Chuyên đề
Chia sẻ bởi Huỳnh Nguyệt Thanh |
Ngày 11/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề thuộc Khoa học 4
Nội dung tài liệu:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC HIỆU QUẢ PHÂN MÔN
ĐỌC THÀNH TIẾNG - CHÍNH TẢ
CỦA MÔN TIẾNG VIỆT 4-5
ĐỂ ĐẠT CHUẨN VÀ VƯỢT CHUẨN
Ngu?i th?c hi?n: Hu?nh Nguy?t Thanh
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐA KAO
PHẦN MỞ ĐẦU
Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết ban đầu, cần thiết về TN-XH và con ngưới, có kĩ năng cơ bản về nghe-nói-đọc-viết và tính toán,.. Việc đánh giá học sinh căn cứ theo Chuẩn kiến thức-kĩ năng của chương trình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, động viên học sinh chăm học, tự tin trong hoc tập.Dạy học theo Chuẩn là thực hiện mục tiêu giáo dục.
Trong chương trình Giáo dục phổ thông-cấp tiểu học, mỗi môn học đều xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và Chuẩn KT-KN. Kiến thức khoa học là vô hạn , khả năng tiếp thu của học sinh là có giới hạn nên phải lựa chọn, xác định nội dung và yêu cầu phù hợp với tiếp thu của học sinh.
Chương trình tiểu học giúp các em có những hiểu biết ban đầu để các em ham thích các môn học. Các môn học ở tiểu học giúp HS : đọc thông, viết thạo, nói rõ ý, viết đúng câu., thành thạo các phép tính,., hiểu rõ quan hệ của bản thân với môi trường TN-XH..
Chương trình Giáo dục phổ thông-cấp tiểu học đã xác định rõ Chuẩn KT-KN của từng môn học. Đó là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của môn học mà HS cần phải đạt được. Dạy học theo Chuẩn KT-KN là nhu cầu cấp thiết của Giáo dục Tiểu học. Dạy học theo Chuẩn KT-KN đòi hỏi người GV đứng lớp phải xác định rõ những nội dung cơ bản cần thiết của mỗi môn học trong SGK, mức độ cần đạt cho tất cả HS trong lớp, hướng tới mọi đối tượng HS với những mục tiêu riêng, yêu cầu riêng.
Với đặc điểm HS chủ yếu là người dân tộc thiểu số của huyện Đam Rông nói chung và trường Tiểu học ĐaKao nói riêng thì việc dạy các môn học đạt theo Chuẩn KT-KN là một vấn đề rất khó, đặc biệt ở môn Tiếng Việt . Đến với hội thảo hôm nay, trường Tiểu học ĐaKao xin nêu thực trạng và một số giải pháp dạy học hiệu quả ở phân môn Đọc thành tiếng- Chính Tả của môn Tiếng Việt lớp 4,5 để đạt chuẩn và vượt chuẩn mà trường chúng tôi đã vận dụng trong những năm qua.
THỰC TRẠNG
1.Thực trạng chung của trường Tiểu học ĐaKao:
Trường Tiểu học Đa Kao - Xã Đạ Tông là một trường thuộc xã khó khăn của huyện Đam Rông, dân cư chủ yếu là dân tộc Mnông và dân tộc Cil . Trường nằm ở thôn Đa Kao II tập trung con em của nhân dân thuộc 3 thôn Đa Kao I, Đa Kao II và Cil múp. Đời sống của người dân ở 3 thôn này còn gặp nhiều khó khăn nên một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình, một số phụ huynh trình độ học vấn còn hạn chế do đó ảnh hưởng đến việc học nói chung và việc rèn luyện đọc - viết của con em mình nói riêng .
Hầu hết các em đều giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ . Khả năng giao tiếp bằng Tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế. Có chăng chỉ trong các tiết học khi giao tiếp với thầy cô giáo các em mới sử dụng Tiếng Việt .Tiếng Việt chưa trở thành ngôn ngữ chính của các em .
Do cách phát âm của tiếng dân tộc các em nên các em hay phát âm sai dẫn đến việc đọc - viết sai. Mặt khác cũng do các em không hiểu rõ nghĩa của từ, không nắm được quy tắc chính tả .
Trường Tiểu học ĐaKao có 100% là học sinh dân tộc Mnông và dân tộc Cil nên việc sử dụng Tiếng Việt lại càng gặp nhiều hạn chế bởi các em không có điều kiện giao tiếp với các bạn người Kinh để tăng cường sử dụng Tiếng Việt .Học sinh hay e ngại không dám trao đổi, bày tỏ với giáo viên những thắc mắc trong giờ học cũng như ngoài giờ lên lớp ,điều đó cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng Tiếng Việt của các em.
2.Thực trạng dạy và học phân môn Đọc thành tiếng- Chính tả ở lớp 4,5:
a. Đọc thành tiếng:
- Hầu hết các em đọc yếu .
- Nhiều học sinh đọc chậm, phát âm chưa chuẩn.
- Một số em vừa đọc, vừa đánh vần.
- Phần đa các em đọc sai dấu thanh( thêm hoặc bỏ dấu thanh).
- Ngắt, nghỉ hơi chưa đúng, đọc nhỏ.
b. Chính tả: Do đọc yếu nên dẫn đến viết chính tả cũng yếu:
- Đa số HS viết sai chính tả về âm, vần , dấu thanh .
- Các em chưa biết cách trình bày bài chính tả.
- Nhiều học sinh chưa hiểu nghĩa của từ nên thường viết sai chính tả.
- Các em có thói quen học vẹt, chưa biết vận dụng thực hành cụ thể, khi GV hỏi về quy tắc chính tả thì các em đều nói được nhưng khi viết bài thì chỉ có một số ít HS thực hiện được yêu cầu đó
Qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy một số lỗi cơ bản mà học sinh thường mắc phải như sau:
Sai dấu thanh : thanh hỏi, thanh ngã, có dấu thì bỏ dấu, chữ không có dấu thì thêm vào
Sai phụ âm đầu l/n, x/s, ch/ tr, ng/ngh, c/k/q, d/gi/r.
Sai vần : an / ang, ăn/ăng, ân/âng, en/eng, ươn/ương, iên /iêng, uôn/uông, im/iêm, ât/âc, ăt/ăc, iết/iếc, êt/êch, iu/iêu, o/ô, ai/ay,o/u, i/y.
GIẢI PHÁP
Trước hết người GV cần phải nắm rõ Chuẩn KT-KN của từng phân môn ở từng khối lớp, từng giai đoạn cụ thể.
Từ việc nắm Chuẩn KT-KN của từng phân môn mà HS phải đạt được, người GV cần xác định được HS lớp mình phụ trách đang ở mức nào của Chuẩn.
Trong mỗi tiết dạy, bài dạy, GV cần xác định kiến thức trọng tâm của từng bài đạt theo chuẩn và lưu ý đến mọi đối tượng HS, nhất là HS yếu.Xác định rõ từng đối tượng sẽ đạt chuẩn KT-KN của bài đến mức nào.
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Là hoạt động chuyển kí hiệu chữ viết trong văn bản thành dòng âm thanh vang lên trong không khí.Chất lượng đọc thành tiếng bao gồm 4 tiêu chí:đọc đúng, đọc nhanh(đọc lưu loát), đọc có ý thức(thông hiểu nội dung) và đọc diễn cảm.
Khi dạy đọc thành tiếng cho HS, người GV phải đọc chuẩn, đọc tự nhiên, không mắc lỗi chính tả địa phương, thể hiện sự diễn cảm tốt để truyền cảm người nghe, gây sự hứng thú bước đầu.
Cần chú ý cách đọc của HS, không để các em đọc quá nhanh, vội vã, kéo dài giọng đọc, ngắt nghỉ không đúng chỗ.
Trường hợp HS đọc yếu nhiều thì cần rút ngắn thời gian tìm hiểu bài, dành nhiều thời gian luyện đọc.Không chỉ luyện đọc trong giờ tập đọc mà trong tất cả các môn học khác. Ví dụ trong môn LS- ĐL - KH. chúng ta cũng dạy như dạy tập đọc, đặc biệt chú trọng HS đọc yếu, còn đánh vần.
Khi học sinh đọc sai thì phải cho các em dừng lại và sửa sai tức thì ngay từ sai đó bằng cách cho các em đọc nhiều lần cho đúng, kết hợp ghi từ sai đó lên bảng và cho cả lớp luyện đọc lại.
Trường hợp hay mắc phải ở HS vùng chúng ta là đọc sai dấu thanh thì giáo viên chỉ r từ sai , phân tích cấu tạo từ v nêu tác hại của việc đọc sai cho HS hiểu.
Đối với những em chưa đạt chuẩn môn đọc của năm học trước thì phải rèn từ từ, chưa nhất thiết các em phải đạt 4 tiêu chí của kĩ năng đọc thành tiếng mà chỉ rèn cho các em đọc đúng từ. Đối với những đối tượng này, chấp nhận để các em vừa đánh vần vừa đọc.Đồng thời cần có sư quan tâm và động viện kịp thời để các em cố gắng. Thời gian đầu chỉ yêu cầu các em đọc dược một đền hai câu ngắn trong một tiết học và dần dần tăng dần lượng câu phải đọc. Từ đọc ít sang đọc nhiều, từ câu ngăn sang câu dài rồi sang đoạn. Có thể ở từng giai đoạn các em đọc yếu chưa đạt theo chuẩn KT-KN theo qui định nhưng các em đã đọc đúng thì đến giai đoạn tiếp theo sẽ đọc đúng tốc độ quy định, miễn sao đến cuối năm các em đọc tốt, chưa yêu cầu phải đọc diễn cảm và thông hiểu nhiều.
Ngoài hình thức đọc cá nhân, đọc đồng thanh, cần coi trọng đọc theo cặp đôi vì không những hướng tới mọi đối tượng đều được đọc mà còn giúp các em tập trung chú ý, theo dõi để tự phát hiện các lỗi sai khi nghe bạn đọc. Yêu cầu caqc1 em chỉ ra lỗi bạn đọc sai và cách sửa sai.
Rèn kĩ năng viết chính tả:
Muốn viết chính tả tốt trước hết HS phải được luyện đọc nhiều và đọc đúng .
Xác định rõ từng em học sinh hay viết sai chính tả và các lỗi sai hay mắc phải , xếp những em này ngồi ở những vị trí bàn đầu để dễ quan sát và kiểm tra trong khi các em viết bài.
Sắp xếp những em hay viết sai chính tả ngồi gần những em HS đọc chuẩn, viết đúng chính tả để có thể giúp đỡ cho bạn.
Phần hướng dẫn viết chính tả bỏ qua phần trả lời một số câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết dành thời gian luyện viết ngay những tiếng, từ khó, dễ lẫn lộn.
Cho HS luyện viết nhiều những chữ nào quá kho, nhiều HS viết sai để trên bảng cho HS nhìn viết. Khi đã quen dần mới xóa hết các từ viết khó đi.
Phần đọc chính ta GV đọc chậm, đọc cụm từ và câu ngắn hơn, đọc nhiều lần hơn nếu HS chưa viết kịp.
Trong các buổi phụ đạo học sinh viết yếu chỉ luyện viết.
Đối với loại bài chính tả nhớ viết, trước khi viết bài GV dành 5 đến 10 phút cho HS ôn lại đoạn bài viết. Những trường hợp HS không thuộc bài GV gợi ý đọc lại câu đó cho HS viết, không để tình trạng HS ngồi chơi vì không viết kịp hay vì không nhớ bài viết.
Khi chấm bài chính tả cần đầu tư nhiều thời gian và công sức: chưã bài tỉ mỉ cho từng em. Không gạch chân dưới chữ viết sai, nhận xét chung chung mà viết lại chữ HS viết sai đó ra phần sửa lỗi và yêu cầu HS về nhà viết lại chữ đó.
Phần soát lỗi nếu cho HS đổi vở soát lỗi thì không có hiệu quả nên tôi cho HS mở sách soát lỗi cho nhau.
Phần hướng dẫn HS làm bài tập chính tả rút ngắn thời gian để tăng thời gian cho phần luyện viết chính ta nhưng vẫn đảm bảo chuẩn KT-KN của bài. Bài tập trong sách SGK chủ yếu sữa các loại lỗi phương ngữ thuộc 3 vùng cơ bản Bắc - Trung - Nam, không có loại bài tập chữa lỗi chính tả cho hS từng vùng dân tộc khác nhau khi nói, viết Tiếng Việt ,do đó GV cần tự tìm ra những lỗi chính tả HS lớp mình thường mắc để lựa chọn các bài tập chính tả phù hợp mà HS hay mắc lỗi thay cho các bài tập chính tả khác hoặc cho thêm các bài tập chính tả trong SGK.
Thường xuyên ôn lại các quy tắc viết chính tả trong các tiết học ( với những học sinh yếu tôi nhắc trực tiếp khi theo dõi các em viết bài ).
+ Các âm ngh: Luôn đứng trước các nguyên âm i, e, ê.
+ Am K luôn đứng trước các âm i,e, ê.
+ Vần ach, ăt, ăc, không bao giờ đi kèm dấu hỏi, ngã, huyền.
Khi đọc đến từ học sinh hay viết sai, GV cung cấp cho học sinh hiểu nghĩa của từ cần viết.Nhắc học sinh phải đánh vần chữ khó trước khi viết.
Đối với học sinh viết sai nhiều, trình bày chưa đẹp, GV chưa yêu cầu các em viết cả đoạn, cả bài như những các bạn khác mà chỉ yêu cầu học sinh viết một đoạn ngắn nhưng phải viết đúng trình bày đẹp .
Đưa ra các biện pháp rèn viết phù hợp với từng học sinh. Với học sinh viết sai nhiều GV cho học sinh viết các phần ghi nhớ trong các môn khác và rèn nhiều trong giờ ra chơi. Thường xuyên theo dõi tiến bộ của học sinh, động viên khích lệ kịp thời để tạo hứng thú học tập cho các em, nhất là đối với các em viết yếu .
Sau mỗi bài chính tả, GV nên dành 2-3 phút để củng cố bài bằng cách cho học sinh viết lại những chữ hay sai. Tổ chức trò chơi.Tìm chữ viết sai trong dãy từ và sửa lại cho đúng . Thi tiếp sức :Mời những học sinh viết yếu lên đọc cho các em một số từ trong bài các em vừa viết - các từ khó.
Ngoài các biện pháp kể trên, sau mỗi tiết chính tả, nên tuyên dương những em viết đẹp, viết đúng, trình bày bài cẩn thận, cho cả lớp tham khảo vở của những học sinh này để từ đó các em có ý thức tự rèn chữ viết của mình để được như bạn .Thường xuyên động viên khích lệ học sinh yếu.
KẾT LUẬN
Để đọc đúng, viết đúng theo chuẩn KT-KN của từng giai đoạn, từng lớp đối với HS vùng DTTS là một vấn đề cần quan tâm. Vì vậy:
Ngoài các giờ dạy chính khóa, đúng môn học, cần rèn đọc, viết nhiều hơn trong các môn học khác.
Đồng thời cần tăng cường khả năng giao tiếp bằng Tiếng Việt trong mọi tình huống. Vì có giao tiếp bằng tiếng việt các em mới hiểu được hết nghĩa của tiếng Việt. Ơ trên lớp khi thấy học sinh giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, GV cần tế nhị nhắc học sinh nên nói chuyện với bạn bằng tiếng phổ thông để thầy cô và các bạn cùng hiểu nội dung cuộc trao đổi này .
Trong các môn học khác GV luôn hướng học sinh nói thành câu đủ ý khi trả lời bài Cho học sinh nói đúng , phát âm chuẩn ,viết đúng giúp đỡ học sinh yếu cùng tiến bộ .
Trên đây là thực trạng và những giải pháp dạy học hiệu quả phân môn Đọc thành tiếng- Chính tả của môn Tiếng Việt 4,5 đạt chuẩn mà trường chúng tôi đã áp dụng trong những năm qua, đã đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học của trường chúng tôi. Và đây là những giải pháp bước đầu trong việc thực hiện chuẩn KT-KN các môn học của trường TH ĐaKao. Rất mong được sự góp ý, bổ sung của chuyên môn phòng giáo dục cũng như các đơn vị trường bạn v? d? h?i th?o hơm nay.
KÍNH CHÚC SỨC KHỎE QUÝ VỊ,
CHÚC HỘI THẢO THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN !
ĐỌC THÀNH TIẾNG - CHÍNH TẢ
CỦA MÔN TIẾNG VIỆT 4-5
ĐỂ ĐẠT CHUẨN VÀ VƯỢT CHUẨN
Ngu?i th?c hi?n: Hu?nh Nguy?t Thanh
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐA KAO
PHẦN MỞ ĐẦU
Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết ban đầu, cần thiết về TN-XH và con ngưới, có kĩ năng cơ bản về nghe-nói-đọc-viết và tính toán,.. Việc đánh giá học sinh căn cứ theo Chuẩn kiến thức-kĩ năng của chương trình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, động viên học sinh chăm học, tự tin trong hoc tập.Dạy học theo Chuẩn là thực hiện mục tiêu giáo dục.
Trong chương trình Giáo dục phổ thông-cấp tiểu học, mỗi môn học đều xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và Chuẩn KT-KN. Kiến thức khoa học là vô hạn , khả năng tiếp thu của học sinh là có giới hạn nên phải lựa chọn, xác định nội dung và yêu cầu phù hợp với tiếp thu của học sinh.
Chương trình tiểu học giúp các em có những hiểu biết ban đầu để các em ham thích các môn học. Các môn học ở tiểu học giúp HS : đọc thông, viết thạo, nói rõ ý, viết đúng câu., thành thạo các phép tính,., hiểu rõ quan hệ của bản thân với môi trường TN-XH..
Chương trình Giáo dục phổ thông-cấp tiểu học đã xác định rõ Chuẩn KT-KN của từng môn học. Đó là yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KT-KN của môn học mà HS cần phải đạt được. Dạy học theo Chuẩn KT-KN là nhu cầu cấp thiết của Giáo dục Tiểu học. Dạy học theo Chuẩn KT-KN đòi hỏi người GV đứng lớp phải xác định rõ những nội dung cơ bản cần thiết của mỗi môn học trong SGK, mức độ cần đạt cho tất cả HS trong lớp, hướng tới mọi đối tượng HS với những mục tiêu riêng, yêu cầu riêng.
Với đặc điểm HS chủ yếu là người dân tộc thiểu số của huyện Đam Rông nói chung và trường Tiểu học ĐaKao nói riêng thì việc dạy các môn học đạt theo Chuẩn KT-KN là một vấn đề rất khó, đặc biệt ở môn Tiếng Việt . Đến với hội thảo hôm nay, trường Tiểu học ĐaKao xin nêu thực trạng và một số giải pháp dạy học hiệu quả ở phân môn Đọc thành tiếng- Chính Tả của môn Tiếng Việt lớp 4,5 để đạt chuẩn và vượt chuẩn mà trường chúng tôi đã vận dụng trong những năm qua.
THỰC TRẠNG
1.Thực trạng chung của trường Tiểu học ĐaKao:
Trường Tiểu học Đa Kao - Xã Đạ Tông là một trường thuộc xã khó khăn của huyện Đam Rông, dân cư chủ yếu là dân tộc Mnông và dân tộc Cil . Trường nằm ở thôn Đa Kao II tập trung con em của nhân dân thuộc 3 thôn Đa Kao I, Đa Kao II và Cil múp. Đời sống của người dân ở 3 thôn này còn gặp nhiều khó khăn nên một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình, một số phụ huynh trình độ học vấn còn hạn chế do đó ảnh hưởng đến việc học nói chung và việc rèn luyện đọc - viết của con em mình nói riêng .
Hầu hết các em đều giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ . Khả năng giao tiếp bằng Tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế. Có chăng chỉ trong các tiết học khi giao tiếp với thầy cô giáo các em mới sử dụng Tiếng Việt .Tiếng Việt chưa trở thành ngôn ngữ chính của các em .
Do cách phát âm của tiếng dân tộc các em nên các em hay phát âm sai dẫn đến việc đọc - viết sai. Mặt khác cũng do các em không hiểu rõ nghĩa của từ, không nắm được quy tắc chính tả .
Trường Tiểu học ĐaKao có 100% là học sinh dân tộc Mnông và dân tộc Cil nên việc sử dụng Tiếng Việt lại càng gặp nhiều hạn chế bởi các em không có điều kiện giao tiếp với các bạn người Kinh để tăng cường sử dụng Tiếng Việt .Học sinh hay e ngại không dám trao đổi, bày tỏ với giáo viên những thắc mắc trong giờ học cũng như ngoài giờ lên lớp ,điều đó cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng Tiếng Việt của các em.
2.Thực trạng dạy và học phân môn Đọc thành tiếng- Chính tả ở lớp 4,5:
a. Đọc thành tiếng:
- Hầu hết các em đọc yếu .
- Nhiều học sinh đọc chậm, phát âm chưa chuẩn.
- Một số em vừa đọc, vừa đánh vần.
- Phần đa các em đọc sai dấu thanh( thêm hoặc bỏ dấu thanh).
- Ngắt, nghỉ hơi chưa đúng, đọc nhỏ.
b. Chính tả: Do đọc yếu nên dẫn đến viết chính tả cũng yếu:
- Đa số HS viết sai chính tả về âm, vần , dấu thanh .
- Các em chưa biết cách trình bày bài chính tả.
- Nhiều học sinh chưa hiểu nghĩa của từ nên thường viết sai chính tả.
- Các em có thói quen học vẹt, chưa biết vận dụng thực hành cụ thể, khi GV hỏi về quy tắc chính tả thì các em đều nói được nhưng khi viết bài thì chỉ có một số ít HS thực hiện được yêu cầu đó
Qua thực tế giảng dạy chúng tôi nhận thấy một số lỗi cơ bản mà học sinh thường mắc phải như sau:
Sai dấu thanh : thanh hỏi, thanh ngã, có dấu thì bỏ dấu, chữ không có dấu thì thêm vào
Sai phụ âm đầu l/n, x/s, ch/ tr, ng/ngh, c/k/q, d/gi/r.
Sai vần : an / ang, ăn/ăng, ân/âng, en/eng, ươn/ương, iên /iêng, uôn/uông, im/iêm, ât/âc, ăt/ăc, iết/iếc, êt/êch, iu/iêu, o/ô, ai/ay,o/u, i/y.
GIẢI PHÁP
Trước hết người GV cần phải nắm rõ Chuẩn KT-KN của từng phân môn ở từng khối lớp, từng giai đoạn cụ thể.
Từ việc nắm Chuẩn KT-KN của từng phân môn mà HS phải đạt được, người GV cần xác định được HS lớp mình phụ trách đang ở mức nào của Chuẩn.
Trong mỗi tiết dạy, bài dạy, GV cần xác định kiến thức trọng tâm của từng bài đạt theo chuẩn và lưu ý đến mọi đối tượng HS, nhất là HS yếu.Xác định rõ từng đối tượng sẽ đạt chuẩn KT-KN của bài đến mức nào.
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Là hoạt động chuyển kí hiệu chữ viết trong văn bản thành dòng âm thanh vang lên trong không khí.Chất lượng đọc thành tiếng bao gồm 4 tiêu chí:đọc đúng, đọc nhanh(đọc lưu loát), đọc có ý thức(thông hiểu nội dung) và đọc diễn cảm.
Khi dạy đọc thành tiếng cho HS, người GV phải đọc chuẩn, đọc tự nhiên, không mắc lỗi chính tả địa phương, thể hiện sự diễn cảm tốt để truyền cảm người nghe, gây sự hứng thú bước đầu.
Cần chú ý cách đọc của HS, không để các em đọc quá nhanh, vội vã, kéo dài giọng đọc, ngắt nghỉ không đúng chỗ.
Trường hợp HS đọc yếu nhiều thì cần rút ngắn thời gian tìm hiểu bài, dành nhiều thời gian luyện đọc.Không chỉ luyện đọc trong giờ tập đọc mà trong tất cả các môn học khác. Ví dụ trong môn LS- ĐL - KH. chúng ta cũng dạy như dạy tập đọc, đặc biệt chú trọng HS đọc yếu, còn đánh vần.
Khi học sinh đọc sai thì phải cho các em dừng lại và sửa sai tức thì ngay từ sai đó bằng cách cho các em đọc nhiều lần cho đúng, kết hợp ghi từ sai đó lên bảng và cho cả lớp luyện đọc lại.
Trường hợp hay mắc phải ở HS vùng chúng ta là đọc sai dấu thanh thì giáo viên chỉ r từ sai , phân tích cấu tạo từ v nêu tác hại của việc đọc sai cho HS hiểu.
Đối với những em chưa đạt chuẩn môn đọc của năm học trước thì phải rèn từ từ, chưa nhất thiết các em phải đạt 4 tiêu chí của kĩ năng đọc thành tiếng mà chỉ rèn cho các em đọc đúng từ. Đối với những đối tượng này, chấp nhận để các em vừa đánh vần vừa đọc.Đồng thời cần có sư quan tâm và động viện kịp thời để các em cố gắng. Thời gian đầu chỉ yêu cầu các em đọc dược một đền hai câu ngắn trong một tiết học và dần dần tăng dần lượng câu phải đọc. Từ đọc ít sang đọc nhiều, từ câu ngăn sang câu dài rồi sang đoạn. Có thể ở từng giai đoạn các em đọc yếu chưa đạt theo chuẩn KT-KN theo qui định nhưng các em đã đọc đúng thì đến giai đoạn tiếp theo sẽ đọc đúng tốc độ quy định, miễn sao đến cuối năm các em đọc tốt, chưa yêu cầu phải đọc diễn cảm và thông hiểu nhiều.
Ngoài hình thức đọc cá nhân, đọc đồng thanh, cần coi trọng đọc theo cặp đôi vì không những hướng tới mọi đối tượng đều được đọc mà còn giúp các em tập trung chú ý, theo dõi để tự phát hiện các lỗi sai khi nghe bạn đọc. Yêu cầu caqc1 em chỉ ra lỗi bạn đọc sai và cách sửa sai.
Rèn kĩ năng viết chính tả:
Muốn viết chính tả tốt trước hết HS phải được luyện đọc nhiều và đọc đúng .
Xác định rõ từng em học sinh hay viết sai chính tả và các lỗi sai hay mắc phải , xếp những em này ngồi ở những vị trí bàn đầu để dễ quan sát và kiểm tra trong khi các em viết bài.
Sắp xếp những em hay viết sai chính tả ngồi gần những em HS đọc chuẩn, viết đúng chính tả để có thể giúp đỡ cho bạn.
Phần hướng dẫn viết chính tả bỏ qua phần trả lời một số câu hỏi tìm hiểu nội dung bài viết dành thời gian luyện viết ngay những tiếng, từ khó, dễ lẫn lộn.
Cho HS luyện viết nhiều những chữ nào quá kho, nhiều HS viết sai để trên bảng cho HS nhìn viết. Khi đã quen dần mới xóa hết các từ viết khó đi.
Phần đọc chính ta GV đọc chậm, đọc cụm từ và câu ngắn hơn, đọc nhiều lần hơn nếu HS chưa viết kịp.
Trong các buổi phụ đạo học sinh viết yếu chỉ luyện viết.
Đối với loại bài chính tả nhớ viết, trước khi viết bài GV dành 5 đến 10 phút cho HS ôn lại đoạn bài viết. Những trường hợp HS không thuộc bài GV gợi ý đọc lại câu đó cho HS viết, không để tình trạng HS ngồi chơi vì không viết kịp hay vì không nhớ bài viết.
Khi chấm bài chính tả cần đầu tư nhiều thời gian và công sức: chưã bài tỉ mỉ cho từng em. Không gạch chân dưới chữ viết sai, nhận xét chung chung mà viết lại chữ HS viết sai đó ra phần sửa lỗi và yêu cầu HS về nhà viết lại chữ đó.
Phần soát lỗi nếu cho HS đổi vở soát lỗi thì không có hiệu quả nên tôi cho HS mở sách soát lỗi cho nhau.
Phần hướng dẫn HS làm bài tập chính tả rút ngắn thời gian để tăng thời gian cho phần luyện viết chính ta nhưng vẫn đảm bảo chuẩn KT-KN của bài. Bài tập trong sách SGK chủ yếu sữa các loại lỗi phương ngữ thuộc 3 vùng cơ bản Bắc - Trung - Nam, không có loại bài tập chữa lỗi chính tả cho hS từng vùng dân tộc khác nhau khi nói, viết Tiếng Việt ,do đó GV cần tự tìm ra những lỗi chính tả HS lớp mình thường mắc để lựa chọn các bài tập chính tả phù hợp mà HS hay mắc lỗi thay cho các bài tập chính tả khác hoặc cho thêm các bài tập chính tả trong SGK.
Thường xuyên ôn lại các quy tắc viết chính tả trong các tiết học ( với những học sinh yếu tôi nhắc trực tiếp khi theo dõi các em viết bài ).
+ Các âm ngh: Luôn đứng trước các nguyên âm i, e, ê.
+ Am K luôn đứng trước các âm i,e, ê.
+ Vần ach, ăt, ăc, không bao giờ đi kèm dấu hỏi, ngã, huyền.
Khi đọc đến từ học sinh hay viết sai, GV cung cấp cho học sinh hiểu nghĩa của từ cần viết.Nhắc học sinh phải đánh vần chữ khó trước khi viết.
Đối với học sinh viết sai nhiều, trình bày chưa đẹp, GV chưa yêu cầu các em viết cả đoạn, cả bài như những các bạn khác mà chỉ yêu cầu học sinh viết một đoạn ngắn nhưng phải viết đúng trình bày đẹp .
Đưa ra các biện pháp rèn viết phù hợp với từng học sinh. Với học sinh viết sai nhiều GV cho học sinh viết các phần ghi nhớ trong các môn khác và rèn nhiều trong giờ ra chơi. Thường xuyên theo dõi tiến bộ của học sinh, động viên khích lệ kịp thời để tạo hứng thú học tập cho các em, nhất là đối với các em viết yếu .
Sau mỗi bài chính tả, GV nên dành 2-3 phút để củng cố bài bằng cách cho học sinh viết lại những chữ hay sai. Tổ chức trò chơi.Tìm chữ viết sai trong dãy từ và sửa lại cho đúng . Thi tiếp sức :Mời những học sinh viết yếu lên đọc cho các em một số từ trong bài các em vừa viết - các từ khó.
Ngoài các biện pháp kể trên, sau mỗi tiết chính tả, nên tuyên dương những em viết đẹp, viết đúng, trình bày bài cẩn thận, cho cả lớp tham khảo vở của những học sinh này để từ đó các em có ý thức tự rèn chữ viết của mình để được như bạn .Thường xuyên động viên khích lệ học sinh yếu.
KẾT LUẬN
Để đọc đúng, viết đúng theo chuẩn KT-KN của từng giai đoạn, từng lớp đối với HS vùng DTTS là một vấn đề cần quan tâm. Vì vậy:
Ngoài các giờ dạy chính khóa, đúng môn học, cần rèn đọc, viết nhiều hơn trong các môn học khác.
Đồng thời cần tăng cường khả năng giao tiếp bằng Tiếng Việt trong mọi tình huống. Vì có giao tiếp bằng tiếng việt các em mới hiểu được hết nghĩa của tiếng Việt. Ơ trên lớp khi thấy học sinh giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ, GV cần tế nhị nhắc học sinh nên nói chuyện với bạn bằng tiếng phổ thông để thầy cô và các bạn cùng hiểu nội dung cuộc trao đổi này .
Trong các môn học khác GV luôn hướng học sinh nói thành câu đủ ý khi trả lời bài Cho học sinh nói đúng , phát âm chuẩn ,viết đúng giúp đỡ học sinh yếu cùng tiến bộ .
Trên đây là thực trạng và những giải pháp dạy học hiệu quả phân môn Đọc thành tiếng- Chính tả của môn Tiếng Việt 4,5 đạt chuẩn mà trường chúng tôi đã áp dụng trong những năm qua, đã đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học của trường chúng tôi. Và đây là những giải pháp bước đầu trong việc thực hiện chuẩn KT-KN các môn học của trường TH ĐaKao. Rất mong được sự góp ý, bổ sung của chuyên môn phòng giáo dục cũng như các đơn vị trường bạn v? d? h?i th?o hơm nay.
KÍNH CHÚC SỨC KHỎE QUÝ VỊ,
CHÚC HỘI THẢO THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Nguyệt Thanh
Dung lượng: 216,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)