Chuyên đề bồi dưỡng HSG sử 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tuyết Hồng | Ngày 10/05/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề bồi dưỡng HSG sử 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:


Chuyên đề
Bồi dưỡng, ôn thi học sinh khá, giỏi môn lịch sử lớp 7
Phần I
Khái quát lịch sử thế giới Trung Đại
* Những sự kiện cơ bản
1.Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến châu âu
1.1 Thế nào là xã hội phong kiến.
Trong phần này giáo viên cần cho học sinh nắm được:
Lịch sử loài người đã trải qua nhiều chế độ xã hội, tiếp sau các xã hội: nguyên thủy, cổ đại, là xã hội phong kiến (thời trung đại) rồi xã hội tư bản và xã hội xã hội chủ nghĩa.
Xã hội phong kiến có những điểm chủ yếu:
+ Trình độ sản xuất thấp kém, ngành kinh tế chính là nông nghiệp.
+ Hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông nô.
1.2 Xã hội phong kiến châu âu ra đời:
* Thời gian: cuối thế kỷ V
*Nguyên nhân:
- Các bộ tộc Giéc man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm và tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây (Hy Lạp H & Rô ma), Sau đó lập nên các vương quốc mới như: ăngglô Xắc xông ( Anh), Phơ răng (pháp), Tây Gốt (Tây Ban nha), Đông Gốt ( I –ta-li-a).
- Đặc điểm của nhà nước:
+ Các tướng lĩnh quý tộc được chia nhiều ruộng đất, được phong các tước vị quan trọng (công tước, bá tước, hầu tước, nam tước, tử tước vv…), là giai cấp có quyền thế và giàu có họ trở thành những lãnh chúa phong kiến.
+ Nông dân và nô lệ (thời kỳ cổ đại) còn lại trở thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa.
+ Thể chế nhà nước: Lãnh chúa phong kiến là giai cấp thống trị. Chúng lập nhà nước do vua đứng đầu (chế độ quân chủ). Lúc đầu quyền lục nhà vua bị hạn chế trong lãnh địa phong kiến nhưng đến thế kỷ XV khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền hành ngày càng tập chung vào tay vua.
Đời sống của các tầng lớp trong xã hội phong kiến Phương Tây:
+ Lãnh chúa: không phải lao động chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, tiệc tùng,... đối xử tàn nhẫn với nông nô.
+ Nông nô: Cấy cày, nộp một phần hai sản phẩm thu hoạch được, còn nộp các loại thuế (thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản…) đời sống cơ cực
S? phát triển của nền kinh tế phong kiến dẫn tới sự ra đời thành thị trung đại
+ Đặc điểm của kinh tế phong kiến là sản xuất tự cung, tự cấp trong mỗi lãnh địa khép kín nên năng xuất lao động thấp.
+ Cuối thế kỷ XI, do hàng thủ công sản xuất ra nhiều, hàng hóa được đưa ra bán, do vậy dẫn tới các thành phố, thị trấn ra đời.
+ Thợ thủ công, thương nhân lập ra các phường hội, thương hội để cùng sản xuất buôn bán, từ đó dẫn tới năng xuất lao động tăng, kinh tế phát triển.
+ Tổ chức các hội chợ, thu hút đông đảo người tham gia mua bán – kinh tế phát triển.
1.3 Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Châu á:
Giáo viên cần lập một bảng so sánh chế độ phong kiến phương Đông & phương Tây để từ đó học sinh thấy được đặc điểm riêng của mỗi khu vực.
Nội dung


Tên các quốc gia


Thời gian ra đời
Nguyên nhân hình thành chế độ phong kiến






Đặc điểm


















Giai cấp cơ bản trong xã hội

Các quốc gia phong kiến phương
Tây

ăngglô Xắc xông ( Anh), Phơ răng (pháp), Tây Gốt (Tây Ban Nha), đông Gốt ( I-Ta-li-a)
----------------------------------------
Cuối thế kỷ V
-Các bộ tộc Giécman từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm các quốc gia cổ đại Phương Tây
(hy lạp h & Rô Ma) sau đó lập nên các vương quốc mới.
- Các tướng lĩnh quý tộc được chia nhiều ruộng đất, được phong các tước vị quan trọng trở thành giai cấp giàu có, quyền thế - lãnh địa phong kiến.

-Nông dân & số nô lệ còn lại trở thành nông nô.
-Thể chế nhà nước: Lãnh chúa phong kiến là giai cấp thống trị. Thế chế nhà nước do vua đứng đầu (chế độ quân chủ)
- Lúc đầu quyền lực của nhà vua bị hạn chế trong lãnh địa (phân quyền), nhưng đến thế kỷ XV khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền hành ngày càng tập chung vào trong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tuyết Hồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)