Chuyen de

Chia sẻ bởi Lê Ngọc Huy | Ngày 05/10/2018 | 76

Chia sẻ tài liệu: chuyen de thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Xây dựng một
tiết học âm nhạc sử dụng cntt
CHUYÊN ĐỀ:
Người thực hiện : Lê Ngọc Huy
* Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, gồm giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Giáo dục và giảng dạy âm nhạc cho học sinh phổ thông không nhầm đào tạo cho các em trở thành những người làm nghề âm nhạc mà thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em, nhằm góp phần cùng các môn học khác thực hiện mục tiêu của nhà trường, mục tiêu cấp học.
* Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh, để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên còn phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ, các phần mềm hổ trợ dạy học để ứng dụng. Công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học được đẩy mạnh ứng dụng trong thời gian qua đã từng bước nâng cao chất lượng dạy học, tích cực đổi mới phương pháp giáo dục.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm học 2010 – 2011 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trên tinh thần nội dung đó Sở GD-ĐT và BGH nhà trường đã chỉ đạo và tổ chức hướng dẫn cho giáo viên các môn học triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ CNTT vào quá trình dạy các môn học của mình. Cụ thể là: Giáo viên bộ môn cần tự khai thác, trực tiếp sử dụng các phần mềm dạy phù hợp với nội dung và phương pháp của bộ môn, tránh sử dụng giáo viên tin học soạn chương trình dạy nhạc theo hướng lập trình. Giáo viên môn văn có thể tích hợp dạy phương pháp trình bày văn bản. Tương tự như vậy với các môn hoạ, ngoại ngữ, toán,  lịch sử,… Giáo viên cần tích cực tham gia giới thiệu và  tham khảo các phần mềm ứng dụng tích hợp vào môn học để cùng nâng cao chất lượng giảng dạy, hứng thú học tập cho học sinh, đáp ứng theo xu thế giảng dạy hiện đại.
II. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, cùng với sự hỗ trợ của thiết bị, việc tạo điều kiện thuận lợi từ BGH nhà trường đang công tác, tôi đã tích cực tìm hiểu nghiên cứu sử dụng các phần mềm và đưa vào thực nghiệm trong dạy học, bước đầu đã có những kết qủa khả quan. Bản thân tôi không đi sâu vào trình bày các phần mềm mà chỉ giới thiệu khả năng ứng dụng cụ thể về CNTT trong một bài dạy điển hình của môn Âm nhạc. Đó là lí do tôi chọn báo cáo chuyên đề: Xây dựng một tiết dạy Âm nhạc sử dụng CNTT.
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Mục tiêu của môn âm nhạc:
        - Chương trình THCS môn âm nhạc được Bộ GD và ĐT ban hành quy trình mục tiêu như sau:
          + Hình thành và phát triển năng lực và cảm thụ Âm nhạc của HS tạo cho các em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện hài hoà nhân cách.
          + Khích lệ HS hăng hái tham gia hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh tạo điều kiện cho các em bộc lộ và phát triển năng khiếu.
          + Mở rộng hiểu biết về truyền thống âm nhạc Việt Nam và tinh hoa âm nhạc thế giới góp phần bồi dưỡng đạo đức, trí tuệ, tạo không khí vui tươi lành mạnh.
 2. Nội dung của bộ môn âm nhạc:
a. Môn Âm nhạc gồm có ba phân môn:  
-Học hát.
-Tập đọc nhạc- nhạc lý.
-Âm nhạc thường thức.
b. Chương trình giảng dạy:
Chương trình môn Âm nhạc THCS được BGD&ĐT ban hành kèm theo quyết định 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/05/2006 qui định :
* Về kiến thức:
-Có những kiến thức âm nhạc phù hợp với lứa tuổi về học hát, nhạc lí – tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức.
* Về kĩ năng:
-Luyện tập một số kĩ năng ban đầu để hát đúng, hoà giọng, diễn cảm và kết hợp các hình thức gõ đệm khi tập hát.
-Bước đầu luyện tập đọc nhạc và chép nhạc ở mức độ đơn giản.
-Luyện nghe và cảm nhận âm nhạc.
* Về thái độ:
-Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu nghệ thuật âm nhạc nhằm phát triển hài hoà nhân cách.
-Thông qua các hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, đem đến cho học sinh niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn và tự tin.
-Nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc
4. Phương pháp dạy học
Các phương pháp dạy học thường dùng trong âm nhạc là những đăc trưng của nghệ thuật âm nhạc như:
-Tính truyền cảm không cần sự “phiên dịch” qua trung gian.
-Tính trừu tượng gắn liền với sự liên tưởng và cảm nhận từng người.
-Tính thời gian: Nghệ thuật âm nhạc là nghệ thuật diễn ra trong thời gian, triển khai theo thời gian và âm thanh trừu tượng, vô hình-không nhìn thấy, không nắm bắt được nên khi cấu trúc tác phẩm âm nhạc người ta dùng thủ pháp nhắc lại nhiều lần.
Vấn đề hiện nay, đồi mới phương pháp không có nghĩa là loại bỏ các phương pah1p thường dùng mà cần có sự kế thừa phát triển. Sự kế thừa có tính chọn lọc và sự phát triển nhằm đáp ứng mục tiêu bộ môn trong thời đại mới. Vì thế phải bao gồm những phương tiện, thiết bị dạy học như : băng, đĩa, máy chiếu, máy tính …
5. Phương tiện và đồ dùng dạy học cho môn ÂN:
    Để dạy hoạ tốt một tiết Âm nhạc cần có những phương tiện và đồ dùng dạy học như:
+Tranh ảnh.
+Băng, đĩa nhạc.
+Nhạc cụ.
+Các tư liệu tham khảo…
Dạy âm nhạc không thể chỉ dạy bằng lời giảng của mình, muốn đạt hiệu quả cao, GV phải cố gắng minh hoạ bằng âm thanh, hình ảnh… Để thực hiện tất cả nội dung nêu trên cần phải thay đổi mới phương pháp giảng dạy, việc GV chuẩn bị phương tiện cho tiết dạy, trong điều kiện các trường THCS hiện nay, thiết bị dạy học tuy cũng có nhưng chưa đầy đủ, và chưa thể đáp ứng yêu cầu như mong muốn. Trong những thời gian gần đây, việc áp dụng phương pháp giảng dạy với sự trợ giúp của PM Power Point, và đã thấy được bước tiến rỏ rệt.         

IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong dạy học, thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục:
a. Dạy và học theo quan điểm CNTT:
Học là một quá trình thu nhận thông tin; dạy là phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu quả nếu nội dung bài chỉ truyền tới người học bằng văn bản thì người học có thể sẽ kém hứng thú. Nhờ sự phát triển của KHKT, quá trình dạy học có thể sử dung các phương tiện dạy học sau:
-Đèn chiếu Overhead.
-Video-projector.
-Các phần mềm chuyên dùng :
+Micosoft Office PowerPoint
+Phần mềm Encore 4.5.3
+Phần mềm Final 2009
+Phần mềm Acoustica Premium Edition
+Phần mềm xử lí các file nhạc
b. CNTT với vai trò phương tiện, thiết bị dạy học :
Trong những năm trở lại đây, ứng dụng CNTT trong dạy học được đẩy mạnh và đạt hiệu quả tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy là một giờ học có ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức- luyện tập kĩ năng của GV được cải thiện, HS dễ tiếp thu bài học và giờ học sinh động, lôi cuốn các em vào bài học và chất lượng giờ học được nâng cao.. Tất cả các môn học đều có đặc thù khác nhau, vì vậy việc vận dụng các thiết bị công nghệ và phần mềm tin học cũng khác nhau nhưng nhìn chung ứng dụng CNTT trong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu bộ môn mà còn dần dần tạo cho HS làm quen với phương pháp học tập hiện đại, GV cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời đại mới.

V. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY
PHÂN MÔN ÂNTT:
1. Tính hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy phân môn ÂNTT:
Trong những năm chưa có điều kiện ứng dụng CNTT trong dạy học, thiết bị dạy học chỉ có đàn Organ và máy cassette, một số học sinh có năng khiếu thì việc học rất đơn giản nhưng đa số học sinh khác việc tiếp thu và thực hành âm nhạc gặp rất nhiều khó khăn; vì vậy việc giáo dục văn hoá âm nhạc cho các em còn nhiều hạn chế. Thông qua các tác phẩm âm nhạc, thông qua thực hành ca hát giúp các em tiếp cận và lĩnh hội nghệ thuật nhưng thực tế do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn nên việc dạy học âm nhạc chưa đạt hiệu quả. Hiện nay nhà trường đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học với tất cả các môn học, dần dần chất lượng giờ dạy được nâng cao, học sinh hứng thú hơn với môn học và bước dầu đã đạt được những kết quả nhất định.
Với môn âm nhạc, khi được học và thực hành âm nhạc bằng những thiết bị công nghệ và các phần mềm được ứng dụng, đa số các em rất thích thú và chất lượng thực hành cũng cao hơn. Giờ học nhạc cũng được tiến hành nhẹ nhàng hơn, lôi cuốn hơn. Các em có năng khiếu thì việc tiếp thu và thực hành bài học trở nên đơn giản và chất lượng, các em chưa phát triển được năng khiếu cũng tích cực hơn trong học tập. Học sinh dần dần yêu thích môn học hơn, như trước đây số học sinh chưa phát triển năng khiếu âm nhạc thì giờ học nhạc đối với các em rất khó khăn, thường hay né tránh khi giáo viên yêu cầu thực hành. Trong những năm gần đây, thái độ của học sinh với môn học trở nên tích cực hơn. Vì vậy với một tiết học âm nhạc có ứng dụng CNTT sẽ lôi cuốn các em, phương pháp dạy học hiện đại sẽ được chứng minh qua kết quả cụ thể.
1. Một số kiến thức cơ bản trong Power Point về việc soạn bài giảng
3. Giao diện Microsoft PowerPoint 2003:
PHẦN I: GIỚI THIỆU MS POWERPOINT 2003
Hệ thống thanh
công cụ
Danh sách
các Slide
đã được
tạo
Thanh tác vụ
giúp việc
soạn thảo
nhanh chóng
Hộp ghi chú
Tính
năng
Trình diễn
Hiển thị Task Pane: Menu  View  Task Pane (Ctrl + F1)
Vùng soạn thảo
PHẦN I: GIỚI THIỆU MS POWERPOINT 2003
PHẦN 2: XÂY DỰNG BÀI TRÌNH DIỄN
I. TẠO LẬP BÀI TRÌNH DIỄN (PRESENTATION):
Presentation: là tập tin tập hợp các Slide trong đó có các màn hình trình diễn tạo được như các tờ rơi, tờ quảng cáo, màn hình trình chiếu các báo cáo, tham luận…
PowerPoint cho phép tạo ra một tài liệu mới theo 2 cách:
Không dùng Mẫu (Sử dụng Blank Slides):
PHẦN 2: XÂY DỰNG BÀI TRÌNH DIỄN
I. TẠO LẬP BÀI TRÌNH DIỄN (PRESENTATION): (tt)
2. Dùng Mẫu (Design Template):
Để tạo một bài trình diễn chuyên nghiệp, PowerPoint cung cấp những bản thiết kế mẫu (Design template) để áp dụng vào các bản trình diễn, bản thiết kế thành một đối tượng hoàn chỉnh.
Chọn From design template trong ô New Presentation
3. Sắp xếp các Slide:
Tab Slides (phía bên trái của màn hình soạn thảo): có thể thay đổi vị trí của từng Slide bằng cách chọn Slide cần thay đổi, giữ chuột và kéo xuống vị trí cần phải đổi chỗ.
PHẦN 2: XÂY DỰNG BÀI TRÌNH DIỄN
II. CÁC THAO TÁC TRÊN SLIDE:
4. Chèn slide mới:
- Từ menu Insert, kích vào New Slide.
- Hoặc kích vào biểu tượng New Slide trên thanh công cụ Formatting.
Thêm một bản sao Slide
Từ menu Insert, kích vào Duplicate Slide
PHẦN 2: XÂY DỰNG BÀI TRÌNH DIỄN
II. CÁC THAO TÁC TRÊN SLIDE:
5. Sao chép và dán Slide:
Có thể sao chép và dán các slide trong phần Normal View với Tab Outline và Slides hoặc trong chế độ xem Slide Sorter.
Tab Slides
Tab Outline
Slide Sorter View
Chọn Slide cần sao chép (Ctrl + C)  di chuyển
và dán vào nơi thích hợp (Ctrl + V)
PHẦN 2: XÂY DỰNG BÀI TRÌNH DIỄN
II. CÁC THAO TÁC TRÊN SLIDE:
6. Xóa Slide:
Trong phần Normal View với tab Outline và Slides hoặc Slide Sorter View.
Tab Slides
Tab Outline
Slide Sorter View
- Chọn Slide cần xóa, nhấn Delete hoặc Ctrl + X
- Vào menu Edit  Delete slide
PHẦN 2: XÂY DỰNG BÀI TRÌNH DIỄN
II. CÁC THAO TÁC TRÊN SLIDE:
7. Chèn các ký tự đặc biệt:
Từ menu Insert  Symbol(Chú ý: vào 1 textbox rồi chọn Insert Symbol,
nếu không nút lệnh Symbol sẽ bị ẩn.)
PHẦN 2: XÂY DỰNG BÀI TRÌNH DIỄN
II. CÁC THAO TÁC TRÊN SLIDE:
11. Chèn hình ảnh vào Slide hiện hành:
Từ menu Insert  Picture  Clip Art hoặc From File.
Clip Art
Insert Picture From File
Chọn Organize clips để thêm hình…
PHẦN 2: XÂY DỰNG BÀI TRÌNH DIỄN
II. CÁC THAO TÁC TRÊN SLIDE:
13. Chèn âm thanh:
- Từ menu Insert  chọn Movies and Sounds.
- Chọn Sound from File. - Chọn đường dẫn tới File âm thanh đó.
PHẦN 2: XÂY DỰNG BÀI TRÌNH DIỄN
II. CÁC THAO TÁC TRÊN SLIDE:
14. Chèn Video clip:
- Từ menu Insert  chọn Movies and Sounds
- Chọn Movie from File.
PHẦN 2: XÂY DỰNG BÀI TRÌNH DIỄN
II. CÁC THAO TÁC TRÊN SLIDE:
15. Chèn hình vẽ vào Slide:
Vào menu View  Toolbars Drawing
(nếu chưa hiển thị)
Chọn biểu tượng Autoshape để vẽ đối tượng
Phím Shift + hình chữ nhật = hình vuông | Shift + hình bầu dục = hình tròn
PHẦN 2: XÂY DỰNG BÀI TRÌNH DIỄN
II. CÁC THAO TÁC TRÊN SLIDE:
15. Chèn hình vẽ vào Slide (tt): nhóm các đối tượng
Vẽ các đối tượng  Click chuột phải  Grouping  Group.
Group: nhóm các đối tượng
Ungroup: rã nhóm đối tượng
Regroup: nhóm lại các đối tượng sau khi
rã nhóm để chỉnh sửa
Hoặc chọn Draw trên thanh công cụ Drawing
Để chọn nhiều hình ta bấm giữ Ctrl – và hình cần chọn
PHẦN 2: XÂY DỰNG BÀI TRÌNH DIỄN
II. CÁC THAO TÁC TRÊN SLIDE:
15. Chèn hình vẽ vào Slide (tt): sắp xếp các đối tượng
Trong đó:
Bring to Front:: sắp xếp ra trước.
Send to Back: sắp xếp ra sau.
Bring Fordward: sắp xếp ra trước 1 đối tượng.
Send Backward: sắp xếp ra sau 1 đối tượng.
PHẦN 2: XÂY DỰNG BÀI TRÌNH DIỄN
II. CÁC THAO TÁC TRÊN SLIDE:
16. Tạo chữ nghệ thuật:
- Chọn Insert  Picture  WordArt, chọn kiểu trình bày trong danh mục và nhấn phím OK.
- Xoá dòng chữ Your Text Here, thay thế nội dung muốn trình bày và có thể thay đổi font chữ, cỡ chữ…
PHẦN 2: XÂY DỰNG BÀI TRÌNH DIỄN
II. CÁC THAO TÁC TRÊN SLIDE:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Ngọc Huy
Dung lượng: 1,63MB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)