CHUYÊN ĐỀ BDHSG - TV 5
Chia sẻ bởi Phan Nữ La Giang |
Ngày 10/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ BDHSG - TV 5 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
THI TÀI KÌ NÀY:
Khi viết văn miêu tả, người viết thường sử dụng cách nói nhân hóa (tức là gán cho vật những tình cảm, tính chất của người). Em hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt lại những ý dưới đây cho sinh động, gợi cảm (bằng một câu hoặc một số câu):
a) Chiếc cần trục đang bốc dỡ hàng ở bến cảng.
b) Chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống.
c) Con sông mùa lũ chảy nhanh ra biển.
d) Mấy con chim hót ríu rít trên cây.
e) Mỗi ngày, một tờ lịch bị bóc đi.
Lê Thanh Vân
KẾT QUẢ TTT SỐ 23
Để kể tiếp câu chuyện, có thể có nhiều cách, tùy theo sự tưởng tượng của mỗi người. Trước mắt tôi là các bài dự “thi tài” của các em từ mọi miền đất nước gửi về tòa soạn. Thật phong phú và nhiều màu vẻ, trí tưởng tượng của các em dường như được chắp cánh. Và cốt truyện được nối dài thêm với những tình tiết thật bất ngờ, thú vị.
Kể tiếp câu chuyện “Cáo và Sếu”, có em viết: Trên mặt bàn có một đĩa xúp và một lọ xúp. Cáo tròn mắt ngạc nhiên. Thấy vậy, Sếu lên tiếng: “Mời bạn dùng bữa trưa với mình”. Nói rồi Sếu đẩy đĩa xúp về phía Cáo, còn lọ xúp Sếu dành cho mình. Nhìn Sếu ăn, Cáo vô cùng ân hận và thầm nghĩ: Mình đúng là một người bạn chưa tốt.
Còn câu chuyện “Quạ và đàn bồ câu” được tiếp nối với các tình tiết như: Chợt có tiếng lợn kêu eng éc từ phía nhà bếp, quạ vội lao ra phía cửa, thích thú kêu lên: “quạ”, “quạ”. Thế là nó bị lộ mặt; hoặc: Một lần, đàn bồ câu bay ra cánh đồng ven làng, gặp trời mưa. Nước mưa làm cho lông quạ lộ rõ màu đen. Và quạ hiện nguyên hình là một kẻ giả dối…
ở hai bài tập này, các em kể chuyện sáng tạo, viết câu văn gẫy gọn, đúng ngữ pháp: Hà Quỳnh Hoa, 4A2, TH thị trấn Thứa, Lương Tài, Bắc Ninh; Nhật Anh, 6/1 THCS thị trấn Phú Lộc, Thừa Thiên Huế; Tập thể lớp 4B, TH Hạp Lĩnh, Tiên Du, Bắc Ninh.
Lê Hữu Tỉnh
Khi viết văn miêu tả, người viết thường sử dụng cách nói nhân hóa (tức là gán cho vật những tình cảm, tính chất của người). Em hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt lại những ý dưới đây cho sinh động, gợi cảm (bằng một câu hoặc một số câu):
a) Chiếc cần trục đang bốc dỡ hàng ở bến cảng.
b) Chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống.
c) Con sông mùa lũ chảy nhanh ra biển.
d) Mấy con chim hót ríu rít trên cây.
e) Mỗi ngày, một tờ lịch bị bóc đi.
Lê Thanh Vân
KẾT QUẢ TTT SỐ 23
Để kể tiếp câu chuyện, có thể có nhiều cách, tùy theo sự tưởng tượng của mỗi người. Trước mắt tôi là các bài dự “thi tài” của các em từ mọi miền đất nước gửi về tòa soạn. Thật phong phú và nhiều màu vẻ, trí tưởng tượng của các em dường như được chắp cánh. Và cốt truyện được nối dài thêm với những tình tiết thật bất ngờ, thú vị.
Kể tiếp câu chuyện “Cáo và Sếu”, có em viết: Trên mặt bàn có một đĩa xúp và một lọ xúp. Cáo tròn mắt ngạc nhiên. Thấy vậy, Sếu lên tiếng: “Mời bạn dùng bữa trưa với mình”. Nói rồi Sếu đẩy đĩa xúp về phía Cáo, còn lọ xúp Sếu dành cho mình. Nhìn Sếu ăn, Cáo vô cùng ân hận và thầm nghĩ: Mình đúng là một người bạn chưa tốt.
Còn câu chuyện “Quạ và đàn bồ câu” được tiếp nối với các tình tiết như: Chợt có tiếng lợn kêu eng éc từ phía nhà bếp, quạ vội lao ra phía cửa, thích thú kêu lên: “quạ”, “quạ”. Thế là nó bị lộ mặt; hoặc: Một lần, đàn bồ câu bay ra cánh đồng ven làng, gặp trời mưa. Nước mưa làm cho lông quạ lộ rõ màu đen. Và quạ hiện nguyên hình là một kẻ giả dối…
ở hai bài tập này, các em kể chuyện sáng tạo, viết câu văn gẫy gọn, đúng ngữ pháp: Hà Quỳnh Hoa, 4A2, TH thị trấn Thứa, Lương Tài, Bắc Ninh; Nhật Anh, 6/1 THCS thị trấn Phú Lộc, Thừa Thiên Huế; Tập thể lớp 4B, TH Hạp Lĩnh, Tiên Du, Bắc Ninh.
Lê Hữu Tỉnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Nữ La Giang
Dung lượng: 27,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)