Chuyen de BD HSG
Chia sẻ bởi Gia Bảo |
Ngày 20/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: chuyen de BD HSG thuộc Tiếng Anh 9
Nội dung tài liệu:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm qua cùng với việc nâng cao chất lượng đại trà, việc bồi dưỡng học sinh giỏi được các trường đặc biệt quan tâm, số lượng học sinh tham gia các kỳ thi giỏi cấp huyện ngày càng gia tăng, thế nhưng trên thực tế vẫn còn có rất nhiều học sinh có học lực giỏi môn Tiếng Anh, các em rất ham mê học môn này nhưng khi tham gia các kỳ thi học sinh giỏi các em không đạt kết quả cao. Phải chăng kết quả đó cũng có một phần trách nhiệm của chúng ta - những người trực tiếp giảng dạy bộ môn này .
Xuất phát từ hiện trạng trên, nhằm cùng các bạn đồng nghiệp chia sẻ những nỗi băn khoăn, trăn trở “Làm thế nào để việc bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả”. Đó chính là lý do của chuyên đề này.
II. Thực trạng vấn đề:
Trong nhiều năm qua có rất nhiều giáo viên đưa học sinh của mình đi tham gia các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, kết quả thì không mấy khả quan mặc dù thầy dạy rất nhiệt tình, học sinh học tập rất tích cực, phải chăng đó là do bản thân người thầy chưa thật sự có những phương pháp phù hợp trong việc bồi dưỡng học sinh của mình.
B. NỘI DUNG.
I. Cơ sở lý luận:
Việc giảng dạy cho học sinh nắm được chương trình có lẽ bất kỳ giáo viên nào cũng có thể thực hiện được nhưng việc bồi dưỡng học sinh giỏi không phải giáo viên nào cũng đảm nhận được, theo tôi một giáo viên dạy học sinh giỏi muốn có hiệu quả thì cần đảm bảo được các nhu cầu cần phải có như sau:
- Trình độ chuyên môn: Đây là tiêu chuẩn hàng đầu và có tính chất quyết định trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, bởi lẽ muốn học trò giỏi trước tiên người thầy phải giỏi, nguồn kiến thức ấy được ví như ‘thức ăn” mà các em học sinh cần, do vậy để các em ăn được no thì người thầy cần cung cấp đủ “thức ăn”, tránh trường hợp trò còn muốn ăn mà thầy thì hết nguồn cung cấp.
- Tinh thần trách nhiệm: Để việc bồi dưỡng học sinh giỏi có kết quả, người dạy phải có trách nhiệm đối với thành tích học tập của học sinh mình, trách nhiệm đối với sự tin tưởng của cấp lãnh đạo và đồng nghiệp, phải đặt trách nhiệm lên hàng đầu và có tấm lòng hy sinh, không tính toán, luôn xem thành tích của học sinh là niềm vui trong việc giảng dạy của mình.
- Uy tín: Việc học bồi dưỡng học sinh giỏi là phần học thêm của các em, do vậy để các em nhiệt tình theo học người thầy phải tạo được lòng tin nơi các em, cho các em thấy được việc học BDHS giỏi là quyền lợi, là vinh dự của các em, và được theo học người thầy ấy là niềm tự hào của chúng. Muốn được như thế người thầy phải có được uy tín đối với học sinh. Uy tín của người thầy không những chỉ thể hiện ở lãnh vực chuyên môn mà theo tôi uy tín ấy phải được thể hiện ở lãnh vực đạo đức nữa.
- Thời gian: Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là việc dạy ngoài chương trình chính khoá, do đó vấn đề thời gian cũng là một yêu cầu rất quan trọng, nếu người giáo viên không có đủ thời gian thì việc bồi dưỡng cũng không thể đảm bảo kết quả khả quan được.
II. Kế hoach thực hiện:
Để việc bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, theo tôi quá trình đó được thực hiện qua sáu giai đoạn .
1/ Chọn học sinh.
2/ Chọn tài liệu.
3/ Lên thời khoá biểu
4/ Cung cấp kiến thức.
5/ Hướng dẫn cách làm bài
6/ Kiểm tra kiến thức + Rút kinh nghiệm.
III. Giải pháp:
1. Chọn học sinh:
Thông qua giáo viên bộ môn, tốt nhất là chọn học sinh ngay từ lớp đầu cấp , số lượng mỗi khối khoảng từ 10 đến 15 học sinh.
Trước khi đưa học sinh đi thi ta khảo sát chọn ra 5 học sinh đi thi.
2. Chọn tài liệu:
- Đa dạng hóa các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao thuộc khối THCS của các nhà xuất bản như: NXB Tổng hợp TP. HCM, NXB GD, NXB ĐHQG TP. HCM… giáo trình streamline, Headway, New concept…
- Tham khảo các đề thi học sinh giỏi của các năm học trước, sưu tầm tài liệu trên báo, tạp chí, Internet…
- Nói chung tài liệu thì rất đa dạng, để chuẩn bị tốt cho bài giảng của mình người dạy phải luôn luôn tự trao dồi.
3. Lên thời khóa biểu:
Lên thời khoá biểu hợp lý, tạo điều kiện cho các em có thể theo học lâu dài.
*
I. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm qua cùng với việc nâng cao chất lượng đại trà, việc bồi dưỡng học sinh giỏi được các trường đặc biệt quan tâm, số lượng học sinh tham gia các kỳ thi giỏi cấp huyện ngày càng gia tăng, thế nhưng trên thực tế vẫn còn có rất nhiều học sinh có học lực giỏi môn Tiếng Anh, các em rất ham mê học môn này nhưng khi tham gia các kỳ thi học sinh giỏi các em không đạt kết quả cao. Phải chăng kết quả đó cũng có một phần trách nhiệm của chúng ta - những người trực tiếp giảng dạy bộ môn này .
Xuất phát từ hiện trạng trên, nhằm cùng các bạn đồng nghiệp chia sẻ những nỗi băn khoăn, trăn trở “Làm thế nào để việc bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả”. Đó chính là lý do của chuyên đề này.
II. Thực trạng vấn đề:
Trong nhiều năm qua có rất nhiều giáo viên đưa học sinh của mình đi tham gia các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, kết quả thì không mấy khả quan mặc dù thầy dạy rất nhiệt tình, học sinh học tập rất tích cực, phải chăng đó là do bản thân người thầy chưa thật sự có những phương pháp phù hợp trong việc bồi dưỡng học sinh của mình.
B. NỘI DUNG.
I. Cơ sở lý luận:
Việc giảng dạy cho học sinh nắm được chương trình có lẽ bất kỳ giáo viên nào cũng có thể thực hiện được nhưng việc bồi dưỡng học sinh giỏi không phải giáo viên nào cũng đảm nhận được, theo tôi một giáo viên dạy học sinh giỏi muốn có hiệu quả thì cần đảm bảo được các nhu cầu cần phải có như sau:
- Trình độ chuyên môn: Đây là tiêu chuẩn hàng đầu và có tính chất quyết định trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, bởi lẽ muốn học trò giỏi trước tiên người thầy phải giỏi, nguồn kiến thức ấy được ví như ‘thức ăn” mà các em học sinh cần, do vậy để các em ăn được no thì người thầy cần cung cấp đủ “thức ăn”, tránh trường hợp trò còn muốn ăn mà thầy thì hết nguồn cung cấp.
- Tinh thần trách nhiệm: Để việc bồi dưỡng học sinh giỏi có kết quả, người dạy phải có trách nhiệm đối với thành tích học tập của học sinh mình, trách nhiệm đối với sự tin tưởng của cấp lãnh đạo và đồng nghiệp, phải đặt trách nhiệm lên hàng đầu và có tấm lòng hy sinh, không tính toán, luôn xem thành tích của học sinh là niềm vui trong việc giảng dạy của mình.
- Uy tín: Việc học bồi dưỡng học sinh giỏi là phần học thêm của các em, do vậy để các em nhiệt tình theo học người thầy phải tạo được lòng tin nơi các em, cho các em thấy được việc học BDHS giỏi là quyền lợi, là vinh dự của các em, và được theo học người thầy ấy là niềm tự hào của chúng. Muốn được như thế người thầy phải có được uy tín đối với học sinh. Uy tín của người thầy không những chỉ thể hiện ở lãnh vực chuyên môn mà theo tôi uy tín ấy phải được thể hiện ở lãnh vực đạo đức nữa.
- Thời gian: Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là việc dạy ngoài chương trình chính khoá, do đó vấn đề thời gian cũng là một yêu cầu rất quan trọng, nếu người giáo viên không có đủ thời gian thì việc bồi dưỡng cũng không thể đảm bảo kết quả khả quan được.
II. Kế hoach thực hiện:
Để việc bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, theo tôi quá trình đó được thực hiện qua sáu giai đoạn .
1/ Chọn học sinh.
2/ Chọn tài liệu.
3/ Lên thời khoá biểu
4/ Cung cấp kiến thức.
5/ Hướng dẫn cách làm bài
6/ Kiểm tra kiến thức + Rút kinh nghiệm.
III. Giải pháp:
1. Chọn học sinh:
Thông qua giáo viên bộ môn, tốt nhất là chọn học sinh ngay từ lớp đầu cấp , số lượng mỗi khối khoảng từ 10 đến 15 học sinh.
Trước khi đưa học sinh đi thi ta khảo sát chọn ra 5 học sinh đi thi.
2. Chọn tài liệu:
- Đa dạng hóa các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao thuộc khối THCS của các nhà xuất bản như: NXB Tổng hợp TP. HCM, NXB GD, NXB ĐHQG TP. HCM… giáo trình streamline, Headway, New concept…
- Tham khảo các đề thi học sinh giỏi của các năm học trước, sưu tầm tài liệu trên báo, tạp chí, Internet…
- Nói chung tài liệu thì rất đa dạng, để chuẩn bị tốt cho bài giảng của mình người dạy phải luôn luôn tự trao dồi.
3. Lên thời khóa biểu:
Lên thời khoá biểu hợp lý, tạo điều kiện cho các em có thể theo học lâu dài.
*
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Gia Bảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)