Chuyên đề cấp tiểu học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tâm | Ngày 11/05/2019 | 490

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề cấp tiểu học thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ
DẠY HỌC VÀ KHẮC PHỤC
LỖI CHÍNH TẢ PHƯƠNG NGỮ
Ở TIỂU HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ VĂN HÁT
CHUYÊN ĐỀ CHÍNH TẢ TIỂU HỌC
Nguyễn Thị Tâm
TRÒ CHƠI KHỞI ĐỘNG
Tìm từ viết sai trong các từ dưới đây và sửa lại cho đúng.
bươm trải, trụi lủi, sáng lạng, dập dềnh, chín mùi, rổn rảng, sằng sặc, đường xá, sơ suất, tựu chung, nông choèn, chìu chuộng, trĩu trịt, xấc xược, nông nổi, xăng xái, hụt hẫn, sỗ sàng



Sáng sớm xuân sang, Sen xúng xính áo quần xinh xinh. Đứng trước gương Sen sung sướng cười sặc sụa. Bên ngoài giọng mẹ sang sảng: “Sen sửa soạn xong chưa? Xe xình xịch tới rồi kìa!”
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Các lỗi chính tả phương ngữ mà học sinh hay mắc phải trong quá trình học?
Cách khắc phục lỗi phương ngữ cho học sinh mà các thầy cô đã từng áp dụng?
Khái niệm phương ngữ
Phương ngữ (hay còn gọi là phương ngôn) là sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân, tồn tại ở một địa phương cụ thể
A. Các lỗi phương ngữ thường gặp
Tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì học sinh thường không phân biệt 2 thanh hỏi, ngã. Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số lượng tiếng mang 2 thanh này không ít => lỗi rất phổ biến - kể cả những người có trình độ văn hoá cao
Thanh điệu
Ví dụ: Sữa xe đạp, huớng dẩn, giử gìn, dổ dành …
A. Các lỗi phương ngữ thường gặp
Học sinh thường lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau
2. Âm đầu
+ l/n: nòng nợn, lô lức…
+ c/k: Céo cờ…
+ g/r: gổ, gá, gô, gẻ…
+ g/gh: Con gẹ, gê sợ…
+ ng/ngh: Ngỉ ngơi, nge nhạc…
+ ch/tr: Cây che, chiến chanh…
+ kh/ph: đêm phia, phá cửa…
+ s/x:   Cây xả , xa mạc…
+ r/v/d/gi: Giao động, giòng giống, dui dẻ, đi da đi dô…
A. Các lỗi phương ngữ thường gặp
Học sinh thường lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm chính sau
3. Âm chính
+ ai/ay/ây: Bàn tai, đi cầy, dậy học…
+ ao/au/âu: Hôm sao, mầu đỏ…
+ iu/êu/iêu: chìu chuộng, lim khiết, cây niu…
+ oi/ôi/ơi: nôi gương, xoi nếp…
+ ăm/âm: con tầm, sưu tằm, bụi bậm…
+ im/iêm/êm/em: tim thuốc, lúa chim, cái kềm…
+ ăp/âp: gập gỡ, trùng lấp…
A. Các lỗi phương ngữ thường gặp
Học sinh thường lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm chính sau
2. Âm chính
+ ip/iêp/êp/ep: số kíp, liên típ, thệp cưới…
+ ui/uôi: chín mùi, đầu đui, tủi tác…
+ um/uôm: nhụm áo, ao chum…
+ ưi /ươi: trái bửi…
+ ưu/ ươu: ốc bưu, con khứu…
+ uyên/iên: tiên triền…
A. Các lỗi phương ngữ thường gặp
Học sinh thường lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm cuối sau
4. Âm cuối
+ an/ang: cây bàn, bàng bạc…
+ at/ac: lang bạc, lường gạc, rẻ mạc…
+ ăn/ăng: lẳn lặn, căn tin…
+ ăt/ăc: giặc giũ, co thắc, mặt quần áo…
+ ân/âng: hụt hẫn, nhà tần…
+ ât/âc: nổi bậc, nhất lên…
+ ên/ênh: bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển…
A. Các lỗi phương ngữ thường gặp
Học sinh thường lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm cuối sau
4. Âm cuối
+ êt/êch: trắng bệt…
+ iêt/iêc: mải miếc, tiêu diệc…
+ ut/uc: chim cúc, bão lục…
+ uôn/uông: khuôn nhạc, buồn tắm…
+ uôt/uôc: rét buốc, chải chuốc…
+ ươn/ương: lươn bổng, sung sướn..
+ ưu/iu: về hiu, âm miu…
+ ươu/iêu: cái biếu, uống riệu…
B. Nguyên nhân
1. Lỗi Thanh điệu
2. Lỗi Âm đầu
3. Lỗi Âm chính
 iê, yê, ia, ya; ươ, ưa; uô, ua (bia - khuya, biên - tuyến, lửa - lương, mua - muôn);
Âm đệm /w/ lại được ghi bằng 2 con chữ u và o (ví dụ: huệ, hoa).
B. Nguyên nhân
4. Lỗi Âm cuối
- Người Miền Nam:  n/ng/nh và t/c/ch mà số từ mang các vần này không nhỏ.
- Mặt khác hai bán âm cuối /i,u/ lại được ghi bằng 4 con chữ I/y (trong: lai/lây), u/o (trong: sau/sao) do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh khu vực phía Nam
C. Cách khắc phục
1. Luyện phát âm
Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn…
Với những học sinh có vấn đề về mặt phát âm (nói ngọng, nói lắp,…), giáo viên lưu ý học sinh chú ý nghe giáo viên phát âm để viết cho đúng.
C. Cách khắc phục
2. Phân tích so sánh
Phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ.
Ví dụ: Khi viết tiếng “muống” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “muốn”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:
+ Muống = M + uông + thanh sắc
+ Muốn = M + uôn + thanh sắc.

C. Cách khắc phục
3. Giải nghĩa từ
Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: đọc chú giải, đặt câu, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh,…
Ví dụ: Phân biệt chiêng và chiên
Phân biệt việc và việt
Phân biệt nghỉ và nghĩ
Phân biệt giữ và dữ
Phân biệt ngủ và ngũ
C. Cách khắc phục
4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả
Để phân biệt âm đầu tr/ch:
Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch, ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, … chồn, chí, chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, …
Để phân biệt âm đầu s/x:
Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng S: Sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, … sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương, san hô…
Tên các thức ăn và đồ dùng liên quan đến việc nấu nướng, ăn uống thường viết với X. : Xôi, lạp xường, xúc xích, cái xoong, cái xiên nướng thịt…
C. Cách khắc phục
4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả
Để phân biệt dấu thanh hỏi/ngã:
Các từ gộp âm chỉ mang thanh hỏi không mang thanh ngã:
Trong + ấy = trỏng ; Trên + ấy = trển; Cô + ấy = cổ; Chị + ấy = chỉ ….
Luật bổng - trầm: 2 yếu tố ở cùng một hệ bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng).
Em Huyền mang nặng, ngã đau
Anh Ngang sắc thuốc, hỏi đau chỗ nào
C. Cách khắc phục
4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả
Ví dụ:         Bổng
Ngang + hỏi: Nho nhỏ, lẻ loi, trong trẻo, vui vẻ…
Sắc + hỏi: Nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ…
Hỏi + hỏi: Lỏng lẻo, thỏ thẻ, hổn hển, thủ thỉ, rủ rỉ…
Ngoại lệ: khe khẽ, ngoan ngoãn,…
Trầm:
Huyền + ngã: Sẵn sàng, lững lờ, vồn vã
Nặng + ngã: Nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo,…
Ngã + ngã: Dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo…
Ngoại lệ: bền bỉ, hồ hởi, niềm nở, nài nỉ, nũng nịu
C. Cách khắc phục
4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả
Để phân biệt dấu thanh hỏi/ngã:
Luật “Mình Nên Nhớ Viết Là Dấu Ngã” (chỉ áp dụng cho từ Hán Việt)
Minh mẫn, mẫu tử, truy nã, não bộ, nhã ý, nhãn hiệu, vũ khí, vĩ tuyến, lãnh đạo, lão thành, dưỡng dục, dã man, ngôn ngữ, nghiễm nhiên, tín ngưỡng…
C. Cách khắc phục
4. Ghi nhớ mẹo luật chính tả
Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn:
Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc: Gập ghềnh, khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh choáng, bấp bênh,…
Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là ng hoặc nh: oang oang, đùng đoàng, loảng xoảng, sang sảng, rổn rảng, quang quác, ăng ẳng, …
Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu chân;
Vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo, khoèo chân
C. Cách khắc phục
5. Bài tập hỗ trợ
5.1 Thanh điệu
Chữa lại những từ viết sai dấu thanh trong câu, hoặc đoạn
dung manh / go cưa / ki lương / chi bao ….. (chỉ nên áp dụng cho lớp 4-5)
Điền vần (kết hợp dấu thanh) vào mỗi bức tranh tương ứng ( áp dụng cho chính tả âm vần lớp 1): dây chão / cái chảo; võ sĩ / vỏ cam …
C. Cách khắc phục
5. Bài tập hỗ trợ
5.2 Âm đầu
Viết một số từ có âm đầu cần phân biệt
Điền âm đầu cần phân biệt vào chỗ trống trong câu, đoạn
Điền từ có chứa âm đầu cần phân biệt vào chỗ trống tương ứng
+ Một thanh niên … ba mươi tuổi ăn nói chững …. (chạc/ trạc)
Chữa lại những từ có chứa âm đầu cần phân biệt đã bị viết sai trong câu, hoặc đoạn
Đặt câu với những từ chứa âm đầu cần phân biệt
C. Cách khắc phục
5. Bài tập hỗ trợ
5.2 Âm đầu
Những bài tập dùng mẹo về nghĩa (nên áp dụng với học sinh lớp 4-5)
+ Tìm những đồ vật trong gia đình chứa âm đầu ch và tr
chăn, chiếu, chén, tráp..
+ Tìm những từ chứa âm đầu tr đồng nghĩa với từ chứa âm đầu gi
trăng – giăng, trả – giả, trời – giời, trồng – giồng…
+ Tìm từ bắt đầu bằng s hoặc x chỉ một món ăn, con vật, cây cối…
C. Cách khắc phục
5. Bài tập hỗ trợ
5.2 Âm đầu
Những bài tập dùng mẹo ngữ âm (nên áp dụng với học sinh lớp 4-5)
+ Tìm những từ láy vần có chứa tiếng mang âm ch hoặc tr
chơi bời, chèo bẻo, chành bành, cheo leo, chói lọi, chênh vênh, trót lọt, trọc lóc, trụi lủi… => Những từ láy vần thường viết với ch
+ Tìm những từ có chứa âm l đứng trước các vần oe, oa, òa, uy, ưu, uâ… => Âm n thường không đứng trước những vần này (trừ noãn – từ Hán Việt)
+ Tìm những từ chứa vần oa, oă, oe, uê … viết với x: xoa, xoăn, xoe, xuê… => âm s không đứng trước những vần này
C. Cách khắc phục
Viết một số từ có vần cần phân biệt
Điền vần cần phân biệt vào chỗ trống trong câu, đoạn
Điền từ có chứa vần cần phân biệt vào chỗ trống tương ứng
Chữa lại những từ có chứa vần cần phân biệt đã bị viết sai trong câu, hoặc đoạn
5. Bài tập hỗ trợ
5.3 Vần
C. Cách khắc phục
Viết một số từ có âm cuối cần phân biệt
Điền âm cuối cần phân biệt vào chỗ trống trong câu, đoạn
Điền từ có chứa âm cuối cần phân biệt vào chỗ trống tương ứng
Chữa lại những từ có chứa vần cần phân biệt đã bị viết sai trong câu, hoặc đoạn
5. Bài tập hỗ trợ
5.4 Âm cuối
C. Cách khắc phục
Những bài tập dùng mẹo ngữ âm:
+ Các vần kết thúc bằng c láy với các vần kết thúc bằng ng
Ac láy với ang : bàng bạc, khang khác, nhang nhác..
Ăc láy với uc / ăng: trục trặc, hục hặc, túc tắc, sằng sặc…
Ưng láy với ưc: hừng hực, tưng tức,…
5. Bài tập hỗ trợ
5.4 Âm cuối
QUÝ THẦY CÔ CÙNG CHIA SẺ,
TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM TRONG VIỆC
DẠY HỌC VÀ KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ PHƯƠNG NGỮ Ở TIỂU .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 13
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)