Chuyen đe
Chia sẻ bởi Trương Đình Chính |
Ngày 22/10/2018 |
99
Chia sẻ tài liệu: chuyen đe thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ
PHÒNG GD& ĐT TRIỆU PHONG
----------
CHUYÊN ĐỀ
ÁP DỤNG KỸ THUẬT CÁC MÃNH GHÉP TRONG TIẾT DẠY CÓ NHIỀU THÍ NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 7
I/ CỞ SỞ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
1/ Cở sở lý luận:
Quy luật của quá trình dạy học là từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, song quá trình nhận thức đó đạt hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của thầy và quá trình tiếp thu kiến thức của trò.
Vật lý là một trong những môn học có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo khoa là một trong những yêu cầu không thể thiếu trong dạy học tích cực. Trong chương trình Vật lý 6, học sinh đã nhiều lần tập đưa ra “dự đoán” và được giáo viên hướng dẫn làm thí nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của dự đoán.
Đến lớp 7 phương pháp nghiên cứu cần được phát triển và nâng cao hơn, cần hướng dẫn cho học sinh thường xuyên và đưa ra nhiều dự đoán khác nhau về cùng một hiện tượng và tự lực đề xuất các phương án làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. Đặc biệt trong chương trình Vật lý 7 có sử dụng nhiều đến phương pháp thực nghiệm, tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm và từ thí nghiệm rút ra kiến thức của bài học.
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp thực nghiệm cần phải sử dụng phương pháp suy luận lôgic, các kỹ năng dạy học mới có thể rút ra kết luận khoa học. Chẳng hạn như căn cứ vào quan sát thí nghiệm, rút ra được các dạng giống nhau cho nhiều trường hợp, dạng đặc biệt của một trường hợp, xác định mối quan hệ giữa các hiện tượng…
Tiếp tục thực hiện điểm nhấn của sở GD& ĐT Quảng Trị năm học 2011-2012 “Bảo quản tốt và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả”.
Từ những suy nghĩ trên, tôi đã nghiên cứu trao đổi với giáo viên dạy bộ môn Vật lý về vấn đề khai thác các kỹ thuật day học, cách thí nghiệm trong các giờ học Vật lý, cụ thể là thí nghiệm Vật lý 7. Đây là khối lớp mà năm thứ hai tiếp xúc với phương phát đổi mới trong dạy học, đó là điều kiện rất thuận lợi để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Vì vậy chuyên đề này chúng tôi muốn đề cập đến “Áp dụng kỹ thuật các mãnh ghép trong tiết dạy có nhiều thí nghiệm môn Vật lý lớp 7”.
2/ Cở sở thực tiễn:
a) Nhà trường:
Năm học 2009 - 2010 trường được ngành chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010. Được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, đặc biệt có phòng thực hành Lý, Hóa, Sinh và phòng Tin. Cơ sở vật chất phục vụ việc dạy học tương đối đảm bảo về số lượng và chất lượng.
Trang thiết bị, ĐDDH đáp ứng với yêu cầu dạy và học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học như: Các bộ đồ dùng của khối 6 - 7 lâu ngày xuống cấp, do ở vùng biển nên dễ bị nhiễm mặn nên các dụng cụ thí nghiệm về phần Điện lớp 7 bị rét rỉ nhiều.
Đối với bộ môn Vật lý chỉ có 2GV, do đó mỗi GV phải đảm nhận từ 2 khối lớp trở lên. Là giáo viên ra trường chưa nhiều năm, nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, các khâu ứng xữ sư phạm chưa nhuần nhuyễn chắc không thể tránh khỏi những sai sot trong quá trình thực hiện.
Tổng số lớp: 15, trong đó: K9: 4 lớp; K8: 4lớp; K7: 4lớp; K6: 3lớp.
b) Về địa phương:
Triệu An là xã vùng biển nhưng đa số các em HS có ý thức học tập tốt, đồng thời biết kính trọng, lễ phép với người lớn và thân thiện với bạn bè. Vì là vùng khó do đó đời sống của nhân dân còn thấp cũng như việc ý thức đầu tư cho con em học hành chưa cao. Ý thức học tập cũng như tiếp cạnh với kiến thức thực tế không nhiều so với các trường có điều kiện thuận lợi.
c) Tình hình thực tế khi dạy môn Vật lý:
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Vật lý cấp THCS, với chương trình môn học cho thấy phần lớn các tiết học phải sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, lắp ráp và tiến hành thí nghiệm để hình thành kiến thức.
Tiếp thu đợt tập huấn hè năm 2010, trong đó có tập huấn các kỹ thuật day học cho giáo viên. Vì thế, chúng ta cần sử dụng các kỹ thuật dạy học, cách thí nghiệm như thế nào để giờ học Vật lý có hiệu quả để giúp HS khẳng định được kiến thức, đồng thời tạo cho các em có niềm tin vào khoa học là vấn đề trăn trở của các giáo viên dạy môn Vật lý ở trường.
3/ Giới hạn của chuyên đề:
Chuyên đề này được áp dụng cho tiết dạy có nhiều thí nghiệm ở phần Vật lý 7. Trong chương trình Vật lí 7 với các chương: Quang học(8/9) - Âm học(6/9) - Điện học(14/19), các phần này hầu như bài nào cũng có thí nghiệm. Từ các thí nghiệm học sinh hình thành khái niệm.
Đặc trưng của bộ môn Vật lý là để hình thành khái miệm mới thì PPDH không thể tách rời dụng cụ thí nghiệm. Các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy và cách tiến hành thí nghiệm cho học sinh hình thành khái niệm thì nhiều như: PP vấn đáp, PP đàm thoại, PP hoạt động nhóm; PP nêu và giải quyết vấn đề…Các kỹ thuật dạy học khác nhau như: kỹ thuật cắt mãnh gép, kỹ thuật khăn trải bàn… Nói chung người thầy thực hiện như thế nào đó mà từ các thí nghiệm kết hợp với PPDH hoặc các kỹ thuật dạy học để học sinh hình thành khái niệm một cách tốt nhất.
II/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1) Giải pháp cụ thể.
Trong chương trình Vật lý lớp 7 có nhiều bài, nhiều mục có thể áp dụng được dạy học theo kĩ thuật Các mảnh ghép để hình thành kiến thức cho học sinh.
a) Kỹ thuật các mãnh ghép là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:
Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
Kích thích sự tham gia tích cực của HS nhằm: Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2).
Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”:
Lựa chọn một chủ đề thực tiễn.
Xác định một nhiệm vụ phức hợp – bao gồm các phần khác nhau (để thực hiện ở vòng 2).
Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp (kiến thức, kĩ năng, thông tin…).
Xác định các nhiệm vụ mang tính chuẩn bị (cho vòng 1). Xác định các yếu tố hỗ trợ cần thiết để hoàn thành, thành công vòng 2.
Vòng 1:
Hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ như thực hiện một nội dung thí nghiệm để rút ra nhận xét hoặc kết luận.
Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều thực hiện được thí nghiệm hoặc trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao.
Mỗi thành viên đều trình bày được thí nghiệm và kết luận cả nhóm đã tìm ra câu trả lời như thế nào.
Vòng 2:
Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp. các nhóm thực hiện kỹ thuật mãnh ghép và hoàn thành nội dung của phần.
Hình thành nhóm mới (một số người từ nhóm 1, một số người từ nhóm 2.)
Các thí nghiêm hoặc câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau vòng 2.
Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm 2 vừa thành lập để giải quyết.
Kết luận cuối cùng được rút ra ở vòng 2 và được giáo viên chốt lại thành kiến thức mới.
c) Ưu điểm:
Sự phụ thuộc tích cực, trách nhiệm cá nhân cao, tương tác trực tiếp giữa cá nhân và nhóm cao.
Mỗi HS được tiến hành trải nghiệm 1 lần và chứng kiến 1 lần nên kiến thức tiếp thu sâu và kỹ hơn.
Giáo viên có thời gian hướng dẫn cho cá nhân nhiều hơn.
2) Kỹ thuật các mãnh ghép có thể áp dụng vào các bài sau trong chương trình vật Lý lớp 7 như:
Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng. Thí nghiệm 1 rút ra nhận xét về bóng tối. Thí nghiệm 2 rút ra nhận xét về bóng nữa tối.
Bài 8: Gương cầu lõm - Phần II - Sự phãn xạ trên gương cầu lõm. Chia lớp học thành 4 nhóm vòng 1 cho 2 nhóm thí nghiệm 1,đối với chùm sáng song song và 2 nhóm thí nghiệm 2. Đối với chùm sáng phân kì. Vòng 2 đổi nữa HS nhóm thí nghiện 1 và nữa HS thí nghiệm 2 lại thành 2 nhóm mới và hoàn thành toàn bộ nội dung của phần 2.
Bài 11. Độ cao của âm
Mục 1- Thí nghiệm 1 nhóm hoạt động độc lập và rút ra khái niệm tần số.
Mục 2- Âm cao(âm bổng), âm thấp (âm trầm). Gồm thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 có thể áp dụng dạy học theo kỹ thuật mãnh ghép. Từ 3 thí nghiệm rút ra kết luận toàn bài.
Ở bài này có thể áp dụng được kỹ thuật các mãnh ghép ở phần II. Âm cao- Âm thấp.
Bài 12: Độ to của âm
Phần I . Âm to âm nhỏ - Biên độ dao động.(Mục này áp dụng kỹ thuật các mãnh ghép ở tiết dạy minh họa).
Bài 13: Môi trường truyền âm
Đối với bài này có 3 thí nghiện. Thí nghiệm 1 thực hiện sự truyền âm trong không khí. Thí nghiệm 2 thực hiện sự truyền âm trong chất rắn. Thí nghiệm 3 thực hiện sự truyền âm trong chất lỏng. Khi thực hiện chia thành 3 nhóm vòng 1 mỗi nhóm thực hiện một vấn đề vòng 2 tổng hợp 3 vấn đề thành nội dung của bài học.
Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát. Phần 1 vật nhiễm điện
Bài này áp dụng kỹ thuật mãnh ghép rất hay, nội dung của bài chủ yếu nằm phần 1 là khảo sát sự nhiễm điện do cọ xát nên HS có nhiều thời gian để thực hiện.
Khi thực hiện nên phân lớp thành 3 nhóm .
Nhóm 1 thực hiện thí nghiệm 1 dùng vải khô cọ xát vào thước nhựa.
Nhóm 2 thực hiện thí nghiệm 2 dùng mãnh len cọ xát với phim nhựa nhiều lần và sau khi quan sát đèn bút thử điện khi chạm vào mãnh tôn.
Nhóm 3 thực hiện thí nghiệm 1 dùng vải khô cọ xát vào thanh thủy tinh hữu cơ sau đó đưa đến gần các giấy vụn hoặc quả cầu nhựa treo đầu sợi chỉ mãnh.
Sau khi các nhóm hoàn thành vong 1 sau đó giáo viên chia nhóm hoạt động vòng 2 để thực hiện toàn bộ nội dung của bài.
Bài 18: Hai loại điện tích
Mục đích là khảo sát hai loại điện tích thông qua hiện tượng hút hoặc đẩy nhau giữa các vật nhiễm điện.
Vòng 1 nhóm 1 làm thí nghiệm dùng mãnh lụa cọ xát hai thanh đũa nhựa đặt một thanh lên giá đỡ, đưa các đầu đã được cọ xát của hai thanh lại gần nhau. Quan sát hiện tượng.
Nhóm 2 làm thí nghiệm tượng tự nhưng một thanh đủa bằng một thanh thủy tinh hữu cơ. Sau đó quan sát hiện tượng.
Vòng 2. Các thành viên trong các nhóm đổi nhau thực hiện nhiệm vụ để hoàn thành nội dung của bài học.
3/ Hiệu quả của chuyên đề.
Chuyên đề được nhóm giáo viên vật lý thực hiện và xây dựng ý tưởng thông qua đợt tập huấn hè năm học 2010- 2011 và đã triển khai chưa lâu. Mặc dù thời gian thực hiện chưa nhiều nên còn nhiều khó khăn bất cập chưa tổng kết rút kinh nghiệm để điều chỉnh hoặc bổ sung được.
Bên cạnh những bất cập đó nhưng tôi đã nhận được một số kết quả bước đầu có khã thi như. Cách học mới, hoạt động nhóm có khác hơn và được làm việc hoặc chia sẻ nhiều hơn và kết quả học tập cũng được nâng lên cao hơn so với các năm trước.
Xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo đã về dự chuyên đề.
PHÒNG GD& ĐT TRIỆU PHONG
----------
CHUYÊN ĐỀ
ÁP DỤNG KỸ THUẬT CÁC MÃNH GHÉP TRONG TIẾT DẠY CÓ NHIỀU THÍ NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 7
I/ CỞ SỞ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ
1/ Cở sở lý luận:
Quy luật của quá trình dạy học là từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, song quá trình nhận thức đó đạt hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của thầy và quá trình tiếp thu kiến thức của trò.
Vật lý là một trong những môn học có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo khoa là một trong những yêu cầu không thể thiếu trong dạy học tích cực. Trong chương trình Vật lý 6, học sinh đã nhiều lần tập đưa ra “dự đoán” và được giáo viên hướng dẫn làm thí nghiệm để kiểm tra tính đúng đắn của dự đoán.
Đến lớp 7 phương pháp nghiên cứu cần được phát triển và nâng cao hơn, cần hướng dẫn cho học sinh thường xuyên và đưa ra nhiều dự đoán khác nhau về cùng một hiện tượng và tự lực đề xuất các phương án làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. Đặc biệt trong chương trình Vật lý 7 có sử dụng nhiều đến phương pháp thực nghiệm, tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm thí nghiệm và từ thí nghiệm rút ra kiến thức của bài học.
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp thực nghiệm cần phải sử dụng phương pháp suy luận lôgic, các kỹ năng dạy học mới có thể rút ra kết luận khoa học. Chẳng hạn như căn cứ vào quan sát thí nghiệm, rút ra được các dạng giống nhau cho nhiều trường hợp, dạng đặc biệt của một trường hợp, xác định mối quan hệ giữa các hiện tượng…
Tiếp tục thực hiện điểm nhấn của sở GD& ĐT Quảng Trị năm học 2011-2012 “Bảo quản tốt và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả”.
Từ những suy nghĩ trên, tôi đã nghiên cứu trao đổi với giáo viên dạy bộ môn Vật lý về vấn đề khai thác các kỹ thuật day học, cách thí nghiệm trong các giờ học Vật lý, cụ thể là thí nghiệm Vật lý 7. Đây là khối lớp mà năm thứ hai tiếp xúc với phương phát đổi mới trong dạy học, đó là điều kiện rất thuận lợi để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh. Vì vậy chuyên đề này chúng tôi muốn đề cập đến “Áp dụng kỹ thuật các mãnh ghép trong tiết dạy có nhiều thí nghiệm môn Vật lý lớp 7”.
2/ Cở sở thực tiễn:
a) Nhà trường:
Năm học 2009 - 2010 trường được ngành chỉ đạo xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010. Được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, đặc biệt có phòng thực hành Lý, Hóa, Sinh và phòng Tin. Cơ sở vật chất phục vụ việc dạy học tương đối đảm bảo về số lượng và chất lượng.
Trang thiết bị, ĐDDH đáp ứng với yêu cầu dạy và học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học như: Các bộ đồ dùng của khối 6 - 7 lâu ngày xuống cấp, do ở vùng biển nên dễ bị nhiễm mặn nên các dụng cụ thí nghiệm về phần Điện lớp 7 bị rét rỉ nhiều.
Đối với bộ môn Vật lý chỉ có 2GV, do đó mỗi GV phải đảm nhận từ 2 khối lớp trở lên. Là giáo viên ra trường chưa nhiều năm, nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, các khâu ứng xữ sư phạm chưa nhuần nhuyễn chắc không thể tránh khỏi những sai sot trong quá trình thực hiện.
Tổng số lớp: 15, trong đó: K9: 4 lớp; K8: 4lớp; K7: 4lớp; K6: 3lớp.
b) Về địa phương:
Triệu An là xã vùng biển nhưng đa số các em HS có ý thức học tập tốt, đồng thời biết kính trọng, lễ phép với người lớn và thân thiện với bạn bè. Vì là vùng khó do đó đời sống của nhân dân còn thấp cũng như việc ý thức đầu tư cho con em học hành chưa cao. Ý thức học tập cũng như tiếp cạnh với kiến thức thực tế không nhiều so với các trường có điều kiện thuận lợi.
c) Tình hình thực tế khi dạy môn Vật lý:
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Vật lý cấp THCS, với chương trình môn học cho thấy phần lớn các tiết học phải sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, lắp ráp và tiến hành thí nghiệm để hình thành kiến thức.
Tiếp thu đợt tập huấn hè năm 2010, trong đó có tập huấn các kỹ thuật day học cho giáo viên. Vì thế, chúng ta cần sử dụng các kỹ thuật dạy học, cách thí nghiệm như thế nào để giờ học Vật lý có hiệu quả để giúp HS khẳng định được kiến thức, đồng thời tạo cho các em có niềm tin vào khoa học là vấn đề trăn trở của các giáo viên dạy môn Vật lý ở trường.
3/ Giới hạn của chuyên đề:
Chuyên đề này được áp dụng cho tiết dạy có nhiều thí nghiệm ở phần Vật lý 7. Trong chương trình Vật lí 7 với các chương: Quang học(8/9) - Âm học(6/9) - Điện học(14/19), các phần này hầu như bài nào cũng có thí nghiệm. Từ các thí nghiệm học sinh hình thành khái niệm.
Đặc trưng của bộ môn Vật lý là để hình thành khái miệm mới thì PPDH không thể tách rời dụng cụ thí nghiệm. Các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy và cách tiến hành thí nghiệm cho học sinh hình thành khái niệm thì nhiều như: PP vấn đáp, PP đàm thoại, PP hoạt động nhóm; PP nêu và giải quyết vấn đề…Các kỹ thuật dạy học khác nhau như: kỹ thuật cắt mãnh gép, kỹ thuật khăn trải bàn… Nói chung người thầy thực hiện như thế nào đó mà từ các thí nghiệm kết hợp với PPDH hoặc các kỹ thuật dạy học để học sinh hình thành khái niệm một cách tốt nhất.
II/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1) Giải pháp cụ thể.
Trong chương trình Vật lý lớp 7 có nhiều bài, nhiều mục có thể áp dụng được dạy học theo kĩ thuật Các mảnh ghép để hình thành kiến thức cho học sinh.
a) Kỹ thuật các mãnh ghép là hình thức học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm:
Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
Kích thích sự tham gia tích cực của HS nhằm: Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2).
Cách tiến hành kĩ thuật “Các mảnh ghép”:
Lựa chọn một chủ đề thực tiễn.
Xác định một nhiệm vụ phức hợp – bao gồm các phần khác nhau (để thực hiện ở vòng 2).
Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp (kiến thức, kĩ năng, thông tin…).
Xác định các nhiệm vụ mang tính chuẩn bị (cho vòng 1). Xác định các yếu tố hỗ trợ cần thiết để hoàn thành, thành công vòng 2.
Vòng 1:
Hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ như thực hiện một nội dung thí nghiệm để rút ra nhận xét hoặc kết luận.
Đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm đều thực hiện được thí nghiệm hoặc trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao.
Mỗi thành viên đều trình bày được thí nghiệm và kết luận cả nhóm đã tìm ra câu trả lời như thế nào.
Vòng 2:
Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp. các nhóm thực hiện kỹ thuật mãnh ghép và hoàn thành nội dung của phần.
Hình thành nhóm mới (một số người từ nhóm 1, một số người từ nhóm 2.)
Các thí nghiêm hoặc câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau vòng 2.
Nhiệm vụ mới sẽ được giao cho nhóm 2 vừa thành lập để giải quyết.
Kết luận cuối cùng được rút ra ở vòng 2 và được giáo viên chốt lại thành kiến thức mới.
c) Ưu điểm:
Sự phụ thuộc tích cực, trách nhiệm cá nhân cao, tương tác trực tiếp giữa cá nhân và nhóm cao.
Mỗi HS được tiến hành trải nghiệm 1 lần và chứng kiến 1 lần nên kiến thức tiếp thu sâu và kỹ hơn.
Giáo viên có thời gian hướng dẫn cho cá nhân nhiều hơn.
2) Kỹ thuật các mãnh ghép có thể áp dụng vào các bài sau trong chương trình vật Lý lớp 7 như:
Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng ánh sáng. Thí nghiệm 1 rút ra nhận xét về bóng tối. Thí nghiệm 2 rút ra nhận xét về bóng nữa tối.
Bài 8: Gương cầu lõm - Phần II - Sự phãn xạ trên gương cầu lõm. Chia lớp học thành 4 nhóm vòng 1 cho 2 nhóm thí nghiệm 1,đối với chùm sáng song song và 2 nhóm thí nghiệm 2. Đối với chùm sáng phân kì. Vòng 2 đổi nữa HS nhóm thí nghiện 1 và nữa HS thí nghiệm 2 lại thành 2 nhóm mới và hoàn thành toàn bộ nội dung của phần 2.
Bài 11. Độ cao của âm
Mục 1- Thí nghiệm 1 nhóm hoạt động độc lập và rút ra khái niệm tần số.
Mục 2- Âm cao(âm bổng), âm thấp (âm trầm). Gồm thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 có thể áp dụng dạy học theo kỹ thuật mãnh ghép. Từ 3 thí nghiệm rút ra kết luận toàn bài.
Ở bài này có thể áp dụng được kỹ thuật các mãnh ghép ở phần II. Âm cao- Âm thấp.
Bài 12: Độ to của âm
Phần I . Âm to âm nhỏ - Biên độ dao động.(Mục này áp dụng kỹ thuật các mãnh ghép ở tiết dạy minh họa).
Bài 13: Môi trường truyền âm
Đối với bài này có 3 thí nghiện. Thí nghiệm 1 thực hiện sự truyền âm trong không khí. Thí nghiệm 2 thực hiện sự truyền âm trong chất rắn. Thí nghiệm 3 thực hiện sự truyền âm trong chất lỏng. Khi thực hiện chia thành 3 nhóm vòng 1 mỗi nhóm thực hiện một vấn đề vòng 2 tổng hợp 3 vấn đề thành nội dung của bài học.
Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát. Phần 1 vật nhiễm điện
Bài này áp dụng kỹ thuật mãnh ghép rất hay, nội dung của bài chủ yếu nằm phần 1 là khảo sát sự nhiễm điện do cọ xát nên HS có nhiều thời gian để thực hiện.
Khi thực hiện nên phân lớp thành 3 nhóm .
Nhóm 1 thực hiện thí nghiệm 1 dùng vải khô cọ xát vào thước nhựa.
Nhóm 2 thực hiện thí nghiệm 2 dùng mãnh len cọ xát với phim nhựa nhiều lần và sau khi quan sát đèn bút thử điện khi chạm vào mãnh tôn.
Nhóm 3 thực hiện thí nghiệm 1 dùng vải khô cọ xát vào thanh thủy tinh hữu cơ sau đó đưa đến gần các giấy vụn hoặc quả cầu nhựa treo đầu sợi chỉ mãnh.
Sau khi các nhóm hoàn thành vong 1 sau đó giáo viên chia nhóm hoạt động vòng 2 để thực hiện toàn bộ nội dung của bài.
Bài 18: Hai loại điện tích
Mục đích là khảo sát hai loại điện tích thông qua hiện tượng hút hoặc đẩy nhau giữa các vật nhiễm điện.
Vòng 1 nhóm 1 làm thí nghiệm dùng mãnh lụa cọ xát hai thanh đũa nhựa đặt một thanh lên giá đỡ, đưa các đầu đã được cọ xát của hai thanh lại gần nhau. Quan sát hiện tượng.
Nhóm 2 làm thí nghiệm tượng tự nhưng một thanh đủa bằng một thanh thủy tinh hữu cơ. Sau đó quan sát hiện tượng.
Vòng 2. Các thành viên trong các nhóm đổi nhau thực hiện nhiệm vụ để hoàn thành nội dung của bài học.
3/ Hiệu quả của chuyên đề.
Chuyên đề được nhóm giáo viên vật lý thực hiện và xây dựng ý tưởng thông qua đợt tập huấn hè năm học 2010- 2011 và đã triển khai chưa lâu. Mặc dù thời gian thực hiện chưa nhiều nên còn nhiều khó khăn bất cập chưa tổng kết rút kinh nghiệm để điều chỉnh hoặc bổ sung được.
Bên cạnh những bất cập đó nhưng tôi đã nhận được một số kết quả bước đầu có khã thi như. Cách học mới, hoạt động nhóm có khác hơn và được làm việc hoặc chia sẻ nhiều hơn và kết quả học tập cũng được nâng lên cao hơn so với các năm trước.
Xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo đã về dự chuyên đề.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Đình Chính
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)