Chuyên đề
Chia sẻ bởi Trần Ánh Tuyết |
Ngày 24/10/2018 |
78
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
I. Đặt vấn đề
Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ thông tin nửa cuối thế kỷ XX đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người. Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin( CNTT) để phát triển và hội nhập.
Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một "xã hội học tập". Mặt khác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin qua việc cung cấp nguồn lực cho CNTT.
Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Sự quan tâm trên thể hiện rõ trong tinh thần của chỉ thị 58 - CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá và quyết định 81/2001/QĐ - Ttg ngày 24/5/20001 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58 - CT/TW đã chỉ rõ nhiệm vụ trong tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học, ngành học. Thực hiện các chỉ thị, quyết định trên của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Chỉ thị 29/2001/CT - BGD&ĐT ngày 30/7/2001 về việc tăng cường giảng dạy và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 - 2005. Một trong những mục tiêu đó là: "đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học".
Ngày nay, việc sử dụng máy tính điện tử với vai trò chức năng là phương tiện dạy học hiện đại đã trở thành một trào lưu có quy mô quốc tế, và là xu thế của giáo dục trên thế giới. Mục đích cần đạt tới việc sử dụng máy tính điện tử và đưa các phần mềm vào trong trường học là:
- Đổi mới phương pháp dạy học.
- Nhằm đạt hiệu quả cao trong các khâu của quá trình dạy học: Phát hiện vấn đề; giải quyết vấn đề; Luyện tập, củng cố; Kiểm tra, đánh giá.
Hiện nay các phần mềm được thiết kế sẵn để phục vụ giảng dạy ở các môn học là còn rất ít và nếu có thì còn bị hạn chế về mặt nội dung, chưa bám sát chương trình SGK phổ thông, chưa phù hợp với việc đổi mới PPDH cũng như đối tượng học sinh. Vì vậy cần nghĩ đến việc bồi dưỡng cho GV để họ có thể tự thiết kế bài giảng điện tử từ các phần mềm công cụ, các bài giảng do GV tự thiết kế các PMCC sẽ phù hợp với đối tượng HS của họ, bám sát nội dung, chương trình SGK góp phần tăng hiệu quả dạy học
Bài giảng điện tử ở đây rất hiểu là bài giảng được thiết kế (chuẩn bị bài) và thực hiện việc giảng dạy trên máy vi tính có sử dụng các ứng dụng của CNTT
Bài giảng điện tử ở đây có thể được hiểu là một phần của một tiết học, không nhất thiết cả tiết dạy đều phải sử dụng máy vi tính.
II. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài dạy, soạn giáo án
Đây là công việc cần làm đầu tiên của người giáo viên. GV cần nghiên cứu kỹ bài qua sách giáo khoa, sách giáo viên để xác định được
- Những yêu cầu về mặt kiến thức và kỹ năng cần đạt được qua tiết dạy.
- Trọng tâm của bài.
- Tài liệu tham khảo: xác định và thu nhập những tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng, nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức, nâng cao hiệu quả của tiết dạy và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
- Soạn giáo án.
- Thiết bị dạy học hỗ trợ.
Bước 2: Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy
Đây là một bước rất quan trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng các ứng dụng của CNTT, khi thực hiện bước này, người giáo viên phải hình dung được toàn bộ nội dung cũng như những hoạt động sư phạm trên lớp của toàn bộ tiết dạy và xác định được phần nào, nội dung nào của bài cần sự hỗ trợ của máy vi tính để tiết học đó đạt hiệu quả cao hơn.
Bước 3: Thể hiện kịch bản trên máy vi tính
- Xử lý, chuyển các tư liệu nội dung trên thành bài giảng điện tử trên máy vi tính (có thể phải sử dụng thêm các thiết bị kỹ thuật số, máy ảnh, máy scan, phần mềm xử lý phim ảnh.)
Nếu giáo viên còn hạn chế về trình độ tin học thì ở bước này cần thêm sự hỗ trợ của người có trình độ tin học để bàn bạc, trao đổi thống nhất việc thể hiện kịch bản trên máy vi tính, cũng có thể ở đây vừa làm vừa phải điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với ngôn ngữ mà máy tính có thể thể hiện được vì việc thể hện kịch bản trên máy tính còn phụ thuộc về mặt thời gian, về công nghệ và trình độ của người thể hiện. Vì đây là phương tiện hỗ trợ nên việc thiết kế trên máy phải đảm bảo các yêu cầu phương tiện dạy học đòi hỏi: tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mỹ
Bước 4: Xem xét, điều chỉnh, thể hiện thử (dạy thử)
- Chạy thử (chạy thử từng phần và toàn bộ các slide để điều chỉnh những sai xót về kĩ thuật trên máy tính)
- Dạy thử (dạy thử toàn bộ bài trước GV hoặc cả HS và GV) để có thể điều chỉnh nội dung cũng như hình thức thể hiện nếu cần thiết trước khi dạy chính thức)
Nếu là bài giảng viết cho người khác sử dụng thì cần thêm bước 5 sau:
Bước 5: Viết bản hướng dẫn
Bản hướng dẫn phải nêu được:
- Kỹ thuật sử dụng (cách mở đĩa, mở bài giảng.)
- ý đồ sư phạm của từng phần bài giảng, từng Slide được thiết kế trên máy vi tính.
- Phương pháp giảng dạy, việc kết hợp với các phương pháp khác, phương tiện khác (nếu có)
- Phần việc của GV của HS, sự phối hợp giữa cho GV và học sinh..
VD1: Thiết kế tiến trình dạy học bài: Tiết 19: " Mối quan hệ giữa gen và tính trạng"
Mục tiêu chính: HS hiểu mối quan hệ giữa ARN và protêin thông qua việc trình bày được sự hình thành chuỗi axit amin. giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ gen mARN Protein Tính trạng
Kiến thức trọng tâm: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Tư liệu bổ sung: Chọn tư liệu bổ xung là một đoạn phim ngắn mô tả quá trình tổng hợp chuỗi axit amin.
- Biên tập trang trình chiếu và dự kiến tiến trình dạy học:
Bước 2:Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy
Hoạt động 2:
VD2: Sinh học 8 (Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác)
Bước 2: Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy
ở lứa tuổi THCS, khả năng tư duy trừu tượng kém. Phần lớn các em tư duy trừu tượng kém. phần lớn các em tư duy phải dựa trên mô hình, vật thật, tranh ảnh, các đoạn phim . Do vậy trong giờ học việc sử dụng GAĐT là không thể thiếu được. GAĐT không chỉ là thể hiện các mô hình tranh ảnh,vật thật mà còn cung cấp cho học sinh các hiện tượng mà các em không quan sát bằng mắt thường được như các cơ chế của các quá trình xảy ra trong sinh học hay các hiện tượng trong địa lí như động đất, sóng, thuỷ triều, núi lửa.
Việc sử dụng giáo án điện tử có thể kết hợp với tranh ảnh, phim.nó có tác dụng to lớn trong việc phát huy tính sáng tạo kích thích HS hứng thú tìm tòi kiến thức.
Học sinh trung học cơ sở cảm thấy mệt mỏi, chán học khi chỉ nhìn thấy mãi một hình ảnh của giáo viên với những phương tiện dạy học đơn giản. lúc đó học sinh mong muốn được nhìn thấy một cái mới mẻ, khác lạ để tạo ra một cảm giác thoải mái khi có cái mới để thu thập kiến thức, thường cái mới là những cái mà HS không thể quan sát trực tiếp được, hoặc không bao giờ được quan sát.
VD: Khi dạy khi dạy về Địa 6 bài 24: Biển và đại dương.
Hoạt động 2: Sự vận động của nước biển và đại dương
Bước2: trong quá trình thiết kế một giáo án điện tử:
VD 2: Khi dạy bài : Địa 8: Bài 39: Đặc điểm sông ngòi việt Nam
Phần 1: Đặc điểm chung:
Sử dụng giáo án điện tử trong dạy học địa lí một cách phù hợp, linh hoạt trong quá trình dạy học có tác dụng làm giảm sự phụ thuộc của học sinh vào lời giảng của giáo viên do đó góp phần đổi mới phương pháp học một cách có hiệu quả . Chính vì thế mà trong các diễn đàn nói về giáo dục đã khuyến khích giáo viên làm giáo án điện tử, sử dụng giáo án điện tủ trong dạy học.
Thực tế hiện nay việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học ở các khối lớp đã khá phổ biến ở các trường đặc biệt là các trường THPT và một số trường THCS có điều kiện thuận lợi. Nhưng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay thì việc sử dụng giáo án điện tử ở địa bàn chúng ta vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho các hình thức học.
Chính vì vậy giáo án điện tử trong dạy học là hết sức cần thiết trong các giờ học căng thẳng nhằm
- Tạo cho trẻ thay đổi hình thức hoạt động trên lớp (Thông qua hình thức trao đổi phiếu theo nhóm )
- Tạo ra sự vui vẻ thoải mái ( Học mà chơi - chơi mà học)
- Tạo ra một không khí đoàn kết thông hiểu lẫn nhau. Nếu biết sử dụng giáo án điện tử một cách hợp lí thì bao giờ học sinh cũng tiếp thu nhanh hơn, hiểu bài giảng nhanh hơn, nhất là những nội dung ở bài trắc nghiệm: Đúng - Sai
Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ thông tin nửa cuối thế kỷ XX đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người. Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin( CNTT) để phát triển và hội nhập.
Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một "xã hội học tập". Mặt khác giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin qua việc cung cấp nguồn lực cho CNTT.
Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Sự quan tâm trên thể hiện rõ trong tinh thần của chỉ thị 58 - CT/TW của Bộ Chính trị ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá và quyết định 81/2001/QĐ - Ttg ngày 24/5/20001 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị số 58 - CT/TW đã chỉ rõ nhiệm vụ trong tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở mọi cấp học, bậc học, ngành học. Thực hiện các chỉ thị, quyết định trên của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Chỉ thị 29/2001/CT - BGD&ĐT ngày 30/7/2001 về việc tăng cường giảng dạy và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 - 2005. Một trong những mục tiêu đó là: "đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học".
Ngày nay, việc sử dụng máy tính điện tử với vai trò chức năng là phương tiện dạy học hiện đại đã trở thành một trào lưu có quy mô quốc tế, và là xu thế của giáo dục trên thế giới. Mục đích cần đạt tới việc sử dụng máy tính điện tử và đưa các phần mềm vào trong trường học là:
- Đổi mới phương pháp dạy học.
- Nhằm đạt hiệu quả cao trong các khâu của quá trình dạy học: Phát hiện vấn đề; giải quyết vấn đề; Luyện tập, củng cố; Kiểm tra, đánh giá.
Hiện nay các phần mềm được thiết kế sẵn để phục vụ giảng dạy ở các môn học là còn rất ít và nếu có thì còn bị hạn chế về mặt nội dung, chưa bám sát chương trình SGK phổ thông, chưa phù hợp với việc đổi mới PPDH cũng như đối tượng học sinh. Vì vậy cần nghĩ đến việc bồi dưỡng cho GV để họ có thể tự thiết kế bài giảng điện tử từ các phần mềm công cụ, các bài giảng do GV tự thiết kế các PMCC sẽ phù hợp với đối tượng HS của họ, bám sát nội dung, chương trình SGK góp phần tăng hiệu quả dạy học
Bài giảng điện tử ở đây rất hiểu là bài giảng được thiết kế (chuẩn bị bài) và thực hiện việc giảng dạy trên máy vi tính có sử dụng các ứng dụng của CNTT
Bài giảng điện tử ở đây có thể được hiểu là một phần của một tiết học, không nhất thiết cả tiết dạy đều phải sử dụng máy vi tính.
II. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài dạy, soạn giáo án
Đây là công việc cần làm đầu tiên của người giáo viên. GV cần nghiên cứu kỹ bài qua sách giáo khoa, sách giáo viên để xác định được
- Những yêu cầu về mặt kiến thức và kỹ năng cần đạt được qua tiết dạy.
- Trọng tâm của bài.
- Tài liệu tham khảo: xác định và thu nhập những tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng, nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức, nâng cao hiệu quả của tiết dạy và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
- Soạn giáo án.
- Thiết bị dạy học hỗ trợ.
Bước 2: Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy
Đây là một bước rất quan trọng trong việc thiết kế bài giảng điện tử có sử dụng các ứng dụng của CNTT, khi thực hiện bước này, người giáo viên phải hình dung được toàn bộ nội dung cũng như những hoạt động sư phạm trên lớp của toàn bộ tiết dạy và xác định được phần nào, nội dung nào của bài cần sự hỗ trợ của máy vi tính để tiết học đó đạt hiệu quả cao hơn.
Bước 3: Thể hiện kịch bản trên máy vi tính
- Xử lý, chuyển các tư liệu nội dung trên thành bài giảng điện tử trên máy vi tính (có thể phải sử dụng thêm các thiết bị kỹ thuật số, máy ảnh, máy scan, phần mềm xử lý phim ảnh.)
Nếu giáo viên còn hạn chế về trình độ tin học thì ở bước này cần thêm sự hỗ trợ của người có trình độ tin học để bàn bạc, trao đổi thống nhất việc thể hiện kịch bản trên máy vi tính, cũng có thể ở đây vừa làm vừa phải điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với ngôn ngữ mà máy tính có thể thể hiện được vì việc thể hện kịch bản trên máy tính còn phụ thuộc về mặt thời gian, về công nghệ và trình độ của người thể hiện. Vì đây là phương tiện hỗ trợ nên việc thiết kế trên máy phải đảm bảo các yêu cầu phương tiện dạy học đòi hỏi: tính khoa học, tính sư phạm, tính thẩm mỹ
Bước 4: Xem xét, điều chỉnh, thể hiện thử (dạy thử)
- Chạy thử (chạy thử từng phần và toàn bộ các slide để điều chỉnh những sai xót về kĩ thuật trên máy tính)
- Dạy thử (dạy thử toàn bộ bài trước GV hoặc cả HS và GV) để có thể điều chỉnh nội dung cũng như hình thức thể hiện nếu cần thiết trước khi dạy chính thức)
Nếu là bài giảng viết cho người khác sử dụng thì cần thêm bước 5 sau:
Bước 5: Viết bản hướng dẫn
Bản hướng dẫn phải nêu được:
- Kỹ thuật sử dụng (cách mở đĩa, mở bài giảng.)
- ý đồ sư phạm của từng phần bài giảng, từng Slide được thiết kế trên máy vi tính.
- Phương pháp giảng dạy, việc kết hợp với các phương pháp khác, phương tiện khác (nếu có)
- Phần việc của GV của HS, sự phối hợp giữa cho GV và học sinh..
VD1: Thiết kế tiến trình dạy học bài: Tiết 19: " Mối quan hệ giữa gen và tính trạng"
Mục tiêu chính: HS hiểu mối quan hệ giữa ARN và protêin thông qua việc trình bày được sự hình thành chuỗi axit amin. giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ gen mARN Protein Tính trạng
Kiến thức trọng tâm: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Tư liệu bổ sung: Chọn tư liệu bổ xung là một đoạn phim ngắn mô tả quá trình tổng hợp chuỗi axit amin.
- Biên tập trang trình chiếu và dự kiến tiến trình dạy học:
Bước 2:Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy
Hoạt động 2:
VD2: Sinh học 8 (Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác)
Bước 2: Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế bài giảng trên máy
ở lứa tuổi THCS, khả năng tư duy trừu tượng kém. Phần lớn các em tư duy trừu tượng kém. phần lớn các em tư duy phải dựa trên mô hình, vật thật, tranh ảnh, các đoạn phim . Do vậy trong giờ học việc sử dụng GAĐT là không thể thiếu được. GAĐT không chỉ là thể hiện các mô hình tranh ảnh,vật thật mà còn cung cấp cho học sinh các hiện tượng mà các em không quan sát bằng mắt thường được như các cơ chế của các quá trình xảy ra trong sinh học hay các hiện tượng trong địa lí như động đất, sóng, thuỷ triều, núi lửa.
Việc sử dụng giáo án điện tử có thể kết hợp với tranh ảnh, phim.nó có tác dụng to lớn trong việc phát huy tính sáng tạo kích thích HS hứng thú tìm tòi kiến thức.
Học sinh trung học cơ sở cảm thấy mệt mỏi, chán học khi chỉ nhìn thấy mãi một hình ảnh của giáo viên với những phương tiện dạy học đơn giản. lúc đó học sinh mong muốn được nhìn thấy một cái mới mẻ, khác lạ để tạo ra một cảm giác thoải mái khi có cái mới để thu thập kiến thức, thường cái mới là những cái mà HS không thể quan sát trực tiếp được, hoặc không bao giờ được quan sát.
VD: Khi dạy khi dạy về Địa 6 bài 24: Biển và đại dương.
Hoạt động 2: Sự vận động của nước biển và đại dương
Bước2: trong quá trình thiết kế một giáo án điện tử:
VD 2: Khi dạy bài : Địa 8: Bài 39: Đặc điểm sông ngòi việt Nam
Phần 1: Đặc điểm chung:
Sử dụng giáo án điện tử trong dạy học địa lí một cách phù hợp, linh hoạt trong quá trình dạy học có tác dụng làm giảm sự phụ thuộc của học sinh vào lời giảng của giáo viên do đó góp phần đổi mới phương pháp học một cách có hiệu quả . Chính vì thế mà trong các diễn đàn nói về giáo dục đã khuyến khích giáo viên làm giáo án điện tử, sử dụng giáo án điện tủ trong dạy học.
Thực tế hiện nay việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học ở các khối lớp đã khá phổ biến ở các trường đặc biệt là các trường THPT và một số trường THCS có điều kiện thuận lợi. Nhưng so với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay thì việc sử dụng giáo án điện tử ở địa bàn chúng ta vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho các hình thức học.
Chính vì vậy giáo án điện tử trong dạy học là hết sức cần thiết trong các giờ học căng thẳng nhằm
- Tạo cho trẻ thay đổi hình thức hoạt động trên lớp (Thông qua hình thức trao đổi phiếu theo nhóm )
- Tạo ra sự vui vẻ thoải mái ( Học mà chơi - chơi mà học)
- Tạo ra một không khí đoàn kết thông hiểu lẫn nhau. Nếu biết sử dụng giáo án điện tử một cách hợp lí thì bao giờ học sinh cũng tiếp thu nhanh hơn, hiểu bài giảng nhanh hơn, nhất là những nội dung ở bài trắc nghiệm: Đúng - Sai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Ánh Tuyết
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)