Chuyên đề âm nhạc lớp 5
Chia sẻ bởi Phạm Văn Khôi |
Ngày 13/10/2018 |
67
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề âm nhạc lớp 5 thuộc Âm nhạc 5
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
CHUYÊN ĐỀ ÂM NHẠC LỚP 4; 5
Giáo viên: Phạm Văn Khôi
GIÚP HỌC SINH LỚP 4;5 BIẾT CẢM THỤ ÂM NHẠC, THÔNG QUA CÁC BÀI TĐN VÀ KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. Mục tiêu dạy học:
Mục tiêu giáo dục Tiểu học là: "Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu để phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, năng lực thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc sống lao động". Âm nhạc có vai trò tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học.
Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Do đó, từ việc nghe hát, tập hát và biết được một số kiến thức về âm nhạc sẽ góp phần giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc.
II.Nội dung chương trình
1.Tập đọc nhạc(TĐN) lớp 4&5:
- Mỗi khối lớp có 8 bài tập đọc nhạc.
- Những bài TĐN được trích từ các bài hát hoặc được đặt lời ngắn gọn, dài không quá 16 nhịp.
- Cao độ trong phạm vi một quãng 8 (Đô 1- Đô 2).
- Âm hình tiết tấu: Sử dụng các hình nốt trắng, hình nốt đen, hình nốt móc đơn, đen chấm dôi, trắng dấu chấm đôi.
-Thang âm gồm: Đô, Rê, Mi, Son - Đô, Rê, Mi, Son, La – Đô1, Rê, Mi, Son, La, Đô2 - Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si – Đô1, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si, Đô2.
- Các bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp 2/4, 3/4.
2. Kể chuyện âm nhạc lớp 4&5:
Gồm 3 câu chuyện kể và 2 bài đọc thêm:
- Lớp 4:
+ Chuyện kể về: Tiếng hát của Đào Thị Huệ.
+ Bài đọc thêm: Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn.
- Lớp 5:
+ Chuyện kể về: Nghệ sĩ Cao Văn Lầu
+ Chuyện kể về: Khúc hát dưới trăng.
+ Bài đọc thêm: Chiếc cồng của nữ thần A-tê-na.
- Nội dung các câu chuyện nói về tinh thần vượt khó, yêu thích âm nhạc của các nghệ sĩ. Sản sinh ra những tuyệt phẩm về âm nhạc cũng như áp dụng âm nhạc với đời sống.
3. Mức độ cần đạt:
a.Về kiến thức
* Qua các bài tập đọc nhạc, giúp học sinh biết:
- Biết cơ bản về nhịp 2/4, nhịp 3/4
- Phân biệt được nhịp, phách, tiết tấu, cao độ, trường độ.
- Biết vị trí các nốt nhạc trên khuông.
- Nhận biết các âm hình tiết tấu.
* Biết nội dung các câu chuyện, qua đó áp dụng vào thực tế.
b.Về kĩ năng
- Giúp học sinh biết đọc nhạc và ghép lời các bài TĐN.
- Bước đầu luyện TĐN và chép nhạc ở mức độ đơn giản.
- Biết kể chuyện âm nhạc..
4. Quy trình dạy:
a. Dạy các bài tập đọc nhạc lớp 4&5:
Gồm 4 bước:
* Bước 1: Luyện cao độ.
- Hướng dẫn học sinh rút ra được thang âm trong bài TĐN.
- Tổ chức cho các em luyện cao độ thông qua các nhạc cụ: Đàn Organ, Piano, đàn ghita…
* Bước 2: Luyện tiết tấu.
- Cho các em phân tích bài tập nhạc được viết ở nhịp mấy, gồm bao nhiêu nhịp và được tác giả sử dụng các âm hình tiết tấu gì. Sau đó, rút ra tiết tấu của bài TĐN cho các em luyện.
* Bước 3: Tập đọc nhạc, ghép lời và kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách:
- Cho học sinh đọc tên các nốt nhạc trên khuông.
- Dùng nhạc cụ để hướng dẫn các em đọc nhạc đúng cao độ, tiết tấu.
- Hướng dẫn cho các em ghép lời theo đúng cao độ của từng nốt nhạc trên khuông.
- Cho các em kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách khi đọc nhạc và ghép lời.
* Bước 4: Tập cho các em biết chép nhạc ở mức độ đơn giản.
- Hướng dẫn cho các em biết cách chép nhạc đúng, đẹp như:
+ Kẽ khuông nhạc trước, viết khóa son, chỉ số nhịp.
+ Viết lời bài hát rồi mới vẽ các nốt nhạc trên khuông tương ứng.
+ Vạch nhịp
b. Dạy kể chuyện về âm nhạc
Gồm 4 bước:
* Bước1: Giới thiệu tên câu chuyện, xuất xứ câu chuyện.
* Bước 2: Giáo viên kể chuyện theo tranh minh hoạ
* Bước3: Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi để học sinh khắc sâu thêm nội dung cho câu chuyện.
Bước 4: Học sinh tập kể chuyện. Nghe nhạc (nếu có)
Tùy theo tình tình thực tế, giáo viên có thể thay đổi các bước sao cho phù hợp, phải đảm bảo kiến thức cũng như phân hóa học sinh.
KẾT LUẬN
Khi dạy TĐN giáo viên cần nhẹ nhàng nhưng vẫn giúp được học sinh nhớ được vị trí các nốt nhạc trên khuông. Biết cách đọc đúng độ cao, trường độ, thang âm, tiết tấu đơn giản…
- Trong phần kể chuyện âm nhạc, cần giáo dục các em lòng yêu thích âm nhạc, biết nội dung câu chuyện, áp dụng vào thực tế. Giúp các em biết về kỹ năng kể chuyện…
Trên đây là chuyên đề giúp học sinh lớp 4,5 biết cảm thu âm nhạc thông qua các bài TĐN và kể chuyện âm nhạc. Chắc hẳn sẽ còn nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo góp ý thêm để chuyên đề được áp dụng vào thực tế và đạt hiệu quả giáo dục cao hơn.
CHÀO TẠM BIỆT
HẸN GẶP LẠI
Kính chúc quý thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc.
CHUYÊN ĐỀ ÂM NHẠC LỚP 4; 5
Giáo viên: Phạm Văn Khôi
GIÚP HỌC SINH LỚP 4;5 BIẾT CẢM THỤ ÂM NHẠC, THÔNG QUA CÁC BÀI TĐN VÀ KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
I. Mục tiêu dạy học:
Mục tiêu giáo dục Tiểu học là: "Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu để phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, năng lực thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc sống lao động". Âm nhạc có vai trò tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học.
Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Do đó, từ việc nghe hát, tập hát và biết được một số kiến thức về âm nhạc sẽ góp phần giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc.
II.Nội dung chương trình
1.Tập đọc nhạc(TĐN) lớp 4&5:
- Mỗi khối lớp có 8 bài tập đọc nhạc.
- Những bài TĐN được trích từ các bài hát hoặc được đặt lời ngắn gọn, dài không quá 16 nhịp.
- Cao độ trong phạm vi một quãng 8 (Đô 1- Đô 2).
- Âm hình tiết tấu: Sử dụng các hình nốt trắng, hình nốt đen, hình nốt móc đơn, đen chấm dôi, trắng dấu chấm đôi.
-Thang âm gồm: Đô, Rê, Mi, Son - Đô, Rê, Mi, Son, La – Đô1, Rê, Mi, Son, La, Đô2 - Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si – Đô1, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si, Đô2.
- Các bài tập đọc nhạc được viết ở nhịp 2/4, 3/4.
2. Kể chuyện âm nhạc lớp 4&5:
Gồm 3 câu chuyện kể và 2 bài đọc thêm:
- Lớp 4:
+ Chuyện kể về: Tiếng hát của Đào Thị Huệ.
+ Bài đọc thêm: Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn.
- Lớp 5:
+ Chuyện kể về: Nghệ sĩ Cao Văn Lầu
+ Chuyện kể về: Khúc hát dưới trăng.
+ Bài đọc thêm: Chiếc cồng của nữ thần A-tê-na.
- Nội dung các câu chuyện nói về tinh thần vượt khó, yêu thích âm nhạc của các nghệ sĩ. Sản sinh ra những tuyệt phẩm về âm nhạc cũng như áp dụng âm nhạc với đời sống.
3. Mức độ cần đạt:
a.Về kiến thức
* Qua các bài tập đọc nhạc, giúp học sinh biết:
- Biết cơ bản về nhịp 2/4, nhịp 3/4
- Phân biệt được nhịp, phách, tiết tấu, cao độ, trường độ.
- Biết vị trí các nốt nhạc trên khuông.
- Nhận biết các âm hình tiết tấu.
* Biết nội dung các câu chuyện, qua đó áp dụng vào thực tế.
b.Về kĩ năng
- Giúp học sinh biết đọc nhạc và ghép lời các bài TĐN.
- Bước đầu luyện TĐN và chép nhạc ở mức độ đơn giản.
- Biết kể chuyện âm nhạc..
4. Quy trình dạy:
a. Dạy các bài tập đọc nhạc lớp 4&5:
Gồm 4 bước:
* Bước 1: Luyện cao độ.
- Hướng dẫn học sinh rút ra được thang âm trong bài TĐN.
- Tổ chức cho các em luyện cao độ thông qua các nhạc cụ: Đàn Organ, Piano, đàn ghita…
* Bước 2: Luyện tiết tấu.
- Cho các em phân tích bài tập nhạc được viết ở nhịp mấy, gồm bao nhiêu nhịp và được tác giả sử dụng các âm hình tiết tấu gì. Sau đó, rút ra tiết tấu của bài TĐN cho các em luyện.
* Bước 3: Tập đọc nhạc, ghép lời và kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách:
- Cho học sinh đọc tên các nốt nhạc trên khuông.
- Dùng nhạc cụ để hướng dẫn các em đọc nhạc đúng cao độ, tiết tấu.
- Hướng dẫn cho các em ghép lời theo đúng cao độ của từng nốt nhạc trên khuông.
- Cho các em kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách khi đọc nhạc và ghép lời.
* Bước 4: Tập cho các em biết chép nhạc ở mức độ đơn giản.
- Hướng dẫn cho các em biết cách chép nhạc đúng, đẹp như:
+ Kẽ khuông nhạc trước, viết khóa son, chỉ số nhịp.
+ Viết lời bài hát rồi mới vẽ các nốt nhạc trên khuông tương ứng.
+ Vạch nhịp
b. Dạy kể chuyện về âm nhạc
Gồm 4 bước:
* Bước1: Giới thiệu tên câu chuyện, xuất xứ câu chuyện.
* Bước 2: Giáo viên kể chuyện theo tranh minh hoạ
* Bước3: Giáo viên có thể đặt một số câu hỏi để học sinh khắc sâu thêm nội dung cho câu chuyện.
Bước 4: Học sinh tập kể chuyện. Nghe nhạc (nếu có)
Tùy theo tình tình thực tế, giáo viên có thể thay đổi các bước sao cho phù hợp, phải đảm bảo kiến thức cũng như phân hóa học sinh.
KẾT LUẬN
Khi dạy TĐN giáo viên cần nhẹ nhàng nhưng vẫn giúp được học sinh nhớ được vị trí các nốt nhạc trên khuông. Biết cách đọc đúng độ cao, trường độ, thang âm, tiết tấu đơn giản…
- Trong phần kể chuyện âm nhạc, cần giáo dục các em lòng yêu thích âm nhạc, biết nội dung câu chuyện, áp dụng vào thực tế. Giúp các em biết về kỹ năng kể chuyện…
Trên đây là chuyên đề giúp học sinh lớp 4,5 biết cảm thu âm nhạc thông qua các bài TĐN và kể chuyện âm nhạc. Chắc hẳn sẽ còn nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy cô giáo góp ý thêm để chuyên đề được áp dụng vào thực tế và đạt hiệu quả giáo dục cao hơn.
CHÀO TẠM BIỆT
HẸN GẶP LẠI
Kính chúc quý thầy cô mạnh khỏe, hạnh phúc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Khôi
Dung lượng: 701,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)