Chuyên đề
Chia sẻ bởi nguyễn sơn cước |
Ngày 23/10/2018 |
155
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Gv: Nguyễn Văn Diệu
TRƯỜNG THCS XUÂN HÒA 2
TỔ HÓA-SINH-TD
NĂM HỌC: 2016-2017
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
Thực hiện: Nguyễn Văn Diệu
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
MÔN HÓA 8
TỔ HÓA-SINH-TD
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ GỒM CÓ:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. GiẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
IV. KẾT LUẬN
V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống của con người. Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày. Từ những hiểu biết này giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Tổ quốc, đồng thời biết làm những việc bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa về môi trường do con người gây ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
- Ngày nay các nước trên thế giới, việc giảng dạy bộ môn hóa học rất được coi trọng. Môn hóa học được đầu tư trang bị các thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giảng dạy bộ môn, phù hợp cấp học, bậc học, đồng thời đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, được cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời.
- Trong thực tế giảng dạy, với năng lực cụ thể của từng giáo viên, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học, đặc biệt là các thao tác thực hiện kỹ thuật thực hành trong từng bài cụ thể: thí nghiệm chứng minh, thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành,... chính nhờ những thao tác kỹ năng thực hiện đó đã giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết một cách chủ động, sáng tạo và hứng thú.
- Hóa học là bộ môn được coi là khó đối với học sinh, nhưng nếu tạo cho học sinh hứng thú khi học bài trên lớp... thì việc học môn hóa học lại trở nên nhẹ nhàng, bằng cách cho học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản, sát với thực tế đời sống, sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nhu cầu lao động sản xuất và tiếp tục học lên cao của học sinh.
- Tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học 8 trong trường trung học cơ sở: “Một Số Phương Pháp Giảng Dạy Giúp Học Sinh Học Tốt Môn Hóa 8”.
- Vì vậy, người giáo viên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chất lượng giảng dạy nói chung, trong giảng dạy bộ môn hóa học nói riêng. Từ thực tế giảng dạy bộ môn hóa học trong những năm thay sách hóa học ở bậc học trung học cơ sở.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Tìm hiểu thực trạng:
* Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất đầy đủ như các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng dạy.
- Đa số học sinh có ý thức trong học tập.
- Phụ huynh học sinh và các cấp chính quyền quan tâm giúp đỡ.
- Ban giám hiệu nhiệt tình quan tâm.
* Khó khăn:
- Đối với học sinh lớp 8 thì bộ môn hóa học rất mới mẻ đối với các em vì nó có nhiều kiến thức, khái niệm trừu tượng mà học sinh chưa nắm được.
- Một số học sinh chưa có ý thức trong học tâp, học qua loa… dẫn đến các em không nắm được bài.
- Một phần thì do hoàn cảnh gia đình của các em khó khăn phải phụ giúp gia đình, không có thời gian giải nhiều bài tập, cha mẹ thường ít quan tâm đến việc học của học sinh.
- Học sinh cư trú trên nhiều địa bàn khác nhau, giao thông thủy bộ chưa thuận lợi, học lực của các em không đồng đều.
- Những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh nhất là đối với môn hóa học.
Kết quả kiểm tra chất lượng của học sinh đạt như sau:
Với kết quả như trên bản thân tôi có nhiều trăn trở, suy nghĩ về cách giảng dạy của mình, luôn luôn tìm ra những phương pháp giảng dạy để các em hiểu và nắm vững được kiến thức.
Qua quá trình nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, sách giáo viên, sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III, tạp chí giáo dục THCS,... tôi nhận thấy vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu người học, đáp ứng các kiến thức của chương trình, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cấp bách mang tính sống còn quyết định chất lượng của giáo dục nói chung, của bộ môn hóa học nói riêng, đáp ứng quá trình hội nhập toàn diện của Việt Nam với nền kinh tế quốc tế, nhằm đẩy nhanh công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp sánh vai với các cường quốc năm châu.
2. Quá trình thực hiện nội dung:
2.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học ở trường THCS
* Đổi mới hoạt động của giáo viên
Dạy học theo hướng tích cực hóa người học là quá trình giáo viên thiết kế tổ chức điều khiển các hoạt động của học sinh theo mục tiêu cụ thể.
* Đổi mới hoạt động học tập của học sinh.
Dạy học theo hướng tích cực là quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám phá, tự tìm tòi các tri thức hóa học một cách chủ động, tích cực là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề thông qua các hoạt động của học sinh.
* Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học
- Khi đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học cũng phải đa dạng hóa, phong phú hơn cho phù hợp với việc tìm tòi cá nhân, hoạt động nhóm và hoạt động toàn lớp.
- Sử dụng tổng hợp, linh hoạt các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn với cách thức thiết kế tổ chức hoạt dộng dạy và học.
- Sử dụng một cách hợp lý, tổng hợp, các phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực.
- Kết hợp một số cách thức thiết kế, tổ chức hoạt động học tập của học sinh nhằm phát huy cao độ tính tích cực chủ động tự giác của học sinh trong học tập bộ môn.
* Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Chú ý đến mục tiêu cần đánh giá
- Chú ý đến nội dung cần đánh giá: kỹ năng thực hành, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tư duy, kỹ năng viết công thức hóa học.
- Dùng đa dạng các phương pháp đánh giá khác nhau: giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau…
- Dùng nhiều loại hình đánh giá: bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm, bài tập lý thuyết định lượng, định tính…
2.2. Vận dụng cụ thể việc đổi mới phương pháp giảng dạy dạy học tích cực vào môn hóa học ở trường THCS:
2.2.1 Sử dụng tốt các thí nghiệm hóa học để giảng dạy tích cực:
Đây là phương pháp đặc thù của bộ môn, một bộ môn khoa học thực nghiệm. Để giờ học thực sự có hiệu quả ta cần triệt để tận dụng các dụng cụ, hóa chất hiện có trong phòng thí nghiệm có thể thể hiện qua các cách sau:
* Thí nghiệm để làm xuất hiện vấn đề.
* Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: Thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm kiểm tra giả thuyết hay dự đoán,...
* Thí nghiệm chứng minh một vấn đề đã được khẳng định.
* Thí nghiệm thực hành: Củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành.
* Thí nghiệm trong bài tập thực nghiệm: Giải các bài tập bằng phương pháp thực nghiệm hóa học.
* Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có các mức độ khác nhau, song cần chú ý cho phù hợp thể hiện ở bốn mức độ khác nhau:
Mức độ 1: Rất tích cực.
Các nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích, nhận biết sản phẩm, và viết PTHH. Từ đó học sinh rút ra nhận xét về tính chất hóa học của chất, quy tắc, định luật...
Mức độ 2: Tích cực.
Các nhóm học sinh quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và học sinh mô tả hiện tượng, giải thích nhận biết sản phẩm, và viết PTPƯ. Từ đó học sinh rút ra nhận xét về tính chất hóa học, quy tắc, định luật...
Mức độ 3: Tương đối tích cực.
Các nhóm học sinh làm thí nghiệm để chứng minh cho một tính chất, quy tắc, định luật hoặc kiến thức đã biết.
Mức độ 4: ít tích cực.
Học sinh quan sát thí nghiệm để chứng minh cho một tính chất, quy tắc, định luật…
a.1- Các dạng bài tập hóa học
* Bài tập tự luận: Bài tập lý thuyết, bài tập thực hành.
* Bài tập trắc nghiệm khách quan: Bài tập dạng câu điền khuyết, câu đúng sai, câu có/không, câu nhiều lựa chọn, câu cặp đôi.
a.2- Bài tập hóa học có vai trò to lớn trong việc giảng dạy, củng cố và nâng cao chất lượng dạy và học.
2.2.2 Sử dụng bài tập hóa học để dạy học tích cực nâng cao chất lượng môn hóa học
a. Vai trò của bài tập hóa học trong việc dạy hóa học và nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Bài tập hóa học như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, phát hiện kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
- Bài tập hóa học mô phỏng một số tình huống đời sống thực của con người.
- Bài tập hóa học được nêu lên như tình huống có vấn đề.
- Bài tập hóa học là một nhiệm vụ mà giáo viên, học sinh cần giải quyết.
a.3- Bài tập hóa học chính là một phương tiện giúp người giáo viên tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức mới.
- Hình thành kiến thức kỹ năng mới.
- Vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải bài tập.
+ Ví dụ:
Hoàn thành PTPƯ sau:
SO3 + H2O --> H2SO4
P2O5 + H2O --> H3PO3
CO2 + H2O --> H2CO3
- Cho biết các chất tạo ra sau PƯHH thuộc loại chất nào?
- Cho biết thành phần phân tử của H2SO4, H3PO4, H2CO3 có gì giống nhau?
- Nhóm nguyên tử SO4, PO4, CO3 được gọi là gốc axit.
- Vậy căn cứ vào hóa trị của H là I, cho biết hóa trị của các gốc axit trên?
- Hãy cho biết hợp chất axit có thành phần như thế nào?
* Tóm lại: Để tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học hóa học thông qua các bài tập hóa học, bài tập đưa ra như một vấn đề cần giải quyết, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi theo một quy trình nhất định để tìm ra kết quả.
2.2.3. Sử dụng phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ để nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học trong trường THCS.
a. Cách vận dụng phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học môn hóa học trong trường THCS nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy:
+ Nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất của chất.
+ Nhóm học sinh thảo luận để tìm ra lời giải, một nhận xét, một kết luận nào đó.
+ Nhóm học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ do giáo viên giao cho.
* Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này muốn tăng hiệu quả cần chú ý:
- Phân công nhóm thường xuyên, nhóm cơ động: Để duy trì hoạt động nhóm có thể phân công học sinh thành nhóm thường xuyên (một bàn hoặc hai bàn ghép lại) có đặt tên nhóm (1, 2...) có thể thay đổi nhóm theo nhiệm vụ cần thiết (nhóm cơ động, không cố định).
- Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất định (nhóm trưởng, thư ký), sự phân công có thể thay thế cho các thành viên để phát huy tính chủ động sáng tạo của từng thành viên trong nhóm:
- Nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, đôn đốc, yêu cầu các thành viên trong nhóm thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ. Thư ký làm nhiệm vụ ghi chép tổng hợp kết quả hoạt động của nhóm khi cần thiết, nhóm trưởng có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm khi có yêu cầu.
Ví dụ 1: Áp dụng cho chương trình lớp 8:
Bài 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI
Hoạt động nhóm được tổ chức như sau:
GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung phiếu học tập sau:
* Chú ý:
+ GV cho HS biết hóa trị của các nguyên tố trong oxit tạo thành và yêu cầu HS lập CTHH.
+ Với các trường hợp không làm thí nghiệm chỉ cho HS viết PTHH và rút ra nhận xét.
+ Hiện tượng: Mô tả ngắn gọn trạng thái, màu sắc, của chất phản ứng và so sánh (ghi dưới công thức chất), ngọn lửa...
Bài 32: PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ.
* GV phân công nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
+ Để biết khái niệm phản ứng oxi hóa - khử, trước hết hãy tìm hiểu thế nào là sự khử. Mỗi nhóm hãy đọc tóm tắt nội dung trong bài học bằng cách điền các nội dung còn thiếu vào phiếu học tập.
+ Giao phiếu học tập cho nhóm trưởng. Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên, thảo luận và ghi kết quả chung vào bảng sau:
Ví dụ 2:
* Tổ chức hoạt động theo bàn cùng quan sát một số thí nghiệm của giáo viên.
* Kết Luận: Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất.
b. Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ thực hành hóa học.
+ Tùy theo điều kiện về dụng cụ, hóa chất có thể chia lớp thành 4 hoặc 8 nhóm.
+ Mỗi nhóm HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Báo cáo mục đích mỗi thí nghiệm, các dụng cụ, hóa chất cần thiết, cách tiến hành thí nghiệm, và những điểm lưu ý. Nghe báo cáo của các nhóm khác, bổ sung hoàn thiện.
+ Tiến hành các thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên:
- Lắp dụng cụ nếu có, lấy hóa chất. Quan sát trạng thái, màu sắc trước phản ứng.
- Thực hiện thí nghiệm.
- Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích hiên tượng, dự đoán chất tạo thành, viết phương trình phản ứng.
VD: Tổ chức hoạt động nhóm HS thực hành thí nghiệm bài 39 SGK hóa học 8.
Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit.
Hoạt động nhóm có thể là:
- Phương pháp dạy học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hóa học góp phần giúp học sinh giải quyết một số nhiệm vụ học tập khó khăn cần có sự hợp tác giữa học sinh khá, giỏi và học sinh trung bình, yếu. Phương pháp này giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác trong công việc, trong cuộc sống, khả năng tổ chức, điều khiển của học sinh.
- Phương pháp này có thể vận dụng khi giải quyết những nhiệm vụ khó khăn, giúp học sinh chủ động, tích cực xây dựng kiến thức mới, hoặc trong việc rèn kỹ năng thí nghiệm thực hành. Không nên sử dụng tràn lan phương pháp này mà chúng ta cần sử dụng có chọn lọc.
- Các hoạt động chủ yếu khi thực hiện phương pháp dạy học tập hợp tác theo nhóm nhỏ là:
+ Phân nhóm gồm nhóm trưởng, thư ký và các thành viên.
+ Giao nhiệm vụ cần thực hiện để xây dựng kiến thức, rèn kỹ năng, nên có phiếu học tập rõ ràng.
+ Theo dõi định hướng uốn nắn trong quá trình học sinh thực hiện hoạt động nhóm, chú ý việc phân công trách nhiệm các thành viên trong nhóm.
+ Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, chia sẻ kinh nghiệm, hoàn thiện kiến thức.
+ Giáo viên kết luận đánh giá kết quả, trong đó có hoạt động nhóm.
+ Có thực hiện đúng và đầy đủ quy trình dạy học theo phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ thì mới góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học 8 trong trường THCS.
2.2.4. Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề nhằm tích cực hóa người học, nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học:
a - Cách sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề nhằm tích cực hóa người học, nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học.
Việc vận dụng phương pháp này cần thực hiên qua ba bước sau:
* Nêu vấn đề:
- Các vấn đề nảy sinh trong dạy học bộ môn hóa học THCS khi xuất hiện mâu thuẫn nhận thức giữa cái biết và hiện tượng cần xem xét. Khi nêu vấn đề cần chú ý đến đối tượng học sinh để nêu ra vấn đề phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh.
* Giải quyết vấn đề:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề bằng cách gợi ý cho học sinh vận dụng những kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề được nêu ra, từ đó tìm ra kiến thức mới.
- Giáo viên cung cấp các thông tin cần thiết, tạo cho học sinh các tình huống để giải quyết vấn đề nhanh chóng, chính xác.
* Kết luận vấn đề:
- Sau khi học sinh sinh giải quyết vấn đề, giáo viên yêu cầu học sinh nêu kết luận về vấn đề cần giải quyết, đồng thời giáo viên và học sinh bổ xung hoàn thiện, chuẩn hóa kiến thức.
b. Vận dụng cụ thể:
Trong thực tế giảng dạy việc sử dụng dạy học nêu vấn đề cần linh hoạt và không nhất thiết phải sử dụng tất cả các bước nêu và giải quyết vấn đề.
Ví dụ:
Trong khi dạy bài: Định luật bảo toàn khối lượng các chất, GV có thể thực hiện thí nghiệm 2 như sau:
Lấy 2 cốc đựng dung dịch HCl và Na2CO3 riêng biệt và thực hiện tương tự. Hiện tượng xảy ra: Kim của cân đã lệch sang trái, khối lượng của sản phẩm nhỏ hơn khối lượng chất đem phản ứng.
Vấn đề đặt ra là: Vậy điều đó có trái với nội dung định luật không?
* Giáo viên yêu cầu HS giải quyết vấn đề: Đó là do có sản phẩm có chất đã bay ra khỏi dd do đó nên kim của cân đã bị lệch sang trái.
- Khi dạy học các nội dung khác tương tự, có thể sử dụng dạy học nêu vấn đề một cách linh hoạt giúp học sinh tích cực phát hiện, nêu và giải quyết vấn đề hóa học để tìm ra kiến thức mới.
- Tóm lại: Dạy học tích cực là quan điểm dạy học, bao gồm hệ thống các phương pháp dạy học hóa học theo hướng giáo viên tổ chức học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện xây dựng kiến thức mới. Đây là một thành tố quan trọng giúp đổi mới chương trình sách giáo khoa và nâng cao chất lượng dạy học hóa học trong trường THCS.
- Trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa học lớp 8 trong nhiều năm từ khi có chương trình đổi mới qua các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả: Kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết, học kỳ và các bài khảo sát chất lượng…
- Tôi rút ra các kết quả và đánh giá như sau
a. Kết quả sau khi áp dụng kinh nghiệm:
b/ Đánh giá:
- Sau vài năm trực tiếp giảng dạy áp dụng đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học trung học cơ sở, tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến tích cực trong chất lượng dạy học, trong các hoạt động của thầy, hoạt động của trò, sự nhận thức về dạy, học có nhiều chuyển biến đặc biệt là phía người học, người học chủ động tích cực hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, trong đó kiến thức thực tế, thực nghiệm được học sinh tiếp nhận một cách hứng thú. Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt.
III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để thực hiện tốt một số phương pháp giảng dạy ở môn hóa 8, đòi hỏi người giáo viên trước hết phải nắm vững các kiến thức cơ bản, phổ thông, các kiến thức về đổi mới về chương trình, về phương pháp dạy học đồng thời cấp bách cần có kỹ năng sử dụng dụng cụ đồ dùng dạy học một cách hiệu quả nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, tích cực tìm tòi chiếm lĩnh, lĩnh hội các kiến thức phổ thông thực nghiệm nhằm phát huy khả năng tư duy khả năng độc lập sáng tạo trong mọi hành động.
Bên cạnh đó giáo viên cần khai thác triệt để nội dung sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các phương tiện giảng dạy hiện có, thường xuyên tiến hành đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học thông qua việc khai thác triệt để bộ dụng cụ thiết bị dạy học để học sinh thông qua thực hiện các thí nghiệm trong từng bài học để tạo hứng thú học tập, chủ động tiếp thu kiến thức, tìm hiểu kiến thức từ đó nắm chắc kiến thức cơ bản phổ thông, các kiến thức trong thực tế, qua đó tôi rút ra các bài học sau đây:
- Để dạy và học bộ môn hóa học đạt hiệu quả trước hết cần có đầy đủ trang thiết bị cho dạy và học như: Phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn, cán bộ chuyên trách phòng thiết bị được đào tạo bài bản (không kiêm nhiệm) ...
- Các dụng cụ hóa chất đầy đủ, chất lượng tốt.
- Giáo viên có tâm huyết với nghề, với bộ môn, không ngại khó, ngại khổ, khắc phục khó khăn để thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu tối thiểu, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, các thao tác thành thạo thông qua việc làm thử, dạy thử, các thao tác của giáo viên thực hiện đảm bảo chuẩn xác, sư phạm, mẫu mực đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Giáo viên cần xây dựng các nhóm học sinh hoạt động có nề nếp, hiệu quả làm sao phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của từng học sinh khi tham gia xây dựng bài.
IV. KẾT LUẬN:
- Kinh nghiệm cho thấy cái hay và cái đúng của các biện pháp thực hiện:
- Học sinh dễ hiểu bài hơn và có cơ sở làm bài tốt hơn. Học sinh yêu thích học bộ môn, không còn thấy khô khan.
- Trong quá trình thực hiện phương pháp trên của tôi tuy kết quả cao hơn trước rất nhiều nhưng tôi vẫn còn chưa hài lòng vì một số em chưa có ý thức trong học tập nên kết quả vẫn còn yếu.
- Rất mong nhận được những ý kiến quí báu của các thầy cô, bạn đồng nghiệp để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, đồng thời giúp các em học tốt hơn để từ đó đưa sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển.
V- ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ:
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân của mọi lực lượng giáo dục, trong bối cảnh đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới một nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngành giáo dục cần tiếp tục đổi mới về mọi mặt thực hiện nghiêm túc cuộc vận động hai không với bốn nội dung của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đó người giáo viên là người chiến sỹ trên tuyến đầu. Vì vậy tôi xin mạnh dạn có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Đầu tư thỏa đáng cho giáo dục: Ngân sách, con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiên đại,...
- Tiếp tục đầu tư thêm các tài liệu dành cho bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sách giáo khoa, sách tham khảo, bổ sung thiết bị dạy học còn thiếu, còn kém chất lượng,...
CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ CHUYÊN ĐỀ!
TRƯỜNG THCS XUÂN HÒA 2
TỔ HÓA-SINH-TD
NĂM HỌC: 2016-2017
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
Thực hiện: Nguyễn Văn Diệu
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT
MÔN HÓA 8
TỔ HÓA-SINH-TD
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ GỒM CÓ:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. GiẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
IV. KẾT LUẬN
V. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống của con người. Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày. Từ những hiểu biết này giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Tổ quốc, đồng thời biết làm những việc bảo vệ môi trường sống trước những hiểm họa về môi trường do con người gây ra trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo dựng một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
- Ngày nay các nước trên thế giới, việc giảng dạy bộ môn hóa học rất được coi trọng. Môn hóa học được đầu tư trang bị các thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giảng dạy bộ môn, phù hợp cấp học, bậc học, đồng thời đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, được cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời.
- Trong thực tế giảng dạy, với năng lực cụ thể của từng giáo viên, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học, đặc biệt là các thao tác thực hiện kỹ thuật thực hành trong từng bài cụ thể: thí nghiệm chứng minh, thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành,... chính nhờ những thao tác kỹ năng thực hiện đó đã giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức lý thuyết một cách chủ động, sáng tạo và hứng thú.
- Hóa học là bộ môn được coi là khó đối với học sinh, nhưng nếu tạo cho học sinh hứng thú khi học bài trên lớp... thì việc học môn hóa học lại trở nên nhẹ nhàng, bằng cách cho học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản, sát với thực tế đời sống, sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nhu cầu lao động sản xuất và tiếp tục học lên cao của học sinh.
- Tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học 8 trong trường trung học cơ sở: “Một Số Phương Pháp Giảng Dạy Giúp Học Sinh Học Tốt Môn Hóa 8”.
- Vì vậy, người giáo viên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong chất lượng giảng dạy nói chung, trong giảng dạy bộ môn hóa học nói riêng. Từ thực tế giảng dạy bộ môn hóa học trong những năm thay sách hóa học ở bậc học trung học cơ sở.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Tìm hiểu thực trạng:
* Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất đầy đủ như các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng dạy.
- Đa số học sinh có ý thức trong học tập.
- Phụ huynh học sinh và các cấp chính quyền quan tâm giúp đỡ.
- Ban giám hiệu nhiệt tình quan tâm.
* Khó khăn:
- Đối với học sinh lớp 8 thì bộ môn hóa học rất mới mẻ đối với các em vì nó có nhiều kiến thức, khái niệm trừu tượng mà học sinh chưa nắm được.
- Một số học sinh chưa có ý thức trong học tâp, học qua loa… dẫn đến các em không nắm được bài.
- Một phần thì do hoàn cảnh gia đình của các em khó khăn phải phụ giúp gia đình, không có thời gian giải nhiều bài tập, cha mẹ thường ít quan tâm đến việc học của học sinh.
- Học sinh cư trú trên nhiều địa bàn khác nhau, giao thông thủy bộ chưa thuận lợi, học lực của các em không đồng đều.
- Những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh nhất là đối với môn hóa học.
Kết quả kiểm tra chất lượng của học sinh đạt như sau:
Với kết quả như trên bản thân tôi có nhiều trăn trở, suy nghĩ về cách giảng dạy của mình, luôn luôn tìm ra những phương pháp giảng dạy để các em hiểu và nắm vững được kiến thức.
Qua quá trình nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, sách giáo viên, sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III, tạp chí giáo dục THCS,... tôi nhận thấy vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu người học, đáp ứng các kiến thức của chương trình, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề cấp bách mang tính sống còn quyết định chất lượng của giáo dục nói chung, của bộ môn hóa học nói riêng, đáp ứng quá trình hội nhập toàn diện của Việt Nam với nền kinh tế quốc tế, nhằm đẩy nhanh công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp sánh vai với các cường quốc năm châu.
2. Quá trình thực hiện nội dung:
2.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học ở trường THCS
* Đổi mới hoạt động của giáo viên
Dạy học theo hướng tích cực hóa người học là quá trình giáo viên thiết kế tổ chức điều khiển các hoạt động của học sinh theo mục tiêu cụ thể.
* Đổi mới hoạt động học tập của học sinh.
Dạy học theo hướng tích cực là quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám phá, tự tìm tòi các tri thức hóa học một cách chủ động, tích cực là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề thông qua các hoạt động của học sinh.
* Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học
- Khi đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lớp học cũng phải đa dạng hóa, phong phú hơn cho phù hợp với việc tìm tòi cá nhân, hoạt động nhóm và hoạt động toàn lớp.
- Sử dụng tổng hợp, linh hoạt các phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn với cách thức thiết kế tổ chức hoạt dộng dạy và học.
- Sử dụng một cách hợp lý, tổng hợp, các phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực.
- Kết hợp một số cách thức thiết kế, tổ chức hoạt động học tập của học sinh nhằm phát huy cao độ tính tích cực chủ động tự giác của học sinh trong học tập bộ môn.
* Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Chú ý đến mục tiêu cần đánh giá
- Chú ý đến nội dung cần đánh giá: kỹ năng thực hành, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tư duy, kỹ năng viết công thức hóa học.
- Dùng đa dạng các phương pháp đánh giá khác nhau: giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau…
- Dùng nhiều loại hình đánh giá: bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm, bài tập lý thuyết định lượng, định tính…
2.2. Vận dụng cụ thể việc đổi mới phương pháp giảng dạy dạy học tích cực vào môn hóa học ở trường THCS:
2.2.1 Sử dụng tốt các thí nghiệm hóa học để giảng dạy tích cực:
Đây là phương pháp đặc thù của bộ môn, một bộ môn khoa học thực nghiệm. Để giờ học thực sự có hiệu quả ta cần triệt để tận dụng các dụng cụ, hóa chất hiện có trong phòng thí nghiệm có thể thể hiện qua các cách sau:
* Thí nghiệm để làm xuất hiện vấn đề.
* Thí nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra: Thí nghiệm nghiên cứu, thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm kiểm tra giả thuyết hay dự đoán,...
* Thí nghiệm chứng minh một vấn đề đã được khẳng định.
* Thí nghiệm thực hành: Củng cố lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thực hành.
* Thí nghiệm trong bài tập thực nghiệm: Giải các bài tập bằng phương pháp thực nghiệm hóa học.
* Sử dụng thí nghiệm để dạy học tích cực có các mức độ khác nhau, song cần chú ý cho phù hợp thể hiện ở bốn mức độ khác nhau:
Mức độ 1: Rất tích cực.
Các nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích, nhận biết sản phẩm, và viết PTHH. Từ đó học sinh rút ra nhận xét về tính chất hóa học của chất, quy tắc, định luật...
Mức độ 2: Tích cực.
Các nhóm học sinh quan sát thí nghiệm biểu diễn của giáo viên và học sinh mô tả hiện tượng, giải thích nhận biết sản phẩm, và viết PTPƯ. Từ đó học sinh rút ra nhận xét về tính chất hóa học, quy tắc, định luật...
Mức độ 3: Tương đối tích cực.
Các nhóm học sinh làm thí nghiệm để chứng minh cho một tính chất, quy tắc, định luật hoặc kiến thức đã biết.
Mức độ 4: ít tích cực.
Học sinh quan sát thí nghiệm để chứng minh cho một tính chất, quy tắc, định luật…
a.1- Các dạng bài tập hóa học
* Bài tập tự luận: Bài tập lý thuyết, bài tập thực hành.
* Bài tập trắc nghiệm khách quan: Bài tập dạng câu điền khuyết, câu đúng sai, câu có/không, câu nhiều lựa chọn, câu cặp đôi.
a.2- Bài tập hóa học có vai trò to lớn trong việc giảng dạy, củng cố và nâng cao chất lượng dạy và học.
2.2.2 Sử dụng bài tập hóa học để dạy học tích cực nâng cao chất lượng môn hóa học
a. Vai trò của bài tập hóa học trong việc dạy hóa học và nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Bài tập hóa học như là nguồn kiến thức để học sinh tìm tòi, phát hiện kiến thức, rèn luyện kỹ năng.
- Bài tập hóa học mô phỏng một số tình huống đời sống thực của con người.
- Bài tập hóa học được nêu lên như tình huống có vấn đề.
- Bài tập hóa học là một nhiệm vụ mà giáo viên, học sinh cần giải quyết.
a.3- Bài tập hóa học chính là một phương tiện giúp người giáo viên tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức mới.
- Hình thành kiến thức kỹ năng mới.
- Vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải bài tập.
+ Ví dụ:
Hoàn thành PTPƯ sau:
SO3 + H2O --> H2SO4
P2O5 + H2O --> H3PO3
CO2 + H2O --> H2CO3
- Cho biết các chất tạo ra sau PƯHH thuộc loại chất nào?
- Cho biết thành phần phân tử của H2SO4, H3PO4, H2CO3 có gì giống nhau?
- Nhóm nguyên tử SO4, PO4, CO3 được gọi là gốc axit.
- Vậy căn cứ vào hóa trị của H là I, cho biết hóa trị của các gốc axit trên?
- Hãy cho biết hợp chất axit có thành phần như thế nào?
* Tóm lại: Để tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học hóa học thông qua các bài tập hóa học, bài tập đưa ra như một vấn đề cần giải quyết, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi theo một quy trình nhất định để tìm ra kết quả.
2.2.3. Sử dụng phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ để nâng cao chất lượng dạy học môn hóa học trong trường THCS.
a. Cách vận dụng phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học môn hóa học trong trường THCS nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy:
+ Nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm để rút ra kết luận về tính chất của chất.
+ Nhóm học sinh thảo luận để tìm ra lời giải, một nhận xét, một kết luận nào đó.
+ Nhóm học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ do giáo viên giao cho.
* Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này muốn tăng hiệu quả cần chú ý:
- Phân công nhóm thường xuyên, nhóm cơ động: Để duy trì hoạt động nhóm có thể phân công học sinh thành nhóm thường xuyên (một bàn hoặc hai bàn ghép lại) có đặt tên nhóm (1, 2...) có thể thay đổi nhóm theo nhiệm vụ cần thiết (nhóm cơ động, không cố định).
- Phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm để thực hiện một nhiệm vụ nhất định (nhóm trưởng, thư ký), sự phân công có thể thay thế cho các thành viên để phát huy tính chủ động sáng tạo của từng thành viên trong nhóm:
- Nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, đôn đốc, yêu cầu các thành viên trong nhóm thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ. Thư ký làm nhiệm vụ ghi chép tổng hợp kết quả hoạt động của nhóm khi cần thiết, nhóm trưởng có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm khi có yêu cầu.
Ví dụ 1: Áp dụng cho chương trình lớp 8:
Bài 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI
Hoạt động nhóm được tổ chức như sau:
GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung phiếu học tập sau:
* Chú ý:
+ GV cho HS biết hóa trị của các nguyên tố trong oxit tạo thành và yêu cầu HS lập CTHH.
+ Với các trường hợp không làm thí nghiệm chỉ cho HS viết PTHH và rút ra nhận xét.
+ Hiện tượng: Mô tả ngắn gọn trạng thái, màu sắc, của chất phản ứng và so sánh (ghi dưới công thức chất), ngọn lửa...
Bài 32: PHẢN ỨNG OXI HÓA-KHỬ.
* GV phân công nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
+ Để biết khái niệm phản ứng oxi hóa - khử, trước hết hãy tìm hiểu thế nào là sự khử. Mỗi nhóm hãy đọc tóm tắt nội dung trong bài học bằng cách điền các nội dung còn thiếu vào phiếu học tập.
+ Giao phiếu học tập cho nhóm trưởng. Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên, thảo luận và ghi kết quả chung vào bảng sau:
Ví dụ 2:
* Tổ chức hoạt động theo bàn cùng quan sát một số thí nghiệm của giáo viên.
* Kết Luận: Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất.
b. Tổ chức hoạt động nhóm trong giờ thực hành hóa học.
+ Tùy theo điều kiện về dụng cụ, hóa chất có thể chia lớp thành 4 hoặc 8 nhóm.
+ Mỗi nhóm HS thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Báo cáo mục đích mỗi thí nghiệm, các dụng cụ, hóa chất cần thiết, cách tiến hành thí nghiệm, và những điểm lưu ý. Nghe báo cáo của các nhóm khác, bổ sung hoàn thiện.
+ Tiến hành các thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên:
- Lắp dụng cụ nếu có, lấy hóa chất. Quan sát trạng thái, màu sắc trước phản ứng.
- Thực hiện thí nghiệm.
- Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích hiên tượng, dự đoán chất tạo thành, viết phương trình phản ứng.
VD: Tổ chức hoạt động nhóm HS thực hành thí nghiệm bài 39 SGK hóa học 8.
Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit.
Hoạt động nhóm có thể là:
- Phương pháp dạy học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học hóa học góp phần giúp học sinh giải quyết một số nhiệm vụ học tập khó khăn cần có sự hợp tác giữa học sinh khá, giỏi và học sinh trung bình, yếu. Phương pháp này giúp học sinh phát triển năng lực hợp tác trong công việc, trong cuộc sống, khả năng tổ chức, điều khiển của học sinh.
- Phương pháp này có thể vận dụng khi giải quyết những nhiệm vụ khó khăn, giúp học sinh chủ động, tích cực xây dựng kiến thức mới, hoặc trong việc rèn kỹ năng thí nghiệm thực hành. Không nên sử dụng tràn lan phương pháp này mà chúng ta cần sử dụng có chọn lọc.
- Các hoạt động chủ yếu khi thực hiện phương pháp dạy học tập hợp tác theo nhóm nhỏ là:
+ Phân nhóm gồm nhóm trưởng, thư ký và các thành viên.
+ Giao nhiệm vụ cần thực hiện để xây dựng kiến thức, rèn kỹ năng, nên có phiếu học tập rõ ràng.
+ Theo dõi định hướng uốn nắn trong quá trình học sinh thực hiện hoạt động nhóm, chú ý việc phân công trách nhiệm các thành viên trong nhóm.
+ Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, chia sẻ kinh nghiệm, hoàn thiện kiến thức.
+ Giáo viên kết luận đánh giá kết quả, trong đó có hoạt động nhóm.
+ Có thực hiện đúng và đầy đủ quy trình dạy học theo phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ thì mới góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn hóa học 8 trong trường THCS.
2.2.4. Sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề nhằm tích cực hóa người học, nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học:
a - Cách sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề nhằm tích cực hóa người học, nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học.
Việc vận dụng phương pháp này cần thực hiên qua ba bước sau:
* Nêu vấn đề:
- Các vấn đề nảy sinh trong dạy học bộ môn hóa học THCS khi xuất hiện mâu thuẫn nhận thức giữa cái biết và hiện tượng cần xem xét. Khi nêu vấn đề cần chú ý đến đối tượng học sinh để nêu ra vấn đề phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh.
* Giải quyết vấn đề:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề bằng cách gợi ý cho học sinh vận dụng những kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề được nêu ra, từ đó tìm ra kiến thức mới.
- Giáo viên cung cấp các thông tin cần thiết, tạo cho học sinh các tình huống để giải quyết vấn đề nhanh chóng, chính xác.
* Kết luận vấn đề:
- Sau khi học sinh sinh giải quyết vấn đề, giáo viên yêu cầu học sinh nêu kết luận về vấn đề cần giải quyết, đồng thời giáo viên và học sinh bổ xung hoàn thiện, chuẩn hóa kiến thức.
b. Vận dụng cụ thể:
Trong thực tế giảng dạy việc sử dụng dạy học nêu vấn đề cần linh hoạt và không nhất thiết phải sử dụng tất cả các bước nêu và giải quyết vấn đề.
Ví dụ:
Trong khi dạy bài: Định luật bảo toàn khối lượng các chất, GV có thể thực hiện thí nghiệm 2 như sau:
Lấy 2 cốc đựng dung dịch HCl và Na2CO3 riêng biệt và thực hiện tương tự. Hiện tượng xảy ra: Kim của cân đã lệch sang trái, khối lượng của sản phẩm nhỏ hơn khối lượng chất đem phản ứng.
Vấn đề đặt ra là: Vậy điều đó có trái với nội dung định luật không?
* Giáo viên yêu cầu HS giải quyết vấn đề: Đó là do có sản phẩm có chất đã bay ra khỏi dd do đó nên kim của cân đã bị lệch sang trái.
- Khi dạy học các nội dung khác tương tự, có thể sử dụng dạy học nêu vấn đề một cách linh hoạt giúp học sinh tích cực phát hiện, nêu và giải quyết vấn đề hóa học để tìm ra kiến thức mới.
- Tóm lại: Dạy học tích cực là quan điểm dạy học, bao gồm hệ thống các phương pháp dạy học hóa học theo hướng giáo viên tổ chức học sinh tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện xây dựng kiến thức mới. Đây là một thành tố quan trọng giúp đổi mới chương trình sách giáo khoa và nâng cao chất lượng dạy học hóa học trong trường THCS.
- Trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa học lớp 8 trong nhiều năm từ khi có chương trình đổi mới qua các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả: Kiểm tra miệng, 15 phút, 1 tiết, học kỳ và các bài khảo sát chất lượng…
- Tôi rút ra các kết quả và đánh giá như sau
a. Kết quả sau khi áp dụng kinh nghiệm:
b/ Đánh giá:
- Sau vài năm trực tiếp giảng dạy áp dụng đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học trung học cơ sở, tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến tích cực trong chất lượng dạy học, trong các hoạt động của thầy, hoạt động của trò, sự nhận thức về dạy, học có nhiều chuyển biến đặc biệt là phía người học, người học chủ động tích cực hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, trong đó kiến thức thực tế, thực nghiệm được học sinh tiếp nhận một cách hứng thú. Chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt.
III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để thực hiện tốt một số phương pháp giảng dạy ở môn hóa 8, đòi hỏi người giáo viên trước hết phải nắm vững các kiến thức cơ bản, phổ thông, các kiến thức về đổi mới về chương trình, về phương pháp dạy học đồng thời cấp bách cần có kỹ năng sử dụng dụng cụ đồ dùng dạy học một cách hiệu quả nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, tích cực tìm tòi chiếm lĩnh, lĩnh hội các kiến thức phổ thông thực nghiệm nhằm phát huy khả năng tư duy khả năng độc lập sáng tạo trong mọi hành động.
Bên cạnh đó giáo viên cần khai thác triệt để nội dung sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các phương tiện giảng dạy hiện có, thường xuyên tiến hành đổi mới phương pháp dạy học bộ môn hóa học thông qua việc khai thác triệt để bộ dụng cụ thiết bị dạy học để học sinh thông qua thực hiện các thí nghiệm trong từng bài học để tạo hứng thú học tập, chủ động tiếp thu kiến thức, tìm hiểu kiến thức từ đó nắm chắc kiến thức cơ bản phổ thông, các kiến thức trong thực tế, qua đó tôi rút ra các bài học sau đây:
- Để dạy và học bộ môn hóa học đạt hiệu quả trước hết cần có đầy đủ trang thiết bị cho dạy và học như: Phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn, cán bộ chuyên trách phòng thiết bị được đào tạo bài bản (không kiêm nhiệm) ...
- Các dụng cụ hóa chất đầy đủ, chất lượng tốt.
- Giáo viên có tâm huyết với nghề, với bộ môn, không ngại khó, ngại khổ, khắc phục khó khăn để thực hiện đầy đủ các thí nghiệm theo yêu cầu tối thiểu, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo, các thao tác thành thạo thông qua việc làm thử, dạy thử, các thao tác của giáo viên thực hiện đảm bảo chuẩn xác, sư phạm, mẫu mực đảm bảo an toàn và hiệu quả.
- Giáo viên cần xây dựng các nhóm học sinh hoạt động có nề nếp, hiệu quả làm sao phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của từng học sinh khi tham gia xây dựng bài.
IV. KẾT LUẬN:
- Kinh nghiệm cho thấy cái hay và cái đúng của các biện pháp thực hiện:
- Học sinh dễ hiểu bài hơn và có cơ sở làm bài tốt hơn. Học sinh yêu thích học bộ môn, không còn thấy khô khan.
- Trong quá trình thực hiện phương pháp trên của tôi tuy kết quả cao hơn trước rất nhiều nhưng tôi vẫn còn chưa hài lòng vì một số em chưa có ý thức trong học tập nên kết quả vẫn còn yếu.
- Rất mong nhận được những ý kiến quí báu của các thầy cô, bạn đồng nghiệp để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, đồng thời giúp các em học tốt hơn để từ đó đưa sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển.
V- ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ:
Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân của mọi lực lượng giáo dục, trong bối cảnh đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới một nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngành giáo dục cần tiếp tục đổi mới về mọi mặt thực hiện nghiêm túc cuộc vận động hai không với bốn nội dung của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đó người giáo viên là người chiến sỹ trên tuyến đầu. Vì vậy tôi xin mạnh dạn có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Đầu tư thỏa đáng cho giáo dục: Ngân sách, con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiên đại,...
- Tiếp tục đầu tư thêm các tài liệu dành cho bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sách giáo khoa, sách tham khảo, bổ sung thiết bị dạy học còn thiếu, còn kém chất lượng,...
CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ CHUYÊN ĐỀ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn sơn cước
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)