Chuyen de bvemoi truong

Chia sẻ bởi Lê Bắc | Ngày 08/05/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: chuyen de bvemoi truong thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO MỘT SỐ BÀI HỌC THUỘC SINH HỌC 12 CƠ BẢN
Chuyên đề:
SOS
Chuyên đề: TÍCH HỢP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO MỘT SỐ BÀI HỌC THUỘC SINH HỌC 12 CƠ BẢN
I. Đặt vấn đề
Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ…Đó là không gian sống của con người, sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên, lưu giữ và cung cấp thông tin về sự đa dạng nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên…
Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu khi mà hiện nay môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc.
Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nghành GD – ĐT đã xác định nhiệm vụ đến năm 2010 phải trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng kiến thức phù hợp trong các bộ môn và qua các hoạt động ngoại khoá.
Vì vậy, trong các bài giảng của mình giáo viên nên tích hợp một số kiến thức, kĩ năng giáo dục môi trường cho học sinh(phù hợp với từng bài dạy).
II. Nội dung
1. Quan niệm về tích hợp
- Tích hợp dạy học là quá trình dạy học trong đó có sự lồng ghép, liên hệ những tri thức khoa học, những quy luật chung gần gũi với nhau, giúp người học lĩnh hội được tri thức khoa học của môn học và cả khoa học được tích hợp
- Tích hợp gồm hai dạng chủ yếu: Lồng ghép và liên hệ
a. Dạng lồng ghép:
- Kiến thức GDMT có sẵn trong sinh học như một bộ phận cấu thành.
Ví dụ: Sinh học 10 NC : Thực hành: Đa dạng sinh học
Sinh học 11: Tập tính động vật
Sinh học 12: Sinh thái học
b. Dạng liên hệ
- Kiến thức GDMT không có trong sách giáo khoa sinh học một cách rỏ ràng như là một bài, một mục… Vì vậy, liên hệ để bổ sung các kiến thức về GDMT liên quan đến nội dung bài học.
- Ví dụ: Khi dạy về giới động vật, trong sách giáo khoa có ý: Giới động vật rất đa dạng phong phú” và “Động vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên”
GV: Vì sao một sô loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng? Sự tuyệt chủng của động vật quý hiếm có ảnh hưởng gì đến thế giới tự nhiên?
II. Nội dung
1. Quan niệm về tích hợp
2. Một số bài soạn có tích hợp giáo dục môi trường
Bài 4: Đột biến gen
Lồng ghép kiến thức GDMT vào mục I: Khái niệm đột biến gen
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Đột biến gen
II. Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Học sinh nghiên cứu SGK, đưa ra khái niệm

- Kn: là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1(đột biến điểm) hay một số cặp nu.
- Tần số đột biến trong tự nhiên là rất thấp. Tần số này có thể thay đổi do yếu tố môi trường
Học sinh nhận xét về tần số ĐBG
Có thể thay đổi tần số này không?
Hoạt động 2:
Phiếu học tập
Tên tác nhân gây đột biến
Các nguyên nhân làm tăng các tác nhân trong môi trường
Các cách hạn chế
2. Một số bài soạn có tích hợp giáo dục môi trường
II. Nội dung
Tên tác nhân gây đột biến
Các nguyên nhân làm tăng các tác nhân trong môi trường
Các cách hạn chế
Đáp án phiếu học tập
Tia phóng xạ, tia tử ngoại, hoá chất, các tác nhân sinh học
Hàm lượng khí thải độc hại tăng cao
Tầng ôzon bị thủng do sự gia tăng các chất làm lạnh, khí thải…
Khai thác và sử dụng không hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên
Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên
Hạn chế sử dụng các hoá chất, nguyên liệu gây ô nhiễm môi trường
Trồng nhiều cây xanh, sử dụng phân bón hợp lí
Chất thải của các xí nghiệp, nhà máy cần được xử lý trước khi đưa ra môi trường
2. Một số bài soạn có tích hợp giáo dục môi trường
II. Nội dung
Một số tác nhân gây đột biến
Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
Lồng ghép giáo dục môi trường vào mục II, 2 và 3
Tên hoạt động: Tìm hiểu sự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể và trạng thái cân bằng quần thể
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
2. Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
- Trong môi trường sống xác định, quần thể tự điều chỉnh mật độ cá thể bằng cách tăng hoặc giảm số lượng cá thể:

+ Khi điều kiện sống thuận lợi: sức sinh sản tăng, và mức tử vong giảm
+ Khi số lượng tăng cao dẫn đến cạnh tranh gay gắt: giảm sinh, tăng tỉ lệ tử
- Các nhân tố điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể là gì?
- Con người cần phải làm gì để góp phần điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể?
- Ví dụ: sâu và chim ăn sâu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
3. Trạng thái cân bằng của quần thể
Khái niệm: Là trạng thái khi quần thể có số lượng ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
Mức sinh sản+ nhập cư = Mức tử vong + xuất cư
- Cơ chế: Điều hoà mật độ cá thể của quần thể, mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử.
- Ý nghĩa: Đảm bảo sự cân bằng sinh thái. Ứng dụng khai thác hợp lí tài nguyên lâm sản, hải sản
- Học sinh nghiên cứu SGK và hình 39.3, đưa ra khái niệm trạng thái cân bằng quần thể
- Trạng thái cân bằng quần thể được duy trì thông qua điều chỉnh yếu tố cấu trúc nào của quần thể?
- Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng như thế nào tới trạng thái cân bằng của quần thể? Lấy ví dụ?
Tên hoạt động: Tìm hiểu sự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể và trạng thái cân bằng quần thể
- Ý nghĩa?
Khai thác hợp lí, đảm bảo trạng thái cân bằng quần thể
Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể
Các đặc trưng di truyền của quần thể, dạng tích hợp: liên hệ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
I. Các đặc trưng di truyền của quần thể
1. Khái niệm quần thể
Là tổ chức của các cá thể cùng loài, sống trong cùng 1 khoảng không gian xác định, ở vào 1 thời điếm xác định và có khả nang sinh ra các thế hệ con cái để duy tri nòi giống.
- Mỗi quần thể có 1 vốn gen đặc trưng. Vốn gen là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.
Biểu hiện ở tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Tần số alen: được tính bằng tỉ lệ giưa số lượng alen trên tổng số lượng các alen khác nhau của gen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định.
Tần số kiểu gen: tỉ lệ giưa số cá thể của loại gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
- Giáo viên cùng học sinh xây dựng các khái niệm:
Quần thể
Tần số kiểu gen
Tần số alen
Cách tính tần số alen và tần số kiểu gen
- Làm thế nào để bảo vệ vốn gen của quần thể?
2. Các đặc trưng di truyền của quần thể
- Ví dụ cách tính tần số kiểu gen và tần số alen
Vốn gen của quần thể sẽ thay đổi khi con người hành động không có ý thức đối với môi trường
III. Tiểu kết:
GDMT là một vấn đề bức thiết đang được đặt ra, mỗi người giáo viên đặc biệt là giáo viên sinh học cần phải có phương pháp lồng ghép, liên hệ kiến thức của sinh học với kiến thức GDMT nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kĩ năng về bảo vệ môi trường.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Bắc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)