Chuyên đề

Chia sẻ bởi Vũ Thị Lan Hương | Ngày 21/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Người thực hiện:


Vũ Thị Lan Hương
Cấu trúc:
Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Phạm vi, đối tượng, mục đích của chuyên đề
Phần nội dung
A. Nội dung chính
1.Những nét khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay
2. Giá trị nhân đạo trong văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay
2.1. Nhân đạo và những biểu hiện của nó trong văn học
2.2 Nhân đạo trong văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay
B. ứng dụng trong thực tế giảng dạy
Phần kết luận


Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài:
Lịch sử văn học một dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc là nét nổi bật trong tâm hồn người Việt Nam. Nhưng ở người Việt Nam, yêu nước gắn liền với nhân ái, nhân đạo. Một dân tộc luôn phải cầm gươm, cầm súng suốt mấy nghìn năm mà thơ văn lại nói nhiều đến nhân nghĩa, đến tình yêu, đến thân phận con người trong xã hội. Và nhân đạo đã trở thành một truyền thống của văn học dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên văn học không chỉ phát triển theo quy luật nội tại của nó mà còn chịu sự chi phối của lịch sử, thời đại. Vì thế nội dung của văn học nói chung và nội dung của nhân đạo nói riêng ở những giai đoạn lịch sử có những biểu hiện khác nhau. Đặc biệt, từ sau 1975 đến nay, con người Việt Nam trở lại cuộc sống hoà bình trong một thời đại có nhiều biến chuyển sâu sắc và mau lẹ. Đất nước, nhân dân yêu cầu nền văn học phải có sự phát triển mới mang tính dân chủ, có nội dung nhân bản phong phú và đạt tới trình độ cao hơn. Xuất phát từ điều đó, tôi thấy việc tìm hiểu giá trị nhân đạo trong văn học Việt Nam sau 1975 là một việc làm cần thiết giúp học sinh có một cái nhìn khái quát về giá trị của văn học Việt Nam từ sau 1975 nói chung và giá trị nhân đạo nói riêng từ đó giáo dục lòng yêu thương con người, góp phần hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Phạm vi, đối tượng, mục đích của chuyên đề:
- Phạm vi: các văn bản quen thuộc đã học trong chương trình THCS như ánh trăng (Nguyễn Duy), Nói với con (Y Phương), Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài), Bến quê (Nguyễn Minh Châu), Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh).
- Đối tượng: chuyên đề chủ yếu phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9, ngoài ra còn là tài liệu tham khảo để dạy học sinh đại trà
- Mục đích: nâng cao kiến thức, bồi dưỡng, rèn luyện khả năng cảm thụ thơ văn, rèn năng lực khải quát, tổng hợp cho học sinh, đồng thời giúp giáo viên nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn.
Phần nội dung
A. Nội dung chính
1. Những nét khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay:
Sau 1975, lịch sử dân tộc mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do và thống nhất đất nước. Là một bộ phận nhạy cảm của xã hội, văn học nghệ thuật cũng biến đổi nhanh chóng để theo kịp bước biến chuyển của lịch sử. Sức sáng tạo được nhân lên và mở ra nhiều mối quan hệ với thời đại. Đặc biệt, Đại hội Đảng lần thứ VI (12- 1986) là mốc lớn đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của văn học trên cơ sở đổi mới đất nước. Các nhà văn tài năng như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Duy, Tạ Duy Anh, Ma Văn Kháng. gắn bó với nhân dân, đất nước, mang cảm hứng tự do trong sáng tạo đã thổi vào văn học một luồng gió mới, tạo ra những tác phẩm có giá trị, xứng đáng với tầm vóc của dân tộc và thời đại.
Xét về mặt nội dung, yêu nước và nhân đạo vẫn là hai nội dung chính của văn học thời kì này. Tuy nhiên, văn học đã áp sát hơn tới đời sống hiện tại, mở rộng và đào sâu khám phá về con người và xã hội, đồng thời cũng quan tâm soi lại các vấn đề của thời kì lịch sử đã qua. Hướng tới con người trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động và sinh hoạt, trong đời sống riêng và đời sống chung. văn học đã mở rộng diện tiếp xúc và đổi mới cách nhìn nhận về con người do đó có thêm chiều sâu tư tưởng và nhiều tìm tòi đổi mới về mặt nghệ thuật. Cuộc sống và con người hiện ra trong những cái hằng ngày và những biến có lịch sử, trong cái chung và cái riêng, với những chiến công anh hùng cao cả và cả những đau thương, mất mát, với những niềm vui và nỗi buồn trong ánh sáng rạng ngời và cả những bóng tối còn rơi rớt. Các thể loại văn học như thơ ca, truyện ngắn, tiểu thuyết, kí. đều có nhiều biến đổi và mạnh dạn đổi mới về phương thức biểu hiện và ngôn ngữ văn học.
2. Giá trị nhân đạo trong văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay:
2.1. Nhân đạo và những biểu hiện của nó trong văn học:
Nhân đạo "đạo đức thể hiện sự yêu thương, quý trọng và bảo vệ con người"(Hoàng Phê - Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 2004). Nhìn ở góc độ thế giới quan, nhân đạo là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tình cảm quí trọng các giá trị của con người như trí tuệ, phẩm giá, sức mạnh và vẻ đẹp của con người. Đây không phải là khái niệm đạo đức đơn thuần mà còn bao hàm cả cách nhì nhận, đánh giá con người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất.) trong các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại. Nói đến nhân đạo là nói đến mối quan hệ giữa con người với xã hội, giữa con người với con người, những gì vì con người, cho sự tốt đẹp của bản thân mỗi con người và cho cộng đồng thế giới loài người.




Nh­ ta ®· biÕt, thÕ giíi ®­îc t¹o ra trong v¨n häc nghÖ thuËt vµ b»ng v¨n häc nghÖ thu©t lµ mét thÕ giíi mµ trong ®ã con ng­êi lu«n lu«n ®Êu tranh ®Ó kh¼ng ®Þnh m×nh, kh¼ng ®Þnh quyÒn n¨ng, søc m¹nh cña m×nh vµ thÓ hiÖn kh¸t väng lµm ng­êi m·nh liÖt cña m×nh. Mac-xim Go-r¬-ki ®· nãi “V¨n häc lµ mét nghÖ thuËt nh©n v¨n h¬n c¶. Ng­êi ta cã thÓ nãi nh÷ng nhµ v¨n ®Òu lµ nh÷ng nhµ nh©n v¨n do nghÒ nghiÖp cña m×nh”. Vµ «ng kh¼ng ®Þnh “V¨n häc lµ nh©n häc”. V× thÕ, kh«ng ph¶i ngÉu nhiªn mµ c¸c nhµ v¨n lín nh­ Ban-z¾c, Huy-g«, LÐp T«n-xt«i hay NguyÔn Du, Hå ChÝ Minh… ®Òu lµ nh÷ng nhµ nh©n ®¹o chñ nghÜa lín.
Trong văn học Việt Nam, tinh thần nhân đạo được thể hiện ở:
- Tình cảm yêu thương, niềm trân trọng những giá trị, vẻ đẹp ở con người
- Đồng cảm, bênh vực những kiếp lầm than, những số phận bất hạnh
- Thái độ phê phán, tố cáo những bất công và tất cả những gì vi phạm nhân đạo, vi phạm nhân quyền
- Đồng tình với những ước mơ, khát vọng của con người...
2.2. Giá trị nhân đạo của văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay:
Văn học Việt Nam từ 1975 trở lại đây đã chuyển dần sang một thời kì mới với những đặc điểm mới. Tinh thần nhân đạo truyền thống được phát huy mạnh mẽ trong cảm hứng nhân bản (những gì thuộc về văn hoá của loài người, là chất gốc trong mỗi con người): hướng về con người, khám phá và thể hiện con người ở nhiều mặt và trong nhiều mối quan hệ: đề cao sự tự ý thức cá nhân hướng đến sự hoàn thiện về nhân cách. Tinh thần nhân đạo, nhân văn, nhân bản luôn gắn liền nhau. Đây là đặc điểm khác biệt của văn học thời kì này với văn học của những giai đoạn trước.
2.21.Kế thừa truyền thống của văn học đân tộc, văn học từ sau 1975 đã đi sâu khám phá những vẻ đẹp của con người.
Trải qua ba mươi năm trường chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, sau 1975, đất nước ta đã ngưng tiếng súng, con người Việt Nam lại trở về với cuộc sống hằng ngày với bao vất vả lo toan. Nhưng không vì thế mà họ đánh mất đi những nét đẹp vốn có quanh mình. Những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh nay lại tiếp tục được phát huy trong cuộc sống hằng ngày,trong lao động sản xuất để xây dựng đất nước.
Trong bút kí Cô Tô Nguyễn Tuân đã khắc hoạ rõ nét không chỉ cảnh sắc thiên nhiên mỹ lệ, hùng tráng mà còn phác thảo những nét đáng yêu của những con người nơi đây. Đó là những con người lao động bình thường, những "người chài lưới muôn thuở biển Đông", mà tiêu biểu là anh hùng Châu Hoà Mãn - một con người phóng khoáng, tươi trẻ, đầy sức sống. Bên cạnh anh còn có người vợ hiền đảm đang: "trông chị Châu Hoà Mãn địu con, dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành"..Đó là những con người bình dị, sống thanh thản cần cù lao động và vững tin ở sự sống, gắn bó với mảnh đất quê hương tuy nhiều nắng gió nhưng thật đẹp và giàu.

Nguyễn Tuân đã thành công trong những nét vẽ mỹ lệ và hoành tráng về cảnh thiên nhiên trên biển, ông lại thành công trong nét bút phác hoạ những con người lao động đáng yêu trên biển đảo Cô Tô. Đó là do tài nghệ của nhà văn nhưng trước hết là do cái tình khiến ông "càng thêm yêu mến hòn đảo này như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây"..Phải chăng đó là tình yêu thiên nhiên đất nước và con người - cội nguồn làm nên cảm hứng văn chương của nhà văn? Nguyễn Tuân thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây không phải để giải trí mà là do trong tâm hồn ông ấm nóng một tình yêu đối với con người.
Trong bút kí Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương), con người Sài Gòn có một phong cách cởi mở, bộc trực, chân tình và tự tin. Nét riêng của người Sài Gòn có lẽ tập trung nhiều nhất ở các cô gái "thị thiềng, những con người mang "cái đẹp thật đơn sơ, đôn hậu". Viết về họ, nhà văn không dùng từ "yêu" nào mà vẫn bộc lộ biết bao tình yêu, lòng quý trọng và cả sự biết ơn với con người Sài Gòn giản dị, chân thành nhân hậu. Tình yêu đó không chỉ một sớm một chiều mà là một mối tình "dai dẳng, bền chặt", không bút nào tả xiết được.

Từ những con người ở vùng biển đảo xa xôi, đến những con người Sài Gòn đô thị đều hiện lên thật gần gũi, đáng yêu dưới ngòi bút tài hoa của các nhà văn. Họ mang trong mình những vẻ đẹp truyền thống và cả vẻ đẹp trong cuộc sống hằng ngày, trong những thời điểm cam go của cả nước, của dân tộc đang thay đổi mau lẹ, kịp thời.
2.2.2- Khám phá con người và thể hiện con người ở nhiều mặt, trong nhiều mối quan hệ
Con người trước hết được đặt trong mối quan hệ với đất nước với quê hương. Thanh Hải đã thể hiện khát vọng cống hiến, khát vọng sống mãnh liệt. và nguyện cầu muốn được hoá thân cùng mùa xuân để mãi mãi được hiến dâng cho quê hương, đất nước thân yêu qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện được làm con chim hót, làm một cành hoa tím biếc để góp phần dâng hương sắc cho đời, tô đẹp cho mùa xuân quê hương, xứ sở. Và một nốt trầm trong bản hoà ca làm rung động xao xuyến lòng người. Bài thơ toát lên một lối sống cao đẹp. Đó chính là sự hoà hợp giữa cái Tôi trong cái Ta, cái riêng trong cái chung, mùa xuân nho nhỏ của mỗi con người trong mùa xuân lớn lao của đất nước.

Kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ lấy thời điểm của đất nước những năm 80 của thế kỉ XX, để xây dựng nhân vật Hoàng Việt - người đại diện tiêu biểu cho những con người tiên tiến, dám nghĩ dám làm, tin tưởng vào bản thân vào quần chúng, thông minh và nghị lực.Bên cạnh anh còn có kĩ sư Lê Sơn - người có trình độ chuyên môn giỏi, hết lòng hết sức vì xí nghiệp, hiểu biết xí nghiệp sâu sắc, tuy vốn nhút nhát ngại va chạm nhưng đã mạnh dạn, tự nguyện đứng vào trận tuyến đấu tranh cùng Hoàng Việt. Họ là những đại diện ư tú của cái mới, cái tiến bộ. Suy nghĩ và việc làm của họ hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại, phù hợp với yêu cầu của thực tế cuộc sống, với nguyện vọng của nhân dân.

Vấn đề mà Lưu Quang Vũ đặt ra là mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, cái chung và cái riêng. Cái chúng ta tạo thành từ những cái tôi cá nhân cụ thể. Cái tôi được đặt trong cái chúng ta, thông nhất với chúng ta, nhưng mỗi cái tôi phải được tôn trọng và đảm bảo trong sản xuất và trong đời sống tinh thần. Đó là vấn đề thời sự của đất nước ta những năm 80 của thế kỉ XX, những năm đầu của công cuộc đổi mới, nhưng tư tưởng và tình cảm của các nhân vật tích cực trong việc hình thành nhân cách, thói quen độc lập suy nghĩ, khao khát tìm tòi, sáng tạo là hành trang cần thiết để các em vững bước vào đời.
Trong truyện ngắn Bến quê, ngòi bút của Nguyễn Minh Châu hướng vào đời sống thế sự nhân sinh thường ngày, với những chi tiết sinh hoạt đời thường, có khi nhỏ nhặt, để phát hiện những chiều sâu của đời sống với bao nhiêu quy luật và nghịch lí, qua đó nhắc nhở mọi người đừng vô tình mà phải biết gắn bó, trân trọng vẻ đẹp của quê hương xứ sở, vì những cái đó là máu thịt, là tâm hồn của chúng ta. Phải biết nâng niu trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị của cuộc sống, quê hương. Con đò của tâm hồn nương tựa vào gia đình, vào quê hương, ấy là đậu vào "bến quê"đó. Đây là một khám phá mới của nhà văn mang ý nghĩa nhân bản của con người.

Bằng những lời nói chân tình giản dị mang đậm màu sắc dân tộc Y Phương đã nhấn mạnh đến sự gắn bó tinh thần giữa cuộc sống con người và quê hương qua bài thơ Nói với con. Chẳng có gì quý giá thiêng liêng bằng tình quê, chẳng ai có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn chân thành bằng người dân quê mình. Cha đã truyền ngọn lửa tình yêu cho đời con, thắp sáng tâm hồn con bằng việc nói cho con hiểu về con người và mảnh đất trên đá, trong thung, lên thác xuống ghềnh.
ánh trăng của Nguyễn Duy là một lời tâm sự bình dị nhưng lại mang triết lí sâu xa về mối quan hệ giữa con người với dân tộc, với những gì gọi là quá khứ. Bài thơ đã để lại một khoảng đáng nhớ, đáng yêu trong lòng người đọc. Từ một câu chuyện kể về tình cảm giữa con người và vầng trăng tri kỉ, bài thơ gợi cho người đọc liên tưởng tới những vấn đề có ý nghĩa nhân sinh hết sức sâu sắc. Vầng trăng biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình thuỷ chung, độ lượng. Vầng trăng là biểu tượng sáng ngời, đẹp đẽ của quê hương đất nước, của lẽ sống tình nghĩa thuỷ chung son sắt. Nhà thơ không chỉ trách ta hờ hững với quá khứ, với những điều thiêng liêng nhất mà còn nhắn chúng ta sống nghĩa tình, thuỷ chung để không phải hối hận vì có lúc đã vô tình quên lãng, bội bạc.


Sống thuỷ chung, có trách nhiệm với quê hương đất nước nhưng con người cũng phải có trách nhiệm với chính bản thân mình, gia đình mình. Đó là điều mà Khánh Hoài muốn gửi gắm tới chúng ta qua truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê. Cuộc chia tay cảm động của hai em Thành và Thủy trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: tình cảm gia đình, hạnh phúc gia đình là đáng quý và quan trọng, vì thế mọi người cố gắng bảo vệ giữ gìn, không vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên trong sáng ấy, làm tan vỡ gia đình. Tuổi thơ không biết và không bao giờ muốn chia li. Đọc truyện ngắn này, người đọc - nhất là lớp trẻ chúng ta- hiểu và suy ngẫm được nhiều điều về nỗi đắng cay trong cuộc đời và những tình người đằm thắm, nhân hậu, nhất là tình anh em ruột thịt.

Các nhà văn, nhà thơ với những phong cách khác nhau đã hướng người đọc vào cuộc sống hàng ngày, đi sâu khám phá những tình cảm mang tính nhân bản của con người. Đó chính là tình cảm với quê hương, đất nước, với con cái, với gia đình. Cuộc sống tuy có nhiều vất vả, lo toan nhưng con người không được phép quên đi những tình cảm ấy. Đây là tiếng nói nhân văn cao cả của văn học Việt Nam thời kỳ này.
2.2.3. Đề cao ý thức cá nhân hướng tới sự hoàn thiện của nhân cách

Hướng tới con người, khám phá con người ở nhiều mặt, trong nhiều mối quan hệ cũng là vì mục đích giúp con người soi lại mình, nhìn lại bản thân mình. Trở lại với bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy, ta thấy ánh trăng nói được nhiều điều. Trăng tròn đầy tình nghĩa nhưng đáng tiếc thay cái tình đáng quý ấy lại bị con người thờ ơ, xa lánh. Nhưng dù thế nào trăng vẫn vị tha, cao thượng. Chính điều đó đã giúp con người nhận ra "độ lệch"của nhân cách mình, khiến con người phải giật mình. Cái giật mình trong khổ thơ thể hiện sự bừng tỉnh đáng quý cần có để làm người. Giờ đây, con người đã tìm được đường trở về với chính mình, tìm lại được những tháng ngày tình nghĩa đã vô tình quên lãng.

Thành công của Nguyễn Duy là mượn cái giật mình của nhân vật trữ tình để rung lên hồi chuông cảnh tỉnh nhắc nhở mọi người, nhất là thế hệ của ông không được quên đi quá khứ, cần có trách nhiệm với quá khứ. ánh trăng như một lời sám hối, một lời tự thú, ăn năn. Chỉ người có lương tâm, lương tri mới biết sám hối. Biết sám hối để tự hoàn thiện nhân cách, tự vươn lên hướng tâm hồn về ánh sáng và cái cao cả. Người lính năm xưa đã nhìn lại quá khứ, soi mình trong hiện tại để đấu tranh loại bỏ sự vô tình, vô nghĩa của bản thân, hướng tới sự cao cả, tốt đẹp. ánh trăng là bức thông điệp giàu ý nghĩa nhân sinh mà nhà thơ Nguyễn Duy muốn gửi tới cho bạn đọc.
Trong cuộc sống hằng ngày, con người gặp biết bao điều cám dỗ. Nhưng với những gì tốt đẹp vốn có, ta vẫn có thể tránh được những điều vòng vèo, chùng chình, những cám dỗ để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị và bền vững của cuộc sống. Đó là một triết lí nhân sinh sâu sắc về đường đời và mục tiêu cuộc sống mà nhân vật Nhĩ trong truyện ngắn Bến quê đã chiêm nghiệm được. Truyện ngắn chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương. Điều đặc biệt là những suy nghĩ, trải nghiệm ấy được Nguyễn Minh Châu chuyển hoá vào đời sống nội tâm nhân vật, với diễn biến của tâm trạng dưới sự tác động của hoàn cảnh. Chợt vang lên bên tai ta lời nhắc khẽ: "xin hãy tạm ngừng một chút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn để tự suy nghĩ về chính mình."

Nghệ thuật đích thực bao giờ cũng có tác dụng nhân đạo hoá con người, làm con người gần nhau hơn và thanh sạch hoá hồn người. Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh) có sức lay, sức gợi sâu xa bởi nó có giá trị như thế. Với cách viết nhẹ nhàng, Tạ Duy Anh đã sáng tạo một tác phẩm chan chứa tình thương, đó là lòng yêu quý anh trai của đứa em gái Kiều Phương - họa sĩ tí hon, tác giả bức tranh "Anh trai tôi", bức tranh giải nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế. Trước bức tranh của em gái, nhân vật người anh cảm thấy ngỡ ngàng, hãnh diện để rồi xấu hổ. Đó là cái xấu hổ cần thiết để làm người. Chú như đang lớn lên về mặt tâm hồn. Thật đáng yêu và đáng trọng biết bao! Nghệ thuật đích thực là nghệ thuật hướng tới, Chân, Thiện Mỹ. Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đã cho ta được cảm nhận đó.



Biết sống đẹp biết vươn lên để làm một con người chân chính là điều mà Nguyễn Duy, Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh muốn nói với chúng ta. Bài học về tình thương, về lòng độ lượng về sự phục thiện hướng về đạo lí để hoàn chỉnh nhân cách mà ta tìm thấy qua hình ảnh ánh trăng, nhân vật Nhĩ, nhân vật người anh mang tính nhân văn cao đẹp. Dưới ánh sáng của lương tâm và đạo lí, nhân cách của mỗi chúng ta được hoàn thiện dần, hướng tới lương tâm và đạo lí cao cả, hướng tới cái Chân, Thiện, Mỹ trong xã hội.
B. ứng dụng trong thực tiễn giảng dạy
Như trên đã trình bày, chuyên đề nàychủ yếu phục vụ việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Để thực hiện tốt chuyên đề tôi giao bài trước cho học sinh từ 1 đến 2 tuần và yêu cầu các em suy nghĩ, tìm hiểu kĩ vấn đề từ đó tập hợp tư liệu phục vụ chuyên đề
Khi tiến hành bồi dưỡng trên lớp, trước hết tôi nêu tên chuyên đề sau đó yêu cầu học sinh thảo luận trình bày phần chuẩn bị ở nhà theo các bước làm bài. trong quá trình thảo luận tôi chú ý lắng nghe để nhận xét rồi chốt lại vấn đề theo định hướng đúng đắn
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý
Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: nghị luận tổng hợp
- Vấn đề nghị luận: giá trị nhân đạo trong văn học
- Phạm vi tư liệu: Một số tác phẩm văn học từ sau 1975 đến nay (đã học trong chương trình THCS)
Tìm ý:
- GV hướng dẫn học sinh tìm hệ thống luận điểm cho chuyên đề (dựa vào khả năng khái quát tổng hợp kiến thức qua quá trình nghiên cứu). Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng cần phải nêu được một số ý cơ bản như đã trình bày ở phần nội dung chuyên đề
- Hướng dẫn học sinh tìm luận cứ. Luận cứ phải tiêu biểu, toàn diện, bám sát các văn bản đã học
- Xác định cách lập luận cho từng nội dung
Bước 2: Lập dàn ý

- GV hướng dẫn HS lập dàn bài theo 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Cho HS thảo luận rút ra dàn bài chung
- Đối chiếu với dàn bài của cô giáo và bổ sung những phần còn thiếu
- Trong quá trình hình thành dàn bài, giáo viên chú ý theo dõi, tham gia thảo luận với HS, tránh áp đặt để phát huy tính sáng tạo cho các em
Bước 3: Viết bài

- H­íng dÉn HS c¸ch lËp luËn hîp lÝ, sö dông linh ho¹t vµ thµnh th¹o c¸c thao t¸c lËp luËn
- H­íng dÉn c¸ch ph©n tÝch dÉn chøng
- RÌn kÜ n¨ng dïng tõ, ®Æt c©u, ®Æc biÖt cÇn rÌn kh¶ n¨ng t­ duy s¸ng t¹o, c¸ch tæng hîp kh¸i qu¸t vÊn ®Ò
- H­íng dÉn c¸ch viÕt ®o¹n v¨n, khuyÕn khÝch viÕt ®o¹n Tæng - Ph©n - Hîp
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa

- Cho HS trao ®æi bµi söa lçi cho nhau, cã thÓ tù chÊm bµi vµ nhËn xÐt c¸ch diÔn ®¹t, c¸ch dïng tõ ®Æt c©u
- §Ó c¸c em hiÓu kÜ vµ hiÓu s©u vÊn ®Ò t«i t¸ch néi dung chuyªn ®Ò thµnh nh÷ng ®Ò nhá
Phần Kết luận
Tìm hiểu một số tác phẩm văn học Việt Nam từ sau 1975 đến nay ta thấy tinh thần nhân đạo được thể hiện trong cảm hứng nhân bản. Các nhà văn đã đi sâu khám phá những nét đẹp của con người trong những cái dung dị hằng ngày. Đó là những vẻ đẹp hết sức đơn sơ, bình dị, mang tính truyền thống của con người Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, họ còn mang những nét đẹp của con người hiện đại. Vì được đặt trong nhiều mối quan hệ của cuộc đời nên con người của thời đại mới có thêm những chiều sâu suy nghĩ. Vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam được nâng ngang tầm thời đại. Với nhiều phong cách khác nhau, các nhà văn thời kỳ này đã đem đến cho văn học một tiếng nói mới, tiếng nói nhân bản, nhân văn sâu sắc.
Tuy nhiên, văn học thời kỳ này phát triển trong một giai đoạn mà xã hội Việt Nam có nhiều biến động phức tạp. Vì thế, nên chăng cần có một cái nhìn thấu đáo, triệt để và toàn diện để khám phá nội dung và những đóng góp của nó cho nền văn học nước nhà.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Lan Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)