Chuyên đề

Chia sẻ bởi Dương Đình Thứ | Ngày 22/10/2018 | 59

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU
CHUYÊN ĐỀ MÔN VẬT LÝ
TỔ:LÝ-HOÁ-SINH
Chào mừng quý Thầy,Cô về dự chuyên đề hôm nay.
PHÒNG GIÁO DỤC _ ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC
TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU
CHUYÊN ĐỀ:
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN VẬT LÝ .
I. Đặt vấn đề:
Hứng thú, tính tích cực trong nhận thức, trong học tập là trạng thái học tập của học sinh, đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng để trí tuệ và nghị lực được nâng cao trong quá trình nắm bắt kiến thức. Có ý kiến cho rằng học sinh chưa biết gì về môn học thì lấy gì mà hứng thú. Có một điều chắc chắn, hứng thú là điều mà bất kỳ học sinh nào khi muốn học tốt cũng cần phải đạt được ở các môn học. Nhưng theo tôi, học sinh cần yêu thích môn học trước khi đi vào tìm hiểu môn học đó. Do vậy, tạo hứng thú trong học tập phải là điều đầu tiên mà giáo
viên cần đem đến cho học sinh, trước khi dẫn dắt các em tìm hiểu những kiến thức bổ ích. Có như thế các em mới tích cực, chủ động tìm hiểu những chân trời kiến thức, đúng như tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Thực tế cho thấy, hứng thú đối với bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của học sinh về bộ môn đó. Khi học sinh cảm thấy yêu thích môn học hoặc nhận ra được những giá trị của bộ môn thì động lực học tập của học sinh sẽ được nâng lên, giúp các em vượt qua nhiều rào cản để tìm đến với kiến thức. Các em sẽ luôn tìm tòi khám phá thế giới xung quanh trên cơ sở những kiến thức đã học, vận dụng sáng tạo những kiến thức đó để khám phá thế giới. Chính điều này nâng cao lượng kiến thức của các em từ đó sẽ nâng cao kết quả học
tập. Theo tôi, nòng cốt của phương pháp dạy học đổi mới là học sinh tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức. Do đó mục tiêu giáo dục sẽ có sự đổi khác, mà điều đầu tiên là học sinh cần được tạo hứng thú đối với môn học. Do vậy,việc “gây hứng thú cho học sinh khi học tập bộ môn vật lý”có vai trò vô cùng quan trọng vì nó giúp cho giáo viên tự nghiên cứu điều chỉnh cách dạy phù hợp, đồng thời có phương pháp tác động vào ý thức của học sinh, giúp các em yêu môn học, thêm hiểu biết về tầm quan trọng của môn học để say mê tìm tòi, hình thành cơ sở niềm tin vững chắc
để các em học tốt thêm các môn học khác.
II. Nội dung chuyên đề :
1) Những định hướng soạn giáo án theo xu thế tạo không khí trong học tập:
a) Xác định mục tiêu: Luôn luôn xác định tạo không khí học tập thoải mái, hứng thú là một trong những mục tiêu của tiết học.
b) Chuẩn bị: Giáo viên cần chú ý chuẩn bị thật kỹ càng cho các hoạt động tạo không khí học tập,có như vậy mới không để xảy ra các tình huống ngoài dự kiến, vừa không đạt được mục đích lại có thể gây hiệu ứng ngược.
c) Phân bố thời gian: Với thời gian 45 phút của tiết học
thì giáo viên phải phân bố thời gian thật chi tiết và có sự điều chỉnh thời gian linh hoạt cho các hoạt động thì mới hoàn thành được một giáo án có vận dụng các hoạt động tạo hứng thú học tập.
2) Một số hoạt động gây hứng thú trong tiết dạy vật lý:
2.1. Gây hứng thú học tập cho học sinh từ việc xử lí các tình huống sư phạm :
Ngay từ đầu giáo viên phải tạo được niềm tin và tình cảm thực sự từ học sinh dành cho giáo viên . Qua cách ăn mặc, đi đứng , nói năng đúng chuẩn mực đạo đức . Vào lớp giáo viên phải tạo được bầu không khí tươi vui , thân thiện, thoải mái có thể chỉ bằng những câu nói tiếng cười , nét mặt vui vẻ , giáo viên không nên gây căng thẳng nặng nề trong giờ học , kị nhất là giáo viên
gắt gỏng hoặc vào lớp với khuôn mặt nặng nề . Giáo viên phải luôn tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh , không nên gò ép học sinh vào khuôn phép cứng nhắc , tránh thái độ yêu cầu học sinh trả lời sắp xếp ngay theo thứ tự của mình .
Khuyến khích cho điểm động viên học sinh một cách tế nhị , hợp lí khi học sinh trả lời đúng câu hỏi hoặc học sinh không trả lời được câu hỏi . Từ đó sẽ tạo cho học sinh có được niềm tin vào khả năng của bản thân . Giáo viên cần phải cải tiến và sáng tạo đồ dùng dạy học , thiết kế thí nghiệm phù hợp với điều kiện địa phương , sử dụng phương pháp dạy học nhóm hoặc dùng phiếu học tập hợp lí . Học sinh THCS là học sinh đang trong độ tuổi chuyển từ trẻ con sang người lớn nên tính tình rất khó bảo . Nếu chúng ta xử lí tình huống sư phạm
không khéo léo thì sẽ gây cho học sinh những ác cảm với giáo viên và không muốn học môn học này . Nếu xử lí khéo léo thì gây được ấn tượng mạnh đối với học sinh từ đó học sinh cảm thấy có hứng thú học môn của giáo viên giảng dạy và kết quả học tập bộ môn sẽ tốt hơn .Vấn đề này nhìn bề ngoài tưởng chừng như không có liên quan gì đến việc học tập của học sinh nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí học tập của các em.Tránh tạo ra một ấn tượng không đẹp mà học sinh mang theo suốt đời .
2.2 . Tạo hứng thú cho học sinh bằng một số hoạt động khác :
a) Tạo hứng thú bằng tổ chức trò chơi: Trò chơi là hoạt động tổ chức cho học sinh tham gia theo nhóm hoặc cá nhân thực hiện một số yêu cầu đặt ra từ trước
theo luật chơi. Trò chơi được kích thích tính hấp dẫn bằng phần thưởng hoặc hình thức phạt. Khi tham gia trò chơi sẽ phát triển kỹ năng giao tiếp,khả năng vận dụng kiến thức, sáng tạo và tăng cường khả năng hoà đồng với tập thể. Một trò chơi cần thiết phải có được sự chuẩn bị kỹ, mang tính giáo dục cao. Tuy nhiên để trò chơi được thành công thì mục tiêu và nội dung của nó phải được thể hiện một cách rõ ràng và khoa học. Bên cạnh đó thì vai trò của người điều khiển (thường là giáo viên)cũng rất quan trọng, phải nắm vững luật chơi và nhanh nhạy trong việc xử lý tình huống.
Theo tinh thần: “Học mà vui, vui mà học” thì hoạt động này được đánh giá là rất hấp dẫn học sinh ở mọi lứa tuổi và ở rất nhiều lĩnh vực chứ không riêng gì môn vật lý. Để tổ chức trò chơi giáo viên cần chuẩn bị kỹ
càng về nội dung và thiết bị, đồng thời cũng cần chú ý về mặt thời gian, số học sinh mỗi đội tham gia,… Tôi xin được nêu một số trò chơi trong một số tiết học sau đây:
*Trò chơi “Vượt chướng ngại vật”:
Chuẩn bị: Bảng phụ kẻ sẵn sơ đồ các ô chữ, các định nghĩa, các khái niệm liên quan, các phần thưởng nhỏ.
- Luật chơi: Người dẫn chương trình thông báo số lượng ký tự trong ô chữ và các định nghĩa hoặc khái niệm có liên quan đến từ chứa trong ô chữ, người chơi đoán các từ đó. Tất cả các từ trong hàng ngang đều có chứa ký tự của từ hàng dọc và có ý nghĩa liên quan đến chương trình đã học hoặc sắp học (tuỳ sự định hướng của giáo viên). Lớp được chia thành 2 đội, mỗi đội 4-5

em tham gia, mỗi câu hàng ngang trả lời đúng 10 điểm, sau khi xong các ô hàng ngang, đội nào trả lời đúng ô hàng dọc thưởng 30 điểm . Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng và nhận phần thưởng.
Ví du : Khi dạy bài 18 :Tổng kết và ôn tập chương I : Cơ học (lớp 8).Có thể
xây dựng trò chơi ô chữ có nội dung như sau:
1. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép gọi là…
2. Gốc của một mũi tên dùng biểu diễn một lực gọi là…
3. Đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.
4. Lớp không khí dày hàng nghìn km bao quanh Trái Đất.

5. Do tính chất này mà mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được.
6. Chuyển động và đứng yên có tính chất này.
7. Khi một vật có khả năng sinh công ,ta nói vật đó có…
8. Khi nhúng một vật vào một chất lỏng,vật sẽ như thế nào khi : dv < dl .
9. Đại lượng được xác định bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
10. Đây là một dạng của cơ năng.
( ô chữ minh hoạ trong tài liệu ).
*Trò chơi thi đua tìm hiểu thực tế và vận dụng kiến thức đã học:

Chuẩn bị: Giáo viên cần chuẩn bị không nhiều nhưng khá phức tạp khi chọn một yêu cầu hoạt động trong đó nhiều em làm được, lại phải hoàn thành trong thời gian ngắn và đặc biệt là việc vận dụng kiến thức đã học.
Luật chơi: Các học sinh chia làm hai nhóm, các học sinh trong mỗi nhóm sẽ lần lượt thực hiện yêu cầu của trò chơi. Sau một thời gian nhất định đội nào thực hiện được nhiều hơn, trình bày đúng hơn sẽ nhận được phần thưởng.
Ví dụ :
Khi dạy bài 19 : “Dòng điện – Nguồn điện” (Vật lý 7)
Yêu cầu đề ra là: Mỗi em của mỗi đội sẽ ghi một
nguyên nhân mạch điện hở. Sau thời gian 3 phút cá nhân mỗi đội sẽ trình bày cách khắc phục để đảm bảo mạch kín, đèn sáng - ứng với mỗi nguyên nhân đã nêu
( Hoạt động 4).
Hoặc khi dạy bài 6: Lực ma sát (lý 8)- Phần II. Có thể yêu cầu như sau:
Nhóm 1) Mỗi em nêu một tác hại của lực ma sát. Sau thời gian 3 phút tiếp tục trình bày biện pháp làm giảm ma sát.
Nhóm 2) Mỗi em nêu các ma sát có thể có ích . Sau đó nêu các cách làm tăng ma sát.
b) Tạo hứng thú bằng thí nghiệm vui:
Bộ môn vật lý sử dụng rất nhiều các thí nghiệm nói chung. Thí nghiệm có thể để nghiên cứu vấn đề mới, để
kiểm chứng, minh hoạ,v.v…Trong hoạt động dạy học môn vật lý, các thí nghiệm vật lý là nguồn kiến thức rất sống động cho các bài giảng. Các thí nghiệm vật lý nói chung gây hứng thú rất mạnh cho học sinh nhưng không phải thí nghiệm nào cũng có những hiện tượng hoặc cách tiến hành đủ ấn tượng để lại cho học sinh. Khi gắn những thí nghiệm, những hiện tượng đó với một vài thủ thuật, sáng tạo nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh thì ta đã chuyển từ thí nghiệm thông thường thành thí nghiệm vui.
* Ví dụ : Khi dạy bài “ đối lưu - bức xạ nhiệt” (SGK vật lí 8 , tr 80 ) trước khi vào bài dạy mới Gv hỏi : theo em đèn nến có hút được khói không ?

Hs: Trả lời .
Gv: Tiến hành thí nghiệm như yêu cầu sgk:

Trở lại Vật lý 8
* Ví dụ : Khi dạy bài “ dẫn nhiệt ” ( SGK vật lý 8 , tr 77 )
Trong bài giáo viên trình chiếu hai thí nghiệm ảo theo hình vẽ sgk, sau đó tiến hánh thí nghiệm minh hoạ ngay tại lớp :
Play
Trở lại Vật lý 8
Đồng
Nhôm
Thuỷ tinh
Play
Hình 22.2
Trở lại Vật lý 8
Từ đó kích thích được tính tò mò của học sinh , học sinh sẽ chú ý ngay vào bài học .
Hoặc khi dạy bài “Sự cân bằng lực –Quán tính” (lý 8)
Khi chuyển sang phần II. Quán tính, có thể tiến hành thí nghiệm nhỏ: đặt một cốc nước lên tờ giấy mỏng. Giật mạnh tờ giấy ra khỏi đáy cốc thì cốc vẫn đứng yên (nhằm đặt vấn đề vào phần này)
Hoặc khi dạy bài : « Áp suất khí quyển »với thí nghiệm đặt vấn đề ở đầu bài cũng tạo cho các em sự thích thú và ngạc nhiên : Khi lộn ngược một cốc nước đầy được đậy bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài không ? vì sao ? 
c) Tạo hứng thú bằng tổ chức hoạt động nhóm :

Hoạt động nhóm là vấn đề được nói đến khá nhiều trong đổi mới phương pháp, nhưng vận dụng như thế nào, theo tôi đây là điều không dễ. Hoạt động nhóm là tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội được thảo luận với bạn bè hoặc với giáo viên để cùng nhau giải quyết vấn đề. Các đặc điểm của hoạt động nhóm là :
Có thể phát triển nhiều kỹ năng cho học sinh : Phân công công việc, hợp tác cùng nhau xây dựng kiến thức và quan trọng hơn là trình bày và bảo vệ ý kiến của mình.
Cần được thảo luận, lên kế hoạch từ trước về mục tiêu, đề tài và cách tổ chức.
Giáo viên chỉ đóng vai trò điều khiển.
Hoạt động này dễ bị mất thời gian do nảy sinh nhiều tình huống bất ngờ (ngoài dự đoán).
Ví dụ : Tổ chức hoạt động nhóm khi dạy bài:  « Trọng lực – Đơn vị lực » lý 6 .
Chuẩn bị : Giáo viên tổ chức lớp thành 5 nhóm học tập, chỉ định nhóm trưởng. Giáo viên chuẩn bị 5 phiếu học tập ghi rõ các yêu cầu.
Thông qua nội dung đặt vấn đề SGK cần đưa học sinh đến nhận thức là Trái Đất hút tất cả mọi vật. Vấn đề là phải làm thí nghiệm để khẳng định điều đó.
Hs làm thí nghiệm a) Treo một vật nặng vào một lò xo, ta thấy lò xo bị dãn ra. Các nhóm thảo luận và trả lời ngắn gọn các câu hỏi vào bảng phụ :Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng không ? Lực đó có phương và chiều như thế nào ? Tậi sao quả nặng vẫn đứng yên ? Giáo viên thu bảng phụ. Sau đó cho các em quan sát,
nhận xét hiện tượng xảy ra với thí nghiệm thả cho viên phấn rơi : Điều gì chứng tỏ có một lực tác dụng lên viên phấn ? Lực đó có phương và chiều như thế nào ?
Trên cơ sở những nhận xét của các em, kết hợp với kết quả thu được trên bảng phụ giáo viên phân tích để các em tự rút ra kết luận đúng nhất.
d) Tạo hứng thú bằng kĩ thuật “Khăn trải bàn”
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS.
Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”
* Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm)


1. Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
2.Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…)
3.Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
4.Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
5.Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn.
Ví dụ : Khi dạy bài “Dẫn nhiệt”, phần II : Tính dẫn nhiệt của các chất, cho hs dự đoán:
- Với thí nghiệm 1 các em dự đoán xem các đinh gắn ở đầu các thanh có rơi xuống đồng thời không ? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?



-Từ đó so sánh tính dẫn nhiệt của đồng, nhôm, thuỷ tinh và rút ra kết luận ?
e. Tạo hứng thú bằng kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Thế nào là kĩ thuật “Các mảnh ghép”?
Là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:
Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp
Kích thích sự tham gia tích cực của HS:
Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2).


Ví dụ : Khi dạy bài “Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ”.
Vòng 1 : Em hãy xác định tính chất ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ khi:
1. Khi vật ở trong khoảng d > 2f .
2. Khi vật ở trong khoảng d = 2f .
3. Khi vật ở trong khoảng 2f < d < 2f .
4. Khi vật ở trong khoảng d < f .
Vòng 2: Em hãy nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ? Nếu lúc này vật nằm trên tiêu điểm thì ảnh của vật nằm ở đâu ?
Nhìn chung, hoạt động gây hứng thú cho học sinh khi học tập vật lý là khá đa dạng như một số hoat động : Trò chơi « Ong tìm chữ »,trò chơi ghép đôi , sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống bài học hoặc tổng kết chương,v.v…
Nhưng để các hoạt động đó phát huy hiệu quả thì cần phải vận dụng sáng tạo để đặt đúng chỗ của nó trong một chỉnh thể thống nhất là một tiết dạy. Về nguyên tắc, hoạt động cần đạt được các yêu cầu sau :
1- Phù hợp với nguyên tắc dạy học .
2- Phù hợp với mục đích dạy học.
3- Phù hợp với tài liệu sách giáo khoa.
4- Phù hợp với khả năng của học sinh và trình độ đặc điểm của lớp.
5- Phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thời gian cho phép.
6- Phù hợp với khả năng của giáo viên.
Cơ cấu một tiết dạy gồm nhiều phần, mỗi phần có thể vận dụng một số hoạt động nhất định. Do vậy, phối hợp các hoạt động tạo hứng thú trong một tiết học vật lý một
cách khoa học là giúp tiết học có một không khí sôi động, giúp học sinh có nhiều cơ hội nắm được kiến thức và rèn luyện tốt kỹ năng.
III. Kết luận :
Từ thực tế dạy học cho thấy, việc gây hứng thú cho học sinh khi học tập bộ môn vật lý là một yêu cầu không thể thiếu, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn vật lý nói riêng. Như chúng ta đã biết, vật lý là một môn khoa học nhưng không hề khô khan, trong nó luôn chứa đựng nhiều điều lý thú mà qua kiến thức được học có thể giải thích được rất nhiều các hiện tượng thường ngày gặp phải, vận dụng kiến thức để làm nhiều việc có lợi nhất trong cuộc sống. Do vậy, với chuyên đề này chúng tôi mong rằng mỗi giáo viên chúng
ta cần khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các em học tập thật tốt nhằm đáp ứng theo tinh thần đổi mới hiện nay. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề này chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của quý Thầy giáo, Cô giáo để chuyên đề được hoàn thiện tốt hơn . Xin cảm ơn.

Đại Phong , ngày 5 /3 / 2011
Tổ Lý - Hoá - Sinh – THCS Võ Thị Sáu
Chuyên đề kÕt thóc.

KÝnh chóc quý Thầy, C« gi¸o m¹nh kháe

Tạm biệt và hẹn gặp lại!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Đình Thứ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)