Chuyên đề

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Duy | Ngày 22/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ:

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA KIẾN THỨC QUANG HỌC CẤP THCS VÀO THỰC TẾ
Mở đầu
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
- Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, có nhiều ứng dụng trong thực tế.
- Chương trình vật lý THCS gồm 5 phần: Cơ Học, Nhiệt Học, Am Học, Quang Học và Điện Học. Trong đó Quang Học là một trong những phần quan trọng nhất và có nhiều ứng dụng trong thực tế.
Mở đầu
II. MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ
Làm thế nào để qua tiết học vật lý về quang học học sinh biết cách vận dụng các kiến thức quang học cấp THCS vào thực tế.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các kiến thức về quang học của chương trình vật lí THCS, các tài liệu có liên quan đến chuyên đề.
Nội dung
Nội dung kiến thức cơ bản của phần Quang học cấp THCS
Một số ví dụ về vận dụng các kiến thức quang học cấp THCS vào thực tế
I. Nội dung kiến thức cơ bản của phần Quang học cấp THCS
Các kiến thức cơ bản
Các dụng cụ quang học
Máy ảnh
Mắt
Kính lúp
1. Các kiến thức cơ bản
a) Sự truyền thẳng của ánh sáng
Điều kiện nhìn thấy một vật: Ta nhìn thấy một vật, khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Nguồn sáng, Vật sáng:
Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng: Mặt trời, ngọn lửa, đèn điện, laze.
Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó: Mặt Trăng, các hành tinh, các đồ vật.
1. Các kiến thức cơ bản
a) Sự truyền thẳng của ánh sáng
Định luật truyền thẳng của ánh sáng:Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
Ba loại chùm sáng:
Chùm sáng song song
Chùm sáng hội tụ
Chùm sáng phân kì
1. Các kiến thức cơ bản
b) Sự phản xạ ánh sáng
Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ.
Định luật phản xạ ánh sáng
Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
Góc phản xạ bằng góc tới.
1. Các kiến thức cơ bản
c) Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
1. Các kiến thức cơ bản
d) Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Nguồn phát ra ánh sáng trắng: Mặt Trời, bóng đèn dây tóc, ngọn lửa của củi, …
Nguồn phát ra ánh sáng màu: Các đèn LED, bút laze, đèn ống dùng trong quảng cáo,...
1. Các kiến thức cơ bản
e) Sự trộn các ánh sáng màu
Khi nhiều ánh sáng màu được chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng hoặc đồng thời đi vào mắt thì chúng được trộn với nhau và cho một màu khác hẳn.
có thể trộn một số ánh sáng màu thích hợp với nhau để thu được ánh sáng trắng.
1. Các kiến thức cơ bản
f) Màu sắc các vật
Vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác.
Vật màu trắng có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu.
vật có màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nào.
Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen).
1. Các kiến thức cơ bản
g) Các tác dụng của ánh sáng
Tác dụng nhiệt
Tác dụng sinh học
Tác dụng quang điện
a) Các loại gương
Gương phẳng
Gương cầu lõm
Gương cầu lồi
2. Các dụng cụ quang học
Ảnh ảo, bằng vật
Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương
Ảnh ảo, nhỏ hơn vật
Có vùng nhìn thấy rộng hơn gương phẳng có cùng kích thước
Ảnh ảo lớn hơn vật
Biến chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tại một điểm.
Biến chùm tia tới phân kì thích hợp thành chùm tia phản xạ song song.
2. Các dụng cụ quang học
Thấu kính hội tụ
Thấu kính phân kì
b) Thấu kính
2. Các dụng cụ quang học
Thấu kính hội tụ
Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
Chiếu một chùm tia sáng song song theo phương vuông góc với mặt một thấu kính hội tụ thì chùm tia ló hội tụ tại một điểm.
Thấu kính phân kì
Thấu kính phân kì thường dùng có phần rìa dày hơn phần giữa.
Chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho chùm tia ló phân kì.
Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ :
Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló đi thẳng.
Tia tới đi song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm.
Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.

Đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.
+ Vật đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều với vật.
+ Khi vật đặt rất xa thấu kính thì cho ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
+ Vật đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo lớn hơn vật và cùng chiều với vật.
Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính phân kì :
Tia tới song song với trục chính thì tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì :
+ Vật đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự.
+ Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
2. Các dụng cụ quang học
c) Mắt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)