CHUYÊN ĐỀ BDHSG - TV 5
Chia sẻ bởi Phan Nữ La Giang |
Ngày 10/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ BDHSG - TV 5 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
KÌ NÀY :
1. Giải thích hiện tượng sau :
Em tìm thêm những trường hợp tương tự trong tiếng Việt.
2.Nghĩa của anh em trong hai trường hợp sử dụng dưới đây có gì khác nhau :
a) Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
(Ca dao)
b) Anh em đi vắng rồi, chị ạ !
Lê Hữu Tỉnh
KẾT QUẢ TTT45 :
1. Muốn tăng cường, phát triển vốn từ Hán Việt cho bản thân, nếu các em chú ý tới các bài tập về từ Hán Việt trong hai số TTT 44 và 45 thì sẽ thấy về cơ bản, có hai cách tạm gọi là “dịch xuôi” và “dịch ngược”. “Dịch xuôi” nghĩa là lấy từ hoặc thành ngữ Hán Việt rồi “dịch” sang tiếng Việt, theo kiểu : thiên : trời, địa : đất, cử : cất, tồn : còn, tử : con, tôn : cháu, lục : sáu, tam : ba, gia : nhà, quốc : nước, tiền : trước, hậu : sau, ngưu : trâu, mã : ngựa (trích sách Tam thiên tự) ; hoặc : bách chiến bách thắng : trăm trận trăm thắng, độc nhất vô nhị : có một không hai... “Dịch ngược” nghĩa là lấy từ ngữ tiếng Việt rồi tìm từ Hán Việt tương ứng, theo kiểu : rừng : lâm, biển : hải, gió : phong, nước : thủy ; hoặc : đường lớn : đại lộ, yêu nước : ái quốc, bạn đọc : độc giả, đèn biển : hải đăng, ... Làm nhiều bài tập theo hai cách trên, vốn từ Hán Việt của các em sẽ tăng lên đáng kể.
Bài tập 1 trong TTT số 45 là một trong những hình thức luyện tập để bổ sung, phát triển vốn từ Hán Việt cho các em. Dựa vào các ví dụ mẫu đã cho, các em dễ dàng tìm được từ (hoặc tiếng) Hán Việt tương ứng với từ tiếng Việt cho sẵn. Cụ thể là : rừng : lâm, núi : sơn, sông : giang (hoặc hà), biển : hải, gió : phong, mây : vân, nước : thủy, lửa : hỏa.
2. Thật thú vị, ở chỗ trống trong câu Em gái của mẹ thì gọi là..., có thể điền được cả gì và dì (gì hoặc dì). Nếu điền gì, ta sẽ được một câu hỏi : Em gái của mẹ thì gọi là gì ? (Muốn hỏi về cách xưng gọi đối với người thân trong gia đình). Còn nếu điền dì, sẽ được câu trả lời cho chính câu hỏi nói trên : Em gái của mẹ thì gọi là dì. Sau khi điền từ xong, ta sẽ được hai câu có hình thức âm thanh như nhau (theo cách phát âm của phương ngữ Bắc Bộ), nhưng nội dung khác nhau (một câu hỏi và một câu trả lời).
Ở hai bài tập trên, các em sau đây hoàn thành tốt bài thi của mình, xứng đáng được nhận quà của TTT : Trần Ngọc Hưng, tổ 6, thôn Phong Thử I, Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam ; Lê Minh Trí, 17/7, Quốc lộ 1, phường 2, TX Tuy Hòa, Phú Yên ; Đặng Anh Thư, hẻm 63/12, đường Trần Hưng Đạo, TX Quảng Ngãi, Quảng Ngãi ; Đỗ Anh Điển, lớp 4/2, TH An Hòa 2, TX Rạch Giá, Kiên Giang ; Trần Quang Minh, lớp 3/5, TH Phùng Ngọc Liêm, TX Bạc Liêu, Bạc Liêu.
Lê Thành Vân
1. Giải thích hiện tượng sau :
Em tìm thêm những trường hợp tương tự trong tiếng Việt.
2.Nghĩa của anh em trong hai trường hợp sử dụng dưới đây có gì khác nhau :
a) Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
(Ca dao)
b) Anh em đi vắng rồi, chị ạ !
Lê Hữu Tỉnh
KẾT QUẢ TTT45 :
1. Muốn tăng cường, phát triển vốn từ Hán Việt cho bản thân, nếu các em chú ý tới các bài tập về từ Hán Việt trong hai số TTT 44 và 45 thì sẽ thấy về cơ bản, có hai cách tạm gọi là “dịch xuôi” và “dịch ngược”. “Dịch xuôi” nghĩa là lấy từ hoặc thành ngữ Hán Việt rồi “dịch” sang tiếng Việt, theo kiểu : thiên : trời, địa : đất, cử : cất, tồn : còn, tử : con, tôn : cháu, lục : sáu, tam : ba, gia : nhà, quốc : nước, tiền : trước, hậu : sau, ngưu : trâu, mã : ngựa (trích sách Tam thiên tự) ; hoặc : bách chiến bách thắng : trăm trận trăm thắng, độc nhất vô nhị : có một không hai... “Dịch ngược” nghĩa là lấy từ ngữ tiếng Việt rồi tìm từ Hán Việt tương ứng, theo kiểu : rừng : lâm, biển : hải, gió : phong, nước : thủy ; hoặc : đường lớn : đại lộ, yêu nước : ái quốc, bạn đọc : độc giả, đèn biển : hải đăng, ... Làm nhiều bài tập theo hai cách trên, vốn từ Hán Việt của các em sẽ tăng lên đáng kể.
Bài tập 1 trong TTT số 45 là một trong những hình thức luyện tập để bổ sung, phát triển vốn từ Hán Việt cho các em. Dựa vào các ví dụ mẫu đã cho, các em dễ dàng tìm được từ (hoặc tiếng) Hán Việt tương ứng với từ tiếng Việt cho sẵn. Cụ thể là : rừng : lâm, núi : sơn, sông : giang (hoặc hà), biển : hải, gió : phong, mây : vân, nước : thủy, lửa : hỏa.
2. Thật thú vị, ở chỗ trống trong câu Em gái của mẹ thì gọi là..., có thể điền được cả gì và dì (gì hoặc dì). Nếu điền gì, ta sẽ được một câu hỏi : Em gái của mẹ thì gọi là gì ? (Muốn hỏi về cách xưng gọi đối với người thân trong gia đình). Còn nếu điền dì, sẽ được câu trả lời cho chính câu hỏi nói trên : Em gái của mẹ thì gọi là dì. Sau khi điền từ xong, ta sẽ được hai câu có hình thức âm thanh như nhau (theo cách phát âm của phương ngữ Bắc Bộ), nhưng nội dung khác nhau (một câu hỏi và một câu trả lời).
Ở hai bài tập trên, các em sau đây hoàn thành tốt bài thi của mình, xứng đáng được nhận quà của TTT : Trần Ngọc Hưng, tổ 6, thôn Phong Thử I, Điện Thọ, Điện Bàn, Quảng Nam ; Lê Minh Trí, 17/7, Quốc lộ 1, phường 2, TX Tuy Hòa, Phú Yên ; Đặng Anh Thư, hẻm 63/12, đường Trần Hưng Đạo, TX Quảng Ngãi, Quảng Ngãi ; Đỗ Anh Điển, lớp 4/2, TH An Hòa 2, TX Rạch Giá, Kiên Giang ; Trần Quang Minh, lớp 3/5, TH Phùng Ngọc Liêm, TX Bạc Liêu, Bạc Liêu.
Lê Thành Vân
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Nữ La Giang
Dung lượng: 33,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)