Chuyên đề

Chia sẻ bởi Võ Như Kim | Ngày 27/04/2019 | 80

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

KHOA TỰ NHIÊN
TỔ HOÁ SINH
BÀI GIẢNG
CƠ SỞ TỰ NHIÊN I
BÀI
THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CỦA ÁNH SÁNG MẶT TRỜI
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG THỰC VẬT?
NLASMT chiếu xuống mặt đất ở dạng sóng điê�n từ, có độ dài bước sóng khác nhau, được chia thành 3 phần chính:
+ Tia tử ngoại là tia sóng ngắn (10 - 380 nm), mắt thường không nhìn thấy được
+ A�nh sáng nhìn thấy (380 - 780 nm) gồm nhiều tia sáng có màu sắc khác nhau: tia đỏ, tia tím, tia xanh, vàng . Trong đó tia đỏ và tia xanh cung cấp NL chủ yếu cho quang hợp của cây xanh.
+ Tia hồng ngoại (780 - 340000 nm), mắt thường không nhìn thấy được và có vai trò sinh nhiệt

A�nh sáng có ảnh hưởng đến hình thái giải phẫu và sinh lí của cây. Nhu cầu AS của các loài cây không giống nhau, có thể chia thành 3 nhóm cây thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau:
+ Cây ưa sáng.
+ Cây ưa bóng.
+ Cây chịu bóng.
BÀI
NÊU VAI TRÒ CỦA MỘT VÀI LOẠI KHOÁNG
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG THỰC VẬT?
Khi thiếu P, đ/v cây họ lúa lá mềm yếu, sự ST của rễ và toàn thân, sự đẻ nhánh và phân cành kém, lá cây có màu xanh đậm. Đ/v cây ăn quả, khi thiếu P, tỉ lệ đậu quả kém, quả chín chậm và trong quả có hàm lượng axit cao.
K a/h đến q/tr trao đổi cacbon hidrat, thể hiện ở việc K làm tăng cường độ quang hợp, tăng q/tr vận chuyển các hợp chất cacbon hidrat trong cây. K a/h tốt đến q/tr đẻ nhánh, hình thành bông và chất lượng hạt của các cây ngũ cốc. K giúp việc tăng tính chống chịu của cây với nhiệt độ thấp, khô hạn và bệnh. Còn các yếu tố vi lượng có vai trò trong điều hoà ST, q/tr hô hấp, vận chuyển nước và thoát hơi nước trong cây.
Bên cạnh các nguyên tố đa lượng, các nguyên tố vi lượng như: B, Mn, Zn, Cu, Fe, Mo, Co,. tuy chiếm 1 lượng ít nhưng cũng có vai trò rất q/tr đ/v cây xanh; chúng tham gia vào thành phần cấu tạo của các enzim, tham gia vào q/tr điều hoà ST của cây (Zn, Mn, B, Cu.), chúng liên quan đến các q/tr sinh tổng hợp trong cơ thể. Các nguyên tố vi lương còn có tác dụng sâu sắc và nhiều mặt đến q/tr quang hợp, hô hấp, q/tr hấp thụ nước, thoát hơi nước và vận chuyển nước trong cây.
Tóm lại, các nguyên tố vi lượng đã ảnh hưởng tích cực đến q/tr ST và PT của cây, đến tính chống chịu của cây trước những đ/k bất lợi của môi trường, do các nguyên tố vi lượng đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ q/tr TĐC của cơ thể thực vật.
BÀI
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO Ở CHIM THÍCH NGHI
VỚI ĐỜI SỐNG BAY LƯỢN?
ĐÔI CÁNH CỦA CHIM

1. Mình có lông vũ tạo thành lớp cách nhiệt, một phần lông có vai trò quan trọng trong sự bay lượn
2. Chi trước biến thành cánh
3. Các đốt sống (trừ đốt sống cổ) có xu hướng gắn liền nhau và gắn liền xương chậu tạo thành khối vững chắc, thích hợp dáng đứng hai chân và sự bay lượn
4. Bộ xương rất chuyên hoá, thích nghi đời sống bay lượn trên không. Xương rất nhẹ, xốp, có nhiều xoang nhỏ chứa không khí thông với các túi khí. Tuy nhẹ nhưng rất vững chắc
Xương sống: 4 phần
+ Cổ: có các đốt, vừa lồi, vừa lõm, cử động linh hoạt
+ Lưng: một số gắn liền nhau
+ Hông: gắn liền nhau và gắn với đai hông thành một khối vững chắc, bảo đảm dáng đứng hai chân của chim
+ Đuôi:các đốt trước tự do, đốt cuối gắn liền nhau thành xương cùng hay xương phao câu là chỗ bám vững chắc của lông đuôi
5. Hệ cơ: phát triển vùng đai vai, hông; tiêu giảm vùng lưng
+ Cơ vùng đai vai và cơ ngực phát triển - đó là hệ thống cơ vận động cánh
+ Cơ vùng đai hông và đùi phát triển, giúp đứng vững trên hai chi, lấy đà khi bay và giảm va chạm khi đậu
+ Cơ lưng tiêu giảm thích nghi bay lượn
6. Hệ hô hấp: thích nghi đời sống bay lượn (hô hấp kép)
Phân tích .làm nổi bật
. Túi khí có vai trò quan trọng trong sự thông khí phổi; ngoài ra nó còn làm giảm trọng lượng chim
. Khi hô hấp bt (chim nghỉ hoặc ít vận động) túi khí chứa nhiều CO2, tham gia ít vào sự thông khí
. Khi chim hoạt động mạnh, túi khí chứa không khí tươi, ít CO2 - tác dụng như bơm khí, đẩy không khí có nhiều O2 qua phổi ra ngoài
7. Bộ não: phát triển . thể hiện ở bán cầu não và tiểu não lớn
+ Sự phát triển bán cầu não có liên quan đến những bản năng của chim: làm tổ, ấp trứng, nuôi con .
+ Tiểu não lớn có nếp nhăn ngang đảm bảo cho chim có những cử động phức tạp khi bay và thực hiện được những bản năng phức tạp
8. Bộ máy bài tiết: thận sau dài, đối xứng. Mỗi thận có một ống niệu dẫn nước tiểu tới huyệt. Bọng đái không có - đây là một đặc điểm thích nghi với đời sống bay lượn
9. Bộ máy sinh dục: con cái chỉ có buồng trứng trái, ống dẫn trứng trái phát triển, hình chùm quả.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Như Kim
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)