Chuyen de boi duong hsg van lop 10

Chia sẻ bởi Nguyễn Quang Hưng | Ngày 26/04/2019 | 108

Chia sẻ tài liệu: chuyen de boi duong hsg van lop 10 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

VĂN HỌC YÊU NƯỚC THỜI TRUNG ĐẠI

1. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
- Các tác phẩm ra đời trong một thời kì lịch sử có nhiều chiến công hiển hách của dân tộc ta trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước, phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh qua các trận chiến: Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng với những tên tuổi chói lọi của các anh hùng Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Lê Lợi,…
- Trong bổi cảnh lịch sử ấy, văn học thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước, ý thức độc lập tự chủ, ý chí quật khởi chống ngoại xâm, lập chiến công lừng lẫy, đuổi giặc ra khỏi bờ cõi của dân tộc ta.
- Yêu nước là yêu vua bởi vua là tượng trưng cho đất nước, là căm thù giặc sâu sắc, là xây dựng đất nước hoà bình, là và tinh thần quật khởi chống xâm lược, là ý chí chiến đấu kiên cường.
- Những biểu hiện cụ thể:
* Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt:
+ Tự hào về chủ quyền đất nước “Sông …….ở” -> “nước nam, vua Nam”-> khẳng định nền độc lập và chủ quyền của dân tộc VN => đánh đổ quan niệm của bọn pk phương Bắc coi VN như một quận, một châu của chúng, vua VN là do chúng lập ra. Hiện tại VN đã hoàn toàn độc lập, tự chủ, vua VN cũng là Hoàng đế nước Nam như Hoàng đế TQ -> VN hoàn toàn bình đẳng với TQ. Đó là một lời khẳng định đanh thép, có chứng cớ, có cơ sở “Rành……trời”: Trời đã quy định nên kẻ nào nghịch mệnh trời sẽ bị trừng trị.
+ Tự hào về khả năng chiến đấu và chiến thắng của dân tộc VN “Như………hư”. Yêu nước LTK tự hào và dũng cảm tuyên bố về nền độc lập và chủ quyền công khai trước áp lực của giặc Tống, đồng thời thể hiện quyết tâm sắt đá và bản lĩnh để báo trước bản án tử hình đối với kẻ thù xâm lược.
* Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão:
+ Tự hào về sức mạnh toàn quân, tự hào về đóng góp của trai đời Trần và công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, tự hào vì được góp sức bảo vệ non sông, góp sức làm nên chiến thắng hào hùng cho triều đại, cho dân tộc.
+ Yêu nước thể hiện qua tinh thần chiến đấu, niềm tự hào thể hiện qua sự trăn trở, khát vọng của chính bản thân tác giả.
* Bạc Đằng giang phú của Trương Hán Siêu:
- Yêu mến và tự hào về vẻ đẹp của non sông đất nước :
+ Tự hào về dòng sông lịch sử: Nơi ghi dấu chiến thắng ba lần oanh liệt chống ngoại xâm:
( Ngô Quyền thắng quân Nam Hán
( Lê Hoàn thắng Tống
( Nhà Trần thắng Nguyên.
+ Tự hào về vẻ đẹp nên thơ của dòng sông lịch sử : “Bát ngát sóng kình muôn dặm - Thướt tha đuôi trĩ một màu - Nước trời một, phong cảnh ba thu – Bờ lau san sát bến lách đìu hiu..” và nơi chiến địa buổi “Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã”
+ Tự hào về sức mạnh của quân dân nhà Trần, ông đã dựng lại bức tranh về cuộc thư hùng trên sông BĐ với những đường nét kì vĩ, màu sắc tươi tắn rực rỡ, hào khí ngất trời: “Đương khi ấy…..giáo gươm sáng chói”
+ Tự hào khi đất nước sạch bóng quân thù, mở đầu xây dựng một giai đoạn
hoà bình : “ Giặc tan muôn thuở thanh bình – Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”
+ Say mê cảnh đẹp , thích thú du ngoạn khắp nơi để tìm hiểu quê hương đất nước “Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết…Học Tử Trường chừ thú phiêu diêu… Qua cửa Đại Than ngược bến Đông Triều, đến sông Bạch Đằng”
+ Nghẹn ngào khi nhớ về những anh hùng đã chiến đấu bảo vệ đất nước, nhất là người chủ tướng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá”
+ Yêu nước là yêu vua, yêu chủ tướng -> ngưỡng mộ và khâm phục hai vua “Anh minh hai vị thánh quân”, biết ơn Trần Hưng Đạo cũng như các vị anh hùng dân tộc đã làm nên chiến thắng:
“Cũng là nhờ trời đất cho nơi hiểm trở
Nhân tài giữ cuộc điện an…
Trận Bạch Đằng mà đại thắng
Bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn.
+ Căm ghét khinh bỉ quân xâm lược “Mà nay nước sông tuy chảy hoài – Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”
=> Bài phú là bài ca ca ngợi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Quang Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)