Chuyên đề CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TỪ TK I ĐẾN TK V
Chia sẻ bởi Tần Thị Khánh Linh |
Ngày 27/04/2019 |
69
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TỪ TK I ĐẾN TK V thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Kính chào cô và các bạn thân mến!
Chuyên đề:
CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TỪ TK I
ĐẾN TK V
Nội dung chính:
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp rộng lớn, nhiều cuộc nhân dân cả 3 quận (Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam) tham gia.
A) Khái quát những cuộc đấu tranh giành độc lập từ thế kỉ I đến thế kỉ V
2. Thống kê:
2. Thống kê:
3. Nhận xét:
Bạn nhận xét gì về các cuộc đấu tranh trên ?
- Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc diễn ra sôi nổi, rộng khắp và quyết liệt. Điều đó thể hiện ý chí đấu tranh giành dộc lập dân tộc đã nảy sinh ngay từ khi bọn phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta.
- Các cuộc khởi nghĩa đó đã lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân nhân tham gia, tạo nên sức mạnh để chiến đấu chống phong kiến phương Bắc xâm lược.
- Các cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi(như là: Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ), lập được chính quyền tự chủ trong thời gian ngắn.
- Các cuộc khởi nghĩa đó đã tạo nên truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm.
B) Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
I) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
II)Khởi nghĩa Bà Triệu
I) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
a) Thân thế Hai Bà Trưng
Trưng Trắc và em là Trưng Nhị là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh. Hai Bà là chị em sinh đôi, khí chất hung dũng. Năm 19 tuổi, Trưng Trắc kết hôn với ông Đặng Thi Sách con trai Lạc tướng Châu Diên. Ông Thi Sách là người rất có chí khí.
b)Nguyên nhân
- Thái thú Tô Định tham tàn, bạo ngược, thi hành những chính sách vơ vét của cải của nhân dân, khiến nhân dân oán hận.
- Chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Thái thú Tô Định giết hại.
c)Diễn Biến
Mùa xuân năm 40, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây). Được sự hưởng ứng của nhân dân, nghĩa quân Hai Bà Trưng đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), từ Mê Linh đánh chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước.
*Lược đồ:
d) Kết quả
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Lên làm vua, Trưng Vương bắt tay vào xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ. Bà ra lệnh miễn thuế cho nhân dân ba quận hai năm liền.
e) Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
Nghe tin cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi, vua Hán tức giận, ban lệnh chuẩn bị lực lượng sang đàn áp.
Năm 42, Mã Viện chỉ huy 2 vạn quân, gồm hai cánh thủy, bộ tiến vào nước ta.
Trưng Vương và các tướng lĩnh đã đưa quân ra chống giặc từ biên giới, trước thế giặc hung hãn, quân ta đã anh dũng chiến đấu, các trận chiến diễn ra ác liệt ở Lãng Bạc, Yên Phong, Hà Bắc. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng chênh lệch, Trưng Vương phải rút về Cổ Loa. Cổ Loa thất thủ, quân Trưng Vương lại lui về Hạ Lôi, rồi từ Hạ Lôi về Cấm Khê. Tại đây, Hai Bà Trưng đã anh dũng hy sinh. Cuộc kháng chiến thất bại, nước ta lại rơi vào ách đô hộ của phương Bắc.
f) Ý nghĩa
- Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống đô hộ của nhân dân Âu Lạc.
- Dù chỉ giành được quyền tự chủ chỉ trong vỏn vẹn chưa đầy 3 năm, nhưng, những chiến công của Hai Bà Trưng đã làm cho quân giặc khiếp sợ, thể hiện được sự anh dũng, lòng yêu nước, quyết tâm chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho đất nước của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung.
*Người đời sau cũng đã ngợi ca hai vị nữ anh hùng của dân tộc qua những dòng thơ với lòng tôn kính và sự biết ơn:
VỊNH HAI BÀ TRƯNG
“Giúp dân dẹp loạn trả thù mình,
Chị rủ cùng em kết nghĩa binh.
Tô Ðịnh bay hồn vang một trận,
Lĩnh Nam mở cõi vững trăm thành.
Mới dày bảo vị gia ơn trọng,
Ðã đội hoa quan xuống phúc lành.
Còn nước còn non còn miếu mạo,
Nữ trung đệ nhất đấng tài danh.”
(Hồng Đức quốc âm thi tập)
II)Khởi nghĩa Bà Triệu
a) Thân thế Bà Triệu
Bà Triệu sinh năm Bính Ngọ (226) tại miền núi Quan Yên , quận Cửu Chân (nay là Thanh Hóa).
Thuở nhỏ cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở Quan Yên.
Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn.
b) Nguyên nhân
Nhà Đông Hán mất, nước ta rơi vào tay Đông Ngô. Đông Ngô cai trị nước ta bằng những chính sách vô cùng tàn bạo khiến cho nhân dân khổ cực. Không cam chịu cảnh cai trị tàn bạo của nhà Ngô, Bà Triệu đã vào rừng chiêu mộ binh sĩ nổi dậy.
c) Diễn biến
Năm 248, Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt đã hô hào nhân dân trong vùng Cửu Chân nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa), được đông đảo nhân dân Cửu Chân hưởng ứng, nhanh chóng lan tỏa ra quận Giao Chỉ.
Nghĩa quân tấn công quân Ngô, phá tan các thành ấp của giặc. Chỉ trong vòng 6 tháng, đã chiếm hầu hết đất Giao Châu.
d) Kết quả
Trước tình hình đó, Vua Ngô hốt hoảng, phái Lục Dận (cháu của Lục Tốn) chỉ huy hang vạn quân tinh nhuệ sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân của bà Triệu chống trả kiên cường. Sau, vì quân ít thế cô, Bà bại trận chạy đến núi Tùng rồi hy sinh. Lúc ấy, Bà mới có 23 tuổi. Hiện nay, vẫn còn đền thờ Bà Triệu ở tại ngọn núi này.
e) Ý nghĩa
Dù cuộc khởi nghĩa bị đàn áp nhưng cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là sự nối tiếp của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại ách đô họ của phương Bắc, gây ảnh hưởng to lớn đến các cuộc khởi nghĩa giành độc lập sau này. Uy danh của bà Triệu cũng đã khiến giặc phương Bắc nể sợ:
“Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà vương nan.”
Dịch:
Múa giáo đánh cọp dễ,
Đối mặt Vua Bà thì thực khó.
*Bà Triệu với chiến công lẫy lừng của mình được nhân dân kính nể ngợi ca:
“Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi.
Muốn coi, lên núi mà coi,
Có bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiếm cho chồng ra quân.”
“Tùng Sơn nắng quyện mây trời
Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh.”
LỜI KẾT
Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
Chuyên đề:
CÁC CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP TỪ TK I
ĐẾN TK V
Nội dung chính:
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp rộng lớn, nhiều cuộc nhân dân cả 3 quận (Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam) tham gia.
A) Khái quát những cuộc đấu tranh giành độc lập từ thế kỉ I đến thế kỉ V
2. Thống kê:
2. Thống kê:
3. Nhận xét:
Bạn nhận xét gì về các cuộc đấu tranh trên ?
- Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc diễn ra sôi nổi, rộng khắp và quyết liệt. Điều đó thể hiện ý chí đấu tranh giành dộc lập dân tộc đã nảy sinh ngay từ khi bọn phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta.
- Các cuộc khởi nghĩa đó đã lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân nhân tham gia, tạo nên sức mạnh để chiến đấu chống phong kiến phương Bắc xâm lược.
- Các cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi(như là: Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ), lập được chính quyền tự chủ trong thời gian ngắn.
- Các cuộc khởi nghĩa đó đã tạo nên truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm.
B) Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
I) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
II)Khởi nghĩa Bà Triệu
I) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
a) Thân thế Hai Bà Trưng
Trưng Trắc và em là Trưng Nhị là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh. Hai Bà là chị em sinh đôi, khí chất hung dũng. Năm 19 tuổi, Trưng Trắc kết hôn với ông Đặng Thi Sách con trai Lạc tướng Châu Diên. Ông Thi Sách là người rất có chí khí.
b)Nguyên nhân
- Thái thú Tô Định tham tàn, bạo ngược, thi hành những chính sách vơ vét của cải của nhân dân, khiến nhân dân oán hận.
- Chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Thái thú Tô Định giết hại.
c)Diễn Biến
Mùa xuân năm 40, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây). Được sự hưởng ứng của nhân dân, nghĩa quân Hai Bà Trưng đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), từ Mê Linh đánh chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước.
*Lược đồ:
d) Kết quả
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Lên làm vua, Trưng Vương bắt tay vào xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ. Bà ra lệnh miễn thuế cho nhân dân ba quận hai năm liền.
e) Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
Nghe tin cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi, vua Hán tức giận, ban lệnh chuẩn bị lực lượng sang đàn áp.
Năm 42, Mã Viện chỉ huy 2 vạn quân, gồm hai cánh thủy, bộ tiến vào nước ta.
Trưng Vương và các tướng lĩnh đã đưa quân ra chống giặc từ biên giới, trước thế giặc hung hãn, quân ta đã anh dũng chiến đấu, các trận chiến diễn ra ác liệt ở Lãng Bạc, Yên Phong, Hà Bắc. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng chênh lệch, Trưng Vương phải rút về Cổ Loa. Cổ Loa thất thủ, quân Trưng Vương lại lui về Hạ Lôi, rồi từ Hạ Lôi về Cấm Khê. Tại đây, Hai Bà Trưng đã anh dũng hy sinh. Cuộc kháng chiến thất bại, nước ta lại rơi vào ách đô hộ của phương Bắc.
f) Ý nghĩa
- Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống đô hộ của nhân dân Âu Lạc.
- Dù chỉ giành được quyền tự chủ chỉ trong vỏn vẹn chưa đầy 3 năm, nhưng, những chiến công của Hai Bà Trưng đã làm cho quân giặc khiếp sợ, thể hiện được sự anh dũng, lòng yêu nước, quyết tâm chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho đất nước của người phụ nữ Việt Nam nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung.
*Người đời sau cũng đã ngợi ca hai vị nữ anh hùng của dân tộc qua những dòng thơ với lòng tôn kính và sự biết ơn:
VỊNH HAI BÀ TRƯNG
“Giúp dân dẹp loạn trả thù mình,
Chị rủ cùng em kết nghĩa binh.
Tô Ðịnh bay hồn vang một trận,
Lĩnh Nam mở cõi vững trăm thành.
Mới dày bảo vị gia ơn trọng,
Ðã đội hoa quan xuống phúc lành.
Còn nước còn non còn miếu mạo,
Nữ trung đệ nhất đấng tài danh.”
(Hồng Đức quốc âm thi tập)
II)Khởi nghĩa Bà Triệu
a) Thân thế Bà Triệu
Bà Triệu sinh năm Bính Ngọ (226) tại miền núi Quan Yên , quận Cửu Chân (nay là Thanh Hóa).
Thuở nhỏ cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở Quan Yên.
Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn.
b) Nguyên nhân
Nhà Đông Hán mất, nước ta rơi vào tay Đông Ngô. Đông Ngô cai trị nước ta bằng những chính sách vô cùng tàn bạo khiến cho nhân dân khổ cực. Không cam chịu cảnh cai trị tàn bạo của nhà Ngô, Bà Triệu đã vào rừng chiêu mộ binh sĩ nổi dậy.
c) Diễn biến
Năm 248, Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt đã hô hào nhân dân trong vùng Cửu Chân nổi dậy. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc – Thanh Hóa), được đông đảo nhân dân Cửu Chân hưởng ứng, nhanh chóng lan tỏa ra quận Giao Chỉ.
Nghĩa quân tấn công quân Ngô, phá tan các thành ấp của giặc. Chỉ trong vòng 6 tháng, đã chiếm hầu hết đất Giao Châu.
d) Kết quả
Trước tình hình đó, Vua Ngô hốt hoảng, phái Lục Dận (cháu của Lục Tốn) chỉ huy hang vạn quân tinh nhuệ sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân của bà Triệu chống trả kiên cường. Sau, vì quân ít thế cô, Bà bại trận chạy đến núi Tùng rồi hy sinh. Lúc ấy, Bà mới có 23 tuổi. Hiện nay, vẫn còn đền thờ Bà Triệu ở tại ngọn núi này.
e) Ý nghĩa
Dù cuộc khởi nghĩa bị đàn áp nhưng cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là sự nối tiếp của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại ách đô họ của phương Bắc, gây ảnh hưởng to lớn đến các cuộc khởi nghĩa giành độc lập sau này. Uy danh của bà Triệu cũng đã khiến giặc phương Bắc nể sợ:
“Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà vương nan.”
Dịch:
Múa giáo đánh cọp dễ,
Đối mặt Vua Bà thì thực khó.
*Bà Triệu với chiến công lẫy lừng của mình được nhân dân kính nể ngợi ca:
“Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi.
Muốn coi, lên núi mà coi,
Có bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiếm cho chồng ra quân.”
“Tùng Sơn nắng quyện mây trời
Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh.”
LỜI KẾT
Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tần Thị Khánh Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)