CHUYÊN ĐỀ BDHSG - TV 5
Chia sẻ bởi Phan Nữ La Giang |
Ngày 10/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ BDHSG - TV 5 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
THI TÀI KÌ NÀY
Dưới đây là một số đề thi về Chính tả : 1. Gạch bỏ những từ viết sai chính tả : chung kết, trung kết ; sởi lởi, xởi lởi ; đường sá, đường xá ; phố sá, phố xá ; làm nên, làm lên ; sắp xếp, xắp xếp ; trân trọng, chân trọng ; trân thành, chân thành ; ý chí, ý trí ; xứ sở, xứ xở. 2. Mỗi từ dưới đây có hai cách viết. Bạn hãy chọn cách viết phổ biến hơn, được sử dụng nhiều hơn trong hai cách viết này. bồ kết / bồ kếp ; mái gianh / mái tranh ; ngạt thở / ngột thở ; ngẩng đầu / ngửng đầu ; nghểnh cổ / nghển cổ ; ngonh mặt / ngnh mặt ; rức đầu / nhức đầu ; tàu hỏa / tầu hỏa ; truy tìm / truy tầm ; vầng trăng / vừng trăng. 3. Điền x hoặc s vào chỗ trống : ...áng nay em dậy ...ớm, ...ửa ...oạn ...ách vở, ...em lại bài một lượt rồi ...ang nhà bạn Nam rủ bạn cùng đi học. Trường em không ...a, ...ây bằng gạch, ...àn bằng ...i măng. Ngoài ...ân có cây ...oài. Học ...inh ...úm quanh cô giáo. Tiếng kẻng vang lên. Chúng em ...ách cặp, ...ếp hàng vào lớp.
(Dẫn theo Phan Ngọc). Lê Thành Vân
KẾT QUẢ : SANG CHI NHÀ VĂN (TTT 35)
Muốn tìm được lỗi dùng từ hoặc lỗi chính tả trong từng câu, em đọc chậm rãi rồi đọc lướt qua, rồi lại đọc chậm, đọc lướt... từng câu, xem trong câu ấy có chỗ nào gợn, chỗ nào chưa hợp lí, chưa thỏa đáng hay không. Trực giác mách bảo ta rằng chỗ gợn ấy chính là lỗi đấy ! Bằng cách này, bây giờ ta sẽ rà soát từng câu xem nhé. Câu 1 : ở câu này, từ quan lại có nghĩa khái quát, chỉ chung, thường ít kết hợp với một viên mang nghĩa cá thể. Sửa lại : Tô Định là một viên quan của triều đình nhà Hán ở Trung Quốc. Câu 2 : Câu này mắc lỗi về lôgic. Cụm từ vào những lúc nghỉ ngơi chỉ thời gian không cụ thể, không xác định ; vì vậy không thể kết hợp với đang làm (chỉ thời gian cụ thể, xác định). Sửa lại : Thay từ đang bằng từ thường (Những người trong gia đình Mai thường làm gì vào những lúc nghỉ ngơi ?). Câu 3 : Không thể dùng từ cổ kính để nói về những chiếc xe ngựa. (Cổ kính thường dùng chỉ vẻ xa xưa, trang nghiêm của một công trình kiến trúc như lâu đài). Sửa lại : Có thể thay từ cổ kính bằng kiểu cổ (Đến Đà Lạt, du khách còn được bơi thuyền trên hồ Xuân Hương, ngồi trên những chiếc xe ngựa kiểu cổ để ngắm cảnh cao nguyên). Các câu 4, 5, 6 : Thay các lỗi chính tả giận giữ, bứt dứt, rỏ rãi bằng giận dữ, bứt rứt, rỏ dãi. Trong cuộc "thi tài" trên, các cá nhân và tập thể sau đây hoàn thành tốt bài thi của mình, xứng đáng được nhận quà của TTT : Lê Thanh Lương, 4A, TH Lãng Ngâm, Gia Bình, Bắc Ninh ; Tập thể học sinh lớp 4A1, TH Kim Đồng, thị xã Thái Bình, Thái Bình ; Đặng Văn Tín, Hẻm 63/12, đường Trần Hưng Đạo, thị xã Quảng Ngãi,Quảng Ngãi.
Lê Hữu Tỉnh
Dưới đây là một số đề thi về Chính tả : 1. Gạch bỏ những từ viết sai chính tả : chung kết, trung kết ; sởi lởi, xởi lởi ; đường sá, đường xá ; phố sá, phố xá ; làm nên, làm lên ; sắp xếp, xắp xếp ; trân trọng, chân trọng ; trân thành, chân thành ; ý chí, ý trí ; xứ sở, xứ xở. 2. Mỗi từ dưới đây có hai cách viết. Bạn hãy chọn cách viết phổ biến hơn, được sử dụng nhiều hơn trong hai cách viết này. bồ kết / bồ kếp ; mái gianh / mái tranh ; ngạt thở / ngột thở ; ngẩng đầu / ngửng đầu ; nghểnh cổ / nghển cổ ; ngonh mặt / ngnh mặt ; rức đầu / nhức đầu ; tàu hỏa / tầu hỏa ; truy tìm / truy tầm ; vầng trăng / vừng trăng. 3. Điền x hoặc s vào chỗ trống : ...áng nay em dậy ...ớm, ...ửa ...oạn ...ách vở, ...em lại bài một lượt rồi ...ang nhà bạn Nam rủ bạn cùng đi học. Trường em không ...a, ...ây bằng gạch, ...àn bằng ...i măng. Ngoài ...ân có cây ...oài. Học ...inh ...úm quanh cô giáo. Tiếng kẻng vang lên. Chúng em ...ách cặp, ...ếp hàng vào lớp.
(Dẫn theo Phan Ngọc). Lê Thành Vân
KẾT QUẢ : SANG CHI NHÀ VĂN (TTT 35)
Muốn tìm được lỗi dùng từ hoặc lỗi chính tả trong từng câu, em đọc chậm rãi rồi đọc lướt qua, rồi lại đọc chậm, đọc lướt... từng câu, xem trong câu ấy có chỗ nào gợn, chỗ nào chưa hợp lí, chưa thỏa đáng hay không. Trực giác mách bảo ta rằng chỗ gợn ấy chính là lỗi đấy ! Bằng cách này, bây giờ ta sẽ rà soát từng câu xem nhé. Câu 1 : ở câu này, từ quan lại có nghĩa khái quát, chỉ chung, thường ít kết hợp với một viên mang nghĩa cá thể. Sửa lại : Tô Định là một viên quan của triều đình nhà Hán ở Trung Quốc. Câu 2 : Câu này mắc lỗi về lôgic. Cụm từ vào những lúc nghỉ ngơi chỉ thời gian không cụ thể, không xác định ; vì vậy không thể kết hợp với đang làm (chỉ thời gian cụ thể, xác định). Sửa lại : Thay từ đang bằng từ thường (Những người trong gia đình Mai thường làm gì vào những lúc nghỉ ngơi ?). Câu 3 : Không thể dùng từ cổ kính để nói về những chiếc xe ngựa. (Cổ kính thường dùng chỉ vẻ xa xưa, trang nghiêm của một công trình kiến trúc như lâu đài). Sửa lại : Có thể thay từ cổ kính bằng kiểu cổ (Đến Đà Lạt, du khách còn được bơi thuyền trên hồ Xuân Hương, ngồi trên những chiếc xe ngựa kiểu cổ để ngắm cảnh cao nguyên). Các câu 4, 5, 6 : Thay các lỗi chính tả giận giữ, bứt dứt, rỏ rãi bằng giận dữ, bứt rứt, rỏ dãi. Trong cuộc "thi tài" trên, các cá nhân và tập thể sau đây hoàn thành tốt bài thi của mình, xứng đáng được nhận quà của TTT : Lê Thanh Lương, 4A, TH Lãng Ngâm, Gia Bình, Bắc Ninh ; Tập thể học sinh lớp 4A1, TH Kim Đồng, thị xã Thái Bình, Thái Bình ; Đặng Văn Tín, Hẻm 63/12, đường Trần Hưng Đạo, thị xã Quảng Ngãi,Quảng Ngãi.
Lê Hữu Tỉnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Nữ La Giang
Dung lượng: 28,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)