CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH VÀ MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC TỪ 1978 ĐẾN NAY
Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam |
Ngày 27/04/2019 |
74
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH VÀ MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC TỪ 1978 ĐẾN NAY thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: LỊCH SỬ
LỚP : LỊCH SỬ - GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG 3B
(…(…(
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH VÀ MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC (TỪ 1978 ĐẾN NAY)
ĐỀ TÀI:
ĐẶC KHU KINH TẾ - MÔ HÌNH ĐỘC ĐÁO TRONG CÔNG CUỘC CẢI CÁCH MỞ CỬA Ở TRUNG QUỐC.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25 tháng 5 năm 2010
Tháng 12 năm 1978 tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XI Đảng Cộng Sản Trung Quốc, chính sách cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã được thông qua. Đây là quyết định mang tính lịch sử, mở ra một thời kì phát triển hoàn toàn mới mẻ, đem lại sự phồn thịnh văn minh cho đất nước hơn một tỉ dân này. Mở cửa hội nhập quốc tế là xu thế chung của thời đại, cũng là hướng đi chuẩn xác đưa Trung Quốc tới tương lai tốt đẹp. Để nhanh chóng mở rộng giao lưu hợp tác với nước ngoài và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của kinh tế, ngay từ những ngày đầu, Chính phủ Trung Quốc đã coi việc xây dựng đặc khu kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm và bước đi đầu tiên trong chiến lược mở cửa các vùng kinh tế ven biển. Hơn hai chục năm qua, đặc khu kinh tế đã góp phần làm sáng thêm bức tranh kinh tế- xã hội của Trung Quốc, không chỉ trở thành mô hình độc đáo trong công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc, mà còn là kinh nghiệm tham khảo có giá trị đối với nhiều quốc gia và khu vực trong đó có Việt Nam.
Các đặc khu kinh tế Trung Quốc được Chính phủ Trung Quốc tạo ra trong thời kỳ mở cửa hội nhập theo nền kinh tế thị trường do Đặng Tiểu Bình chủ xướng vào cuối thập kỷ 70. Đặc khu kinh tế(Special Economic Zone- SEZ) - theo cách hiểu tương đối thống nhất- là vùng đất được khoanh lại trong một quốc gia hay khu vực, hưởng các chính sách và chế độ ưu đãi đặc biệt trong quy định của hiến pháp và pháp luật, nhằm thu hút nguồn vốn công nghệ và phương pháp quản lí tiên tiến của nước ngoài, phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo mô hình hướng ngoại. Đặc khu kinh tế hoạt động theo phương thức đa dạng và mang tính tổng hợp hơn. Tuy nhiên vai trò của nó lại thấp hơn khu mậu dịch tự do. Với tiêu chí như vậy Trung Quốc đã tích cực triển khai mạnh mẽ chương trình xây dựng các đặc khu kinh tế ngay từ những năm đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX, nhằm phát huy vai trò đặc biệt của đặc khu kinh tế trong tiến trình hội nhập. Các đặc khu kinh tế Trung Quốc đảm nhận chức năng là “cửa sổ” giao lưu với thế giới bên ngoài trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư, du nhập công nghệ kĩ thuật hiện đại, tiếp thu kinh nghiệm và phương thức quản lí tiên tiến, mở rộng buôn bán mậu dịch và hợp tác văn hóa khoa học… Đồng thời đặc khu còn có nhiệm vụ là “cầu nối”- hỗ trợ lôi kéo và gắn kết hoạt động kinh tế của các vùng nội địa với đặc khu cũng như đối với thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó đặc khu kinh tế còn đảm trách chức năng thử nghiệm các chính sách và phương thức hoạt động kinh tế mới nhằm từng bước nhân rộng mô hình hướng ngoại của các vùng, các tổ chức kinh tế trong nước. Xuất phát từ những đặc điểm và yêu cầu như vậy, đặc khu kinh tế Trung Quốc đòi hỏi phải thỏa mãn 4 điều kiện sau đây:
Thứ nhất, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, trong đó xí nghiệp ba loại vốn đóng vai trò chủ đạo.
Thứ hai, nguồn vốn xây dựng và phát triển đặc khu kinh tế được huy động từ đối tác nước ngoài là chủ yếu.
Thứ ba, hàng hóa sản xuất từ đặc khu kinh tế phải đáp ứng mục tiêu xuất khẩu là chủ yếu.
Thứ tư, các đặc khu tuy hoạt động theo sự hướng dẫn chỉ đạo của Nhà nước, nhưng chủ yếu vẫn tuân theo quy luật điều tiết của thị trường.
Bốn điều kiện, nói cách khác, bốn tiền đề quan trọng để xây dựng và vận hành đặc khu kinh tế nói trên đã thể hiện đầy đủ tính hướng ngoại, tính liên kết và hội nhập của đặc khu. Cũng có thể nói đó là “bốn điểm chủ chốt” trong chính sách xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc. mặt khác, bốn tiêu chí nói trên còn phản ánh rõ tư tưởng và đường hướng cải cách cơ chế quản lí, sản xuất kinh doanh của Trung Quốc tại các đặc khu kinh tế- yếu tố không chỉ cần cho sự phát triển của đặc khu, mà còn là kinh nghiệm sát thực cho toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc trong thời kì cải cách
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)