CHUYEN DE CAY LUA
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Tài |
Ngày 23/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE CAY LUA thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Chương 7
KỸ THUẬT TRỒNG LÚA
CAO SẢN
7.1 Phương pháp sạ thẳng
7.2 Phương pháp cấy
7.1 Phương pháp sạ thẳng
Có 5 kiểu sạ thẳng hiện đang được áp dụng ở ĐBSCL, dựa vào điều kiện đất đai, chế độ nước, kiểu chuẩn bị đất và chuẩn bị hạt giống. Đó là
Sạ ướt
Sạ khô
Sạ ngầm
Sạ chai
Sạ gởi
Sạ ướt (còn gọi là sạ gát):
Đất được chuẩn bị trong điều kiện ướt, xong rút cạn nước và gieo hạt giống đã ngâm ủ cho nảy mầm trên đất đã đánh bùn nhuyễn
Đây là lối sạ phổ biến ở những nơi có nước đủ để làm đất và chủ động nước.
Sạ ướt có thể áp dụng cho tất cả các vụ Hè Thu, Thu Đông hay Đông Xuân.
Sạ khô:
Kiểu sạ khô đã được thực hiện từ lâu ở vùng lúa nổi với các giống lúa địa phương. Tuy nhiên, sạ khô lúa cao sản có yêu cầu cao hơn.
Sạ khô nhằm tăng thêm 1 vụ lúa ngắn ngày tại những vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn hoặc canh tác nhờ nước trời, bằng cách tận dụng lượng nước mưa đầu mùa để cho lúa phát triển, tranh thủ thời vụ, đảm bảo năng suất vụ sau.
Đất được chuẩn bị trong điều kiện khô và hạt giống khô, không ngâm ủ. Sạ khô chỉ được thực hiện trong vụ Hè Thu sớm.
Sạ ngầm:
Sạ hạt giống đã nảy mầm trong ruộng ngập nước.
Kỹ thuật này thường được áp dụng trong vụ Thu Đông hoặc Đông Xuân ở những chân ruộng trũng nước ngập sâu và không có điều kiện thoát nước, hoặc để tranh thủ vụ mùa xuống giống sớm hơn giảm được công bơm tưới về sau như trong vụ Đông Xuân ở An Giang.
Sạ ngầm có yêu cầu tiên quyết là nước phải trong nhanh sau khi sạ.
Sạ chai:
Sạ chai là 1 biện pháp sạ lúa không làm đất, sử dụng hạt giống khô hoặc đã ngâm 24 giờ, sạ vào ruộng đã được phơi khô và đốt đồng, sau đó bơm nước vào hoặc bơm nước vào ruộng mới sạ.
Nước được giữ lại trên ruộng 1 ngày (24 giờ) để ngâm đất và cho hạt hút nước đầy đủ. Sau đó rút nước ra chỉ giữ ẩm để hạt lúa mọc mầm như đối với trường hợp sạ ướt.
Sạ gởi:
Sạ gởi (gởi lúa ngắn ngày vào lúa mùa)
Thường được áp dụng ở:
+ các vùng lúa nước trời, nhiễm mặn, phèn, nơi mà thời gian có thể trồng trọt được rất ngắn (5-6 tháng) trong mùa mưa;
+ ở những vùng trũng, nước ngập sâu không có thủy lợi tốt để có thể trồng lúa trong mùa khô.
Đây là những vùng đất khó khăn, trước đây chỉ trồng được 1 vụ lúa mùa.
Các biện pháp canh tác lúa sạ ở Đồng bằng sông Cửu Long
7.1.1. Sạ ướt (sạ gát)
7.1.1.1. Chuẩn bị đất:
Vụ Hè Thu:
Đất phải được cày ải để diệt cỏ, diệt mầm sâu bệnh và ngăn sự bốc phèn bốc mặn lên tầng đất mặt.
Khi mùa mưa đến, để cho nước mưa rữa bớt phèn mặn lôi đi. Đến khi mưa nhiều, nước mưa đọng lại làm mềm đất, người ta tiến hành bừa trục cho tơi nhuyễn ra, dọn sạch cỏ, đánh rãnh thoát nước, nhất là ở chỗ trủng, chia miếng ruộng thành từng luống để bảo đảm rút cạn nước trong ruộng.
Bề mặt các luống phải được san bằng, không để nước đọng vũng, sẽ làm chết mầm, lúa lên không đều.
Vụ Thu Đông hay Đông Xuân:
Sau khi thu hoạch xong vụ Hè Thu cần cày vùi rơm rạ, cỏ dại rồi trục một lần cho đất nhỏ ra, xong ngâm nước ít nhất 2 tuần cho rơm rạ, xác cỏ dại mục ra không làm hại rễ lúa non sau này.
Đến khi sạ, người ta trục lại cho đất thật nhuyễn có một lớp bùn dày ở trên mặt.
Rút nước ra cạn, đánh rãnh, san bằng mặt luống và sạ. Ở nơi nào phải sạ liền không có thời gian ngâm đất, thì phải dọn hết rơm rạ và cỏ dại đem ra khỏi ruộng trước khi làm đất sạ. Vì rơm rạ, cỏ dại tươi bị phân giải trong điều kiện yếm khí sẽ sản sinh ra chất độc (acid hữu cơ với nồng độ cao) làm hại rễ.
Cần chọn giống lúa thích nghi với điều kiện địa phương cho năng suất cao, ổn định, kháng một số đối tượng gây bệnh trong vùng và có phẩm chất gạo tốt đạt yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
7.1.1.2. Chuẩn bị hạt giống:
Hạt giống cần phải phơi khô, đãi sạch hạt lép lững và hạt cỏ, ngâm trong nước sạch 24 giờ, ủ 36-48 giờ.
7.1.1.3. Sạ:
Lượng hạt giống cần cho mỗi hecta tùy loại đất, giống lúa, tỉ lệ nảy mầm của hạt và mùa vụ gieo trồng
Để cho mầm ra dài hay ngắn tùy tình trạng đất chuẩn bị tốt hay xấu, miễn bảo đảm khi sạ xuống 2/3 hạt lúa lún trong đất là tốt nhất.
Mầm ngắn đất mềm nhão, hạt lúa quá sâu mầm lúa không ngoi lên được; ngược lại, mầm dài đất cứng hạt nằm khơi ở trên mặt không bám được vào đất, nắng sẽ làm quéo mầm.
7.1.1.4. Bón phân:
Hình 7.2: Các thời kỳ bón phân và điều chỉnh mực nước ruộng cho lúa sạ ướt, với giống có thời gian sinh trưởng 100 ngày
- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, phân lân, 1/2 lượng phân kali, trộn phân vào đất
- Bón thúc lần 1: (7-10 ngày sau khi sạ) bón 1/5 phân đạm giúp cây lúa non sớm phát triển, có chồi sớm và khỏe, mau đạt được chồi tối đa và lần át cỏ dại
- Bón thúc lần 2: (20-25 ngày sau khi sạ tức 10-15 ngày sau khi bón thúc lần 1) 2/5 lượng phân đạm cung cấp cho lúa nở bụi tích cực. Lúc này cây lúa đã lớn, đẻ nhánh tích cực nên có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn
- Bón nuôi đòng: (18-20 ngày trước khi trổ) lúc đòng đòng dài khoảng 1-2 cm trong bẹ lá: 1/5 lượng đạm và 1/2 lượng kali để giảm số hạt thoái hóa, tăng số hạt trên bông.
- Bón phân nuôi hạt: (khi lúa trổ đều): 1/5 lượng đạm để tăng tỉ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt.
7.1.1.5. Chăm sóc:
- Giữ nước: 3-4 ngày sau khi sạ, cho nước vào từ từ theo chiều cao cây lúa, không để mặt đất bị khô và giữ cố định 5-10 cm cho đến khoảng 10 trước khi thu hoạch. Cho nước vào trễ đất sẽ bị khô, dẻ cứng lại rễ khó phát triển và cỏ dại sẽ mọc nhiều.
- Làm cỏ: 20-25 ngày sau khi sạ có thể xịt thuốc diệt cỏ và làm cỏ bằng tay khi cần thiết để đảm bảo lúa phát triển thuận lợi.
- Phòng trừ sâu bệnh: lúa sạ có mật độ cây/đơn vị diện tích dày hơn lúa cấy nên sâu bệnh dễ phát triển làm hại lúa. Do đó, cần thăm ruộng thường xuyên để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc. Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Peat Management – IPM) cần được đặc biệt chú ý trong công tác bảo vệ lúa.
7.1.2. Sạ khô
7.1.2.1. Chuẩn bị đất:
Cày trở, lượm sạch cỏ rồi bừa cho đất tơi ra, cục đất to bằng nắm tay là vừa.
Đào những rãnh thoát nước (sâu 20 cm) cách nhau khoảng 10-20 m.
7.1.2.2. Chuẩn bị hạt giống:
Cần chọn những giống lúa thật ngắn ngày, kháng một số loại sâu bệnh chính trong vùng, thích nghi tốt với điều kiện tại địa phương, chịu hạn giỏi.
Hạt giống cần phải rặc (không lẫn giống), sạch (không có lẫn hạt cỏ, hạt lép), khô, chắc hạt, không bị bệnh và có độ nảy mầm trên 80%.
Hạt giống khô không ngâm ủ được trộn với một trong các loại thuốc trừ sâu để bảo vệ hạt, ngừa dế, kiến, chim, chuột.
Lượng giống cần cho mỗi hecta tùy loại giống lúa, đất đai và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, trung bình từ 120-180 kg/ha.
Khi sạ cần rãi thật đều tay để hạt phân phối đều trên toàn khu ruộng.
Sạ xong nên bừa lấp hạt để tránh chim chuột phá hại và giữ ẩm tốt.
7.1.2.3 Sạ
7.1.2.4 Bón phân
Bón lót: (trước khi sạ, ngay khi bừa đất) toàn bộ phân chuồng, phân lân, trộn phân vào đất.
Bón thúc lần 1: (10-15 ngày sau khi hạt nảy mầm) bón 1/5 lượng phân đạm giúp cây lúa non sớm phát triển, có chồi sớm và khỏe, mau đạt được chồi tối đa và lấn át cỏ dại.
Bón thúc lần 2: (25-30 ngày sau khi nảy mầm tức 15-20 ngày sau khi bón thúc lần 1) 2/5 lượng phân đạm cung cấp cho lúa nở bụi tích cực.
Bón nuôi đòng: (18-20 ngày trước khi trổ) lúa đòng đòng dài khoảng 1-2cm trong bẹ lá: 1/5 lượng phân đạm và 1/2 lượng kali để giảm số hạt thoái hóa, tăng số hạt trên bông.
Bón nuôi hạt: (khi lúa trổ đều) 1/5 lượng đạm và 1/2 lượng kali để tăng tỉ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt.
7.1.2.5 Chăm sóc
- Giữ nước: Những trận mưa đầu mùa phải thoát hết ra khỏi ruộng. Với ẩm độ còn lại trong đất hạt có thể nảy mầm được. Đến khi mưa nhiều lượng chất độc hòa tan đã giảm, nên giữ nước lại cho lúa phát triển, mực nước tốt nhất là từ 5-10cm cho đến 10 ngày trước khi thu hoạch.
- Làm cỏ: Đối với lúa sạ khô, vấn đề cỏ dại rất quan trọng. Cần lượm cỏ thật kỹ trước khi sạ. Dùng thuốc hiệu quả nhất khi cỏ còn non 3-4 lá. Các loại thuốc trừ cỏ mới có thể sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó có thể làm cỏ bằng tay và tiếp tục khi thấy cỏ xuất hiện.
- Phòng trừ sâu bệnh: Như đối với lúa sạ ướt, tuy nhiên cần chú ý các đối tượng sâu hại trong điều kiện ruộng không ngập nước ở giai đoạn đầu như dế, chim chuột, bù lạch ….
7.1.3 Sạ ngầm
7.1.3.1 Chuẩn bị đất
Đối với sạ ngầm do không có điều kiện tháo nước nên phải làm đất trong điều kiện ngập sâu, cần nhổ sạch cỏ, gốc rạ, trục cho đất thật mềm để hạt lúa dễ bám vào đất, tránh bị nổi.
Yêu cầu cần thiết là nước phải trong lại sau khi làm đất 2-3 ngày và độ sâu thích hợp là 20-30 cm để tránh ánh nắng mặt trời có thể xuyên qua được.
Nước đục nhiều bùn sẽ bám kín lá lúa, hô hấp khó khăn, ánh sáng không xuống tới bên dưới cây lúa non sẽ chết.
Mực nước cạn quá (dưới 10cm) hoặc sâu quá (dưới 50cm) thường không có lợi cho sự phát triển của mầm lúa.
7.1.3.2 Chuẩn bị hạt giống
Chọn giống lúa như đối với phương pháp sạ khác, kèm theo khả năng chịu úng giai đoạn đầu.
Hạt giống cần ngâm 24 giờ và ủ 24-36 giờ cho mầm lúa vừa nhú ra một ít sẽ bám đất tốt, mầm dài hạt dễ bị nổi.
Trộn hạt giống với các loại thuốc trừ sâu để trừ cua, các và các động vật trong nước. Có thể trộn thêm phân Supper lân để kích thích rễ phát triển trong điều kiện thiếu oxy.
7.1.3.3 Sạ
Lượng giống cần cho mỗi hecta hơi cao hơn sạ ướt một ít để trừ hao bị thiệt hại do cua, cá… hoặc bị nổi.
Có thể sạ ngay khi làm đất xong hoặc một ngày sau, khi nước còn đục để khi nước trong lại, bùn lắng xuống phủ một lớp mỏng trên hạt giống giúp hạt ít bị nổi.
Nếu gió nhiều có thể cặm nhánh cây hay tàu lá dừa để tránh bớt gió.
7.1.3.4 Bón phân
Có thể bón tương tự như lúa sạ ướt, nhưng ½ lượng kali thay vì bón lót, có thể bón vào lần thúc thứ nhất, khi cây lúa vì ngoi lên khỏi mặt nước để giúp lúa mau cứng cáp, mau phục hồi.
7.1.3.5 Chăm sóc
Giữ nước: Sau khi sạ cần giữ nước yên tĩnh, không cho nước sông tràn vào làm đục nước và trôi hạt.
Khi lúa đã mọc cao khoảng 10-20cm nên lợi dụng những con nước ròng vào những ngày nước kém trong tháng để rút bớt nước ra, nhưng phải rút nước từ từ và không được rút cạn. Cây lúa vươn cao trong nước sẽ ốm yếu, dễ ngã rạp và bị vùi vào bùn.
Điều chỉnh nước trong ruộng hết sức quan trọng trong việc sạ ngầm. Làm thế nào để khi sạ 10-12 ngày cây lúa phải ngoi ra khỏi nước, để có thể quang hợp tự dưỡng được.
Làm cỏ: ít quan trọng, trừ các loại rong đặc biệt là rong xanh.
Phòng trừ sâu bệnh: Cần theo dõi sâu bệnh nhất là sâu phao và sâu cuốn lá, đặc biệt xảy ra khi lúa vừa ngoi ra khỏi nước, còn non yếu.
Hiện nay, sạ ngầm không được khuyến khích phát triển vì việc sử dụng thuốc trừ sâu bảo vệ mầm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên sự sống của các loài thuỷ sinh động vật, môi trường và cả sức khỏe của nông dân trong vùng.
7.1.4 Sạ chai
7.1.4.1 Chuẩn bị đất
Ngay sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, đất được phơi khô 5-7 ngày, xong rãi rơm đều khắp ruộng phơi khô rồi đốt. Sau đó cho nước vào ngập ruộng, giữ trong một ngày cho ngấm vào đất.
Việc đốt rơm nhằm vệ sinh đồng ruộng diệt mầm sâu bệnh, cỏ dại còn lại ở vụ trước; đồng thời cũng giúp cho lớp đất mặt khô hơn, tăng khả năng hút nước nhanh khi cho nước ngập trở lại.
7.1.4.2 Chuẩn bị hạt giống
Có 2 cách chuẩn bị hạt giống tuỳ cách quản lý nước.
Nếu cho nước ngập ruộng trước khi sạ thì hạt giống cần ngâm trong 24 giờ trước khi sạ để hạt đã trương nước có thể chìm xuống nước dễ dàng.
- Có thể sạ hạt giống khô đã giê sạch vào ruộng vừa đốt đồng, trước khi cho ngập nước. Thời gian ngâm đất 24 giờ cũng là thời gian ngâm hạt trương nước đủ để nảy mầm.
7.1.4.3 Sạ
Việc chọn giống, lượng giống và cách thức sạ trong sạ chai cũng giống như các phương pháp sạ khác.
7.1.4.4 Bón phân
Việc bón phân cho lúa sạ chai cũng giống như đối với sạ ướt. Tuy nhiên, lượng phân bón lót có thể được bón chung với lần bón thúc thứ nhất.
7.1.4.5 Chăm sóc
Giữ nước: Sau khi sạ, giữ nước ngâm trong 24 giờ, xong thoát nước ra, chỉ giữ ruộng đủ ẩm khi hạt nảy mầm. Nếu ruộng bị khô có thể bơm nước vào trở lại rồi tháo nước ra bảo đảm đủ ẩm cho mầm phát triển. Cho nước vào theo chiều cao cây mạ (5-7 ngày sau khi sạ), rồi từ đó quản lý nước như đối với ruộng sạ ướt.
- Làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh: Giống như đối với ruộng sạ ướt.
7.5.1 Sạ gởi
7.5.1.1 Chuẩn bị đất
Đất được chuẩn bị tuỳ kiểu sạ ướt hay sạ khô.
7.1.5.2 Chuẩn bị hạt giống
Cách chuẩn bị giống như sạ ướt hoặc sạ khô. Điều quan trọng là nên chọn giống lúa thích hợp để giảm sự cạnh tranh lẫn nhau khi sạ chung trên cùng một diện tích, trong cùng một thời gian.
Hạt giống lúa ngắn ngày và lúa mùa, sau khi chuẩn bị kỹ theo yêu cầu từng phương pháp sạ, được trộn đều theo tỷ lệ 4:1 – 5:1 (tức là 200 kg giống lúa ngắn ngày với 40-50 kg giống lúa mùa cho mỗi ha). Tỉ lệ này có thể gia giảm tuỳ điều kiện đất đai, đặc tính của 2 giống lúa.
7.1.5.3 Sạ
Cách thức sạ như đối với các phương pháp sạ ướt hoặc sạ khô.
- Vụ lúa ngắn ngày được bón phân như đối với sạ ướt hoặc sạ khô về cả lượng phân và thời kỳ bón.
- Vụ lúa mùa: Ngay sau khi thu hoạch lúa ngắn ngày, tiếp tục giữ nước trong ruộng vừa phải, bón thúc 50 kg urê/ha để kích thích lá non vươn lên nhanh chóng và các mầm chồi ngủ phát triển sớm. Sau đó 15 ngày bón tiếp 50-7- kg urê và 50 kg KCl cho lúa nở bụi mạnh và cứng cáp chống đổ ngã.
7.1.5.4 Bón phân
Giữ nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh cho lúa ngắn ngày cũng giống như đối với các phương pháp sạ khác. Riêng đối với lúa mùa, khi thu hoạch lúa ngắn ngày cần chú ý:
Không nên cắt quá thấp; cắt cách mặt đất khoảng 30 cm là vừa.
Nên hạn chế giẫm đạp gây thiệt hại cho thân và gốc lúa mùa.
Cần chú ý làm cỏ trong vòng 20 ngày sau khi thu hoạch lúa ngắn ngày. Sau đó lúa đã cao lớn, nước nhiều, cỏ dại thường không phát triển được, việc làm cỏ không còn cần thiết nữa.
Tránh để rơm rạ, thân cỏ dại trong ruộng, vì chúng sẽ nổi trên mặt nước và có thể dễ chết lúa.
7.1.5.5 Chăm sóc
Nguyên lý hoạt động: rắc hạt bằng trống đựng hạt xoay tròn.
Các loại máy thông dụng có 6 trống, gieo được 12 hàng với khoảng cách 16 cm x 2-3cm
Ưu điểm của phương pháp này là:
+ năng suất lao động tăng,
+ giảm bớt công tỉa dăm,
+ ruộng lúa thông thoáng, chủ động độ sâu gieo, chủ động mật độ song yêu cầu làm đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng để dễ điều tiết nước.
7.2 Sạ bằng máy theo hàng (sạ hàng)
Phương pháp này có nhiều ưu điểm: Tiết kiệm công lao động (một lao động gieo thẳng bằng giàn kéo tay trong một ngày = 40 lao động cấy mạ dược), tiết kiệm giống lúa 30-50% đối với lúa thuần, 20-30% với lúa lai. Không những thế gieo thẳng bằng giàn kéo tay còn rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 7-10 ngày trong vụ xuân.
7.3 PHƯƠNG PHÁP CẤY
7.2.1 Làm mạ
Ở ĐBSCL có 3 cách làm mạ phổ biến hiện nay:
- mạ khô
- mạ ướt
- mạ tỉa
Tùy điều kiện cụ thể từng nơi và yêu cầu của từng vụ mà chọn cách làm mạ thích hợp, miễm bảo đảm có cây mạ tốt, to khoẻ, cứng cáp, xanh tốt, không sâu bệnh và có chiều cao vừa phải.
Mạ khô (mạ phui, mạ đồi, mạ nương)
Làm đất khô, gieo sâu 2-3 cm (hoặc chọc lỗ bỏ hạt) dùng cào, bừa răng lấp hạt. . .
Ở đồng bằng, làm đất nhỏ lên luống, gieo hạt, lấp một lớp đất bột mỏng và tưới ẩm. Loại mạ này, sau cấy bén rễ nhanh, mọc khỏe.
Mạ dược (mạ nước):
Là hình thức phổ biến nhất. Ruộng mạ được giữ nước, làm đất kỹ, trang phẳng rồi lên luống, gieo hạt đã nảy mầm, giữ ẩm thời kỳ đầu sau đó mới tưới nước cho đến lúc cấy.
Mạ nổi (mạ bè):
Phổ biến ở vùng đất trũng không làm được mạ dược (mạ nước). Lấy rơm cỏ kết thành bè rộng 1-1,2 m, nổi lên 3-5 cm, dùng đất sét, bùn loãng rải lên rồi gieo mầm.
7.2.1.3 Mạ tỉa
Đất được cuốc lên, phơi khô, băm nhuyễn, tưới nước cho mềm ẩm, rồi dùng cây tròn hoặc chày tỉa bằng gỗ, đường kính khoảng 8 cm đáy bằng làm thành những lỗ sâu 2-3cm, cách nhau 5-10cm. Đoạn rãi hạt giống đã ngâm ủ, nảy mầm gọn trong đáy lổ, lấp hạt bằng tro trấu, xong phủ lên một lớp cỏ khô để giữ ẩm và tưới nước hằng ngày.
Mạ sân (mạ nền):
Những năm rét nhiều ở vụ xuân, mạ dược thường chết gây chết mạ, phải khắc phục bằng làm mạ sân (Thường là vụ xuân muộn).
Xuất phát từ kinh nghiệm làm mạ Dapog của Philippin. Làm đất khô trước khi gieo, lót giấy PE hoặc lá chuối, rải một lớp đất bột mỏng rồi gieo hạt, tưới ẩm. Mạ Dapog gieo dày (2-2,5 Kg/m2), tuổi mạ 10-15 ngày.
Mật độ gieo từ 1,0-1,5 kg/m2 . Tưới giữ ẩm, che nilon tránh gió lạnh. Khi mạ 2,5-3 lá là nhổ cấy được. Khi lấy mạ bứng cả mảng. Khi cấy tách thành các khóm nhỏ. Mạ sân bén rễ nhanh, không thua kém mạ dược.
Làm đất gieo mạ
Mạ dược:
- Chuẩn bị ruộng mạ : Chọn chân ruộng cao, chủ động tưới tiêu, đất cát pha hoặc thịt nhẹ và tiện chăm sóc.
- Làm đất:
Đất cày sớm, bừa 4-6 lần, nhuyễn và sạch cỏ. Nếu đất chua có thể bón vôi 15-20 kg/ sào Bắc Bộ. Bón lót 3- 4 tạ phân chuồng, 7-10 kg supe lân, 2 kg urê và 3kg kali/ sào.
Lên luống rộng 1,2 - 1,4 m, có rãnh thoát nước, mặt luống phẳng ở vụ đông xuân, mặt luống hơi vồng ở vụ mùa để dễ thoát nước.
- Gieo mạ: Hạt giống sau khi xử lí, ngâm ủ nảy mầm đều là đem gieo
Mật độ và kỹ thuật gieo: Vụ đông xuân gieo 40-45 kg/ sào Bắc bộ, vụ mùa ít hơn( tùy theo giống, thời vụ và khối lượng hạt). Gieo hơi chìm hạt, nhất là vụ đông xuân để chống rét, sau gieo có thể phủ một lớp tro ( 8-10 kg/sào).
b. Mạ sân, mạ trên nền đất cứng:
Hiện nay biện pháp này đã trở thành tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi.
Làm mạ sân hay mạ trên nền đất cứng không phức tạp chỉ cần chọn được nền đất cứng (bờ mương, ven đường, sân, vườn..), làm cho mặt đất phẳng, rải một lớp bùn hoặc đất bột mỏng lên sân hay nền đất cứng ( Nếu đất xấu nên trộn thêm với phân chuồng hoai mục đã được ủ với lân để đảm bảo dinh dưỡng cho mạ), gieo hạt đã xử lí, ngâm ủ, nảy mầm đều.
Lượng gieo: 1,0 -1,5 kg hạt giống/m2. Tưới nước giữ ẩm.
Chăm sóc và quản lý ruộng mạ
Chăm sóc mạ dược:
Nước: Ở thời kỳ mạ non (từ gieo đến 3lá), mặt luống cần được giữ ẩm để rễ phát triển thuận lợi. Khi mạ có 4 lá đến nhổ cấy tùy theo thời tiết và sinh trưởng của mạ để quyết định chế độ tưới nước. Khi cần chỉ tưới nước vào rãnh để luống mạ đủ ẩm. Trước khi nhổ có thể tưới trước 5-7 ngày cho đất mềm, dễ nhổ, tránh đứt rễ.
Phân bón: Bón thúc vào thời kỳ mạ 3-4 lá, Lượng bón từ 0,5- 1,0 kg Urê/ sào Bắc bộ tùy theo giống và độ phì đất. Trước khi nhổ cấy 3-5 ngày, có thể bón tiễn chân giúp cây mạ ra rễ mới. Mạ tốt, mạ già không nên bón thúc nhiều.
Đúng tuổi: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Thí dụ, ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi, còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá).
Chăm sóc mạ sân:
Đối với mạ sân, sau khi gieo hạt cần đặt biệt điều tiết nước và giữ ẩm cho mạ. Số lần tưới nước phụ thuộc vào nhiệt độ và cường độ ánh sáng trong ngày. Ở vụ mùa số lần tước nước đòi hỏi nhiều hơn ở vụ xuân, đặc biệt vào những ngày nắng nhiều và nhiệt độ cao. Khi đó, cứ 20- 30 phút cần tưới nước một lần để giữ ẩm. Khi mạ có 2,5 - 3 lá là đủ tuổi để nhổ cấy.
7.2.2 Chuẩn bị đất
Chuẩn bị đất cấy tương tự như sạ ướt nhưng không cần phải đánh rãnh thoát nước. Yêu cầu đất cấy là phải mềm, sạch cỏ và bằng phẳng. Làm đất xong nên để ít nhất 1 ngày cho đất ổn định rồi mới cấy. Khi cấy nên giữ nước xâm xấp (khoảng 3-5 cm) để có thể cấy cạn lúa không bị nổi và dễ cấy, lúa cũng mau bén rễ và nở bụi sớm.
7.2.3 Cấy lúa
Cấy lúa phải bảo đảm các yêu cầu: cấy đúng tuổi mạ, đúng khoảng cách và cấy cạn.
- Tuổi mạ dài hay ngắn tuỳ theo thời gian sinh trưởng của giống lúa. Nói chung, các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 120 ngày thì tuổi mạ thích hợp khoảng 20 ngày. Các giống lúa trung mùa từ 120-150 ngày có thể để mạ 25-30 ngày tuổi. Cấy mạ già, giai đoạn tăng trưởng còn lại ngắn, lúa không kịp nở bụi đầy đủ để bảo đảm số bông/đơn vị diện tích. Nếu vì 1 lý do nào đó mà phải cấy mạ già, thì nên cấy dày để bù trừ khả năng nở bụi kém. Cấy sớm quá cây mạ còn non yếu, mất sức nhiều, chậm hồi phục, chịu đựng kém.
- Khoảng cách cấy thay đổi tuỳ theo giống lúa, đất đai, mùa vụ để bảo đảm số bông trên đơn vị diện tích. Nói chung, với giống lúa ngắn ngày, nở bụi kém, trên đất kém màu mỡ, trong mùa nắng (vụ Đông Xuân) nên cấy dày và ngược lại. Giống lúa ngắn ngày có thể cấy 15 x 15 cm hoặc 20 x 15 cm ( nếu đất tốt). Giống lúa trung mùa có thể cấy 20 x 20 cm hoặc 20 x 25 cm (nếu đất tốt).
- Số tép mạ trên mỗi bụi tuỳ mạ tốt hay xấu, non hay già. Nếu cấy đúng tuổi mạ và mạ tốt có thể cấy 3-4 tép/bụi là vừa.
- Phải cấy cạn (2-3 cm) thì lúa mới mau bén rễ, hồi phục nhanh, nở bụi mạnh và sớm, cho nhiều chồi hữu hiệu.
7.2.4 Bón phân
Đối với ruộng lúa cấy có thể bón phân làm 4 lần cơ bản sau đây:
- Bón lót: (trước khi trục lần cuối để cấy) giúp lúa mau hồi phục và nở bụi sớm.
+ Toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân
+ 1/5 lượng phân đạm
+ ½ lượng phân kali
- Bón thúc: (15 ngày sau khi cấy) 2/5 lượng đạm để lúa nở bụi mạnh, sớm đạt chồi tối đa
- Bón nuôi đòng: (lúc lúa có đòng đòng dài khoảng 1-2 cm tức 18-20 ngày trước khi trổ) 1/5 lượng đạm và 1/2 lượng phân kali
- Bón nuôi hạt: lúc lúa trổ đều, bón 1/5 lượng phân đạm cuối cùng để nuôi hạt
7.2.5 Chăm sóc
- Giữ nước: khi cấy giữ nước xâm xấp (3-5 cm) để dễ cấy, cấy cạn. Khi lúa đã bén rễ (5-7 ngày sau khi cấy) tiến hành cấy dậm lại những chỗ đã chết và cho nước vào, giữ cố định 5-10 cm suốt vụ.
- Làm cỏ: có thể làm cỏ bằng tay 2 lần: 15-20 và 30-35 ngày sau khi cấy, cũng có thể dùng thuốc diệt cỏ.
- Phòng trừ sâu bệnh: sau khi cấy có thể rãi thuốc để trừ cua. Thường xuyên thăm đồng phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cần được đặc biệt chú ý trong công tác bảo vệ lúa.
Chăm sóc lúa sạ
Khâu quản lý chăm sóc có tính chất quyết định năng suất lúa gieo sạ. Yêu cầu là lúa mọc đều, bảo đảm số cây trên đơn vị diện tích và phòng trừ tốt cỏ dại và sâu bệnh.
Nước: Sau gieo phải giữ ẩm cho hạt mọc đều. Khi cây bắt đầu mọc, cho nước vào ruộng ở mức 1- 3 cm và điều chỉnh nước theo sinh trưởng của cây.
Làm cỏ, tỉa dặm: Cần tỉa dặm sớm khi lúa được 4- 5 lá. Kết hợp bón phân và làm cỏ đợt 1 nhằm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm.
Bón thúc: Bộ rễ của lúa gieo sạ phát triển mạnh ở lớp đất mặt, nhu cầu dinh dưỡng cần nhiều hơn. Cần bón thúc sớm cho cây mọc khỏe, ra lá nhanh, đẻ sớm và kết thúc sớm, bón nặng thời kỳ đầu để lúa đẻ tập trung. Bón thúc còn tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, giống lúa và thời gian sinh trưởng của giống. Song theo TS. Nguyễn Văn Hoan. Tường Đại học nông nghiệp I, Bón thúc cho lúa sạ thâm canh có các thời kỳ cơ bản sau:
Lúa có 2 lá: Thúc 3 kg đạm Urê + 3 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 80kg Urê + 80kg kali clorua cho 1ha.
Lúa có 6 lá: Thúc lần 2 bằng 3 kg đạm Urê + 3 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 80kg Urê + 80kg kali clorua cho 1ha.
Lúa phân hoá đòng: Bón thúc tiếp 2kg đạm Urê + 2 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 55kg Urê + 55kg kali clorua cho 1ha.
Lúa trỗ báo: Bón nuôI hạt lần cuối bằng 2kg đạm Urê + 4 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 55kg Urê + 110kg kali clorua cho 1ha.
Trừ cỏ dại: Bằng biện pháp canh tác như cày ngả sớm, ngâm kỹ diệt cỏ dại, không để ruộng mất nước. Dùng các loại thuốc trừ cỏ, loại thuốc trừ cỏ cho lúa nước thường dùng như Sofit, lượng dùng 35ml + 10lít nước phun cho 1 sào Bắc bộ, hay 1 lít nước pha với 300 lít nước phun đều cho 1ha. Phun thuốc trừ cỏ phảI phun đều, không được bỏ sót và phảI phun cả phần rãnh luống.
Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Gieo cấy mạ sân mô hình đang nhân rộng ở ĐBSCL
(Ngay phat tin: 15/03/07)
Phương pháp gieo cấy mạ sân đã được ông Nguyễn Thành Công (mọi người vẫn quen gọi là Tám Công), chủ cơ sở sản xuất nông nghiệp Thành Hưng ở ấp 8, xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Long An đã nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào sản xuất đại trà từ năm 2000. Cơ sở của ông mỗi năm ký hợp đồng gieo cấy từ 200-400 ha ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang và các trại sản xuất lúa giống…
Gieo cấy mạ sân là phương pháp gieo hạt giống lúa trên nền sân xi măng hoặc nền đất phủ nilon để hạt giống phát triển thành cây mạ rồi mới đưa ra ruộng cấy.
Mạ sân là một kỹ thuật cải tiến của phương pháp làm mạ cấy thông thường, thay vì hạt giống được gieo xuống ruộng, thì nền để gieo mạ sân là nền xi măng hoặc nền đất cứng bằng phẳng phủ ni-lông và chia thành nhiều ô nhỏ (kích thước 0,6x1,2 m) được ngăn với nhau qua những thanh gỗ hay bẹ chuối, tàu dừa.
Để cấy diện tích 1 ha thì vật liệu cho qui trình gieo mạ sân gồm: 50- 70 kg hạt giống, 15 bao bột xơ dừa, 3 bao đất bùn đáy ao, 50 kg lân hữu cơ hiệu con én đỏ của XN Yogen Mitsui Vina, diện tích mặt bằng 80- 100 m2. Thời gian gieo và chăm sóc mạ trên sân là khoảng 10- 15 ngày. Mạ của ông được nhiều nông dân và các nhà khoa học đánh giá là cây mạ khỏe có chất lượng cao. Ông cho biết: Khi gieo hạt lúa được 7 ngày phun phân bón lá Yogen loại 30-10-10 giúp cây mạ phát triển mạnh, trước khi đem mạ ra ruộng cấy 1-3 ngày phun Yogen loại 10- 50-10 để sau khi cấy rễ ra mạnh và đâm chồi khỏe. Thiết nghĩ ứng dụng mô hình này nông dân sẽ giảm được chi phí giá thành trong sản xuất như giảm giống, rút ngắn thời gian mạ, ít sâu bệnh... đồng thời tăng năng suất tăng lợi nhuận.
Cấy lúa bằng mạ sạch, hạn chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá
Cập nhật : 29/04/2008 21:28
Các nhà khoa học Viện lúa ĐBSCL đã có sáng kiến "Cấy mạ gieo trên sân có giăng mùng chống rầy nâu, hạn chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá". Mô hình này được áp dụng tại Viện lúa ĐBSCL với diện tích 77 ha để nhân giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng vụ hè thu và đông xuân năm 2006, nhằm cung cấp giống xác nhận sạch bệnh cho các địa phương và nông dân.
Mạ được gieo trên sân có trải nhựa PE với nguyên liệu dinh dưỡng trộn sẵn. Mạ sau khi gieo xong được giăng mùng bằng lưới nilon để tránh rầy nâu di trú và truyền vi-rút gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho mạ. Cấy mạ sân giúp tiết kiệm lượng giống gieo và thời gian cấy ngắn. Cây mạ không bị mất sức, giúp cây lúa mau đẻ nhánh, khả năng chống chịu tốt và năng suất cao hơn 500kg/ha trên cùng một giống. Giá thành cấy mạ sân từ khi gieo mạ đến khi hoàn tất việc cấy là 2,1 triệu đồng, giảm khoảng 900.000 so với cấy mạ ruộng.
Theo ông Nguyễn Văn Tạo, Trưởng Phòng sản xuất, Viện lúa ĐBSCL, lúa cấy bằng mạ được gieo theo phương pháp trên tại Viện lúa đang phát triển tốt, không có dấu hiệu nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
Theo báo Cần Thơ điện tử
Phủ nilon chống rét cho mạ
Mạ khay có rất nhiều ưu điểm so với mạ dược xúc cấy đại trà hiện nay như: Rất thích hợp cho gieo cấy giống ngắn ngày trên trà xuân muộn, và mùa sớm; chủ động về thời vụ, về giống, chất lượng giống được đảm bảo, năng suất cao hơn so với gieo mạ xúc cấy truyền thống; thời gian sinh trưởng giai đoạn mạ ngắn, bộ rễ được đảm bảo, mạ khoẻ, khả năng đẻ nhánh mạnh, dễ làm; có thể sản xuất tập trung hoặc ở hộ gia đình trên sân, vườn và thuận lợi cho công nghiệp hoá để sử dụng cho máy cấy…
Mạ khay
KỸ THUẬT TRỒNG LÚA
CAO SẢN
7.1 Phương pháp sạ thẳng
7.2 Phương pháp cấy
7.1 Phương pháp sạ thẳng
Có 5 kiểu sạ thẳng hiện đang được áp dụng ở ĐBSCL, dựa vào điều kiện đất đai, chế độ nước, kiểu chuẩn bị đất và chuẩn bị hạt giống. Đó là
Sạ ướt
Sạ khô
Sạ ngầm
Sạ chai
Sạ gởi
Sạ ướt (còn gọi là sạ gát):
Đất được chuẩn bị trong điều kiện ướt, xong rút cạn nước và gieo hạt giống đã ngâm ủ cho nảy mầm trên đất đã đánh bùn nhuyễn
Đây là lối sạ phổ biến ở những nơi có nước đủ để làm đất và chủ động nước.
Sạ ướt có thể áp dụng cho tất cả các vụ Hè Thu, Thu Đông hay Đông Xuân.
Sạ khô:
Kiểu sạ khô đã được thực hiện từ lâu ở vùng lúa nổi với các giống lúa địa phương. Tuy nhiên, sạ khô lúa cao sản có yêu cầu cao hơn.
Sạ khô nhằm tăng thêm 1 vụ lúa ngắn ngày tại những vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn hoặc canh tác nhờ nước trời, bằng cách tận dụng lượng nước mưa đầu mùa để cho lúa phát triển, tranh thủ thời vụ, đảm bảo năng suất vụ sau.
Đất được chuẩn bị trong điều kiện khô và hạt giống khô, không ngâm ủ. Sạ khô chỉ được thực hiện trong vụ Hè Thu sớm.
Sạ ngầm:
Sạ hạt giống đã nảy mầm trong ruộng ngập nước.
Kỹ thuật này thường được áp dụng trong vụ Thu Đông hoặc Đông Xuân ở những chân ruộng trũng nước ngập sâu và không có điều kiện thoát nước, hoặc để tranh thủ vụ mùa xuống giống sớm hơn giảm được công bơm tưới về sau như trong vụ Đông Xuân ở An Giang.
Sạ ngầm có yêu cầu tiên quyết là nước phải trong nhanh sau khi sạ.
Sạ chai:
Sạ chai là 1 biện pháp sạ lúa không làm đất, sử dụng hạt giống khô hoặc đã ngâm 24 giờ, sạ vào ruộng đã được phơi khô và đốt đồng, sau đó bơm nước vào hoặc bơm nước vào ruộng mới sạ.
Nước được giữ lại trên ruộng 1 ngày (24 giờ) để ngâm đất và cho hạt hút nước đầy đủ. Sau đó rút nước ra chỉ giữ ẩm để hạt lúa mọc mầm như đối với trường hợp sạ ướt.
Sạ gởi:
Sạ gởi (gởi lúa ngắn ngày vào lúa mùa)
Thường được áp dụng ở:
+ các vùng lúa nước trời, nhiễm mặn, phèn, nơi mà thời gian có thể trồng trọt được rất ngắn (5-6 tháng) trong mùa mưa;
+ ở những vùng trũng, nước ngập sâu không có thủy lợi tốt để có thể trồng lúa trong mùa khô.
Đây là những vùng đất khó khăn, trước đây chỉ trồng được 1 vụ lúa mùa.
Các biện pháp canh tác lúa sạ ở Đồng bằng sông Cửu Long
7.1.1. Sạ ướt (sạ gát)
7.1.1.1. Chuẩn bị đất:
Vụ Hè Thu:
Đất phải được cày ải để diệt cỏ, diệt mầm sâu bệnh và ngăn sự bốc phèn bốc mặn lên tầng đất mặt.
Khi mùa mưa đến, để cho nước mưa rữa bớt phèn mặn lôi đi. Đến khi mưa nhiều, nước mưa đọng lại làm mềm đất, người ta tiến hành bừa trục cho tơi nhuyễn ra, dọn sạch cỏ, đánh rãnh thoát nước, nhất là ở chỗ trủng, chia miếng ruộng thành từng luống để bảo đảm rút cạn nước trong ruộng.
Bề mặt các luống phải được san bằng, không để nước đọng vũng, sẽ làm chết mầm, lúa lên không đều.
Vụ Thu Đông hay Đông Xuân:
Sau khi thu hoạch xong vụ Hè Thu cần cày vùi rơm rạ, cỏ dại rồi trục một lần cho đất nhỏ ra, xong ngâm nước ít nhất 2 tuần cho rơm rạ, xác cỏ dại mục ra không làm hại rễ lúa non sau này.
Đến khi sạ, người ta trục lại cho đất thật nhuyễn có một lớp bùn dày ở trên mặt.
Rút nước ra cạn, đánh rãnh, san bằng mặt luống và sạ. Ở nơi nào phải sạ liền không có thời gian ngâm đất, thì phải dọn hết rơm rạ và cỏ dại đem ra khỏi ruộng trước khi làm đất sạ. Vì rơm rạ, cỏ dại tươi bị phân giải trong điều kiện yếm khí sẽ sản sinh ra chất độc (acid hữu cơ với nồng độ cao) làm hại rễ.
Cần chọn giống lúa thích nghi với điều kiện địa phương cho năng suất cao, ổn định, kháng một số đối tượng gây bệnh trong vùng và có phẩm chất gạo tốt đạt yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
7.1.1.2. Chuẩn bị hạt giống:
Hạt giống cần phải phơi khô, đãi sạch hạt lép lững và hạt cỏ, ngâm trong nước sạch 24 giờ, ủ 36-48 giờ.
7.1.1.3. Sạ:
Lượng hạt giống cần cho mỗi hecta tùy loại đất, giống lúa, tỉ lệ nảy mầm của hạt và mùa vụ gieo trồng
Để cho mầm ra dài hay ngắn tùy tình trạng đất chuẩn bị tốt hay xấu, miễn bảo đảm khi sạ xuống 2/3 hạt lúa lún trong đất là tốt nhất.
Mầm ngắn đất mềm nhão, hạt lúa quá sâu mầm lúa không ngoi lên được; ngược lại, mầm dài đất cứng hạt nằm khơi ở trên mặt không bám được vào đất, nắng sẽ làm quéo mầm.
7.1.1.4. Bón phân:
Hình 7.2: Các thời kỳ bón phân và điều chỉnh mực nước ruộng cho lúa sạ ướt, với giống có thời gian sinh trưởng 100 ngày
- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, phân lân, 1/2 lượng phân kali, trộn phân vào đất
- Bón thúc lần 1: (7-10 ngày sau khi sạ) bón 1/5 phân đạm giúp cây lúa non sớm phát triển, có chồi sớm và khỏe, mau đạt được chồi tối đa và lần át cỏ dại
- Bón thúc lần 2: (20-25 ngày sau khi sạ tức 10-15 ngày sau khi bón thúc lần 1) 2/5 lượng phân đạm cung cấp cho lúa nở bụi tích cực. Lúc này cây lúa đã lớn, đẻ nhánh tích cực nên có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn
- Bón nuôi đòng: (18-20 ngày trước khi trổ) lúc đòng đòng dài khoảng 1-2 cm trong bẹ lá: 1/5 lượng đạm và 1/2 lượng kali để giảm số hạt thoái hóa, tăng số hạt trên bông.
- Bón phân nuôi hạt: (khi lúa trổ đều): 1/5 lượng đạm để tăng tỉ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt.
7.1.1.5. Chăm sóc:
- Giữ nước: 3-4 ngày sau khi sạ, cho nước vào từ từ theo chiều cao cây lúa, không để mặt đất bị khô và giữ cố định 5-10 cm cho đến khoảng 10 trước khi thu hoạch. Cho nước vào trễ đất sẽ bị khô, dẻ cứng lại rễ khó phát triển và cỏ dại sẽ mọc nhiều.
- Làm cỏ: 20-25 ngày sau khi sạ có thể xịt thuốc diệt cỏ và làm cỏ bằng tay khi cần thiết để đảm bảo lúa phát triển thuận lợi.
- Phòng trừ sâu bệnh: lúa sạ có mật độ cây/đơn vị diện tích dày hơn lúa cấy nên sâu bệnh dễ phát triển làm hại lúa. Do đó, cần thăm ruộng thường xuyên để phát hiện kịp thời và phòng trị đúng lúc. Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Peat Management – IPM) cần được đặc biệt chú ý trong công tác bảo vệ lúa.
7.1.2. Sạ khô
7.1.2.1. Chuẩn bị đất:
Cày trở, lượm sạch cỏ rồi bừa cho đất tơi ra, cục đất to bằng nắm tay là vừa.
Đào những rãnh thoát nước (sâu 20 cm) cách nhau khoảng 10-20 m.
7.1.2.2. Chuẩn bị hạt giống:
Cần chọn những giống lúa thật ngắn ngày, kháng một số loại sâu bệnh chính trong vùng, thích nghi tốt với điều kiện tại địa phương, chịu hạn giỏi.
Hạt giống cần phải rặc (không lẫn giống), sạch (không có lẫn hạt cỏ, hạt lép), khô, chắc hạt, không bị bệnh và có độ nảy mầm trên 80%.
Hạt giống khô không ngâm ủ được trộn với một trong các loại thuốc trừ sâu để bảo vệ hạt, ngừa dế, kiến, chim, chuột.
Lượng giống cần cho mỗi hecta tùy loại giống lúa, đất đai và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, trung bình từ 120-180 kg/ha.
Khi sạ cần rãi thật đều tay để hạt phân phối đều trên toàn khu ruộng.
Sạ xong nên bừa lấp hạt để tránh chim chuột phá hại và giữ ẩm tốt.
7.1.2.3 Sạ
7.1.2.4 Bón phân
Bón lót: (trước khi sạ, ngay khi bừa đất) toàn bộ phân chuồng, phân lân, trộn phân vào đất.
Bón thúc lần 1: (10-15 ngày sau khi hạt nảy mầm) bón 1/5 lượng phân đạm giúp cây lúa non sớm phát triển, có chồi sớm và khỏe, mau đạt được chồi tối đa và lấn át cỏ dại.
Bón thúc lần 2: (25-30 ngày sau khi nảy mầm tức 15-20 ngày sau khi bón thúc lần 1) 2/5 lượng phân đạm cung cấp cho lúa nở bụi tích cực.
Bón nuôi đòng: (18-20 ngày trước khi trổ) lúa đòng đòng dài khoảng 1-2cm trong bẹ lá: 1/5 lượng phân đạm và 1/2 lượng kali để giảm số hạt thoái hóa, tăng số hạt trên bông.
Bón nuôi hạt: (khi lúa trổ đều) 1/5 lượng đạm và 1/2 lượng kali để tăng tỉ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt.
7.1.2.5 Chăm sóc
- Giữ nước: Những trận mưa đầu mùa phải thoát hết ra khỏi ruộng. Với ẩm độ còn lại trong đất hạt có thể nảy mầm được. Đến khi mưa nhiều lượng chất độc hòa tan đã giảm, nên giữ nước lại cho lúa phát triển, mực nước tốt nhất là từ 5-10cm cho đến 10 ngày trước khi thu hoạch.
- Làm cỏ: Đối với lúa sạ khô, vấn đề cỏ dại rất quan trọng. Cần lượm cỏ thật kỹ trước khi sạ. Dùng thuốc hiệu quả nhất khi cỏ còn non 3-4 lá. Các loại thuốc trừ cỏ mới có thể sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau đó có thể làm cỏ bằng tay và tiếp tục khi thấy cỏ xuất hiện.
- Phòng trừ sâu bệnh: Như đối với lúa sạ ướt, tuy nhiên cần chú ý các đối tượng sâu hại trong điều kiện ruộng không ngập nước ở giai đoạn đầu như dế, chim chuột, bù lạch ….
7.1.3 Sạ ngầm
7.1.3.1 Chuẩn bị đất
Đối với sạ ngầm do không có điều kiện tháo nước nên phải làm đất trong điều kiện ngập sâu, cần nhổ sạch cỏ, gốc rạ, trục cho đất thật mềm để hạt lúa dễ bám vào đất, tránh bị nổi.
Yêu cầu cần thiết là nước phải trong lại sau khi làm đất 2-3 ngày và độ sâu thích hợp là 20-30 cm để tránh ánh nắng mặt trời có thể xuyên qua được.
Nước đục nhiều bùn sẽ bám kín lá lúa, hô hấp khó khăn, ánh sáng không xuống tới bên dưới cây lúa non sẽ chết.
Mực nước cạn quá (dưới 10cm) hoặc sâu quá (dưới 50cm) thường không có lợi cho sự phát triển của mầm lúa.
7.1.3.2 Chuẩn bị hạt giống
Chọn giống lúa như đối với phương pháp sạ khác, kèm theo khả năng chịu úng giai đoạn đầu.
Hạt giống cần ngâm 24 giờ và ủ 24-36 giờ cho mầm lúa vừa nhú ra một ít sẽ bám đất tốt, mầm dài hạt dễ bị nổi.
Trộn hạt giống với các loại thuốc trừ sâu để trừ cua, các và các động vật trong nước. Có thể trộn thêm phân Supper lân để kích thích rễ phát triển trong điều kiện thiếu oxy.
7.1.3.3 Sạ
Lượng giống cần cho mỗi hecta hơi cao hơn sạ ướt một ít để trừ hao bị thiệt hại do cua, cá… hoặc bị nổi.
Có thể sạ ngay khi làm đất xong hoặc một ngày sau, khi nước còn đục để khi nước trong lại, bùn lắng xuống phủ một lớp mỏng trên hạt giống giúp hạt ít bị nổi.
Nếu gió nhiều có thể cặm nhánh cây hay tàu lá dừa để tránh bớt gió.
7.1.3.4 Bón phân
Có thể bón tương tự như lúa sạ ướt, nhưng ½ lượng kali thay vì bón lót, có thể bón vào lần thúc thứ nhất, khi cây lúa vì ngoi lên khỏi mặt nước để giúp lúa mau cứng cáp, mau phục hồi.
7.1.3.5 Chăm sóc
Giữ nước: Sau khi sạ cần giữ nước yên tĩnh, không cho nước sông tràn vào làm đục nước và trôi hạt.
Khi lúa đã mọc cao khoảng 10-20cm nên lợi dụng những con nước ròng vào những ngày nước kém trong tháng để rút bớt nước ra, nhưng phải rút nước từ từ và không được rút cạn. Cây lúa vươn cao trong nước sẽ ốm yếu, dễ ngã rạp và bị vùi vào bùn.
Điều chỉnh nước trong ruộng hết sức quan trọng trong việc sạ ngầm. Làm thế nào để khi sạ 10-12 ngày cây lúa phải ngoi ra khỏi nước, để có thể quang hợp tự dưỡng được.
Làm cỏ: ít quan trọng, trừ các loại rong đặc biệt là rong xanh.
Phòng trừ sâu bệnh: Cần theo dõi sâu bệnh nhất là sâu phao và sâu cuốn lá, đặc biệt xảy ra khi lúa vừa ngoi ra khỏi nước, còn non yếu.
Hiện nay, sạ ngầm không được khuyến khích phát triển vì việc sử dụng thuốc trừ sâu bảo vệ mầm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên sự sống của các loài thuỷ sinh động vật, môi trường và cả sức khỏe của nông dân trong vùng.
7.1.4 Sạ chai
7.1.4.1 Chuẩn bị đất
Ngay sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, đất được phơi khô 5-7 ngày, xong rãi rơm đều khắp ruộng phơi khô rồi đốt. Sau đó cho nước vào ngập ruộng, giữ trong một ngày cho ngấm vào đất.
Việc đốt rơm nhằm vệ sinh đồng ruộng diệt mầm sâu bệnh, cỏ dại còn lại ở vụ trước; đồng thời cũng giúp cho lớp đất mặt khô hơn, tăng khả năng hút nước nhanh khi cho nước ngập trở lại.
7.1.4.2 Chuẩn bị hạt giống
Có 2 cách chuẩn bị hạt giống tuỳ cách quản lý nước.
Nếu cho nước ngập ruộng trước khi sạ thì hạt giống cần ngâm trong 24 giờ trước khi sạ để hạt đã trương nước có thể chìm xuống nước dễ dàng.
- Có thể sạ hạt giống khô đã giê sạch vào ruộng vừa đốt đồng, trước khi cho ngập nước. Thời gian ngâm đất 24 giờ cũng là thời gian ngâm hạt trương nước đủ để nảy mầm.
7.1.4.3 Sạ
Việc chọn giống, lượng giống và cách thức sạ trong sạ chai cũng giống như các phương pháp sạ khác.
7.1.4.4 Bón phân
Việc bón phân cho lúa sạ chai cũng giống như đối với sạ ướt. Tuy nhiên, lượng phân bón lót có thể được bón chung với lần bón thúc thứ nhất.
7.1.4.5 Chăm sóc
Giữ nước: Sau khi sạ, giữ nước ngâm trong 24 giờ, xong thoát nước ra, chỉ giữ ruộng đủ ẩm khi hạt nảy mầm. Nếu ruộng bị khô có thể bơm nước vào trở lại rồi tháo nước ra bảo đảm đủ ẩm cho mầm phát triển. Cho nước vào theo chiều cao cây mạ (5-7 ngày sau khi sạ), rồi từ đó quản lý nước như đối với ruộng sạ ướt.
- Làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh: Giống như đối với ruộng sạ ướt.
7.5.1 Sạ gởi
7.5.1.1 Chuẩn bị đất
Đất được chuẩn bị tuỳ kiểu sạ ướt hay sạ khô.
7.1.5.2 Chuẩn bị hạt giống
Cách chuẩn bị giống như sạ ướt hoặc sạ khô. Điều quan trọng là nên chọn giống lúa thích hợp để giảm sự cạnh tranh lẫn nhau khi sạ chung trên cùng một diện tích, trong cùng một thời gian.
Hạt giống lúa ngắn ngày và lúa mùa, sau khi chuẩn bị kỹ theo yêu cầu từng phương pháp sạ, được trộn đều theo tỷ lệ 4:1 – 5:1 (tức là 200 kg giống lúa ngắn ngày với 40-50 kg giống lúa mùa cho mỗi ha). Tỉ lệ này có thể gia giảm tuỳ điều kiện đất đai, đặc tính của 2 giống lúa.
7.1.5.3 Sạ
Cách thức sạ như đối với các phương pháp sạ ướt hoặc sạ khô.
- Vụ lúa ngắn ngày được bón phân như đối với sạ ướt hoặc sạ khô về cả lượng phân và thời kỳ bón.
- Vụ lúa mùa: Ngay sau khi thu hoạch lúa ngắn ngày, tiếp tục giữ nước trong ruộng vừa phải, bón thúc 50 kg urê/ha để kích thích lá non vươn lên nhanh chóng và các mầm chồi ngủ phát triển sớm. Sau đó 15 ngày bón tiếp 50-7- kg urê và 50 kg KCl cho lúa nở bụi mạnh và cứng cáp chống đổ ngã.
7.1.5.4 Bón phân
Giữ nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh cho lúa ngắn ngày cũng giống như đối với các phương pháp sạ khác. Riêng đối với lúa mùa, khi thu hoạch lúa ngắn ngày cần chú ý:
Không nên cắt quá thấp; cắt cách mặt đất khoảng 30 cm là vừa.
Nên hạn chế giẫm đạp gây thiệt hại cho thân và gốc lúa mùa.
Cần chú ý làm cỏ trong vòng 20 ngày sau khi thu hoạch lúa ngắn ngày. Sau đó lúa đã cao lớn, nước nhiều, cỏ dại thường không phát triển được, việc làm cỏ không còn cần thiết nữa.
Tránh để rơm rạ, thân cỏ dại trong ruộng, vì chúng sẽ nổi trên mặt nước và có thể dễ chết lúa.
7.1.5.5 Chăm sóc
Nguyên lý hoạt động: rắc hạt bằng trống đựng hạt xoay tròn.
Các loại máy thông dụng có 6 trống, gieo được 12 hàng với khoảng cách 16 cm x 2-3cm
Ưu điểm của phương pháp này là:
+ năng suất lao động tăng,
+ giảm bớt công tỉa dăm,
+ ruộng lúa thông thoáng, chủ động độ sâu gieo, chủ động mật độ song yêu cầu làm đất kỹ, mặt ruộng bằng phẳng để dễ điều tiết nước.
7.2 Sạ bằng máy theo hàng (sạ hàng)
Phương pháp này có nhiều ưu điểm: Tiết kiệm công lao động (một lao động gieo thẳng bằng giàn kéo tay trong một ngày = 40 lao động cấy mạ dược), tiết kiệm giống lúa 30-50% đối với lúa thuần, 20-30% với lúa lai. Không những thế gieo thẳng bằng giàn kéo tay còn rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 7-10 ngày trong vụ xuân.
7.3 PHƯƠNG PHÁP CẤY
7.2.1 Làm mạ
Ở ĐBSCL có 3 cách làm mạ phổ biến hiện nay:
- mạ khô
- mạ ướt
- mạ tỉa
Tùy điều kiện cụ thể từng nơi và yêu cầu của từng vụ mà chọn cách làm mạ thích hợp, miễm bảo đảm có cây mạ tốt, to khoẻ, cứng cáp, xanh tốt, không sâu bệnh và có chiều cao vừa phải.
Mạ khô (mạ phui, mạ đồi, mạ nương)
Làm đất khô, gieo sâu 2-3 cm (hoặc chọc lỗ bỏ hạt) dùng cào, bừa răng lấp hạt. . .
Ở đồng bằng, làm đất nhỏ lên luống, gieo hạt, lấp một lớp đất bột mỏng và tưới ẩm. Loại mạ này, sau cấy bén rễ nhanh, mọc khỏe.
Mạ dược (mạ nước):
Là hình thức phổ biến nhất. Ruộng mạ được giữ nước, làm đất kỹ, trang phẳng rồi lên luống, gieo hạt đã nảy mầm, giữ ẩm thời kỳ đầu sau đó mới tưới nước cho đến lúc cấy.
Mạ nổi (mạ bè):
Phổ biến ở vùng đất trũng không làm được mạ dược (mạ nước). Lấy rơm cỏ kết thành bè rộng 1-1,2 m, nổi lên 3-5 cm, dùng đất sét, bùn loãng rải lên rồi gieo mầm.
7.2.1.3 Mạ tỉa
Đất được cuốc lên, phơi khô, băm nhuyễn, tưới nước cho mềm ẩm, rồi dùng cây tròn hoặc chày tỉa bằng gỗ, đường kính khoảng 8 cm đáy bằng làm thành những lỗ sâu 2-3cm, cách nhau 5-10cm. Đoạn rãi hạt giống đã ngâm ủ, nảy mầm gọn trong đáy lổ, lấp hạt bằng tro trấu, xong phủ lên một lớp cỏ khô để giữ ẩm và tưới nước hằng ngày.
Mạ sân (mạ nền):
Những năm rét nhiều ở vụ xuân, mạ dược thường chết gây chết mạ, phải khắc phục bằng làm mạ sân (Thường là vụ xuân muộn).
Xuất phát từ kinh nghiệm làm mạ Dapog của Philippin. Làm đất khô trước khi gieo, lót giấy PE hoặc lá chuối, rải một lớp đất bột mỏng rồi gieo hạt, tưới ẩm. Mạ Dapog gieo dày (2-2,5 Kg/m2), tuổi mạ 10-15 ngày.
Mật độ gieo từ 1,0-1,5 kg/m2 . Tưới giữ ẩm, che nilon tránh gió lạnh. Khi mạ 2,5-3 lá là nhổ cấy được. Khi lấy mạ bứng cả mảng. Khi cấy tách thành các khóm nhỏ. Mạ sân bén rễ nhanh, không thua kém mạ dược.
Làm đất gieo mạ
Mạ dược:
- Chuẩn bị ruộng mạ : Chọn chân ruộng cao, chủ động tưới tiêu, đất cát pha hoặc thịt nhẹ và tiện chăm sóc.
- Làm đất:
Đất cày sớm, bừa 4-6 lần, nhuyễn và sạch cỏ. Nếu đất chua có thể bón vôi 15-20 kg/ sào Bắc Bộ. Bón lót 3- 4 tạ phân chuồng, 7-10 kg supe lân, 2 kg urê và 3kg kali/ sào.
Lên luống rộng 1,2 - 1,4 m, có rãnh thoát nước, mặt luống phẳng ở vụ đông xuân, mặt luống hơi vồng ở vụ mùa để dễ thoát nước.
- Gieo mạ: Hạt giống sau khi xử lí, ngâm ủ nảy mầm đều là đem gieo
Mật độ và kỹ thuật gieo: Vụ đông xuân gieo 40-45 kg/ sào Bắc bộ, vụ mùa ít hơn( tùy theo giống, thời vụ và khối lượng hạt). Gieo hơi chìm hạt, nhất là vụ đông xuân để chống rét, sau gieo có thể phủ một lớp tro ( 8-10 kg/sào).
b. Mạ sân, mạ trên nền đất cứng:
Hiện nay biện pháp này đã trở thành tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi.
Làm mạ sân hay mạ trên nền đất cứng không phức tạp chỉ cần chọn được nền đất cứng (bờ mương, ven đường, sân, vườn..), làm cho mặt đất phẳng, rải một lớp bùn hoặc đất bột mỏng lên sân hay nền đất cứng ( Nếu đất xấu nên trộn thêm với phân chuồng hoai mục đã được ủ với lân để đảm bảo dinh dưỡng cho mạ), gieo hạt đã xử lí, ngâm ủ, nảy mầm đều.
Lượng gieo: 1,0 -1,5 kg hạt giống/m2. Tưới nước giữ ẩm.
Chăm sóc và quản lý ruộng mạ
Chăm sóc mạ dược:
Nước: Ở thời kỳ mạ non (từ gieo đến 3lá), mặt luống cần được giữ ẩm để rễ phát triển thuận lợi. Khi mạ có 4 lá đến nhổ cấy tùy theo thời tiết và sinh trưởng của mạ để quyết định chế độ tưới nước. Khi cần chỉ tưới nước vào rãnh để luống mạ đủ ẩm. Trước khi nhổ có thể tưới trước 5-7 ngày cho đất mềm, dễ nhổ, tránh đứt rễ.
Phân bón: Bón thúc vào thời kỳ mạ 3-4 lá, Lượng bón từ 0,5- 1,0 kg Urê/ sào Bắc bộ tùy theo giống và độ phì đất. Trước khi nhổ cấy 3-5 ngày, có thể bón tiễn chân giúp cây mạ ra rễ mới. Mạ tốt, mạ già không nên bón thúc nhiều.
Đúng tuổi: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Thí dụ, ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi, còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá).
Chăm sóc mạ sân:
Đối với mạ sân, sau khi gieo hạt cần đặt biệt điều tiết nước và giữ ẩm cho mạ. Số lần tưới nước phụ thuộc vào nhiệt độ và cường độ ánh sáng trong ngày. Ở vụ mùa số lần tước nước đòi hỏi nhiều hơn ở vụ xuân, đặc biệt vào những ngày nắng nhiều và nhiệt độ cao. Khi đó, cứ 20- 30 phút cần tưới nước một lần để giữ ẩm. Khi mạ có 2,5 - 3 lá là đủ tuổi để nhổ cấy.
7.2.2 Chuẩn bị đất
Chuẩn bị đất cấy tương tự như sạ ướt nhưng không cần phải đánh rãnh thoát nước. Yêu cầu đất cấy là phải mềm, sạch cỏ và bằng phẳng. Làm đất xong nên để ít nhất 1 ngày cho đất ổn định rồi mới cấy. Khi cấy nên giữ nước xâm xấp (khoảng 3-5 cm) để có thể cấy cạn lúa không bị nổi và dễ cấy, lúa cũng mau bén rễ và nở bụi sớm.
7.2.3 Cấy lúa
Cấy lúa phải bảo đảm các yêu cầu: cấy đúng tuổi mạ, đúng khoảng cách và cấy cạn.
- Tuổi mạ dài hay ngắn tuỳ theo thời gian sinh trưởng của giống lúa. Nói chung, các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 120 ngày thì tuổi mạ thích hợp khoảng 20 ngày. Các giống lúa trung mùa từ 120-150 ngày có thể để mạ 25-30 ngày tuổi. Cấy mạ già, giai đoạn tăng trưởng còn lại ngắn, lúa không kịp nở bụi đầy đủ để bảo đảm số bông/đơn vị diện tích. Nếu vì 1 lý do nào đó mà phải cấy mạ già, thì nên cấy dày để bù trừ khả năng nở bụi kém. Cấy sớm quá cây mạ còn non yếu, mất sức nhiều, chậm hồi phục, chịu đựng kém.
- Khoảng cách cấy thay đổi tuỳ theo giống lúa, đất đai, mùa vụ để bảo đảm số bông trên đơn vị diện tích. Nói chung, với giống lúa ngắn ngày, nở bụi kém, trên đất kém màu mỡ, trong mùa nắng (vụ Đông Xuân) nên cấy dày và ngược lại. Giống lúa ngắn ngày có thể cấy 15 x 15 cm hoặc 20 x 15 cm ( nếu đất tốt). Giống lúa trung mùa có thể cấy 20 x 20 cm hoặc 20 x 25 cm (nếu đất tốt).
- Số tép mạ trên mỗi bụi tuỳ mạ tốt hay xấu, non hay già. Nếu cấy đúng tuổi mạ và mạ tốt có thể cấy 3-4 tép/bụi là vừa.
- Phải cấy cạn (2-3 cm) thì lúa mới mau bén rễ, hồi phục nhanh, nở bụi mạnh và sớm, cho nhiều chồi hữu hiệu.
7.2.4 Bón phân
Đối với ruộng lúa cấy có thể bón phân làm 4 lần cơ bản sau đây:
- Bón lót: (trước khi trục lần cuối để cấy) giúp lúa mau hồi phục và nở bụi sớm.
+ Toàn bộ lượng phân chuồng, phân lân
+ 1/5 lượng phân đạm
+ ½ lượng phân kali
- Bón thúc: (15 ngày sau khi cấy) 2/5 lượng đạm để lúa nở bụi mạnh, sớm đạt chồi tối đa
- Bón nuôi đòng: (lúc lúa có đòng đòng dài khoảng 1-2 cm tức 18-20 ngày trước khi trổ) 1/5 lượng đạm và 1/2 lượng phân kali
- Bón nuôi hạt: lúc lúa trổ đều, bón 1/5 lượng phân đạm cuối cùng để nuôi hạt
7.2.5 Chăm sóc
- Giữ nước: khi cấy giữ nước xâm xấp (3-5 cm) để dễ cấy, cấy cạn. Khi lúa đã bén rễ (5-7 ngày sau khi cấy) tiến hành cấy dậm lại những chỗ đã chết và cho nước vào, giữ cố định 5-10 cm suốt vụ.
- Làm cỏ: có thể làm cỏ bằng tay 2 lần: 15-20 và 30-35 ngày sau khi cấy, cũng có thể dùng thuốc diệt cỏ.
- Phòng trừ sâu bệnh: sau khi cấy có thể rãi thuốc để trừ cua. Thường xuyên thăm đồng phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cần được đặc biệt chú ý trong công tác bảo vệ lúa.
Chăm sóc lúa sạ
Khâu quản lý chăm sóc có tính chất quyết định năng suất lúa gieo sạ. Yêu cầu là lúa mọc đều, bảo đảm số cây trên đơn vị diện tích và phòng trừ tốt cỏ dại và sâu bệnh.
Nước: Sau gieo phải giữ ẩm cho hạt mọc đều. Khi cây bắt đầu mọc, cho nước vào ruộng ở mức 1- 3 cm và điều chỉnh nước theo sinh trưởng của cây.
Làm cỏ, tỉa dặm: Cần tỉa dặm sớm khi lúa được 4- 5 lá. Kết hợp bón phân và làm cỏ đợt 1 nhằm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm.
Bón thúc: Bộ rễ của lúa gieo sạ phát triển mạnh ở lớp đất mặt, nhu cầu dinh dưỡng cần nhiều hơn. Cần bón thúc sớm cho cây mọc khỏe, ra lá nhanh, đẻ sớm và kết thúc sớm, bón nặng thời kỳ đầu để lúa đẻ tập trung. Bón thúc còn tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, giống lúa và thời gian sinh trưởng của giống. Song theo TS. Nguyễn Văn Hoan. Tường Đại học nông nghiệp I, Bón thúc cho lúa sạ thâm canh có các thời kỳ cơ bản sau:
Lúa có 2 lá: Thúc 3 kg đạm Urê + 3 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 80kg Urê + 80kg kali clorua cho 1ha.
Lúa có 6 lá: Thúc lần 2 bằng 3 kg đạm Urê + 3 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 80kg Urê + 80kg kali clorua cho 1ha.
Lúa phân hoá đòng: Bón thúc tiếp 2kg đạm Urê + 2 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 55kg Urê + 55kg kali clorua cho 1ha.
Lúa trỗ báo: Bón nuôI hạt lần cuối bằng 2kg đạm Urê + 4 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay 55kg Urê + 110kg kali clorua cho 1ha.
Trừ cỏ dại: Bằng biện pháp canh tác như cày ngả sớm, ngâm kỹ diệt cỏ dại, không để ruộng mất nước. Dùng các loại thuốc trừ cỏ, loại thuốc trừ cỏ cho lúa nước thường dùng như Sofit, lượng dùng 35ml + 10lít nước phun cho 1 sào Bắc bộ, hay 1 lít nước pha với 300 lít nước phun đều cho 1ha. Phun thuốc trừ cỏ phảI phun đều, không được bỏ sót và phảI phun cả phần rãnh luống.
Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Gieo cấy mạ sân mô hình đang nhân rộng ở ĐBSCL
(Ngay phat tin: 15/03/07)
Phương pháp gieo cấy mạ sân đã được ông Nguyễn Thành Công (mọi người vẫn quen gọi là Tám Công), chủ cơ sở sản xuất nông nghiệp Thành Hưng ở ấp 8, xã Phước Tân Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Long An đã nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào sản xuất đại trà từ năm 2000. Cơ sở của ông mỗi năm ký hợp đồng gieo cấy từ 200-400 ha ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang và các trại sản xuất lúa giống…
Gieo cấy mạ sân là phương pháp gieo hạt giống lúa trên nền sân xi măng hoặc nền đất phủ nilon để hạt giống phát triển thành cây mạ rồi mới đưa ra ruộng cấy.
Mạ sân là một kỹ thuật cải tiến của phương pháp làm mạ cấy thông thường, thay vì hạt giống được gieo xuống ruộng, thì nền để gieo mạ sân là nền xi măng hoặc nền đất cứng bằng phẳng phủ ni-lông và chia thành nhiều ô nhỏ (kích thước 0,6x1,2 m) được ngăn với nhau qua những thanh gỗ hay bẹ chuối, tàu dừa.
Để cấy diện tích 1 ha thì vật liệu cho qui trình gieo mạ sân gồm: 50- 70 kg hạt giống, 15 bao bột xơ dừa, 3 bao đất bùn đáy ao, 50 kg lân hữu cơ hiệu con én đỏ của XN Yogen Mitsui Vina, diện tích mặt bằng 80- 100 m2. Thời gian gieo và chăm sóc mạ trên sân là khoảng 10- 15 ngày. Mạ của ông được nhiều nông dân và các nhà khoa học đánh giá là cây mạ khỏe có chất lượng cao. Ông cho biết: Khi gieo hạt lúa được 7 ngày phun phân bón lá Yogen loại 30-10-10 giúp cây mạ phát triển mạnh, trước khi đem mạ ra ruộng cấy 1-3 ngày phun Yogen loại 10- 50-10 để sau khi cấy rễ ra mạnh và đâm chồi khỏe. Thiết nghĩ ứng dụng mô hình này nông dân sẽ giảm được chi phí giá thành trong sản xuất như giảm giống, rút ngắn thời gian mạ, ít sâu bệnh... đồng thời tăng năng suất tăng lợi nhuận.
Cấy lúa bằng mạ sạch, hạn chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá
Cập nhật : 29/04/2008 21:28
Các nhà khoa học Viện lúa ĐBSCL đã có sáng kiến "Cấy mạ gieo trên sân có giăng mùng chống rầy nâu, hạn chế bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá". Mô hình này được áp dụng tại Viện lúa ĐBSCL với diện tích 77 ha để nhân giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng vụ hè thu và đông xuân năm 2006, nhằm cung cấp giống xác nhận sạch bệnh cho các địa phương và nông dân.
Mạ được gieo trên sân có trải nhựa PE với nguyên liệu dinh dưỡng trộn sẵn. Mạ sau khi gieo xong được giăng mùng bằng lưới nilon để tránh rầy nâu di trú và truyền vi-rút gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho mạ. Cấy mạ sân giúp tiết kiệm lượng giống gieo và thời gian cấy ngắn. Cây mạ không bị mất sức, giúp cây lúa mau đẻ nhánh, khả năng chống chịu tốt và năng suất cao hơn 500kg/ha trên cùng một giống. Giá thành cấy mạ sân từ khi gieo mạ đến khi hoàn tất việc cấy là 2,1 triệu đồng, giảm khoảng 900.000 so với cấy mạ ruộng.
Theo ông Nguyễn Văn Tạo, Trưởng Phòng sản xuất, Viện lúa ĐBSCL, lúa cấy bằng mạ được gieo theo phương pháp trên tại Viện lúa đang phát triển tốt, không có dấu hiệu nhiễm rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
Theo báo Cần Thơ điện tử
Phủ nilon chống rét cho mạ
Mạ khay có rất nhiều ưu điểm so với mạ dược xúc cấy đại trà hiện nay như: Rất thích hợp cho gieo cấy giống ngắn ngày trên trà xuân muộn, và mùa sớm; chủ động về thời vụ, về giống, chất lượng giống được đảm bảo, năng suất cao hơn so với gieo mạ xúc cấy truyền thống; thời gian sinh trưởng giai đoạn mạ ngắn, bộ rễ được đảm bảo, mạ khoẻ, khả năng đẻ nhánh mạnh, dễ làm; có thể sản xuất tập trung hoặc ở hộ gia đình trên sân, vườn và thuận lợi cho công nghiệp hoá để sử dụng cho máy cấy…
Mạ khay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Tài
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)