Chuyên đề: Các hình thức dạy Luyện từ và câu lớp 2

Chia sẻ bởi Lê Thị Nguyệt Nga | Ngày 21/10/2018 | 98

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề: Các hình thức dạy Luyện từ và câu lớp 2 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Trường Tiểu học Trương Hoành
CHUYÊN ĐỀ
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LỚP 2
Giáo viên: Lê Thị Nguyệt Nga
Kính chào các thầy cô về dự chuyên đề !
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯƠNG HOÀNH
=============


CHUYÊN ĐỀ TỔ 2
CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
Giáo viên: Lê Thị Nguyệt Nga
Năm học: 2013 - 2014
CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
I. Đặt vấn đề
Luyện từ và câu là một phân môn có vị trí đặc biệt của môn Tiếng Việt. Để đạt được mục tiêu dạy học Luyện từ và câu, người giáo viên cần nắm vững nội dung, phương pháp, biện pháp, các hình thức dạy học cụ thể thì mới đạt hiệu quả cao. Việc đổi mới phương pháp dạy học có thành công, hiệu quả hay không là một phần phải có hình thức tổ chức dạy học phong phú và đa dạng. Hình thức phải xây dựng phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Hình thức phù hợp thì tạo nên tiết học sinh động, đạt hiệu quả cao và phát huy được tính cực tự học, chủ động và sự sáng tạo của học sinh. Để góp phần nâng cao chất lượng của môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng, tổ Hai đã nghiên cứu và sử dụng đề tài: “Các hình thức dạy Luyện từ và câu lớp 2”.
CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
II. Thực trạng

1. Thuận lợi:
a) Đối với học sinh:
- Các em có đầy đủ sách giáo khoa và vở bài tập.
- 100% học sinh học 2 buổi/ngày nên có thời gian rèn luyện, thực hành.
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu, cha mẹ học sinh.
b) Đối với giáo viên:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục và nhà trường.
- Được tập huấn chương trình thay sách giáo khoa và tập huấn sử dụng đồ dùng dạy học. GV nắm vững các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
- Có đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học…

CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
II. Thực trạng
2. Khó khăn:
- Số ít học sinh cha mẹ chưa quan tâm đúng mức nên việc học hành của học sinh còn chểnh mảng, lơ là.
- Các em ít đọc sách nên các từ ngữ còn rất nghèo nàn.
- Số lượng học sinh nghèo của khối lớp tương đối nhiều nên cũng ảnh hưởng một phần đến việc học tập của các em.
- Môn Tiếng Việt được chia thành nhiều phân môn: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Mỗi phân môn có nhiệm vụ riêng nhưng đều có chung nhiệm vụ là hình thành và phát triển ở các em kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết. Phân môn Luyện từ và câu có một vị trí hết sức quan trọng. Học tốt phân môn này học sinh có thể học tốt các môn khác như: Toán, Tự nhiên - xã hội. Bởi lẽ, đây là môn học cung cấp vốn từ, hệ thống hóa từ, giúp học sinh nắm nghĩa của từ, cách sử dụng từ, câu và dấu câu.
CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
II. Thực trạng

Từ thực tế giảng dạy, tôi thấy khi học sinh không có hứng thú học tập thì giờ học trở nên nặng nề, buồn tẻ. Hình thức dạy học phù hợp có vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học. Nó có thể làm cho học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn, nảy sinh khát vọng, lòng say mê, độ dẻo dai trong học tập. Hơn thế nữa, hình thức dạy học phù hợp tạo nên hứng thú học tập giúp các em nhận thức một cách chủ động, sáng tạo. Vì vậy, có thể nói, chọn đúng hình thức dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập.
CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
III. Nội dung chương trình: Số bài và thời lượng học:
- Trong cả năm học, học sinh được học 31 tiết Luyện từ và câu.
- Nội dung:
+ Về từ vựng, bên cạnh vốn từ được cung cấp qua các bài Tập đọc, ở phân môn Luyện từ và câu, học sinh được mở rộng vốn từ theo chủ điểm thông qua các bài tập thực hành.
+ Về từ loại, theo Chương trình Tiểu học mới, học sinh bước đầu được rèn luyện cách dùng các từ chỉ sự vật( danh từ), từ chỉ hoạt động, trạng thái (động từ) và từ chỉ đặc điểm, tính chất (tính từ).
+ Về câu, học sinh làm quen với các kiểu câu trần thuật đơn cơ bản Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, các bộ phận của câu(trả lời các câu hỏi Ai ?, Là gì ?, Làm gì ?, Như thế nào ?, Khi nào ?, Ở đâu ?, Vì sao ?, Đế làm gì ?) và các dấu câu (chấm, chấm hỏi, chấm than, phẩy).
- Tuy nhiên, ở lớp 2 không có bài học lí thuyết. Các kiến thức từ ngữ và ngữ pháp nói trên được thể hiện qua các bài tập thực hành.
III. Nội dung chương trình:
Cung cấp cho học sinh một số tri thức sơ giản:
- Về vốn từ: Ngoài những từ được dạy qua các bài tập đọc, những thành ngữ được cung cấp qua các bài tập viết, học sinh được học một cách có hệ thống các từ ngữ theo chủ điểm:
+ Đơn vị thời gian ( ngày, tháng, năm, năm học ...)
+ Đơn vị hành chính ( xã, huyện )
+ Đồ dùng học tập
+ Đồ dùng trong nhà
+ Việc nhà + Họ hàng + Vật nuôi
- Về từ loại: nhận ra và biết dùng các từ chỉ người, con vật, đồ vật,
hoạt động, trạng thái, đặc điểm để đặt câu, bước đầu biết viết hoa tên riêng.
- Về kiểu câu: nhận ra và biết đặt các kiểu câu đơn: Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào ?
- Về dấu câu: bước đầu biết sử dụng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi.

IV. Phương pháp
* Phương pháp thực hành.
* Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề.
* Phương pháp đàm thoại.
* Phương pháp thảo luận nhóm.
* Phương pháp sử dụng trò chơi học tập.
- Việc lựa chọn, phối hợp, vận dụng hợp lí các phương pháp dạy học ở từng tiết dạy Luyện từ và câu đều có những đặc điểm riêng, không thể áp dụng một cách máy móc, đồng loạt. Không có phương pháp nào là “vạn năng” là “tuyệt đối” đúng, là có thể phù hợp với mọi khâu của tiết dạy Luyện từ và câu. Chỉ có sự tìm tòi sáng tạo, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới phát huy được tính tích cực của hs trong mỗi tiết dạy Luyện từ và câu và đạt được thành công trong mỗi bài dạy. Vốn từ các em trở nên đa dạng, phong phú khi các em chủ động phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo, tinh thần hợp tác làm việc, cùng với sự chỉ đạo sáng suốt của người giáo viên sẽ đem lại kết quả hoàn hảo nhất.

CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
V. Hình thức tổ chức dạy học
1. Định nghĩa: HTTC DH là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học.
2. Các HTTC DH ở trường phổ thông:
Có nhiều cách phân loại HTTC DH, khái quát cách phân loại và căn cứ vào thực tiễn dạy học ở trường PT có các HTTC DH sau: 2.1. Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học, có: HTDH trên lớp và HTDH ngoài lớp.
a) HTTC DH trên lớp:
+ Định nghĩa: Là HTTC DH mà thời gian học tập được quy định một cách xác định và ở một địa điểm riêng biệt, GV chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính chất tập thể ổn định, có thành phần không đổi, đồng thời chú ý đến những đặc điểm của từng học sinh để sử dụng các PP và phương tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS nắm vững tài liệu học tập một cách trực tiếp cũng như làm phát triển năng lực nhận thức và giáo dục học sinh tại lớp.
CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
V. Hình thức tổ chức dạy học

+ Đặc điểm của HTTC DH trên lớp:
- Lớp học có thành phần không đổi trong mỗi giai đoạn của quá trình dạy học.
- GV chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp, đồng thời chú ý đến những đặc điểm của từng học sinh.
- HS nắm tài liệu một cách trực tiếp tại lớp. 


CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
V. Hình thức tổ chức dạy học

b) HTTC DH ngoài lớp:
+ Định nghĩa: Là HTTC DH trong đó giáo viên tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập của HS ở địa điểm ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS nắm vững, mở rộng kiến thức thông qua các hoạt động và các mối quan hệ đa dạng từ môi trường học tập.
+ Đặc điểm của HTTC DH ngoài lớp:
- Là HTTC DH linh hoạt, cho phép kiến tạo các môi trường học tập đa dạng, kích thích được hứng thú học tập của HS.
- Làm cho việc học tập trong nhà trường gần hơn với thực tiễn cuộc sống.
- Giúp HS có điều kiện để trải nghiệm và thực hiện phương thức học tập bằng chia sẻ có hiệu quả. 
CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
V. Hình thức tổ chức dạy học

2.2. Căn cứ vào sự chỉ đạo của GV đối với toàn lớp hay với nhóm HS trong lớp, có: HTTC DH cá nhân, theo nhóm và toàn lớp.
a) HTTC DH cá nhân:
Là HTTC DH, trong đó, dưới sự tổ chức, điều khiển của GV, mỗi HS độc lập thực hiện những nhiệm vụ học tập của mình theo nhịp độ riêng để đạt đến mục tiêu dạy học chung. 

CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
V. Hình thức tổ chức dạy học

b) HTTC DH theo nhóm:
Là HTTC DH có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong đó HS từng nhóm dưới sự chỉ đạo của GV trao đổi những ý tưởng, nguồn kiến thức với nhau, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc nắm vững tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Đặc trưng của HTTC DH theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa HS với nhau, sự cùng phối hợp hoạt động của học sinh.
+ Phân loại: Có 2 hình thức học tập theo nhóm tại lớp, đó là HTHT theo nhóm thống nhất và HTHT nhóm phân hoá.
- HTHT theo nhóm thống nhất: Tất cả HS trong lớp thực hiện những nhiệm vụ giống nhau.
- HTHT theo nhóm phân hoá: Mỗi nhóm khác nhau thực hiện những nhiệm vụ khác nhau trong khuôn khổ chung của cả lớp.
V. Hình thức tổ chức dạy học

c) HTTC DH toàn lớp:
Là HTTC DH trong đó GV lãnh đạo đồng thời hoạt động của tất cả HS, tích cực điều khiển việc lĩnh hội tri thức, việc ôn tập và củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng chung cho cả lớp và mỗi HS, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ học tập chung. 

* Tất cả các HTTC DH trên có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Mỗi HTTC DH có chức năng và vai trò nhất định trong việc dạy và học. Tuy nhiên, HTTC DH trên lớp là HTDH cơ bản.
Chú ý: Cũng cần tránh, trong một tiết học có nhiều hình thức lặp lại.

CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
V. Hình thức tổ chức dạy học
Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú học tập cho học sinh thì đòi hỏi ở người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tay nghề vững vàng, phải có năng lực sư phạm. Ngoài ra, GV muốn phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh thì cần phải biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp. Việc đổi mới PPDH tất yếu phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học để tạo một sự tương ứng cần thiết. Sự đa dạng của phương pháp dạy học trong sự phối hợp của chúng, đòi hỏi phải có một số hình thức tổ chức dạy học thích hợp. Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có tác dụng tích cực phát triển học sinh một khía cạnh nào đó. Vì vậy, chúng ta cần phải biết cách tổ chức dạy học. Phương pháp dạy học mới, đòi hỏi phải có hình thức tổ chức dạy học tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ làm việc, trao đổi thảo luận với nhau nhiều hơn. Hình thức phải xây dựng phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Hình thức phù hợp thì tạo nên tiết học sinh động, đạt hiệu quả cao và phát huy được tính cực tự học, chủ động và tự sáng tạo của học sinh.
V. Hình thức tổ chức dạy học

Chuẩn bị cho một tiết dạy Luyện từ và câu:
1. Đối với học sinh:
- Phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Trong giờ học phải tập trung nghe giảng, không làm việc riêng.
- Tích cực tham gia phát biểu ý kiến.
- Khi làm bài tập phải đọc kĩ yêu cầu của bài tập và xác định được bài yêu cầu làm gì .
- Trình bày bài làm phải rõ ràng, biết dùng từ, đặt câu đầy đủ ý, viết đầy đủ dấu câu theo yêu cầu mẫu câu. Viết được đoạn văn đúng theo yêu cầu.


CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
V. Hình thức tổ chức dạy học
2. Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu kĩ phương pháp giảng dạy. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Nội dung dạy học phải tinh giản và được xây dựng theo tình huống đòi hỏi học sinh phải tự tìm tòi, tự khám phá, chiếm lĩnh và vận dụng.
- Tăng cường các thiết bị dạy học, thường xuyên sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học để góp phần giúp học sinh thực hành tốt các bài tập.
- Giáo viên sử dụng ĐDDH đúng yêu cầu, phù hợp với nội dung bài học, cụ thể, rõ ràng, khoa học.
3. Sử dụng đồ dùng dạy học:
Thiết bị dạy học được coi là một trong những nguồn tri thức quan trọng để góp phần tích cực hóa các hoạt động của học sinh, lượng thông tin mà thiết bị dạy học đưa ra phải là một tình huống có tính chất nêu vấn đề, gợi vấn đề để qua đó học sinh có thể quan sát, thực hành thảo luận, khám phá vấn đề.

CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
V. Hình thức tổ chức dạy học

4. Những điểm cần lưu ý khi dạy tiết Luyện từ và câu:
Để học sinh học tốt, đạt chất lượng cao phân môn luyện từ và câu, giáo viên phải kết hợp các yếu tố sau đây:
- Nghiên cứu và chuẩn bị kỹ bài trước khi dạy.
- Xác định đúng mục tiêu bài dạy.
- Sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài.
- Chọn các hình thức dạy học phù hợp với từng bài tập.
- Chuẩn bị ĐDDH đầy đủ và sử dụng đúng mục đích, đúng thời điểm, khoa học, chính xác, rõ ràng.
- Cần khen ngợi, động viên kịp thời học sinh.

CÁC HÌNH THỨC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2
Kết luận

Việc đổi mới phương pháp dạy học có thành công, hiệu quả hay không là một phần phải có hình thức tổ chức học tập phong phú và đa dạng. Hình thức phải xây dựng phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh. Hình thức phù hợp thì tạo nên tiết học sinh động, đạt hiệu quả cao và phát huy được tính tích cực tự học, chủ động và sáng tạo của học sinh.

VII. Giáo án minh họa phân môn luyện từ và câu

Đề bài: TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. Mục tiêu:
-Nắm được một số từ ngữ chỉ tên, đặc điểm của các loài vật (BT1, BT2)
-Biết đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
-GD bảo vệ môi trường: Bảo vệ các loài thú quý hiếm(liên hệ).
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa 6 con vât ở BT1; 4 con vật ở BT2.
- 18 phiếu học tập cho BT2. Thẻ từ để chơi trò chơi củng cố.
- Vở bài tập.
Đại Nghĩa, 10/02/2014
Người thực hiện


Lê Thị Nguyệt Nga
Trong quá trình thực hiện chuyên đề: “Các hình thức dạy Luyện từ và câu lớp 2”, tôi đã tham khảo các tài liệu dạy học của phân môn cũng như những kinh nghiệm giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp, nhưng chuyên đề của tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của BGH cũng như quý thầy cô giáo để chuyên đề của tôi thực hiện có tính khả thi hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Kính chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc!
Chào
tạm
biệt!
Chào
tạm
biệt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Nguyệt Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)