Chuyen de BTNB
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hiền |
Ngày 15/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: chuyen de BTNB thuộc Khoa học 5
Nội dung tài liệu:
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều năm qua, việc giảng dạy khoa học đã được chú trọng trong nhà trường bắt đầu từ bậc Tiểu học thông qua môn học TN và XH lớp 1- 2- 3 và Khoa học lớp 4- 5. Bộ môn này có một vai trò khá quan trọng bởi bước đầu nó hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học, tạo nền tảng cho các em học tốt các môn học về khoa học tự nhiên ở cấp trên.
Tuy vậy, trên thực tế hiện nay, GV và HS vẫn còn tư tưởng cho rằng khoa học là môn phụ nên việc giảng dạy khoa học vẫn chưa được đầu tư một cách thích đáng, việc nắm bắt kiến thức khoa học của các em vẫn còn thụ động, học sinh chưa thích thú tham gia các hoạt động học tập. Vì vậy, hiệu
quả dạy học môn Khoa học chưa cao. Trong khi đó, việc hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại.
Vậy liệu có cách nào để tạo lập cho học sinh thói quen làm việc như các nhà khoa học và có niềm say mê, sáng tạo, biết phát hiện, giải quyết vấn đề cũng như rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy, tự tìm tòi, trải nghiệm để tìm ra kiến thức mới. Từ đó, kích thích niềm say mê học tập môn Khoa học ở các em. Đó là điều mà tập thể GV khối 5 chúng tôi luôn trăn trở.
Theo chúng tôi để học sinh tham gia tích cực các hoạt động học tập thì việc GV vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học là vô cùng quan trọng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực mang lại nhiều hiệu quả trong dạy học môn Khoa học như: phương pháp quan sát, phương pháp thí nghiệm, phương pháp hợp tác theo nhóm, phương pháp trò chơi học tập, phương pháp động não,... Qua thực tế nghiên cứu, tham dự các buổi tập huấn và quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy trong các phương pháp ấy thì Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học khá phù hợp với đặc trưng phân môn và mang lại nhiều hiệu quả trong giảng dạy bộ môn Khoa học. Chính vì thế mà tổ 5 cùng thống nhất mở chuyên đề : ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 5.
B/ NỘI DUNG
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP “ BÀN TAY NẶN BỘT”
1. Phương pháp “Bàn tay nặn bột là gì”?
"Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. "Bàn tay nặn bột" (BTNB) chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…
Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, BTNB luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.
Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh
Giảng dạy khoa học dựa trên tìm tòi khám phá.
2. Tại sao phải dụng Phương pháp « Bàn tay nặn bột » trong giảng dạy các môn khoa học?
Đây là một phương pháp có rất nhiều ưu điểm, cụ thể:
* Để phát triển vốn kiến thức của HS: - HS tự xây dựng kiến thức cho mình thông qua tiến trình tìm tòi nghiên cứu (Giả thuyết/Kiểm tra giả thuyết). - Giúp học sinh có cách nhìn khoa học đối với những sự vật, hiện tượng.
* Để phát triển khả năng ngôn ngữ của học sinh: - Thông qua viết và nói: ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ chính xác. - Thông qua giải thích - Thông qua vở thí nghiệm
* Để phát triển sự trao đổi giữa các học sinh với nhau: - Trao đổi với nhau trên một chủ đề xác định. - Làm việc cá nhân/làm việc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hiền
Dung lượng: 145,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)