Chuyên đề

Chia sẻ bởi Huỳnh Khánh Dũng | Ngày 08/10/2018 | 62

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề thuộc Toán học 1

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề:

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 1 NÊU LỜI BÀI TOÁN
VÀ VIẾT PHÉP TÍNH THÍCH HỢP THEO YÊU CẦU TRANH VẼ

I. MỞ ĐẦU:
1. Lý do:
- Đối với học sinh lớp 1,trong giai đoạn đầu năm học ngôn ngữ diễn đạt còn hạn chế, việc nói thành câu đã khó nên nhìn tranh vẽ nêu lời bài toán laị càng khó khăn hơn.
- Theo cấu trúc bài tập ở sách giáo khoa là:nhìn tranh vẽ (hìnhvẽ) “Viết phép tính thích hợp” nên giáo viên thường chỉ yêu cầu học sinh nhìn tranh vẽ rồi viết phép tính thích hợp là được, chưa chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng nêu lời bài toán phù hợp với phép tính hay không.
- Giáo viên thường làm thay hoặc áp đặt học sinh trong việc nêu lời bài toán vì sợ mất nhiều thời gian.
- Đây là dạng bài có nhiều trong chương trình toán lớp 1, là cơ sở ban đầu để học sinh học tốt phần giải toán có lời văn sau này.
Vì những lý do trên nên tôi đã chọn chuyên đề này nhằm giúp cho học sinh lớp 1biếtquan sát tranh nêu lời bài toán, từ đó viết được phép tính phù hợp với yêu cầu trong tranh .Đồng thời giúp cho giáo viên thấy được tầm quan trọng cũng như phương pháp và quy trình dạy dạng bài nhìn tranh vẽ viết phép tính thích hợp .
2. Nhiệm vụ:
Với chuyên đề này tôi muốn giúp học sinh hình thành kỹ năng biểu thị một tình huống của bài toán bằng một phép tính tương ứng với tranh vẽ. Đây là bước đầu chuẩn bị cho việc giải toán có lời văn sau này. Dạng bài này phù hợp với giai đoạn học sinh đang học chữ cái, âm, vần nhưng nó có tầm quan trọng tạo điều kiện cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa của phép tính cùng với mối quan hệ giữa chúng.
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Thực trạng:
*Học sinh:
Đa số học sinh chỉ nhìn tranh vẽ nêu phép tính, ít chú ý đến việc nêu lời đề toán theo yêu cầu tranh vẽ trước khi viết phép tính.
Ngôn ngữ diễn đạt của các em còn hạn chế, nhất là thuật ngữ toán học.
Học sinh phần lớn khi viết phép tính chỉ dựa vào dấu hiệu trực quan bên ngoài hình vẽ mà chưa hiểu được ý nghĩa, quan hệ của bài toán.
* Giáo viên:
- Đa số giáo viên ít chú ý đến khâu chuẩn bị tranh vẽ cho dạng bài tập này.
Giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc hình thành kỹ năng nêu lời bài toán theo yêu cầu tranh vẽ. Hơn nữa, vì đây là dạng ø bài tập thường sắp xếp ở cuối giờ dạy. Hầu như giáo viên phân bổ thời gian chưa chưa hợp lý để dạy dạng toán này.
2. Nguyên nhân:
Theo lệnh của sách giáo khoa là: “Viết phép tính thích hợp” như vậy yêu cầu của lệnh này là biểu thị tình huống của bài toán bằng một phép tính thích hợp ứng với mỗi tranh vẽ. Vậy khi học sinh nhìn tranh vẽ với những dấu hiệu bên ngoài (bằng trực quan) kết hợp với nội dung giới hạn phạm vi bài học, thì các em có thể ghi đúng ngay phép tính và kết quả mà không mất nhiều thời gian để tư duy đi từ trực quan đến tư duy trừu tượng khái quát kiến thức.Do đó học sinh nắm kiến thức không sâu,nếu ta đổi các số đã học ,từ thêm sang bớt hay ngược lại .
Ví dụ:
Trong bài phép cộng trong phạm vi 4, bài tập 4 trang 47.
Yêu cầu của bài toán là: Viết phép tính thích hợp.







 Học sinh dễ dàng viết ngay: 3 + 1 = 4. Chưa hẳn các em đã tư duy dùng thuật ngữ liên quan đến ký hiệu toán học để ghi lại phép tính như: Có 3 con chim đậu trên cành, thêm 1 con chim nữa bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim ?.
- Việc nêu lời bài toán có thể giáo viên yêu cầu học sinh, nhưng thường là những em khá giỏi nêu, chứ giáo viên chưa yêu cầu đa số học sinh nêu bài toán và chưa uốn nắn, giúp các em hiểu được dấu hiệu bản chất ý nghĩa của tình huống trong tranh.
Khi học bài phép cộng thì các em chỉ nghĩ đến phép tính cộng và nêu bài toán phù hợp với phép cộng, các em chưa nghĩ đến bài toán phù hợp với phép tính trừ và viết phép tính trừ mặc dù có bài toán chúng ta có thể viết được 2 hoặc 4 phép tính.
Ví dụ:
Bài 4a trang 60.
Yêu cầu của bài toán là viết phép tính thích hợp
Học sinh có thể viết: 5 – 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Khánh Dũng
Dung lượng: 44,00KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)