Chuyên đề cấp huyện-Môn Địa Lý 7

Chia sẻ bởi Hồ Công Nhật | Ngày 27/04/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề cấp huyện-Môn Địa Lý 7 thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẠI LỘC
Chào mừng quý thầy cô giáo về dự chuyên đề cấp huyện bộ môn Địa Lý!


chuyên đề.
Tiết dạy minh hoạ
Góp ý
Tổng kết
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÙ ĐỔNG
sinh hoạt chuyên đề
MÔN ĐỊA LÝ
Ổn định, văn nghệ, phát biểu đại biểu
HỒ CÔNG NHẬT
Chương Trình

SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ CẤP HUYỆN
BỘ MÔN ĐỊA LÝ

1/ Ổn định
2/ Văn nghệ chào mừng
3/ Giới thiệu thành phần tham dự.
4/ Phát biểu của đại biểu, nhà trường.
5/ Trình bày chuyên đề.
6/ Dự giờ minh hoạ.
7/ Góp ý của đồng nghiệp.
8/ Tổng kết.
CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỊA LÝ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC.
I/ VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA, CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỊA LÝ.
Việc sử dụng các thiết bị dạy học trong quá trình dạy học nói chung và dạy học địa lí nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng. Các Thiết bị dạy học (TBDH) thay thế cho những sự vật, hiên tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận trực tiếp được. Nhờ có các phương tiện dạy học các biểu tượng được hình thành rõ nét hơn, nhiều sự vật hiện tượng địa lý gần gũi và dễ hiểu hơn đối với học sinh.
Tuy nhiên các phương tiện trực quan chứa trong bản thân mình dưới dạng vật chất cả hình ảnh bên ngoài lẫn những dấu hiệu, thuộc tính bên trong của các đối tượng, nhờ sự phân tích, tìm tòi của HS, các đặc điểm đó được biểu hiện ra ngoài. Như vậy, các thiết bị dạy học thực sự là nguồn tri thức.
Sử dụng các thiết bị dạy học tạo cơ hội để hình thành biểu tượng về sự vật, hiện tượng địa lí rõ nét hơn, giúp HS nắm vững kiến thức hơn. Một két quả nghiên cứu thực tế cho thấy, HS nhớ được kiến thức 30% nếu chỉ được nghe, còn nếu cả nghe lẫn nhìn sẽ nhớ được đến 50% kiến thức. Do đó sử dụng các thiết bị dạy học sẽ làm cho HS vừa hiểu bài nhanh hơn, vừa nhở được nhiều kiến thức hơn.

Xuất phát từ lí luận đó làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học theo yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay? Đây là vấn đề mà hiện nay các giáo viên còn đang gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong thực tế hoạt động dạy học ở trường phổ thông. Trên cơ sở đó Tổ Sử- Địa- Nhạc-CN Xin được nêu lên một vài kinh nghiệm nhỏ nhằm giải quyết khó khăn vừa nêu và cũng nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung của tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì III qua chuyên đề: CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỊA LÝ THEO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC. ( Bài 12)
1. Vai trò và ý nghĩa:
Trong quá trình dạy học địa lí, việc sử dụng các thiết bị dạy học (TBDH) đảm bảo cho HS lĩnh hội tốt những biểu tượng, khái niệm, các quan hệ nhân quả, các giả thuyết, các quy luật, giúp HS nắm được và rèn luyện những kĩ năng địa lí một cách có hiệu quả.
Mặt khác, giúp GV trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS được chất lượng hơn. Điều đó phù hợp với quy luật nhận thức, đặc điểm môn học, mục tiêu giáo dục của môn Địa lí.
2. Các thiết bị dạy học :
Sự phát triển của TBDH đã đưa đến hình thành một danh mục các loại TBDH rất đa dạng và phong phú gồm:
+ Phòng địa lí, vườn địa lí.
+ Bản đồ treo tường, tranh ảnh, bộ sưu tầm, dụng cụ quan trắc, đo đạc, atlát địa lý, phim, băng video và máy chiếu…
II. NHỮNG YÊU CẦU VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC ĐỊA LÝ.
Các thiết bị dạy học đều được sử dụng với cả hai chức năng: minh hoạ và làm nguồn tri thức. Hiện nay, đa số chúng ta sử dụng theo cách của phương tiện minh hoạ, ít chú ý đến chức năng là nguồn kiến thức của chúng và chưa chú ý cho HS được tự làm việc với các TBDH địa lý.
Để phù hợp với các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới, các TBDH cũng phải thay đổi về loại hình, cấu trúc và phương pháp sử dụng. Vì vậy, việc sử dụng TBDH không chỉ để biểu diễn, minh hoạ lời giảng của GV mà sử dụng chúng như là phương tiện nhận thức, là nguồn tri thức giúp HS khám phá, tìm tòi, phát hiện những kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho HS.
Trong quá trình sử dụng TBDH địa lý, GV không những có vai trò định hướng cho HS quan sát, hướng dẫn và gợi ý HS cách khai thác kiến thức mà còn giúp HS tự thao tác, điều khiển, sử dụng để khám phá, tìm tòi kiến thức hoặc củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng địa lý cho HS. tạo điều kiện để HS “ Học trong hành động”
1.Yêu cầu của việc sử dụng các TBDH theo phương pháp tích cực:
1.1/Lựa chọn thiết bị dạy học phù hợp:
Việc lựa chọn TBDH phải căn cứ vào nội dung của từng bài, từng phần cho phù hợp. Những nội dung đó là những kiến thức cơ bản, đặc trưng của bài học. Mặt khác, còn phải căn cứ vào hoạt động học tập của HS đối với mỗi nội dung bài học để lựa chọn TBDH.
Việc lựa chọn TBDH phải trên cơ sở xác định vai trò, vị trí của các TBDH, xác định mối quan hệ giữa TBDH với nội dung bài học và nắm chắc tính năng, tác dụng, nguyên lí hoạt động của chúng.
1.2. Định hướng cho HS trước khi yêu cầu quan sát, khai thác kiến thức từ các TBDH địa lí.
Thực tế dạy học cho thấy, việc quan sát và khai thác kiến thức của HS đối với TBDH chỉ hiệu quả nếu trước khi cho HS quan sát nhận xét, GV đưa ra hệ thống câu hỏi nhằm giúp HS biết được cần phải quan sát cái gì? Phân tích nội dung, giải thích nguyên nhân, nhận xét và khai thác kiến thức như thế nào?
Ví dụ: Trong bài: Châu Nam Cực- châu lục lạnh nhất thế giới (Địa lí 7) Nhằm xác định vị trí địa lí châu Nam Cực, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi giúp học sinh xác định được: Cực Nam, vòng cực Nam, các đường kinh tuyến….Từ đó học sinh sẽ xác định được vị trí châu Nam cực và với vị trí đó ảnh hưởng đến châu Nam cực như thế nào?
Như vậy qua quan lược đồ, GV cần hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ các lược đồ, hiểu được bản chất của các đối tượng địa lí và các mối quan hệ giữa tự nhiên và kinh tế…
1.3. Các câu hỏi phải thể hiện rõ ràng về yêu cầu và mức độ nhận thức khác nhau đối với học sinh.
Câu hỏi để phân loại và phát triển tư duy địa lí cho HS cần có các mức độ khác nhau từ đọc các đối tượng địa lí đến phân tích, so sánh, xác định các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí….Các câu hỏi như vậy sẽ dẫn dắt HS biết, hiểu được đặc điểm đặc
trưng của các đối tượng địa lí và có cách nhìn tổng hợp giữa các đối tượng địa lí qua các mối quan hệ của chúng.
Để phát huy cao độ tính tích cực học tập của học sinh, giáo viên nên dựa trên nội dung của các thiết bị dạy học có thể nêu câu hỏi thành một số vấn đề cần phải làm sáng tỏ và hướng dẫn HS tự làm việc với TBDH. cần chú ý việc yêu cầu HS khai thác kiến thức “ ẩn” trong mỗi TBDH , dựa vào TBDH để phân tích, đánh giá, so sánh, giải thích,….trong suốt quá trình dạy học ở trên lớp, ở nhà và trong cả khi kiểm tra, đánh giá…
Ví dụ: Trong bài: Châu Nam Cực- châu lục lạnh nhất thế giới (Địa lí 7). Để tìm hiểu khoáng sản của châu Nam Cực . thay cho việc giáo viên đọc nội dung sách giáo khoa thì giáo viên cho học sinh xác định các khoáng sản trên lược đồ và rút ra nhận xét.
1.5. Phối hợp sử dụng các thiết bị để khai thác kiến thức có hiệu quả, sử dụng PPDH thích hợp đối với mỗi loại TBDH.
Ví dụ:Trong bài Châu Nam Cực, châu lục lạnh nhất thế giới (Địa lí 7- Tiết 54) để học sinh tìm hiểu về động vật thích nghi với châu Nam Cực giáo viên sử dụng một số tranh, ảnh của động vật ở đới lạnh và một lần nữa khắc sâu kiến thức cách thích nghi của động vật ở đới lạnh:
2/ Một số nguyên tắc khi sử dụng các thiết bị dạy học:
1. Phải căn cứ vào mục đích , nhiệm vụ nội dung, hình thức các loại bài học, PPDh chủ đạo để lựa chọn TBDH tương ứng.
2. Phải xác định rõ mục đích sử dụng: Trước khi hướng dẫn HS học tạp trên lớp, GV phải làm thử ở nhà cho thành thạo các thao tác, tránh để xảy ra sự lúng túng, mất thời gian ở trên lớp.
3.Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực của HS , GV luôn luôn tạo điều kiện tối đa cho HS tự mình làm việc với TBDH để khám phá tìm tòi các tri thức cần thiết, đảm bảo cho toàn bộ HS trong lớp tiếp xúc với TBDH.
4. Không nên quá lạm dụng các TBDH dễ tạo nên sự quá tải và giảm đặc trưng của PPDH bộ môn.
* Lí do phải đảm bảo các nguyên tắc về sử dụng TBDH:………
III. Cách sử dụng một số TBDH địa lí theo phương pháp tích cực.
1. Bản đồ, lược đồ……
Bản đồ có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong dạy học địa lí, là kiến thức từ cuốn sách thứ hai, là phương tiện dạy học ở nhiều bài địa lí. từ bản đồ có thể bồi dưỡng thế giới quan duy vạt biện chứng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu…cho HS.
Do đặc điểm của các đối tượng, sự vật địa lí được trải rộng trong không gian. GV không thể dẫn Hs đến nơi được. vì vậy, dạy học địa lí không thể không có bản đồ. Trong mỗi bản đồ địa lí đều chứa đựng những kiến thức ở các kí hiệu, ước hiệu và những kiến thức thông qua các quan hệ địa lí - kiến thức “ẩn”.
Dựa vào bản đồ, GV có thể nêu ra những vấn đề cho HS suy nghĩ,nhận thức, phát triển tư duy địa lí và khai thác đặc trưng quan trọng của địa lí, tư duy gắn liền với lãnh thổ, xét đoán dựa trên cơ sở bản đồ.
1.1/ Các bước khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ:
+ Đọc tên bản đồ để biết được nội dung bản đồ.
+ Đọc bản chú giải để biết cách thể hiện nội dung của bản đồ.
+Căn cứ vào bảng chú giải, tìm đối tượng địa lí trên bản đồ.
+Liên kết các kí hiệu, xác lập mối quan hệ địa lí, để nêu đặc điểm của các đối tượng, giải thích các đặc điểm và sự phân bố ( nếu cần).
**Ví dụ: Trong bài Châu Nam Cực, châu lục lạnh nhất thế giới (Địa lí 7- Tiết 54)
* Khai thác kiến thức từ lược đồ: Xác định vị trí châu Nam Cực.
- Bước 1:GV đọc tên lược đồ H47.1 (Lược đồ tự nhiên
châu Nam Cực)
- Bước 2:Học sinh xác định vòng cực Nam, địa cực Nam
- Bước 3:Học sinh xác định giới hạn, vị trí châu nam Cực.
+ Giáo viên giúp học sinh hiểu được ở châu Nam Cực
phương hướng xác định như thế nào?
+ Từ vị trí và diện tích giáo viên cho học sinh rút ra
đặc điểm khí hậu của châu Nam Cực.
1.2/ Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS.
+ Kĩ năng xác định các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ.
+ Kĩ năng xác định toạ độ địa lí.
+ Kĩ năng đo tính khoảng cách trên bản đồ.
+ Kĩ năng mô tả các đối tượng địa lí trên bản đồ.
+ Kĩ năng phát hiện mối quan hệ địa lí.
a/ Khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí.
2. Cách sử dụng khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí.
Đây là loại TBDH thể hiện hình ảnh, cấu trúc, đặc tính….của cá sự vật, hiện tượng địa lí được nghiên cứu trong nhà trường , chúng có trong SGK, trong tập tranh ảnh được xuất bản phục vụ cho dạy học, hoặc sưu tầm..
Việc lựa chọn tranh ảnh cũng cần phải xuất phát từ nội dung bài học và hoạt động học tập của học sinh.
Việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí cũng được tiến hành qua các bước sau:
+ Yêu cầu HS đọc tên bức tranh (hoặc ảnh) nhìn bao quát xem nội dung bức tranh (ảnh) là gì? Đối tượng địa lí nào được thể hiện ? Vị trí của đối tượng trên bản đồ?
+ Quan sát tranh ảnh và chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lí được thể hiện trên tranh( ảnh)?
+ Hướng dẫn và yêu cầu HS dựa vào kiến thức địa lí đã học, kết hợp với bản đồ, biểu đồ,…Giải thích các đặc điểm, thuộc tính, sự phân bố của các đối tượng địa lí.
Ví dụ:* Khai thác kiến thức từ tranh ảnh trong bài Châu Nam Cực châu lục lạnh nhất thế giới (Địa Lí 7 - Tiết 54)
+ Bước 1: Giáo viên cho HS đọc tên tranh
(H47.4)
- Giáo viên giới thiệu bao quát H 47.4
+ Bước 2: Học sinh nhận xét phương tiện kĩ
thuật của trạm nghiên cứu ở châu Nam Cực.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khai
thác tranh để thấy mục đích khai thác châu Nam Cực
(vì mục đích hoà bình là chủ yếu.)
+ Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh thấy được vì sao phải nghiên cứu châu Nam Cực.Qua đó, giáo viên giáo dục học sinh tinh thần dũng cảm, không ngại gian khó của các nhà khoa học nghiên cứu châu Nam Cực và thám hiểm địa lí.
* Khai thác kiến thức từ biểu đồ nhiệt độ:
Phân tích lát cắt địa hình châu Nam Cực:
Để giúp HS rút ra đặc điểm khí hậu châu Nam Cực GV có thể tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Giới thiệu tên biểu đồ ( giới thiệu bao quát nội dung biểu đồ: vị trí, chỉ số nhiệt độ, đường biểu diễn nhiệt độ)
- GV xác định vị trí của 2 trạm Lit – tơn A-mê-ri-ca và Trạm Vô-xtốc.
+ Bước 2: Phân tích biểu đồ nhận xét nhiệt độ 2 trạm ( thảo luận nhóm)
+ Bước 3: Dựa vào hiểu biết và kênh hình rút ra nhận xét chung khí hậu châu Nam Cực
* Khai thác kiến thức từ lát cắt địa lí:
+ Bước 1: Giáo viên giới thiệu lát cắt, nêu khái quát nội dung lát cắt ( bề mặt thực địa, độ cao, khiên băng…)
+ Bước 2: Học sinh nhận xét đặc điểm nổi bật của địa hình lục địa Nam cực.
+ Bước 3: Kết hợp bản đồ, tranh ảnh giải thích sự hình thành núi băng, cao nguyên băng và hiện tượng băng tan nhiều ở châu Nam Cực hiện nay.
IV. KẾT LUẬN
Thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong việc dạy học Địa lí, để giúp HS học tập có hiệu quả, HS được hoạt động, được làm việc, trong quá trình dạy học GV cần hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ các thiết bị dạy học và làm việc với các thiết bị dạy học theo những yêu cầu và nguyên tắc trên, đồng thời phải trang bị cho HS các kĩ năng làm việc với các thiết bị địa lí.
Trên cơ sở nắm vững được quan điểm dạy học trên trong thời gian qua việc sử dụng các TBDH được khai thác với phương pháp tích cực hơn, đổi mới hơn trong quá trình sử dụng, làm cho HS tìm được bản chất “ẩn” bên trong TBDH. Giáo viên hướng dẫn học sinh phát huy một cách tích cực các cơ quan cảm giác của mình trong quá trình dạy học: được nghe, thấy, nói ý kiến của mình trước tập thể.
Như vậy, khi đổi mới PPDH theo hướng tích cực, chủ động của HS- mà hoạt động độc lập của học sinh với các nguồn tri thức được xem như một dấu hiệu quan trọng- thì các phương tiện dạy học càng có một vị trí hết sức cần thiết, tạo điều kiện cho dạy học đề cao chủ thể nhận thức của HS. Yêu cầu đủ về PTDH và đa dạng về thể loại trở nên có tính bắt buột. Nếu như trước đây, HS có thể nghe thầy “dạy chay” được khi không có PTDH, thì hiện nay với PPDH mới, HS không thể “làm chay” được. Không có PTDH, thì HS đành lắng nghe thụ động lời thầy giảng và như vậy, vô hình lại quay lại kiểu dạy học “lấy thầy làm trung tâm”

Kinh nghiệm sử dụng một số thiết bị dạy học địa lý theo phương pháp dạy học tích cực là những kinh nghiệm đúc kết qua nghiên cứu lý luận dạy học, qua những kinh nghiệm từ chương trình thay sách, hiệu quả sử dụng các TBDH của nhà xuất bản giáo dục ấn hành và phát hành. Đề tài đề cập đến một số nội dung: Thực trạng sử dụng TBDH trước đây, Cách sử dụng một số TBDH địa lí theo phương pháp tích cực, một số nguyên tắc khi sử dụng các thiết bị dạy học.
Đây là chuyên đề được tổ Sử - Địa nghiên cứu trên cơ sở lý luận dạy học qua chương trình thay sách giáo khoa và chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kì III, mục đích đề tài làm sáng tỏ hơn nữa những lý luận dạy học và áp dụng có hiệu quả trong thực tế dạy học ở môn địa lí.
Phạm vi chuyên đề đề cập đến một số kinh nghiệm sử dụng thiết bị dạy học theo phương pháp tích cực, phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, tài liệu minh hoạ cho đề tài tập trung chủ yếu vào bài Châu Nam Cực – Châu lục lạnh nhất thế giới- Địa lí lớp 7. Và trong quá trình thực hiện chắc hẳn không tránh khỏi những hạn chế rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp!
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÙ ĐỔNG
sinh hoạt chuyên đề
MÔN ĐỊA LÝ
Cảm ơn quý thầy cô giáo đã chú ý lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Công Nhật
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)