CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
Chia sẻ bởi Nguyễn Thảo Nguyên |
Ngày 24/10/2018 |
117
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG thuộc An toàn giao thông 5
Nội dung tài liệu:
-Hàng năm, tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người. Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn nạn đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân, trong đó học sinh là đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay.
-Thế các em đã có hiểu biết gì về những nguyên nhân, hậu quả đáng tiếc mà tai nạn giao thông đã gây ra và những biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông hay chưa?
-Thầy xin thay mặt khối 5, sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về những điều đó qua buổi báo cáo chuyên đề hôm nay.
CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG .
NĂM HỌC: 2012 – 2013
I/THỰC TRẠNG AN TOÀN GIAO THÔNG Ở NƯỚC TA
-Số phương tiện tham gia giao thông nhiều, chất lượng phương tiện chưa tốt: cả nước có gần 12 triệu xe gắn máy; 6,2 triệu xe ô tô các loại và hàng trăm ngàn phương tiện tự chế tạo không đảm bảo an toàn chất lượng.
-Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng GTVT của nước ta chưa đồng bộ từ Trung Ương đến địa phương.
-Hệ thống mạng lưới giao thông vận tải của nước ta chưa đáp ứng kịp với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện giao thông.
-Số vụ tai nạn giao thông ngày càng nhiều với tỉ lệ tử vong càng lớn
-Ý thức chấp hành ATGT của đại bộ phận dân chúng chưa cao.
I/THỰC TRẠNG AN TOÀN GIAO THÔNG Ở NƯỚC TA
II/TRANH ẢNH CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG THẢM KHÓC.
III/ NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN GIAO THÔNG
III/ NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN GIAO THÔNG
-Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, một số phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo an toàn kĩ thuật.
-Người tham gia giao thông không hiểu luật, không tuân thủ theo quy tắc về ATGT.
-Người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, không thuộc đường, không có giấy phép lái xe,..
-Chế độ xử phạt người vi phạm chưa nghiêm, chưa đúng tội hoặc quá nhẹ.
IV. HẬU QUẢ DO TAI NẠN GIAO THÔNG GÂY RA
-Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân và xã hội
V/ HÀNH ĐỘNG CỦA TUỔI TRẺ HỌC ĐƯỜNG
* Để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn khi đi đường, các em cần phải:
-Tìm hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.
+ Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
+ Phê phán những hành vi sai trái.
+ Báo ngay cơ quan nhà nước khi phát hiện hành vi vi phạm.
Học tập, tìm hiểu luật ATGT trong nhà trường.
VI/ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ ATGT ĐƯỜNG BỘ
1.Qui tắc chung khi tham gia giao thông:
-Phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường qui định, chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ .
2. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm:
a. Đèn tín hiệu đường giao thông: Có ba màu, xanh, vàng, đỏ có dạng hình tròn lắp theo chiều thẳng đứng..
- Ý nghĩa của đèn tín hiệu: Tín hiệu xanh được đi, tín hiệu đỏ cấm đi, tín hiệu vàng báo hiệu sự thay đổi của tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng..
b. Biển báo hiệu đường bộ: có 4 nhóm phổ biến, hình dạng ý nghĩa của từng nhóm như sau:
- Biển báo cấm: có hình dạng tròn nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển có viền đỏ nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen..
Cấm đi ngược chiều
Cấm rẽ trái
Cấm rẽ phải
Cấm quay xe
Dừng lại
Cấm dừng và đỗ xe
Biển báo nguy hiểm: Có dạng tam giác đều viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu cho người sử dụng đường biết trước các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí cho phù hợp với tình huống.
Đường người đi bộ cắt ngang
Đường trơn
Giao nhau với đường sắt có rào chắn
Đường bị hẹp hai bên
Đường hai chiều
Giao nhau với đường sắt không có rào chắn
Biển hiện có lệnh: Có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh sẽ thi hành
Biển báo chỉ dẫn: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền màu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành vi.
3. Qui định đối với người điều khiển người ngồi trên mô tô, xe gắn máy:
- Người điều khiển xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy chỉ được chở tối đa 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi. Trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội được chở 2 người lớn.
- Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm.
- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3, người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô 2 bánh, 3 bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và phải có giấy phép lái xe.
4. Qui định đối với người điều khiển và người ngồi trên xe đạp, xe thô sơ khác:
- Người điều khiển chỉ được chở tối đa 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi, trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội được chở 2 người lớn.
* Cấm người đang điều khiển xe đạp có các hành vi sau:
+ Đi xe dàn hàng ngang;
+ Đi xe lạng lách, đánh võng;
+ Đi xe vào phần đường dành riêng cho người đi bộ và các phương tiện khác;
+ Sử dụng ô, điện thoại di động;
+ Sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, mang vác hoặc chở vật cồng kềnh;
+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng 1 bánh đối với xe 2 bánh, bằng 2 bánh đối với xe 3 bánh;
+ Đi xe đạp trên hè phố trong vườn hoa, công viên;
* Cấm người ngồi trên xe đạp có các hành vi sau:
- Mang vác vật cồng kềnh;
- Sử dụng ô, bám kéo đẩy các phương tiện khác;
- Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
- Các hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
Các hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
5. Người đi bộ:
- Người đi bộ phải đi trên hè phố lề đường, trường hợp không có hè phố,lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
-Nơi không có đèn tín hiệu , có vạch kẽ đường dành cho người đi bộ, khi qua đường người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tiới để qua đường an toàn.
-Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân theo tín hiệu chỉ dẫn để qua đường đúng vị trí đó.
-Trên đường có giải phân cách người đi bộ không được vượt qua
- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị , đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt qua.
Phần 2:Hội thi: CHÚNG EM VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG
PHẦN THI: TÌM HIỂU LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG
Sẽ có 10 câu hỏi về luật lệ an toàn giao thông. Sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi xong, các đội sẽ dành quyền trả bằng cách bấm chuông nhanh, trả lời đúng sẽ được 10 điểm. Trường hợp đội đó trả lời chưa đúng hoặc chưa đầy đủ, đội còn lại bấm chuông dành quyền bổ sung. BGK đánh giá và cho điểm. Điểm tối đa cho mỗi câu hỏi là 10 điểm.
Câu 1: Em có nhận xét gì về hành vi tham gia giao thông của các học sinh trong ảnh?
Trả lời:
-Đi xe dàn hàng 3
-Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy.
-Lái xe chưa đủ tuổi quy định (18 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh 50 cm3 trở lên).
Câu 2: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1- Đi bên phải theo chiều đi của mình;
2- Đi đúng phần đường quy định;
3- Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ;
4- Tất cả các ý trên.
Đáp án: 4/Tất cả các ý trên
Câu 3: Các bạn học sinh tham gia giao thông trong bức ảnh sau là đúng hay sai? Vì sao?
Đáp án:
-Các bạn học sinh tham gia giao thông trong bức ảnh là sai. Vì:
-Đi dàn hàng 5 trên đường (quy định chỉ được đi hàng 2)
-Có 2 bạn học sinh đi xe đạp 1 tay.
Câu 4: Em hãy kể tên các loại biển báo thông dụng khi đi đường?
Đáp án
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết.
Câu 5: Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
1- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
2- Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông;
3- Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
Đáp án: 1.Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Câu 6: Một người đi xe đạp vào đường dành cho xe ô tô và mô tô, va vào một người đi mô tô đang đi trên phần đường của mình theo chiều ngược lại. Cả hai người ngã bị thương và bị hỏng xe. Có ý kiến cho rằng người đi xe mô tô phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp vì xe máy có tốc độ cao hơn xe đạp. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao?
Đáp án: Không đồng ý. Vì lỗi hoàn toàn thuộc về người đi xe đạp, đó là:
Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định, không quan sát khi điều khiển xe.
Câu 7: Người tham gia giao thông vi phạm lỗi gì?
Đáp án:
-Sử dụng điện thoại khi điều khiển xe mô tô, không cài dây mũ bảo hiểm.
PHẦN THI: NHẬN BIẾT BIỂN BÁO
Phần thi này gồm có 10 biển báo an toàn giao thông. Sau khi hình ảnh hiện lên các đội quan sát và bấm chuông nhanh để trả lời.
Nếu trả lời sai đội còn lại được quyền bấm chuông trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
Câu 1: Biển nào cấm người đi bộ?
Đáp án: Biển 2
Câu 2: Biển nào chỉ đường dành cho người đi bộ, các loại xe không được đi vào khi gặp biển này?
Câu 3: Biển nào cấm mọi loại xe cơ giới đi vào, trừ xe gắn máy, môtô 2 bánh và các loại xe ưu tiên theo luật định?
Đáp án: Biển 3
Đáp án: Biển 1 .
Câu 4: Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?
Đáp án: Cả 3 biển
Câu 5: Biển nào báo hiệu, chỉ dẫn xe đi trên đường này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau?
Đáp án: Biển 3 .
Câu 6: Biển nào báo hiệu nguy hiểm đường bị hẹp?
Đáp án: Cả 3 biển
Câu 7: Khi gặp biển nào thì xe môtô hai bánh được đi vào?
Đáp án: Biển 2 .
Câu 8: Biển nào báo hiệu đường hai chiều?
Câu 9: Biển nào chỉ dẫn được ưu tiên qua đường hẹp?
Đáp án: Biển 1 .
Đáp án: Biển 3 .
Câu 10: Biển nào cấm quay xe?
Đáp án: Biển 2 .
-Thế các em đã có hiểu biết gì về những nguyên nhân, hậu quả đáng tiếc mà tai nạn giao thông đã gây ra và những biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông hay chưa?
-Thầy xin thay mặt khối 5, sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về những điều đó qua buổi báo cáo chuyên đề hôm nay.
CHUYÊN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG .
NĂM HỌC: 2012 – 2013
I/THỰC TRẠNG AN TOÀN GIAO THÔNG Ở NƯỚC TA
-Số phương tiện tham gia giao thông nhiều, chất lượng phương tiện chưa tốt: cả nước có gần 12 triệu xe gắn máy; 6,2 triệu xe ô tô các loại và hàng trăm ngàn phương tiện tự chế tạo không đảm bảo an toàn chất lượng.
-Cơ sở vật chất kĩ thuật hạ tầng GTVT của nước ta chưa đồng bộ từ Trung Ương đến địa phương.
-Hệ thống mạng lưới giao thông vận tải của nước ta chưa đáp ứng kịp với sự phát triển như vũ bão của các phương tiện giao thông.
-Số vụ tai nạn giao thông ngày càng nhiều với tỉ lệ tử vong càng lớn
-Ý thức chấp hành ATGT của đại bộ phận dân chúng chưa cao.
I/THỰC TRẠNG AN TOÀN GIAO THÔNG Ở NƯỚC TA
II/TRANH ẢNH CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG THẢM KHÓC.
III/ NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN GIAO THÔNG
III/ NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN GIAO THÔNG
-Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, một số phương tiện tham gia giao thông không đảm bảo an toàn kĩ thuật.
-Người tham gia giao thông không hiểu luật, không tuân thủ theo quy tắc về ATGT.
-Người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, không thuộc đường, không có giấy phép lái xe,..
-Chế độ xử phạt người vi phạm chưa nghiêm, chưa đúng tội hoặc quá nhẹ.
IV. HẬU QUẢ DO TAI NẠN GIAO THÔNG GÂY RA
-Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân và xã hội
V/ HÀNH ĐỘNG CỦA TUỔI TRẺ HỌC ĐƯỜNG
* Để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn khi đi đường, các em cần phải:
-Tìm hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.
+ Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
+ Phê phán những hành vi sai trái.
+ Báo ngay cơ quan nhà nước khi phát hiện hành vi vi phạm.
Học tập, tìm hiểu luật ATGT trong nhà trường.
VI/ MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ ATGT ĐƯỜNG BỘ
1.Qui tắc chung khi tham gia giao thông:
-Phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường qui định, chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ .
2. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm:
a. Đèn tín hiệu đường giao thông: Có ba màu, xanh, vàng, đỏ có dạng hình tròn lắp theo chiều thẳng đứng..
- Ý nghĩa của đèn tín hiệu: Tín hiệu xanh được đi, tín hiệu đỏ cấm đi, tín hiệu vàng báo hiệu sự thay đổi của tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng..
b. Biển báo hiệu đường bộ: có 4 nhóm phổ biến, hình dạng ý nghĩa của từng nhóm như sau:
- Biển báo cấm: có hình dạng tròn nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển có viền đỏ nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen..
Cấm đi ngược chiều
Cấm rẽ trái
Cấm rẽ phải
Cấm quay xe
Dừng lại
Cấm dừng và đỗ xe
Biển báo nguy hiểm: Có dạng tam giác đều viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu cho người sử dụng đường biết trước các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí cho phù hợp với tình huống.
Đường người đi bộ cắt ngang
Đường trơn
Giao nhau với đường sắt có rào chắn
Đường bị hẹp hai bên
Đường hai chiều
Giao nhau với đường sắt không có rào chắn
Biển hiện có lệnh: Có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh sẽ thi hành
Biển báo chỉ dẫn: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền màu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành vi.
3. Qui định đối với người điều khiển người ngồi trên mô tô, xe gắn máy:
- Người điều khiển xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy chỉ được chở tối đa 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi. Trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội được chở 2 người lớn.
- Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm.
- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3, người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô 2 bánh, 3 bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và phải có giấy phép lái xe.
4. Qui định đối với người điều khiển và người ngồi trên xe đạp, xe thô sơ khác:
- Người điều khiển chỉ được chở tối đa 1 người lớn và 1 trẻ em dưới 7 tuổi, trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu hoặc áp giải người phạm tội được chở 2 người lớn.
* Cấm người đang điều khiển xe đạp có các hành vi sau:
+ Đi xe dàn hàng ngang;
+ Đi xe lạng lách, đánh võng;
+ Đi xe vào phần đường dành riêng cho người đi bộ và các phương tiện khác;
+ Sử dụng ô, điện thoại di động;
+ Sử dụng xe để kéo, đẩy các xe khác, mang vác hoặc chở vật cồng kềnh;
+ Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng 1 bánh đối với xe 2 bánh, bằng 2 bánh đối với xe 3 bánh;
+ Đi xe đạp trên hè phố trong vườn hoa, công viên;
* Cấm người ngồi trên xe đạp có các hành vi sau:
- Mang vác vật cồng kềnh;
- Sử dụng ô, bám kéo đẩy các phương tiện khác;
- Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
- Các hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
Các hành vi khác gây mất trật tự an toàn giao thông.
5. Người đi bộ:
- Người đi bộ phải đi trên hè phố lề đường, trường hợp không có hè phố,lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
-Nơi không có đèn tín hiệu , có vạch kẽ đường dành cho người đi bộ, khi qua đường người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tiới để qua đường an toàn.
-Nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân theo tín hiệu chỉ dẫn để qua đường đúng vị trí đó.
-Trên đường có giải phân cách người đi bộ không được vượt qua
- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị , đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt qua.
Phần 2:Hội thi: CHÚNG EM VỚI AN TOÀN GIAO THÔNG
PHẦN THI: TÌM HIỂU LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG
Sẽ có 10 câu hỏi về luật lệ an toàn giao thông. Sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi xong, các đội sẽ dành quyền trả bằng cách bấm chuông nhanh, trả lời đúng sẽ được 10 điểm. Trường hợp đội đó trả lời chưa đúng hoặc chưa đầy đủ, đội còn lại bấm chuông dành quyền bổ sung. BGK đánh giá và cho điểm. Điểm tối đa cho mỗi câu hỏi là 10 điểm.
Câu 1: Em có nhận xét gì về hành vi tham gia giao thông của các học sinh trong ảnh?
Trả lời:
-Đi xe dàn hàng 3
-Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy.
-Lái xe chưa đủ tuổi quy định (18 tuổi trở lên mới được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh 50 cm3 trở lên).
Câu 2: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1- Đi bên phải theo chiều đi của mình;
2- Đi đúng phần đường quy định;
3- Chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ;
4- Tất cả các ý trên.
Đáp án: 4/Tất cả các ý trên
Câu 3: Các bạn học sinh tham gia giao thông trong bức ảnh sau là đúng hay sai? Vì sao?
Đáp án:
-Các bạn học sinh tham gia giao thông trong bức ảnh là sai. Vì:
-Đi dàn hàng 5 trên đường (quy định chỉ được đi hàng 2)
-Có 2 bạn học sinh đi xe đạp 1 tay.
Câu 4: Em hãy kể tên các loại biển báo thông dụng khi đi đường?
Đáp án
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết.
Câu 5: Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
1- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
2- Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông;
3- Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ.
Đáp án: 1.Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Câu 6: Một người đi xe đạp vào đường dành cho xe ô tô và mô tô, va vào một người đi mô tô đang đi trên phần đường của mình theo chiều ngược lại. Cả hai người ngã bị thương và bị hỏng xe. Có ý kiến cho rằng người đi xe mô tô phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người đi xe đạp vì xe máy có tốc độ cao hơn xe đạp. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao?
Đáp án: Không đồng ý. Vì lỗi hoàn toàn thuộc về người đi xe đạp, đó là:
Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định, không quan sát khi điều khiển xe.
Câu 7: Người tham gia giao thông vi phạm lỗi gì?
Đáp án:
-Sử dụng điện thoại khi điều khiển xe mô tô, không cài dây mũ bảo hiểm.
PHẦN THI: NHẬN BIẾT BIỂN BÁO
Phần thi này gồm có 10 biển báo an toàn giao thông. Sau khi hình ảnh hiện lên các đội quan sát và bấm chuông nhanh để trả lời.
Nếu trả lời sai đội còn lại được quyền bấm chuông trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm.
Câu 1: Biển nào cấm người đi bộ?
Đáp án: Biển 2
Câu 2: Biển nào chỉ đường dành cho người đi bộ, các loại xe không được đi vào khi gặp biển này?
Câu 3: Biển nào cấm mọi loại xe cơ giới đi vào, trừ xe gắn máy, môtô 2 bánh và các loại xe ưu tiên theo luật định?
Đáp án: Biển 3
Đáp án: Biển 1 .
Câu 4: Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?
Đáp án: Cả 3 biển
Câu 5: Biển nào báo hiệu, chỉ dẫn xe đi trên đường này được quyền ưu tiên qua nơi giao nhau?
Đáp án: Biển 3 .
Câu 6: Biển nào báo hiệu nguy hiểm đường bị hẹp?
Đáp án: Cả 3 biển
Câu 7: Khi gặp biển nào thì xe môtô hai bánh được đi vào?
Đáp án: Biển 2 .
Câu 8: Biển nào báo hiệu đường hai chiều?
Câu 9: Biển nào chỉ dẫn được ưu tiên qua đường hẹp?
Đáp án: Biển 1 .
Đáp án: Biển 3 .
Câu 10: Biển nào cấm quay xe?
Đáp án: Biển 2 .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thảo Nguyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)