Chuyên đề

Chia sẻ bởi Trương Thị Anh Thư | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ:

RÈN KỸ NĂNG SỐNG TRONG MỘT BÀI GIẢNG

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do
Cổ ngôn Trung Quốc có nói: “Mỗi đứa trẻ như một tờ giấy trắng, ai đi qua cũng để lại dấu vết của mình”
Bước vào thế kỷ XXI, thiên niên kỷ thứ III, trẻ em được chúng ta chăm sóc, tạo điều kiện đặc biệt tối ưu, nên về vật chất lẫn tinh thần có phần đầy đủ hơn chúng ta. Song song đó là sự giao thoa của các nền văn hóa, sự hội nhập của các nền kinh tế khiến nhận thức, suy nghĩ, hành động của các em có phần khác so với thế hệ cha anh trước kia. Những quan niệm sống, những giá trị văn hóa, đạo đức thẩm mỹ được chúng ta cho là nền tảng, là bản sắc thì một số em đón nhận nó bằng sự thờ ơ, hành động lệch chuẩn vì thiếu hụt kỹ năng. Theo nghiên cứu của các nhà giáo dục thì có đến 95% học sinh chưa nhận thức đúng về kỹ năng sống, 77,7% chưa bao giờ được đào tạo, tập huấn về kỹ năng sống, 76,4% cho biết các em rất cần được tập huấn kiến thức về kỹ năng sống và hầu hết các em lúng túng khi trả lời hoặc chưa biết cách xử lý các tình huống thường gặp trong cuộc sống.
Sự thiếu hụt kỹ năng sống của giới trẻ trong đó có một bộ phận lớn vẫn đang được tiếp nhận sự giáo dục của nhà trường, còn được phản ánh ở khía cạnh khác. Tại một cuộc hội thảo, Tiến sĩ Phùng Khắc Bình đánh giá từ chỗ “Chưa có nhận thức và hành vi đúng đắn, lối sống ích kỷ, ham hưởng thụ, đua đòi chạy theo chủ nghĩa vật chất, từ những biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống dẫn đến một bộ phận học sinh, sinh viên sa đà vào tệ nạn xã hội và phạm tội”. Đã có rất nhiều trường hợp học sinh, sinh viên phạm pháp với nhiều hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng, cướp tài sản, xâm hại sức khỏe, tính mạng cho đến tội phạm ma túy giết người.
Dẫn đến thực trạng này được nói đến bao gồm nhiều nguyên nhân từ xã hội, gia đình, nhà trường cho đến bản thân giới trẻ. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, rõ ràng về góc độ bản thân giới trẻ “sự thiếu hụt kiến thức” hiểu biết để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, sự lệch lạc trong hành vi và nhận thức dẫn đến các sai phạm, sống thiếu trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Chính lẽ hậu quả trực tiếp của việc thiếu kỹ năng sống cần thiết...
Trách nhiệm lấp đầy kỹ năng sống cho người vị thành niên là ai? Vì vậy mà hôm nay, Tổ Ngữ văn Trường THCS Võ Văn Tần, chúng tôi đã tổ chức buổi hội thảo chuyên đề “RÈN KỸ NĂNG SỐNG TRONG MỘT BÀI GIẢNG”.
Nội dung chuyên đề
Đề tài về quê hương đất nước, bản sắc văn hóa là một dòng chảy không ngừng của Văn học Việt Nam. Mỗi giai đoạn lịch sử các nhà văn, nhà thơ lại phản ánh vấn đề ở điểm nhìn và cách cảm nhận khác nhau. Ở mỗi một vùng miền, cũng thể hiện tình cảm, nhận thức khác nhau. Mỗi tác phẩm cũng có cách trình bày ở phong cách nghệ thuật khác nhau. Điều đó phản ánh sự trưởng thành hơn trong nhận thức, bút pháp thể hiện của các thế hệ cầm bút qua từng thời kỳ.
Đến với bài “Nói với con” chúng tôi sẽ giúp cho học sinh cảm nhận nét đặc trưng trong cách diễn đạt của ngưởi miền Núi khi thể hiện tình yêu gia đình, quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không khai thác sâu vào nghệ thuật dùng từ; cách nói so sánh, cách diễn đạt hình tượng mà chúng tôi chỉ cố gắng cho học sinh lĩnh hội các quan niệm, ý tưởng, sự gợi mở, lòng mong mỏi của lớp người đi trước.

3.Phạm vi truyền đạt chuyên đề
Phân tích văn bản qua đó chúng tôi rèn kỹ năng sống qua hai nội dung:
a.Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
b.Tình cảm gia đình.

4.Phương pháp giảng dạy truyền thụ kiến thức cho học sinh
-Phương pháp phân tích tổng hợp:
Phương pháp này giúp cho học sinh tiếp cận với những đặc điểm cơ bản của bài “Nói với con”. Từ đó rút ra những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
-Phương pháp so sánh:
Trong quá trình dạy chúng tôi sử dụng phương pháp này dựa trên các bài học: Chiếc lược ngà, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ để làm nổi bật nội dung bài “Nói với con”.
-Phương pháp hệ thống:
Sử dụng phương pháp hệ thống nhằm xem xét những bình diện,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Anh Thư
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)