừa phải, tránh lúa bị lốp đổ

Bón phân nuôi đòng (18-20 ngày trước khi trổ) và nuôi hạt (khi lúa trổ đều) đầy đủ và cân đối để lúa trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và tạo hạt đầy đủ

Chăm sóc chu đáo, tránh cho lúa bị hạn hoặc bị sâu bệnh trong thời gian này
II.4 Trọng lượng hạt

- Quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa đến khi lúa chín, nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ

Trọng lượng hạt tùy thuộc vào cở hạt và độ mẩy (no đầy) của hạt lúa.

Người ta thường biểu thị trọng lượng hạt bằng trọng lượng của 1000 hạt với đơn vị là gram, thường biến thiên tập trung trong khoảng 20-30g. Trọng lượng hạt chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định
Các biện pháp kỹ thuật cần lưu ý để tăng trọng lượng hạt:

Chọn giống có cở hạt lớn, trổ tập trung

Bón phân nuôi đòng để tăng cở hạt đến đúng mức di truyền của giống và bón phân nuôi hạt, giữ nước đầy đủ, bảo vệ lúa không bị ngã đổ hoặc sâu bệnh phá hoại, bố trí thời vụ cho lúa ngậm sữa vào chắc trong điều kiện thuận lợi để tăng sự tích lũy vào hạt làm hạt chắc và no đầy (mẩy).
Hình 1: Sơ đồ sự đóng góp tương đối của từng thành phần năng suất vào năng suất lúa qua từng thời kỳ tăng trưởng khác nhau (Masushima, 1970)
III.1 Khái niệm về cây lúa lý tưởng
Cây lúa lý tưởng cần hội đủ 6 đặc tính:
Có đủ số hạt cần thiết trên đơn vị diện tích
Có thân thấp, bông ngắn để chống đổ ngã và tăng phần trăm hạt chắc
Có 3 lá trên cùng ngắn, dầy và thẳng đứng để gia tăng hiệu quả sử dụng ánh sang và do đó tăng phần trăm hạt chắc
Giữ được khả năng hấp thụ N ngay cả thời kỳ sau khi trổ
Có càng nhiều lá xanh trên chồi càng tốt
Trổ vào lúc thời tiết tốt, nhiều nắng ít nhất cho đến 25 ngày sau khi trổ để gia tăng sản phẩm quang hợp.
III. Kỹ thuật tối đa hóa năng suất lúa
III.2 Kỹ thuật canh tác lúa hình chữ V
Giai đoạn đầu
Giai đoạn giữa
Giai đoạn cuối
IV. Mối quan hệ giữa các yếu tố năng suất lúa
Là mối quan hệ giữa quần thể (ruộng lúa )và cá thể (từng cây lúa)
Quần thể: chỉ tiêu số bông/đvdt
Cá thể: chỉ tiêu số hạt/bông, trọng lượng hạt hay trọng lượng bông.
Khi thay đổi mật số cấy (số nhánh/m2) sẽ tạo ra quá trình đẻ nhánh và hình thành bông khác nhau, từ đó ảnh hưởng lên trọng lượng bông và NS
Kết quả nghiên cứu ở ta cho thấy số bông có quan hệ nghịch với số hạt/bông và trọng lượng hạt.

Số hạt/bông và trọng lượng hạt có quan hệ thuận

Trong 3 yếu tố năng suất thì số bông biến động mạnh nhất, đến số hạt/bông, cuối cùng là trọng lượng hạt ít biến động nhất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Tài
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)