Chuyên đề bảo vệ động vật hoang dã
Chia sẻ bởi Nguyễn Trường Sinh |
Ngày 23/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề bảo vệ động vật hoang dã thuộc Sinh học 6
Nội dung tài liệu:
Bộ môn Sinh Thái Học & Môi Trường
"CHÚA SƠN LÂM"
ĐANG BỊ NGUY CẤP
MỤC LỤC
I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
II.NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
1. Là thú ác hay thú quý
2. Hiểm họa từ con người
3. Hiện trạng và bảo tồn
I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Hổ dân gian còn gọi là hùm, cọp, kễnh, ông ba mươi,…là loài thú ăn thịt vào loại lớn nhất, hung tợn nhất trong các loài thú thuộc họ hàng nhà mèo, thích sống ở rừng già, bìa rừng, đồng cỏ tranh, nơi thường có nhiều đồ ăn, thức uống, chỗ trú ẩn và tránh nắng.
I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Về hình dạng ngoài, hổ rất giống con mèo nhà có điều chỉ kích thước hổ lớn hơn mèo gấp nhiều lần mà thôi.
I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Người ta gọi hổ là “chúa sơn lâm” vì chúng dữ tợn và có sức mạnh đánh ngã được tất cả các loài thú rừng kể cả bò tót, trâu rừng và voi. Chúng khỏe đến nỗi có thể tha được con mồi nặng gấp 2l cơ thể và đi rất xa.
I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Hổ là động vật ăn thịt điển hình.
I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Khi săn mồi, hổ ẩn mình vào nơi kín đáo gần chỗ mồi qua lại để rình bắt.
.
I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Hổ có thói quen đi săn vào ban đêm.
.
I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Hổ có cuộc sống khá thầm lặng. Với oai phong của chúa tể rừng xanh làm cho hổ không có bạn bè. Không một loài vật nào sống chung được với hổ! Hổ không thích kết bạn cùng loài. Hổ không sống thành bầy đàn.
I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Chỉ đến mùa sinh sản hổ mới kết đôi. Khi đó đôi hổ vờn nhau ở nơi trống trải, dưới ánh trăng.
I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Sau lần gặp nhau đó hổ đực lại ra đi và hổ cái mang thai. Hổ mẹ làm ổ sinh con nơi kin đáo, hang hốc, khe đá hay ở ngay trong đám lau sậy rậm rạp. Sau hơn 100 ngày thì hổ cái đẻ ra 2-4 con, nhưng thường thì 2 con.
I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
Hổ con lớn lên rất nhanh. Đến tháng tuổi thứ 4-5, hổ con có thể ra khỏi tổ theo mẹ đi kiếm mồi. Khi đó, hổ mẹ dạy cho hổ con biết cách rình mồi, bắt mồi, đuổi mồi, vồ mồi,…Nếu không được mẹ dạy, hổ con khi lớn lên sẽ không biết cách bắt mồi. Nuôi hổ con từ nhỏ trong nhà cũng như nuôi mèo lớn vậy.
I. TÌM HIỂU VỀ CON HỔ
2, 3 năm hổ mới đẻ một lần. Vì thế săn bắt hổ quá mức như hiện nay là nguy cơ đe dọa gay gắt đối với hổ, làm cho hổ trở thành loài thú hiếm thực sự và nguy cơ bị tuyệt diệt là rất gần.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Là thú ác hay thú quý
Hổ ăn thịt các loài thú khác, đôi khi ăn cả gia súc, nhưng không nên vội kết tội chúng là thú ác vì nhờ thế mà hổ có công, chúng đã góp phần duy trì sự cân bằng sinh học trong thiên nhiên, khống chế nai, hoẵng và các loài thú khác chỉ phát triển đến mộ mức nào đấy, không dẫn đến đe dọa mùa màng của con người. Đặc biệt, hổ chuyên săn lợn rừng một loại thú làm hại nông nghiệp đáng kể.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Trên thị trường thế giới, hổ thuộc hàng đặc sản quan trọng của châu Á.
- Da hổ đẹp, có giá trị cao trên thị trường.
- Răng hổ làm đồ trang sức rất được ưa chuộng.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Xương hổ nấu thành cao (hổ cốt) là loại thuốc bổ đặc biệt quí.
Ngay cả hổ sống cũng là nguồn xuất khẩu quan trọng, vì chúng là loài thú quý của các rạp xiếc và vườn thú.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Nguyên con, bán theo trọng lượng, 2,5 - 3 triệu đồng/kg.
Cao hổ 6 triệu đồng/lạng.
Đầu tháng 9-2004, một bộ xương hổ nặng 11 kg được rao bán giá 5.000 USD. Một bộ xương hổ 13 kg giá 4.000 USD
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Hổ còn quý ở chỗ nó nó là loài thú trở nên hiếm ở nhiều nơi trên thế giới.
Hổ đang được Ủy ban quốc tế bảo tồn thiên nhiên ghi vào danh sách “sách đỏ” gồm các động vật quý hiếm đòi hỏi được bảo vệ triệt để ở cấp độ E3 - bị đe dọa nghiêm trọng.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
2. Hiểm họa từ con người
Chúng ta chia sẻ Trái đất này cùng vô số động vật - tất cả hoặc là kẻ săn mồi, hoặc là con mồi, hoặc cả hai. Điều đáng buồn là chúng ta đã làm cho nhiều loài động vật khó lòng tồn tại, và một số sắp tuyệt chủng.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Khi con người khai hoang đất đai, họ cũng hủy diệt môi trường sống ở đó. Một số loài bị săn bắn, số khác bị đe dọa do nạn buôn bán động vật sống, hay các bộ phận của chúng, để kiếm tiền. Trong số nạn nhân đó có vị “chúa sơn lâm”, vị vua của rừng già sắp bị tuyệt diệt.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Hổ cần nơi để kiếm ăn, để trú thân và để nuôi dưỡng con cái. “Ngôi nhà” của chúng được gọi là môi trường sống, gắn liền với rừng núi
Đó là nơi cung cấp mọi thứ cần thiết cho sự tồn tại của hổ cũng như nhiều loài động vật khác.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Do môi trường sống bị thu hẹp, số lượng các loài động vật giảm đi trông thấy, trong đó có cả những loài là thức ăn của hổ. Vừa bị thu hẹp môi trường sống, vừa đối mặt với nguồn thức ăn đang dần cạn kiệt, hổ cũng như nhiều loài khác đang đứng trước họa tuyệt chủng.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Thậm chí nếu môi trường sống không bị tàn phá để lấy đất cho những mục đích khác thì chúng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nạn ô nhiễm.
Sự ô nhiễm đã đầu độc nguồn thức ăn, qua đó làm các loài động vật trở nên suy yếu.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Không chỉ môi rường sống bị đe dọa, hổ còn là mục tiêu săn bắn của con người.
Có rất nhiều lí do để con người săn bắn hổ :
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
- Nhiều người căn cứ vào cái tội hổ bắt gia súc và cả người để lên án và tìm mọi cách tiêu diệt chúng. Thực ra, cực chẳng đã, ki đói quá, hổ mới bắt gia súc và người. Đó là do quá khan hiếm thức ăn hay do hổ già yếu, thương tật không đuổi bắt được mồi nữa.Thực tế hổ phạm tội này khi săn được, chúng thường không già thì què, thậm chí rụng cả răng.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
- Nhưng nguyên nhân chính, hổ bị săn bắn để cung cấp nguyên vật liệu cho ngành thời trang, cho Đông y, phục vụ cho giải trí của con người,…
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
3. Hiện trạng và bảo tồn
a. Hiện trạng:
*Trên thế giới
Trước đây, hổ hiện diện khắp nơi.
Theo thống kê, 100 năm trở lại đây diện tích rừng sinh sống của loài được mệnh danh là “chúa sơn lâm” này chỉ còn chiếm 7%.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Thế kỷ vừa qua, thế giới đã mất đi ba trong số chín phân loài hổ trên toàn thế giới: Bali, Caspia và Java. Theo Danh sách Đỏ năm 2000 của IUCN, hổ là loài đang bị đe dọa, trong đó phân loài hổ Amur, Nam Trung Quốc và Sumatra bị xếp vào loại bị đe dọa cực kỳ nghiêm trọng.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Có chín nòi (phân loài) hổ khác nhau, ba trong số đó đã tuyệt chủng và một có thể cũng sẽ tuyệt chủng trong tương lai gần. Cụ thể như sau:
Panthera tigris balica - hổ Bali (tuyệt chủng).
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Panthera tigris sondaica - hổ Java (tuyệt chủng).
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Panthera tigris virgata - hổ Caspi (tuyệt chủng).
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Panthera tigris amoyensis - hổ Hoa Nam.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Panthera tigris corbetti - hổ Đông Dương (còn gọi là hổ Corbet).
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Panthera tigris altaica - hổ Siberi hay hổ Amur
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Panthera tigris jacksoni - hổ Mã Lai.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Panthera tigris sumatrae - hổ Sumatra.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Panthera tigris tigris - hổ Bengal.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
* Ở Việt Nam
Hổ ở Việt Nam thuộc phân loài Hổ Đông Dương, phân bố trên lãnh thổ của các nước Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Ngày nay, hổ Việt Nam đã suy giảm rất nhiều, mặc dù có thể gặp ở 17 tỉnh và trong 14 khu bảo tồn thiên nhiên.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Với mức độ săn bắn như hiện nay, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì chúng ta sẽ nhanh chóng không còn hổ trong tự nhiên nữa. Thế giới cũng như Việt Nam sẽ mất đi động vật quý giá không thể phục hồi lại được nữa.
Vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta cần phải bảo vệ hổ
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
b. Bảo tồn :
Hiệp hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thế giới (IUCN), Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) và các tổ chức bảo vệ động vật, các nhà độn vật học trên thế giới đang ra sức thực hiện chương trình bảo vệ loài hổ quý giá này. Năm 1998, Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) chọn là “Năm quốc tế bảo vệ hổ”
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Hiện nay, phân loài hổ Ấn Độ còn số lượng nhiều nhất trên thế giới, và Ấn Độ là nước có nhiều hổ nhất trên thế giới.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Nhờ bảo vệ hổ hữu hiệu cấm săn bắn hổ nghiêm ngặt, pháp luật xử phạt rất năng những kẻ săn bắn hổ kết hợp với bảo vệ rừng nơi hổ sinh sống, số lượng hổ ở Ấn Độ nhờ thế mà tăng dần lên, trên 4000 con, chiếm tới 2/3 tổng số hổ trên thế giới
Việt Nam chúng ta cũng nên học tập kinh nghiệm bảo vệ hổ của Ấn Độ.
Bảo vệ hổ bằng cách nào đây?
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Có nhiều cách nhưng trong đó có 2 cách chính là:
- Cấm tuyệt đối săn bắt hổ bằng bất cứ hình thức nào.
- Bảo vệ các khu rừng già còn có nhiều hổ sinh sống.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Tháng 3/1995, hội thảo hổ tiểu vùng Việt Nam, Lào, Campuchia đã được tổ chức tại Hà Nội với sự giúp đỡ của Hiệp hội bảo tồn thiên thiên thế giới. Sau hội thảo,Việt Nam đã xây kế hoạch động và chiến lược bảo tồn hổ ở Việt Nam.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Các hoạt chính của kế hoạch hành động bảo tồn hổ là:
- Thu thập thêm thông tin về số lượng và phân bố của hổ, đặc biệt là ở các vùng: Mường Nhé (Lai Châu), Tuyên Hóa - Minh Hóa (Quảng Bình), Sa Thầy (Kon Tum), Giằng - Trà My - Phước Sơn (Quảng Nam), Easup (Đăk Lăk).
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
- Tăng cường kiểm soát và ngăn chặn việc buôn bán quốc tế và trong nước trái phép về hổ và các sản phẩm của chúng.
- Xây dựng chính sách cho vùng có hổ, nhất là vùng đệm, đảm bảo lợi ích của người và hổ.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên toàn quốc , giáo dục cho mọi người dân sống ở trong và xung quanh khu bảo tồn có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ hổ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quan tâm đào tạo cán bộ bảo tồn hổ cũng như bảo tồn động vật hoang dã.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Hiện nay, loài hổ đã sinh sản thành công qua tay con người Việt Nam. Cụ thể là ngày 20-4-2003, một con hổ cái tại vườn thú Hà Nội đã cho ra đời 4 con hổ con, sau gần 1 tháng chúng vẫn phát triển khoẻ mạnh. Ngày 2-6-2005, tại khu du lịch Suối Tiên lại cho ra đời lứa hổ gồm 5 chú hổ con (hiện còn sống 2 con). Đây là một thành công lớn, mở ra một triển vọng bảo tồn và phát triển động vật quý hiếm ở Việt Nam.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Tuy nhiên, nuôi nhốt hổ như ông Ngô Duy Tân - Chủ nuôi hổ ở Bình Dương theo Josh Kempinski (Chuyên gia bảo tồn) thì không phải là bảo tồn hổ.
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Một cách hữu hiệu để bảo vệ đời sống hoang dã là bảo tồn toàn bộ một môi trường sống của chúng
II. NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG
Tương lai của hành tinh – trong đó có các loài động vật hoang dã, trong đó có hổ - nằm trong tay của chúng ta. Hãy góp phần bảo vệ chúng cho các thế hệ mai sau. Chúng ta phải ý thức được rằng bảo vệ động vật hoang dã cũng chính là bảo vệ tương lai của Trái đất, tương lai của loài người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảo vệ hổ Việt Nam – Lê Vũ Khôi
Truyện kể về các loaøi thuù – Leâ Vuõ Khoâi, NXB Giaùo Duïc
Theá giôùi khoa hoïc ñoäng vaät (taäp 2) – Nguyeãn Vaên Kha, NXB Haûi Phoøng
Nhöõng ñoäng vaät hoang daõ coù nguy cô tuyeät chuûng – Nguyeãn Töù, NXB Treû
Ñoäng vaät saên moài – NXB Treû
Trang web:
www.VietNamNet.vn
http://www.nea.gov.vn
www. ThienNhien.Net
http://www.laxanhvn.com
www.google.com
www. Khoahoc.com
TH?C HI?N: Nhĩm 1
Lê Thị Thể Loan
Lương Thị Hương
Lê Văn Tuyên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trường Sinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)