Chuyen de

Chia sẻ bởi Trần Tấn Châu | Ngày 22/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: chuyen de thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào tạm biệt quý thầy cô và các em học sinh
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC
SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
CỤM VÙNG A
Chuyên đề môn : HOÁ HỌC
Đề tài

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰCTRONG GIẢNG DẠY HOÁ HỌC THCS
I / ĐẶT VẤN ĐỀ :
- Dạy học tích cực bộ môn hoá học dựa trên cơ sở quan niệm về tích cực hoá hoạt động của HS và lấy HS làm trung tâm cho quá trình dạy học.
- Dạy học tích cực bộ môn hoá học có những đặc điểm chung và riêng của bộ môn hoá học là:
Tổ chức các hoạt động nhận thức giúp phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của các HS trong học tập hoá học. Chú ý tới phương pháp nhận thức tích cực của HS, hình thành kĩ năng học tập hoá học tích cực, bồi dưỡng kĩ năng tự học để các HS đều được tham gia hoạt động tìm tòi phát hiện kiến thức. Tạo điều kiện để các HS đều được vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học thông qua giải các dạng bài tập đã được quy định trong chuẩn kiến thức và kĩ năng
Tổ chức và tạo điều kiện để HS phát triển kĩ năng học tập cá nhân một cách linh hoạt và có hiệu quả. Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập hoá học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Tạo điều kiện để HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Kết hợp đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, đánh giá quá trình và đánh giá định kì một cách linh hoạt.
Trong điều kiện nhà trường hiện nay đã mua sắm trang thiết bị và các phương tiện dạy học hiện đại nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng các phương pháp tích cực vào việc dạy học hoá học ở trường trung học cơ sở.
Trong thực tế giảng dạy hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn hoá học theo hướng tích cực là điều mà các thầy cô giáo rất quan tâm và còn nhiều trăn trở để làm thế nào giúp các em HS yêu thích bộ môn học, chất lượng không ngừng được nâng cao,…
Từ những thực tế trên, tổ Lý – Hoá – Sinh trường THCS Nguyễn Huệ bàn bạc thống nhất xây dựng chuyên đề: “ Sử phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy Hoá học THCS “.
II / GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. Hoạt động dạy tích cực của GV:
Dạy Hoá học không phải chỉ là quá trình dạy, truyền thụ kiến thức. thông báo thông tin,
“ rót” kiến thức vào HS mà chủ yếu là quá trình GV thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động nhận thức tích cực của HS để đạt được các mục tiêu cụ thể ở mỗi bài, chương, phần hoá học cụ thể. Hoạt động của GV là:
- Thiết kế kế hoạch bài học ( giáo án ) bao gốm các hoạt động của HS theo những mục tiêu cụ thể của mỗi bài học hoá học mà HS cần đạt được.
- Tổ chức các hoạt động trên lớp để HS hoạt động theo cá nhân hoặc theo nhóm như: nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức các hoạt động tìm tòi phát hiện tri thức và hình thành kĩ năng về hoá học, v. v…
- Định hướng, điều chỉnh các hoạt động của HS: chính xác hoá các khái niệm hoá học, các kết luận về các hiện tượng, bản chất hoá học mà HS tự tìm tòi được. GV thông báo thêm một số thông tin mà HS không thể tự tìm tòi được thông qua các hoạt động ở trên lớp.
- Thiết kế và thực hiện việc sử dụng các phương tiện trực quan, hiện tượng thực tế, thí nghiệm hoá học, mô hình mẫu vật như là nguồn để HS khai thác, tìm kiếm, phát hiện những kiến thức, kĩ năng về hoá học.
- Tạo điều kiện cho HS được rèn luyện kĩ năng học tập, tự học tích cực, vận dụng sáng tạo nhiều hơn những tri thức của mình để giải quyết một số vấn đề có liên quan tới hoá học trong đời sống , sản xuất.
- Chú ý dạy HS cách học tích cực, chủ động và sáng tạo.
2. Hoạt động học tập tích cực của HS :
Học hoá học không chỉ là quá trình được dạy, không phải chỉ là sự tiếp nhận một cách thụ động những tri thức hoá học mà chủ yếu là quá trình HS tự học, tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri thức hoá học một cách chủ động, tích cực, là quá trình tự phát hiện và giải quyết và giải quyết các vấn đề dưới sự hướng dẫn , chỉ đạo của GV.
HS tiến hành các hoạt động sau:
- Tự phát hiện vấn đề hoặc nắm bắt vấn đề do GV nêu ra.
- Hoạt động cá nhân hoặc hợp tác theo nhóm nhỏ để tìm tòi, giải quyết các vấn đề đặt ra. Các hoạt động cụ thể là: + Dự đoán hiện tượng, tính chất hoá học…
+ Làm thí nghiệm , quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận…
+ Báo cáo kết quả hoạt động cá nhân hoặc nhóm.
+ Phán đoán, suy luận.
+ Trả lời câu hỏi.
+ Giải bài toán hoá học.
+ Tham gia làm việc hợp tác theo nhóm. Rút ra kết luận, nhận xét về hiện tượng, tính chất, ứng dụng và điều chế.
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã biết để giải thích một số hiện tượng hoá học xảy ra trong đời sống và sản xuất.
- Tự đánh giá và đánh giá việc nắm kiến thức kĩ năng của bản thân và nhóm của các HS khác.
- Tự học thông qua việc tham khảo thông tin từ SGK, các tài liệu tham khảo. các phương tiện thông tin đại chúng và thực tiễn đời sống.
- Chú ý rèn cách học tập chủ động, sáng tạo.
3. Phương pháp thực hiện :
Để cho hoạt động học tập của HS đạt kết quả , GV cần chuẩn bị tốt cho việc lên lớp như sau:
GVcó thể thiết kế bài dạy theo hướng tích cực có sử dụng máy chiếu projector như sau :
BÀI DẠY MINH HOẠ :
Tiết 29 Bài 20 : TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
III/ KẾT LUẬN :
Dạy học tích cực là quan điểm dạy học, bao gồm hệ thống các phương pháp dạy học hoá học theo hướng GV tổ chức để HS tích cực chủ động tìm tòi, phát hiện xây dựng kiến thức mới.
Việc đổi mới phương pháp dạy học được thực hiện từ mục tiêu, hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học theo hướng tích cực để giúp cho GV tổ chức cho HS học tập tích cực, chủ động tìm tòi, phát hiện xây dựng kiến thức mới như : nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng thí nghiệm hoá học, sử dụng phương tiện dạy học hoá học, sử dụng bài tập hoá học, sử dụng phương pháp hợp tác trong học tập hoá học…
Tuỳ theo tình hình thực tế của mỗi trường , mỗi lớp mà GV vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy học để xây dựng được nhiều bài học theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS. Chuyên đề trên chỉ là một phạm vi nhỏ trong phương pháp dạy học hoá học theo hướng tích cực . Chắc chắn trong quá trình viết và thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Mong các thầy cô giáo ở các trường góp ý xây dựng để chuyên đề hoàn thiện hơn và có thể vận dụng trong thực tế dạy học .
TẠM BIỆT QUÝ THẦY CÔ GIÁO
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Tấn Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)