Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt
Chia sẻ bởi Lê Thị Thúy |
Ngày 12/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH BỘ LĨNH
TRƯỜNG TH ĐINH BỘ LĨNH
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH BỘ LĨNH
Giáo viên thực hiện : Lê Thị Thúy
Bồi dưỡng cảm thụ văn học
THẾ NÀO
LÀ CẢM THỤ VĂN HỌC?
Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học, thể hiện trong tác phẩm, một đoạn trích trong tác phẩm hoặc chỉ là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, đoạn thơ.
Dạy cảm thụ văn học cho học sinh
tiểu học.
Dạy cho học sinh biết phát hiện những biện pháp tu từ nghệ thuật đơn giản.
Gíup học sinh hiểu đúng nội dung, ý nghĩa một đoạn văn, đoạn thơ được trích trong một tác phẩm .
Biết diễn đạt những cảm xúc ,suy nghĩ của mình về một đoạn trích, biết liên hệ thực tiễn đối với bản thân.
Hiểu đề và trình bày bài làm đúng yêu cầu của đề.
THỰC TRẠNG
Học sinh viết sai yêu cầu đề bài
Hiểu chưa đúng nội dung đoạn trích.
Cảm nghĩ mờ nhạt, sáo rỗng, không hợp lí.
Diễn đạt vụng về, không biết trình bày phần nội dung trích dẫn.
Viết dài dòng, mông lung.
Dạy như thế nào?
Thông qua phân môn tập đọc để dạy cho học sinh cảm thụ văn học.
Thông qua việc giảng nội dung ý nghĩa của một đoạn trích trong các tiết dạy chính tả, luyện từ và câu .
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho học sinh trong các lớp bổi dưỡng học sinh giỏi.
Các dạng câu hỏi thường gặp
Tìm các biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn ( hoặc thơ) được trích dẫn. Các biện pháp nghệ thuật đó được thể hiện qua từ ngữ nào ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng.
Qua đoạn thơ, em hiểu được điều gì?
Đoạn thơ gợi cho em cảm xúc gì?
Các dạng câu hỏi thường gặp
Đoạn văn ( thơ ) có thành công gì nổi bật trong cách dùng từ ? Điều đó góp phần miêu tả nội dung sinh động như thế nào ?
Em thích hình ảnh nào trong đoạn nhất ? Vì sao ?
Hình ảnh ….. trong đoạn có ý nghĩa gì đẹp đẽ và sâu sắc?
Các dạng câu hỏi thường gặp
Chi tiết nào làm em xúc động nhất ? Vì sao ?
Bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7-10 dòng, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ (văn ) được trích dẫn.
Hướng dẫn cách làm bài
Trả lời câu hỏi :
Trình bày đúng, rõ ràng, biết cách trích dẫn
Ví dụ : Đoạn thơ có sử dụng các biện pháp nghệ thuật là :
So sánh : “ Mẹ ” được so sánh với “những ngôi sao ” qua từ ngữ “ chẳng bằng ”
“ Mẹ ” được so sánh với “ngọn gió”qua từ “ là ”
Nhân hóa :
“Sóng” được nhân hóa qua từ ngữ “Cài then”, “Đêm” được nhân hóa qua từ ngữ “sập cửa.”
Điệp từ : “ Thấy”
Điệp ngữ: “ là của chúng ta”
Điệp câu : “ Nếu chúng mình có phép lạ”
Đảo ngữ : “lất phất mưa phùn”
Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng đã góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa đoạn trích như thế nào?
Nội dung ý nghĩa được nâng lên, được khắc sâu và tạo nên cảm xúc thẩm mỹ cho người đọc đều nhờ vào nghệ thuật được sử dụng
Diễn đạt rõ, gãy gọn, tránh lan man dài dòng, mang tính chung chung, gượng ép.
Viết đoạn văn
Mở đoạn:Phải có lời giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn
Thân đoạn : Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng. Nói lên nội dung ý nghĩa.
Kết đoạn : Phát biểu cảm nghĩ
Cách viết
Sử dụng cách viết kết hợp giữa nghệ thuật với nội dung ý nghĩa :
Ví dụ : Ở hai câu thơ cuối, với hai hình ảnh đối lập “Cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy”càng thể hiện sâu sắc những gian nan vất vả, sự khắc nghiệt của thời tiết mà người mẹ phải chịu đựng để làm ra hạt gạo.
Cách viết
Cũng có thể tách bạch thành 2 phần : trình bày nghệ thuật được sử dụng - nội dung ý nghĩa của đoạn trích.
Cảm nghĩ phải phù hợp với nội dung đoạn trích, các cảm xúc phải được mở ra từ mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện trong đoạn trích. Phần liên hệ với bản thân ( nếu có ) cũng phải phù hợp với nội dung.
TRƯỜNG TH ĐINH BỘ LĨNH
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TIẾNG VIỆT
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH BỘ LĨNH
Giáo viên thực hiện : Lê Thị Thúy
Bồi dưỡng cảm thụ văn học
THẾ NÀO
LÀ CẢM THỤ VĂN HỌC?
Hiểu một cách đơn giản, cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học, thể hiện trong tác phẩm, một đoạn trích trong tác phẩm hoặc chỉ là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, đoạn thơ.
Dạy cảm thụ văn học cho học sinh
tiểu học.
Dạy cho học sinh biết phát hiện những biện pháp tu từ nghệ thuật đơn giản.
Gíup học sinh hiểu đúng nội dung, ý nghĩa một đoạn văn, đoạn thơ được trích trong một tác phẩm .
Biết diễn đạt những cảm xúc ,suy nghĩ của mình về một đoạn trích, biết liên hệ thực tiễn đối với bản thân.
Hiểu đề và trình bày bài làm đúng yêu cầu của đề.
THỰC TRẠNG
Học sinh viết sai yêu cầu đề bài
Hiểu chưa đúng nội dung đoạn trích.
Cảm nghĩ mờ nhạt, sáo rỗng, không hợp lí.
Diễn đạt vụng về, không biết trình bày phần nội dung trích dẫn.
Viết dài dòng, mông lung.
Dạy như thế nào?
Thông qua phân môn tập đọc để dạy cho học sinh cảm thụ văn học.
Thông qua việc giảng nội dung ý nghĩa của một đoạn trích trong các tiết dạy chính tả, luyện từ và câu .
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ cho học sinh trong các lớp bổi dưỡng học sinh giỏi.
Các dạng câu hỏi thường gặp
Tìm các biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn ( hoặc thơ) được trích dẫn. Các biện pháp nghệ thuật đó được thể hiện qua từ ngữ nào ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng.
Qua đoạn thơ, em hiểu được điều gì?
Đoạn thơ gợi cho em cảm xúc gì?
Các dạng câu hỏi thường gặp
Đoạn văn ( thơ ) có thành công gì nổi bật trong cách dùng từ ? Điều đó góp phần miêu tả nội dung sinh động như thế nào ?
Em thích hình ảnh nào trong đoạn nhất ? Vì sao ?
Hình ảnh ….. trong đoạn có ý nghĩa gì đẹp đẽ và sâu sắc?
Các dạng câu hỏi thường gặp
Chi tiết nào làm em xúc động nhất ? Vì sao ?
Bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7-10 dòng, hãy phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ (văn ) được trích dẫn.
Hướng dẫn cách làm bài
Trả lời câu hỏi :
Trình bày đúng, rõ ràng, biết cách trích dẫn
Ví dụ : Đoạn thơ có sử dụng các biện pháp nghệ thuật là :
So sánh : “ Mẹ ” được so sánh với “những ngôi sao ” qua từ ngữ “ chẳng bằng ”
“ Mẹ ” được so sánh với “ngọn gió”qua từ “ là ”
Nhân hóa :
“Sóng” được nhân hóa qua từ ngữ “Cài then”, “Đêm” được nhân hóa qua từ ngữ “sập cửa.”
Điệp từ : “ Thấy”
Điệp ngữ: “ là của chúng ta”
Điệp câu : “ Nếu chúng mình có phép lạ”
Đảo ngữ : “lất phất mưa phùn”
Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng đã góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa đoạn trích như thế nào?
Nội dung ý nghĩa được nâng lên, được khắc sâu và tạo nên cảm xúc thẩm mỹ cho người đọc đều nhờ vào nghệ thuật được sử dụng
Diễn đạt rõ, gãy gọn, tránh lan man dài dòng, mang tính chung chung, gượng ép.
Viết đoạn văn
Mở đoạn:Phải có lời giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn
Thân đoạn : Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng. Nói lên nội dung ý nghĩa.
Kết đoạn : Phát biểu cảm nghĩ
Cách viết
Sử dụng cách viết kết hợp giữa nghệ thuật với nội dung ý nghĩa :
Ví dụ : Ở hai câu thơ cuối, với hai hình ảnh đối lập “Cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy”càng thể hiện sâu sắc những gian nan vất vả, sự khắc nghiệt của thời tiết mà người mẹ phải chịu đựng để làm ra hạt gạo.
Cách viết
Cũng có thể tách bạch thành 2 phần : trình bày nghệ thuật được sử dụng - nội dung ý nghĩa của đoạn trích.
Cảm nghĩ phải phù hợp với nội dung đoạn trích, các cảm xúc phải được mở ra từ mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện trong đoạn trích. Phần liên hệ với bản thân ( nếu có ) cũng phải phù hợp với nội dung.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Thúy
Dung lượng: 864,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)