Chuyên đề: Bồi dường HS giỏi lớp 5
Chia sẻ bởi Huỳnh Nguyễn An Thoa |
Ngày 02/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề: Bồi dường HS giỏi lớp 5 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Kính chào quí thầy cô
Thiết kế kế hoạch dạy học:
bồi dưỡng chuyên đề toán cho HS khá giỏi khối 5
Thời gian: 1tiết
Tổ 4:
CHUYÊN ĐỀ:
CÁC BÀI TOÁN
VỀ SUY LUẬN LÔ-GIC
Thứ tư ngày 22 tháng 6 năm 2011
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN:BỒI DƯỠNG HỌC SINH GiỎI TOÁN LỚP 5
TÊN BÀI: CÁC BÀI TOÁN VỀ SUY LUẬN LÔ- GIC
I/Mục tiêu: giúp học sinh
Biết cách giải các bài toán về suy luận lô-gic bằng phương pháp lập bảng và phương pháp biểu đồ ven.
Học sinh biết áp dụng các phương pháp trên để giải các bài toán có liên quan.
Giáo dục học sinh khả năng tư duy, suy luận. Phát huy tính linh hoạt sáng tạo qua giải quyết các tình huống thực tế trong bài.
II/ Đồ dùng học tập:
GV: máy, đèn chiếu, phiếu bài tập về nhà.
HS: bảng nhóm, bút lông…
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra kiến thức và bài tập về nhà của tiết bồi dưỡng trước.
3/Bài mới:
Giới thiệu bài: Khác với những bài toán thuộc các chuyên đề khác, toán về suy luận lô-gic không đòi hỏi phải tính toán phức tạp. Ngược lại, muốn giải những bài toán dạng này cần phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức toán học đơn giản, những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và phong tục tập quán trong sinh hoạt hằng ngày đề từ những điều kiện đã cho trong đề bài, phân tích , lập luận và lựa chọn để đi đến lời giải của bài toán.
Trong tiết học này, cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu cách giải bài toán suy luận lô-gic bằng phương pháp lập bảng và phương pháp biểu đồ ven.
b) Nội dung bài học:
Bài 1:Ba nghệ sĩ Vàng, Bạch, Hồng cùng vào quán uống cà phê. Ngồi trong quán, người đội mũ trắng nhận xét: “ Ba chúng ta đội mũ có màu trùng với tên của chúng ta, nhưng không ai đội mũ có màu trùng với tên của mình cả.” Nghệ sĩ Vàng hưởng ứng:
“ Anh nói đúng.” Em hãy cho biết mỗi nghệ sĩ đội mũ màu gì?
Giải:
Ta lập bảng sau:
Theo đề bài, không ai đội mũ trùng với tên của mình nên các ô 1,5,9 ta ghi số 0. Vàng hưởng ứng nhận xét của người đội mũ trắng nên Vàng không đội mũ trắng, ta ghi ô 4 số 0.
Nhìn vào cột thứ 2, Vàng không đội mũ trắng và mũ vàng nên suy ra Vàng đội mũ hồng.Ta đánh dấu x vào ô 7.
Nhìn dòng thứ 3, Vàng và Bạch không đội mũ trắng. Vậy Hồng đội mũ trắng. Ta đánh dấu x vào ô 6.
Nhìn ô 6 và ô 7, ta thấy Vàng đội mũ hồng, Hồng đội mũ trắng. Vậy còn lại mũ vàng là Bạch đội. Ta đánh dấu x vào ô 2.
Bài 2: Ở bốn góc vườn trồng cây cảnh, ông nội trồng bốn khóm hoa cúc, huệ, hồng và lay-ơn. Biết rằng hai góc vườn phía tây và phía bắc không trồng huệ, khóm huệ trồng giữa khóm cúc và góc vườn phía nam, còn khóm lay-ơn thì trồng giữa khóm hồng và góc vườn phía bắc.
Bạn hãy cho biết mỗi góc vườn ông nội đã trồng hoa gì?
Học sinh thảo luận nhóm bốn tìm cách giải: 5phút
Trình bày bảng nhóm
1-3 nhóm báo cáo kết quả
GV chữa bài, chốt ý
Giải:
Ta lập bảng sau:
Bắc
Nam
Đông
Tây
Ta nhận xét:
-Góc vườn phía tây và phía bắc không trồng hoa huệ. Ta viết 0 vào ô 5 và 8.
-Khóm huệ trồng giữa khóm cúc và góc vườn phía nam nên góc vườn phía nam không trồng huệ và cúc. Ta ghi số 0 vào ô 3 và 7. Nhìn dòng thứ 3 trong bảng thì khóm huệ trồng ở góc vườn phía đông. Ta đánh dấu x vào ô 6.
Góc vườn phía đông trồng huệ nên không trồng cúc, hồng và lay-ơn nên ta ghi số 0 vào các ô 2, 10 và 14.
Khóm lay-ơn trồng giưa khóm hồng và góc vườn phía bắc nên lay-ơn và hồng không trồng ở góc vườn phía bắc. Ta ghi số 0 vào ô 9 và ô 13. Vậy góc vườn phía bắc trồng cúc. Ta đánh dấu x vào ô 1. Suy ra phía tây không trồng cúc, ta ghi số 0 vào ô 4. Nhìn vào sơ đồ thì khòm lay-ơn trồng ở góc vườn phía nam hoặc phía tây.
Nếu lay-ơn trồng ở góc vườn phía nam thì hồng trồng ở góc vườn phía tây. Như vậy, lay-ơn không phải ở giữa khóm hồng và góc vườn phía bắc. Vậy lay-ơn phải trồng ở góc vườn phía tây và hồng trồng ở góc vườn phía nam. Ta đánh dấu x vào ô 11, 16, ghi số 0 vào ô 12 và ô 15.
Trả lời:
Cúc trồng phía bắc, huệ trồng phía đông, hồng trồng phía nam và lay – ơn trồng phía tây.
Rút ra cách làm cho dạng 1:
Lập bảng
Dựa vào điều kiện bài tập đã cho, ta suy luận ra bài toán.
Giải:
Đá cầu: 12
Đấu cờ vua: 13
Dựa vào hình vẽ, ta thấy số em chỉ thi đấu đá cầu là:
20 – 13 = 7 ( học sinh )
Số em thi đấu cả hai môn là:
12 – 7 = 5 ( học sinh )
Đáp số: 5 học sinh.
Bài 4: Trong một hội nghị có 100 đại biểu tham dự. Mỗi đại biểu nói được một, hai trong ba thứ tiếng:Nga, Anh hoặc Pháp. Biết rằng có 39 đại biểu chỉ nói được tiếng Anh, 35 đại biểu nói được tiếng Pháp, 8 đại biểu nói được cả tiếng Nga và tiếng Anh. Hỏi có bao nhiêu đại biểu chỉ nói được tiếng Nga?
HS làm bài cá nhân
GV thu chấm một số bài
Một học sinh lên bảng làm bài
Lớp nhận xét
GV chốt lại.
Giải:
39
Anh
Pháp: 35
Nga
8
Số đại biểu nói được tiếng Pháp hoặc tiếng Nga là:
100 – 39 – 61 ( đại biểu)
Số đại biểu nói được tiếng Nga nhưng không nói được tiếng Pháp là:
61 – 35 – 26 ( đại biểu )
Số đại biểu chỉ nói được tiếng Nga là:
26 – 8 = 18 ( đại biểu )
Đáp số: 18 đại biểu
Rút ra cách làm cho dạng 2:
Vẽ biểu đồ ven
Dựa vào biểu đồ và các điều kiền bài toán đã cho để giải..
Bài tập về nhà
Bài 1:Cô Phương đưa ba bạn: Lan , Hồng và Phượng đi dự thi “Tiếng hát hoa phương đỏ”. Về đến trường, các bạn đến hỏi thăm, cô trả lời: “ Mỗi bạn đề đạt một trong các giải nhất, nhì, ba hặc đặc biệt”. Cô đề nghị các bạn thử đoán xem.
Hà đoán ngay: Theo em thì Phượng đạt giải nhất, Hồng đạt giải nhì còn Lan đạt giải ba.
Bích cho là: “ Lan đạt giải nhất, Phượng đạt giải nhì còn Hồng đạt giải ba.
Bạn Ngọc lại đoán: “ Hồng đạt giải nhất, Lan đạt giải nhì còn Phượng đạt giải ba.
Nghe xong, cô Phương lắc đầu: “ Không bạn nào đạt giải như các em vừa đoán”
Bạn hãy cho biết mỗi người đạt giải gì?
Bài 2: Trong hội nghị có 100 đại biểu tham dự. Mỗi đại biểu có thể sử dụng ít nhất một trong ba thứ tiếng: Nga, Trung Quốc hoặc Anh.Biết rằng có 30 đại biểu chỉ nói được tiếng Anh, 40 đại biểu nói được tiếng Nga, 45 đại biểu nói được tiếng Trung Quốc và 10 đại biểu chỉ nói được hai thứ tiếng Nga và Trung Quốc. Hỏi có bao nhiêu đai biểu nói được cả ba thứ tiếng?
Hoạt động cuối:
Các em vừa được học bài gì? – HS trả lời
- Nêu phương pháp giải các bài toán suy luận lô-gic?
+ Phương pháp lập bảng
+ Phương pháp biểu đồ ven
Dặn dò
Nhận xét tiết học.
Thiết kế kế hoạch dạy học:
bồi dưỡng chuyên đề toán cho HS khá giỏi khối 5
Thời gian: 1tiết
Tổ 4:
CHUYÊN ĐỀ:
CÁC BÀI TOÁN
VỀ SUY LUẬN LÔ-GIC
Thứ tư ngày 22 tháng 6 năm 2011
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN:BỒI DƯỠNG HỌC SINH GiỎI TOÁN LỚP 5
TÊN BÀI: CÁC BÀI TOÁN VỀ SUY LUẬN LÔ- GIC
I/Mục tiêu: giúp học sinh
Biết cách giải các bài toán về suy luận lô-gic bằng phương pháp lập bảng và phương pháp biểu đồ ven.
Học sinh biết áp dụng các phương pháp trên để giải các bài toán có liên quan.
Giáo dục học sinh khả năng tư duy, suy luận. Phát huy tính linh hoạt sáng tạo qua giải quyết các tình huống thực tế trong bài.
II/ Đồ dùng học tập:
GV: máy, đèn chiếu, phiếu bài tập về nhà.
HS: bảng nhóm, bút lông…
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra kiến thức và bài tập về nhà của tiết bồi dưỡng trước.
3/Bài mới:
Giới thiệu bài: Khác với những bài toán thuộc các chuyên đề khác, toán về suy luận lô-gic không đòi hỏi phải tính toán phức tạp. Ngược lại, muốn giải những bài toán dạng này cần phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức toán học đơn giản, những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và phong tục tập quán trong sinh hoạt hằng ngày đề từ những điều kiện đã cho trong đề bài, phân tích , lập luận và lựa chọn để đi đến lời giải của bài toán.
Trong tiết học này, cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu cách giải bài toán suy luận lô-gic bằng phương pháp lập bảng và phương pháp biểu đồ ven.
b) Nội dung bài học:
Bài 1:Ba nghệ sĩ Vàng, Bạch, Hồng cùng vào quán uống cà phê. Ngồi trong quán, người đội mũ trắng nhận xét: “ Ba chúng ta đội mũ có màu trùng với tên của chúng ta, nhưng không ai đội mũ có màu trùng với tên của mình cả.” Nghệ sĩ Vàng hưởng ứng:
“ Anh nói đúng.” Em hãy cho biết mỗi nghệ sĩ đội mũ màu gì?
Giải:
Ta lập bảng sau:
Theo đề bài, không ai đội mũ trùng với tên của mình nên các ô 1,5,9 ta ghi số 0. Vàng hưởng ứng nhận xét của người đội mũ trắng nên Vàng không đội mũ trắng, ta ghi ô 4 số 0.
Nhìn vào cột thứ 2, Vàng không đội mũ trắng và mũ vàng nên suy ra Vàng đội mũ hồng.Ta đánh dấu x vào ô 7.
Nhìn dòng thứ 3, Vàng và Bạch không đội mũ trắng. Vậy Hồng đội mũ trắng. Ta đánh dấu x vào ô 6.
Nhìn ô 6 và ô 7, ta thấy Vàng đội mũ hồng, Hồng đội mũ trắng. Vậy còn lại mũ vàng là Bạch đội. Ta đánh dấu x vào ô 2.
Bài 2: Ở bốn góc vườn trồng cây cảnh, ông nội trồng bốn khóm hoa cúc, huệ, hồng và lay-ơn. Biết rằng hai góc vườn phía tây và phía bắc không trồng huệ, khóm huệ trồng giữa khóm cúc và góc vườn phía nam, còn khóm lay-ơn thì trồng giữa khóm hồng và góc vườn phía bắc.
Bạn hãy cho biết mỗi góc vườn ông nội đã trồng hoa gì?
Học sinh thảo luận nhóm bốn tìm cách giải: 5phút
Trình bày bảng nhóm
1-3 nhóm báo cáo kết quả
GV chữa bài, chốt ý
Giải:
Ta lập bảng sau:
Bắc
Nam
Đông
Tây
Ta nhận xét:
-Góc vườn phía tây và phía bắc không trồng hoa huệ. Ta viết 0 vào ô 5 và 8.
-Khóm huệ trồng giữa khóm cúc và góc vườn phía nam nên góc vườn phía nam không trồng huệ và cúc. Ta ghi số 0 vào ô 3 và 7. Nhìn dòng thứ 3 trong bảng thì khóm huệ trồng ở góc vườn phía đông. Ta đánh dấu x vào ô 6.
Góc vườn phía đông trồng huệ nên không trồng cúc, hồng và lay-ơn nên ta ghi số 0 vào các ô 2, 10 và 14.
Khóm lay-ơn trồng giưa khóm hồng và góc vườn phía bắc nên lay-ơn và hồng không trồng ở góc vườn phía bắc. Ta ghi số 0 vào ô 9 và ô 13. Vậy góc vườn phía bắc trồng cúc. Ta đánh dấu x vào ô 1. Suy ra phía tây không trồng cúc, ta ghi số 0 vào ô 4. Nhìn vào sơ đồ thì khòm lay-ơn trồng ở góc vườn phía nam hoặc phía tây.
Nếu lay-ơn trồng ở góc vườn phía nam thì hồng trồng ở góc vườn phía tây. Như vậy, lay-ơn không phải ở giữa khóm hồng và góc vườn phía bắc. Vậy lay-ơn phải trồng ở góc vườn phía tây và hồng trồng ở góc vườn phía nam. Ta đánh dấu x vào ô 11, 16, ghi số 0 vào ô 12 và ô 15.
Trả lời:
Cúc trồng phía bắc, huệ trồng phía đông, hồng trồng phía nam và lay – ơn trồng phía tây.
Rút ra cách làm cho dạng 1:
Lập bảng
Dựa vào điều kiện bài tập đã cho, ta suy luận ra bài toán.
Giải:
Đá cầu: 12
Đấu cờ vua: 13
Dựa vào hình vẽ, ta thấy số em chỉ thi đấu đá cầu là:
20 – 13 = 7 ( học sinh )
Số em thi đấu cả hai môn là:
12 – 7 = 5 ( học sinh )
Đáp số: 5 học sinh.
Bài 4: Trong một hội nghị có 100 đại biểu tham dự. Mỗi đại biểu nói được một, hai trong ba thứ tiếng:Nga, Anh hoặc Pháp. Biết rằng có 39 đại biểu chỉ nói được tiếng Anh, 35 đại biểu nói được tiếng Pháp, 8 đại biểu nói được cả tiếng Nga và tiếng Anh. Hỏi có bao nhiêu đại biểu chỉ nói được tiếng Nga?
HS làm bài cá nhân
GV thu chấm một số bài
Một học sinh lên bảng làm bài
Lớp nhận xét
GV chốt lại.
Giải:
39
Anh
Pháp: 35
Nga
8
Số đại biểu nói được tiếng Pháp hoặc tiếng Nga là:
100 – 39 – 61 ( đại biểu)
Số đại biểu nói được tiếng Nga nhưng không nói được tiếng Pháp là:
61 – 35 – 26 ( đại biểu )
Số đại biểu chỉ nói được tiếng Nga là:
26 – 8 = 18 ( đại biểu )
Đáp số: 18 đại biểu
Rút ra cách làm cho dạng 2:
Vẽ biểu đồ ven
Dựa vào biểu đồ và các điều kiền bài toán đã cho để giải..
Bài tập về nhà
Bài 1:Cô Phương đưa ba bạn: Lan , Hồng và Phượng đi dự thi “Tiếng hát hoa phương đỏ”. Về đến trường, các bạn đến hỏi thăm, cô trả lời: “ Mỗi bạn đề đạt một trong các giải nhất, nhì, ba hặc đặc biệt”. Cô đề nghị các bạn thử đoán xem.
Hà đoán ngay: Theo em thì Phượng đạt giải nhất, Hồng đạt giải nhì còn Lan đạt giải ba.
Bích cho là: “ Lan đạt giải nhất, Phượng đạt giải nhì còn Hồng đạt giải ba.
Bạn Ngọc lại đoán: “ Hồng đạt giải nhất, Lan đạt giải nhì còn Phượng đạt giải ba.
Nghe xong, cô Phương lắc đầu: “ Không bạn nào đạt giải như các em vừa đoán”
Bạn hãy cho biết mỗi người đạt giải gì?
Bài 2: Trong hội nghị có 100 đại biểu tham dự. Mỗi đại biểu có thể sử dụng ít nhất một trong ba thứ tiếng: Nga, Trung Quốc hoặc Anh.Biết rằng có 30 đại biểu chỉ nói được tiếng Anh, 40 đại biểu nói được tiếng Nga, 45 đại biểu nói được tiếng Trung Quốc và 10 đại biểu chỉ nói được hai thứ tiếng Nga và Trung Quốc. Hỏi có bao nhiêu đai biểu nói được cả ba thứ tiếng?
Hoạt động cuối:
Các em vừa được học bài gì? – HS trả lời
- Nêu phương pháp giải các bài toán suy luận lô-gic?
+ Phương pháp lập bảng
+ Phương pháp biểu đồ ven
Dặn dò
Nhận xét tiết học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Nguyễn An Thoa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)