Chuyên đề
Chia sẻ bởi Thái Sanh |
Ngày 10/05/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Chuyên đề:
HƯỚNG TIẾP CẬN CÁC VĂN BẢN ĐỌC THÊM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT.
Người thực hiện: TRẦN MINH HÒA
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm học vừa qua, thực hiện việc đổi mới chương trình SGK, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn Ngữ Văn nói riêng. Xuất phát từ thực tế bộ môn Ngữ Văn hiện nay có rất nhiều văn bản đọc thêm yêu cầu gíáo viên hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc hiểu; đồng thời xuất phát từ yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá đồi hỏi kiểm tra toàn diện khả năng tự hoc, vận dụng kiến thức của học sinh để làm rõ các giai đoạn, phong cách tác giả, thể loại...Bên cạnh đó là thực tế giáo viên gặp rất nhiều lúng túng và khó khăn khi hướng dẫn học sinh tiếp cận các văn bản đọc thêm. Từ thực tế dạy học bộ môn Ngữ Văn và kinh nghiệm của bản thân, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm dạy học và tiếp cận các văn bản đọc thêm nói chung của chương trình Ngữ Văn THPT (Áp dụng đối với chương trình chuẩn)
PHẦN II: `NỘI DUNG CỤ THỂ.
I, Thống kê số liệu các văn bản đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn THPT:
A. Lớp 10: 12 văn bản.
1. Lời tiễn dặn ( Trích “Tiễn dặn người yêu”)
2. Vận nước.
3. Cáo bệnh bảo mọi người.
4. Hứng trở về.
5. Lầu hoàng hạc.
6. Nỗi oán của người phòng khuê.
7. Khe chim kêu.
8. Thơ Hai cư của Ba sô.
9. Hiền tài là nguyên khí quốc gia.
10. Thái sư Trần Thủ Độ.
11. Tào Tháo uống rượu luận anh hùng ( Trích “Tam quốc diễn nghĩa”)
12. Thề nguyền (Trích “Truyện Kiều”)
Như vậy nội dung phần đọc thêm lớp 10 có 12 văn bản được bố trí trong thời gian 8 tiết, trong đó có một số văn bản thực hiện trong thời gian 1 tiết như: “ Lời tiễn dặn”; “Thơ Hai cư của Ba sô”; “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”...bên cạnh đó là sự kết hợp vào các bài học chính thức hoặc kết hợp từ 2- 3 văn bản trong một tiết học
B. Lớp 11: 14 văn bản.
1. Khóc Dương Khuê.
2. Vụnh khoa thi hương.
3. Chạy giặc.
4. Bài ca phong cảnh Hương Sơn.
5. Xin lập khoa luật.
6. Cha con nghĩa nặng.
7. Vi hành
8. Tinh thần thể dục.
9. Lai tân.
10. Nhớ đồng.
11. Tương tư.
12. Chiều xuân.
13. Bài thơ số 28.
14. Tiếng mẹ đẻ- nguòn giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Tương tự ở lớp 11 có 14 văn bản được bố trí trong thời gian 9 tiết, trong đó có một số văn bản được bố trí trong thời gian 1 tiết như: “Khóc Dương Khuê”; “ Bài thơ số 28”;“Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”... bên cạnh đó là sự kết hợp vào các bài học chính thức hoặc kết hợp từ 2- 3 văn bản trong một tiết học.
C. Lớp 12: 12 văn bản.
Mấy ý nghĩ về thơ.
2. Đôt- xtôi- ep- xki.
3. Đất nước.
4. Tiếng hát con tàu.
5. Dọn về làng.
6. Đò lèn
7. Bác ơi.
8. Tự do.
9. Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới.
10. Bắt sấu rừng U Minh Hạ.
11. Mùa lá rụng trong vườn.
12. Một người Hà Nội.
Lớp 12 có 12 văn bản được bố trí trong khoảng thời gian là 9 tiết, trong đó có những văn bản được bố trí thực hiện trong 1 tiết như: “Tiếng hát con tàu”; “Mùa lá rụng trong vườn.”; “Một người Hà Nội”... bên cạnh đó là sự kết hợp vào các bài học chính thức hoặc kết hợp từ 2- 3 văn bản trong một tiết học.
Tóm lại: Có thể nhận thấy rằng số lượng văn bản đọc thêm khá lớn , dung lượng kiến thức nhiều nhưng thời gian để đọc hiểu ở lơp lại hạn chế. Do đó đòi hỏi người giáo viên cần có cách tiếp cận, cách dạy hợp lí để thực hiện đầy đủ, đảm bảo dung lượng kiến thức bài học nói riêng và chương trình nói chung.
II. Hướng tiếp cận các văn bản đọc thêm:
II.1. Hướng tiếp cận chung:
Căn cứ trên số liệu có thể thấy văn bản đọc thêm chiếm dung lượng khá lớn trong các văn bản được học.Nó bao gồm dầy đủ thể loại và trải dài theo tiến trình lịch sử văn học, ngoài ra còn có sự bổ sung các văn bản văn học nước ngoài. Từ thực tế đó chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm chủ quan để tiếp cận đầy đủ các văn bản đọc thêm, đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới dạy học bộ môn.
Bước 1: Dặn dò học sinh chuẩn bị bài học một cách chi tiết, cụ thể, đầy đủ và cẩn thận theo hướng dẫn học bài SGK . Lưu ý phần dặn dò này được thực hiện ở tiết trước, trước khi học văn bản đọc thêm. Ở tiêt học có văn bản đọc thêm sẽ học ở tiết sau giáo viên nên dành thời gian khoảng 5 phút cho phần hướng dẫn và dặn dò này.
Bước 2: Yêu cầu học sinh kĩ văn bản và các câu hỏi hướng dẫn học bài ở SGK. Xem lại các văn bản đã học có nội dung, hình thức, kết cấu, thể loại, giai đoạn... tương tự các văn bản đọc thêm để tiếp cận văn bản đọc thêm. Văn bản đọc thêm thường có quan hệ với các văn bản học chính thức ít nhất về một trong các phương diện trên.
Bước 3:Lên lớp với thời lượng có hạn giáo viên yêu cầu học sinh trình bày ngắn gọn các nội dung đã tìm hiểu ở nhà theo định hướng và yêu cầu của giáo viên, tập trung làm rõ nội dung và nghệ thuật theo câu hỏi hướng dẫn SGK. Cả lớp cùng theo dõi, ghi chép và sau đó nhận xét, bổ sung .
Giáo viên bổ sung, nhấn mạnh các vấn đề chủ yếu về nội dung và nghệ thuật. Lưu ý giáo viên nên khuyến khích cho điểm đối vói những học sinh thực hiện tốt yêu cầu và có những phát hiện mới mẻ phù hợp nội dung bài học.
Bước 4:Cuối cùng giáo viên tiếp tục định hướng các nội dung ở lớp chưa hoàn thành, yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thiện ở nhà.
* Lưu ý:Khi kiểm tra bằng các bài viết cần chú ý có sự vận dụng kiểm tra kiến thức các văn bản đọc thêm để phát huy khả năng tự học của học sinh.
II. 2. Hướng tiếp cận cụ thể:
Về cơ bản vẫn thực hiện theo hướng tiếp cận đã trình bày ở trên, tuy nhiên cần lưu ý một số nội dung sau:
1.Đối với các văn bản trữ tình:
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng để cảm nhận đúng nội dung.
- Học thuộc lòng văn bản, chú ý đến xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ
- Tập trung xác định, làm rõ các từ ngữ, hình ảnh và chi tiết đắt (hay còn gọi là các “nhãn tự”) để tìm hiểu nội dung của văn bản.
- Xác định các biện pháp tu từ và nghệ thuật trong bài thơ.
- Phát biểu cảm nhận và suy nghĩ chung sau khi tìm hiểu.
2. Đối với các văn bản, đoạn trích văn xuôi:
- Khi đọc chú ý lời thoại của nhân vật
- Đọc, tóm tắt nội dung, xác định hoàn cảnh ra đời và xuất xứ.
- Tìm và xác định các nhân vật chính, luận điểm chính của văn bản và kể lại.
- Xác định bố cục, cốt truyện, các hình ảnh và chi tiết tiêu biểu của văn bản.
- Nghệ thuật xây dựng văn bản và tác dụng của nó...
PHẦN III: ÁP DỤNG CỤ THỂ:
I. Văn bản: “Lai tân ”- Nguyễn Ái Quốc ( Ngữ Văn 11, tập 2)
- Đây là văn bản đọc thêm được thực hiện lồng ghép với 3 văn bản: Nhớ đồng; Tương tư; Chiều xuân thực hiện trong thời gian 1 tiết. Như vậy để thực hiện đọc hiểu văn bản này ở lớp chỉ có thời gian khoảng 10 phút.
- Mục đích của văn bản này là cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn về thơ ca Hồ Chí Minh, đặc biệt là tập thơ “Nhật kí trong tù”, đồng thời giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và dầy đủ về văn học cách mạng giai đoạn 1930- 1945.
Chúng tôi mạnh dạn đề ra các bước đọc hiểu văn bản này như sau:
Bước 1: Dặn dò ở nhà ở tiết trước ( ở bài học về bài thơ“Chiều tối”)
- Tìm hiểu xuất xứ.
- So sánh nguyên tác với dịch thơ và dịch nghĩa.
- Trả lời theo 3 câu hỏi SGK, nhấn mạnh câu hỏi 1 và 2.
Bước 2: Ở lớp giáo viên yêu cầu học sinh trình bày các nội dung cụ thể.
- Hướng dẫn đọc với giọng mỉa mai và lạnh lùng, châm biếm.
- Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ.
- Bộ mặt chế độ quan lại nhà tù Trung Quốc: ban trưởng đánh bạc, cảnh trưởng kiếm ăn quanh, huyện trưởng chong đèn...
- Sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối, chú ý cụm từ “vẫn thái bình”
- Kết cấu và bút pháp của bài thơ.
* Lưu ý: Giáo viên cần cho điểm để khuyến khích học sinh sau khi trình bày
Bước 3: Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung và nhấn mạnh nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Nội dung: Lột trần bản chất sâu mọt, xấu xa của những người thi hành công việc cải huấn, giáo dục tội phạm, quyền chức thì cao mà việc làm thì nhem nhuốc và xấu xa.
Câu cuối vạch trần sự thối nát được giấu giếm, làm ngơ, bưng bít của bộ máy chính quyền Tưởng Giới Thạch-> thái độ bất bình, lên án, tố cáo của tác giả trước thực trạng xã hội.
- Nghệ thuật: Châm biếm độc đáo sắc sảo; giọng thơ lạnh lùng, khách quan.
Bước 4: Yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thiện nội dung ở trên, tìm các bài thơ có nội dung tương tự trong “Nhật kí trong tù”
II. Văn bản: “ Mùa lá rụng trong vườn”- Ma Văn Kháng ( Ngữ Văn 12, tập 2)
- Đây là văn bản đọc thêm được thực hiện trong thời gian 1 tiết. Mục đích của văn bản này là cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn về văn học Việt Nam sau 1975, thấy được sự đổi mới, cách tân từ đề tài đến cách xây dựng cốt truyện và nhân vật. Văn bản này giúp học sinh hiểu thêm về sự hướng nội, bộc lộ tiếng lòng, chất nhân bản, nhân văn của văn học sau 1975.
- Chúng tôi mạnh dạn đề ra các bước đọc hiểu văn bản này như sau:
Bước 1: Dặn dò chuẩn bị ở nhà ( sau bài học về văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu)
- Tóm tắt tiểu dẫn, chú ý nội dung tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”
- Đọc và tóm tắt nội dung đoạn trích hoặc kể lại nội dung chính.
- Xác định bối cảnh ra đời của tác phẩm, xuất xứ của đoạn trích
- Xác định các nhân vật chính, đặc điểm và tính cách, diễn biến tâm lí của nhân vật chị Hoài, ông Bằng.
- Truyền thống văn hóa của dân tộc qua khung cảnh ngày Tết và lời khấn của ông Bằng.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày tại lớp.
- GV hướng dẫn đọc, chú ý cuộc gặp gỡ giữa ông Bằng và chị Hoài.
- Phần tác giả và tác phẩm học sinh tự tóm tắt dựa vào tiểu dẫn SGK.
- Kể lại nội dung đoạn trích: cuộc gặp gỡ giữa chị Hoài và gia đình ông Bằng.
Đặc điểm của nhân vật chị Hoài? Giải thích vì sao mọi người trong gia đình ông Bằng đều yêu quý chị?
- Diễn biến tâm lí của ông Bằng và chị Hoài khi gặp nhau trong ngày cuối năm.
- Truyền thống văn hóa của dân tộc qua khung cảnh ngày Tết và lời khấn của ông Bằng.
* Lưu ý: Giáo viên cần cho điểm để khuyến khích học sinh sau khi trình bày.
Bước 3: Học sinh nhận xét, bổ sung. GV nhấn mạnh nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
1. Nội dung:
- Chị Hoài là người phụ nữ mang đậm chất nông thôn và rất giàu tình cảm. Chị được mọi người yêu quý xuất phát từ các đặc điểm trên.
- Cảnh gặp gỡ xúc động giữa ông Bằng và chị Hoài tạo nên “những chấn động tình cảm bất thường”. Ông Bằng “môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc òa, khuôn mặt thoáng chút ngẩn ngơ”. Chị Hoài không giấu được tâm trạng vui mừng lao mình về phía ông Bằng, quên cả đôi dép và đôi chân to bản...Gọi “ông” trong tiếc nấc nghẹn ngào.
- Nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc: Trọng quá khứ, đề cao vẻ đẹp nghĩa tình, sự gắn bó thủy chung bền chặt; đón tiếp khách nồng hậu, trò chuyện thân mật; tưởng nhớ, tri ân thành kính với tổ tiên.
2. Nghệ thuật:
- Miêu tả tâm lí nhân vật.
- Kể chuyện tự nhiên, sinh động.
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi.
Bước 4: Yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thiện các nội dung theo câu hỏi và hướng dẫn, định hướng của giáo viên.
Chú ý đến giá trị nhân văn của tác phẩm; liên hệ với văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Một người Hà Nội”
PHẦN IV: KẾT LUẬN:
- Để tiếp cận các bài đọc thêm có hiệu quả thì việc dặn dò của giáo viên ở lớp đóng một vai trò hết sức quan trọng, dặn dò càng cụ thể và chi tiết càng giúp cho việc tiếp cận của học sinh dễ dàng hơn. Bên cạnh đó giáo viên cần phải phát huy được vai trò của người học, chú ý tính tích cực của học sinh ở trên lớp, đồng thời phải tích hợp với các văn bản đã học trước đó.
- Trên đây chỉ là những cảm nhận chủ quan mà chúng tôi đã và đang thực hiện tại trường để dạy học các văn bản đọc thêm. Hướng thực hiện này có thể áp dụng nói chung cho các văn bản đọc thêm.
- Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể cũng như đối tượng học sinh để có những sáng tạo và vận dụng một cách hợp lí.
- Vì thời gian thực hiện chưa nhiều, kinh nghiệm có hạn và đây không phải là cách làm tốt nhất nên chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý vị thầy cô và các đồng nghiệp để có một cách dạy học phù hợp nhất đối với các văn bản đọc thêm.
Xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của quý thầy cô!
HƯỚNG TIẾP CẬN CÁC VĂN BẢN ĐỌC THÊM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THPT.
Người thực hiện: TRẦN MINH HÒA
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm học vừa qua, thực hiện việc đổi mới chương trình SGK, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn Ngữ Văn nói riêng. Xuất phát từ thực tế bộ môn Ngữ Văn hiện nay có rất nhiều văn bản đọc thêm yêu cầu gíáo viên hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc hiểu; đồng thời xuất phát từ yêu cầu của việc kiểm tra đánh giá đồi hỏi kiểm tra toàn diện khả năng tự hoc, vận dụng kiến thức của học sinh để làm rõ các giai đoạn, phong cách tác giả, thể loại...Bên cạnh đó là thực tế giáo viên gặp rất nhiều lúng túng và khó khăn khi hướng dẫn học sinh tiếp cận các văn bản đọc thêm. Từ thực tế dạy học bộ môn Ngữ Văn và kinh nghiệm của bản thân, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm dạy học và tiếp cận các văn bản đọc thêm nói chung của chương trình Ngữ Văn THPT (Áp dụng đối với chương trình chuẩn)
PHẦN II: `NỘI DUNG CỤ THỂ.
I, Thống kê số liệu các văn bản đọc thêm trong chương trình Ngữ Văn THPT:
A. Lớp 10: 12 văn bản.
1. Lời tiễn dặn ( Trích “Tiễn dặn người yêu”)
2. Vận nước.
3. Cáo bệnh bảo mọi người.
4. Hứng trở về.
5. Lầu hoàng hạc.
6. Nỗi oán của người phòng khuê.
7. Khe chim kêu.
8. Thơ Hai cư của Ba sô.
9. Hiền tài là nguyên khí quốc gia.
10. Thái sư Trần Thủ Độ.
11. Tào Tháo uống rượu luận anh hùng ( Trích “Tam quốc diễn nghĩa”)
12. Thề nguyền (Trích “Truyện Kiều”)
Như vậy nội dung phần đọc thêm lớp 10 có 12 văn bản được bố trí trong thời gian 8 tiết, trong đó có một số văn bản thực hiện trong thời gian 1 tiết như: “ Lời tiễn dặn”; “Thơ Hai cư của Ba sô”; “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”...bên cạnh đó là sự kết hợp vào các bài học chính thức hoặc kết hợp từ 2- 3 văn bản trong một tiết học
B. Lớp 11: 14 văn bản.
1. Khóc Dương Khuê.
2. Vụnh khoa thi hương.
3. Chạy giặc.
4. Bài ca phong cảnh Hương Sơn.
5. Xin lập khoa luật.
6. Cha con nghĩa nặng.
7. Vi hành
8. Tinh thần thể dục.
9. Lai tân.
10. Nhớ đồng.
11. Tương tư.
12. Chiều xuân.
13. Bài thơ số 28.
14. Tiếng mẹ đẻ- nguòn giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Tương tự ở lớp 11 có 14 văn bản được bố trí trong thời gian 9 tiết, trong đó có một số văn bản được bố trí trong thời gian 1 tiết như: “Khóc Dương Khuê”; “ Bài thơ số 28”;“Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”... bên cạnh đó là sự kết hợp vào các bài học chính thức hoặc kết hợp từ 2- 3 văn bản trong một tiết học.
C. Lớp 12: 12 văn bản.
Mấy ý nghĩ về thơ.
2. Đôt- xtôi- ep- xki.
3. Đất nước.
4. Tiếng hát con tàu.
5. Dọn về làng.
6. Đò lèn
7. Bác ơi.
8. Tự do.
9. Những ngày đầu tiên của nước Việt Nam mới.
10. Bắt sấu rừng U Minh Hạ.
11. Mùa lá rụng trong vườn.
12. Một người Hà Nội.
Lớp 12 có 12 văn bản được bố trí trong khoảng thời gian là 9 tiết, trong đó có những văn bản được bố trí thực hiện trong 1 tiết như: “Tiếng hát con tàu”; “Mùa lá rụng trong vườn.”; “Một người Hà Nội”... bên cạnh đó là sự kết hợp vào các bài học chính thức hoặc kết hợp từ 2- 3 văn bản trong một tiết học.
Tóm lại: Có thể nhận thấy rằng số lượng văn bản đọc thêm khá lớn , dung lượng kiến thức nhiều nhưng thời gian để đọc hiểu ở lơp lại hạn chế. Do đó đòi hỏi người giáo viên cần có cách tiếp cận, cách dạy hợp lí để thực hiện đầy đủ, đảm bảo dung lượng kiến thức bài học nói riêng và chương trình nói chung.
II. Hướng tiếp cận các văn bản đọc thêm:
II.1. Hướng tiếp cận chung:
Căn cứ trên số liệu có thể thấy văn bản đọc thêm chiếm dung lượng khá lớn trong các văn bản được học.Nó bao gồm dầy đủ thể loại và trải dài theo tiến trình lịch sử văn học, ngoài ra còn có sự bổ sung các văn bản văn học nước ngoài. Từ thực tế đó chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm chủ quan để tiếp cận đầy đủ các văn bản đọc thêm, đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới dạy học bộ môn.
Bước 1: Dặn dò học sinh chuẩn bị bài học một cách chi tiết, cụ thể, đầy đủ và cẩn thận theo hướng dẫn học bài SGK . Lưu ý phần dặn dò này được thực hiện ở tiết trước, trước khi học văn bản đọc thêm. Ở tiêt học có văn bản đọc thêm sẽ học ở tiết sau giáo viên nên dành thời gian khoảng 5 phút cho phần hướng dẫn và dặn dò này.
Bước 2: Yêu cầu học sinh kĩ văn bản và các câu hỏi hướng dẫn học bài ở SGK. Xem lại các văn bản đã học có nội dung, hình thức, kết cấu, thể loại, giai đoạn... tương tự các văn bản đọc thêm để tiếp cận văn bản đọc thêm. Văn bản đọc thêm thường có quan hệ với các văn bản học chính thức ít nhất về một trong các phương diện trên.
Bước 3:Lên lớp với thời lượng có hạn giáo viên yêu cầu học sinh trình bày ngắn gọn các nội dung đã tìm hiểu ở nhà theo định hướng và yêu cầu của giáo viên, tập trung làm rõ nội dung và nghệ thuật theo câu hỏi hướng dẫn SGK. Cả lớp cùng theo dõi, ghi chép và sau đó nhận xét, bổ sung .
Giáo viên bổ sung, nhấn mạnh các vấn đề chủ yếu về nội dung và nghệ thuật. Lưu ý giáo viên nên khuyến khích cho điểm đối vói những học sinh thực hiện tốt yêu cầu và có những phát hiện mới mẻ phù hợp nội dung bài học.
Bước 4:Cuối cùng giáo viên tiếp tục định hướng các nội dung ở lớp chưa hoàn thành, yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thiện ở nhà.
* Lưu ý:Khi kiểm tra bằng các bài viết cần chú ý có sự vận dụng kiểm tra kiến thức các văn bản đọc thêm để phát huy khả năng tự học của học sinh.
II. 2. Hướng tiếp cận cụ thể:
Về cơ bản vẫn thực hiện theo hướng tiếp cận đã trình bày ở trên, tuy nhiên cần lưu ý một số nội dung sau:
1.Đối với các văn bản trữ tình:
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng để cảm nhận đúng nội dung.
- Học thuộc lòng văn bản, chú ý đến xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ
- Tập trung xác định, làm rõ các từ ngữ, hình ảnh và chi tiết đắt (hay còn gọi là các “nhãn tự”) để tìm hiểu nội dung của văn bản.
- Xác định các biện pháp tu từ và nghệ thuật trong bài thơ.
- Phát biểu cảm nhận và suy nghĩ chung sau khi tìm hiểu.
2. Đối với các văn bản, đoạn trích văn xuôi:
- Khi đọc chú ý lời thoại của nhân vật
- Đọc, tóm tắt nội dung, xác định hoàn cảnh ra đời và xuất xứ.
- Tìm và xác định các nhân vật chính, luận điểm chính của văn bản và kể lại.
- Xác định bố cục, cốt truyện, các hình ảnh và chi tiết tiêu biểu của văn bản.
- Nghệ thuật xây dựng văn bản và tác dụng của nó...
PHẦN III: ÁP DỤNG CỤ THỂ:
I. Văn bản: “Lai tân ”- Nguyễn Ái Quốc ( Ngữ Văn 11, tập 2)
- Đây là văn bản đọc thêm được thực hiện lồng ghép với 3 văn bản: Nhớ đồng; Tương tư; Chiều xuân thực hiện trong thời gian 1 tiết. Như vậy để thực hiện đọc hiểu văn bản này ở lớp chỉ có thời gian khoảng 10 phút.
- Mục đích của văn bản này là cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn về thơ ca Hồ Chí Minh, đặc biệt là tập thơ “Nhật kí trong tù”, đồng thời giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và dầy đủ về văn học cách mạng giai đoạn 1930- 1945.
Chúng tôi mạnh dạn đề ra các bước đọc hiểu văn bản này như sau:
Bước 1: Dặn dò ở nhà ở tiết trước ( ở bài học về bài thơ“Chiều tối”)
- Tìm hiểu xuất xứ.
- So sánh nguyên tác với dịch thơ và dịch nghĩa.
- Trả lời theo 3 câu hỏi SGK, nhấn mạnh câu hỏi 1 và 2.
Bước 2: Ở lớp giáo viên yêu cầu học sinh trình bày các nội dung cụ thể.
- Hướng dẫn đọc với giọng mỉa mai và lạnh lùng, châm biếm.
- Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ.
- Bộ mặt chế độ quan lại nhà tù Trung Quốc: ban trưởng đánh bạc, cảnh trưởng kiếm ăn quanh, huyện trưởng chong đèn...
- Sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối, chú ý cụm từ “vẫn thái bình”
- Kết cấu và bút pháp của bài thơ.
* Lưu ý: Giáo viên cần cho điểm để khuyến khích học sinh sau khi trình bày
Bước 3: Học sinh nhận xét, giáo viên bổ sung và nhấn mạnh nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Nội dung: Lột trần bản chất sâu mọt, xấu xa của những người thi hành công việc cải huấn, giáo dục tội phạm, quyền chức thì cao mà việc làm thì nhem nhuốc và xấu xa.
Câu cuối vạch trần sự thối nát được giấu giếm, làm ngơ, bưng bít của bộ máy chính quyền Tưởng Giới Thạch-> thái độ bất bình, lên án, tố cáo của tác giả trước thực trạng xã hội.
- Nghệ thuật: Châm biếm độc đáo sắc sảo; giọng thơ lạnh lùng, khách quan.
Bước 4: Yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thiện nội dung ở trên, tìm các bài thơ có nội dung tương tự trong “Nhật kí trong tù”
II. Văn bản: “ Mùa lá rụng trong vườn”- Ma Văn Kháng ( Ngữ Văn 12, tập 2)
- Đây là văn bản đọc thêm được thực hiện trong thời gian 1 tiết. Mục đích của văn bản này là cung cấp cái nhìn đầy đủ hơn về văn học Việt Nam sau 1975, thấy được sự đổi mới, cách tân từ đề tài đến cách xây dựng cốt truyện và nhân vật. Văn bản này giúp học sinh hiểu thêm về sự hướng nội, bộc lộ tiếng lòng, chất nhân bản, nhân văn của văn học sau 1975.
- Chúng tôi mạnh dạn đề ra các bước đọc hiểu văn bản này như sau:
Bước 1: Dặn dò chuẩn bị ở nhà ( sau bài học về văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu)
- Tóm tắt tiểu dẫn, chú ý nội dung tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”
- Đọc và tóm tắt nội dung đoạn trích hoặc kể lại nội dung chính.
- Xác định bối cảnh ra đời của tác phẩm, xuất xứ của đoạn trích
- Xác định các nhân vật chính, đặc điểm và tính cách, diễn biến tâm lí của nhân vật chị Hoài, ông Bằng.
- Truyền thống văn hóa của dân tộc qua khung cảnh ngày Tết và lời khấn của ông Bằng.
Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày tại lớp.
- GV hướng dẫn đọc, chú ý cuộc gặp gỡ giữa ông Bằng và chị Hoài.
- Phần tác giả và tác phẩm học sinh tự tóm tắt dựa vào tiểu dẫn SGK.
- Kể lại nội dung đoạn trích: cuộc gặp gỡ giữa chị Hoài và gia đình ông Bằng.
Đặc điểm của nhân vật chị Hoài? Giải thích vì sao mọi người trong gia đình ông Bằng đều yêu quý chị?
- Diễn biến tâm lí của ông Bằng và chị Hoài khi gặp nhau trong ngày cuối năm.
- Truyền thống văn hóa của dân tộc qua khung cảnh ngày Tết và lời khấn của ông Bằng.
* Lưu ý: Giáo viên cần cho điểm để khuyến khích học sinh sau khi trình bày.
Bước 3: Học sinh nhận xét, bổ sung. GV nhấn mạnh nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
1. Nội dung:
- Chị Hoài là người phụ nữ mang đậm chất nông thôn và rất giàu tình cảm. Chị được mọi người yêu quý xuất phát từ các đặc điểm trên.
- Cảnh gặp gỡ xúc động giữa ông Bằng và chị Hoài tạo nên “những chấn động tình cảm bất thường”. Ông Bằng “môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc òa, khuôn mặt thoáng chút ngẩn ngơ”. Chị Hoài không giấu được tâm trạng vui mừng lao mình về phía ông Bằng, quên cả đôi dép và đôi chân to bản...Gọi “ông” trong tiếc nấc nghẹn ngào.
- Nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc: Trọng quá khứ, đề cao vẻ đẹp nghĩa tình, sự gắn bó thủy chung bền chặt; đón tiếp khách nồng hậu, trò chuyện thân mật; tưởng nhớ, tri ân thành kính với tổ tiên.
2. Nghệ thuật:
- Miêu tả tâm lí nhân vật.
- Kể chuyện tự nhiên, sinh động.
- Ngôn ngữ giản dị, gần gũi.
Bước 4: Yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn thiện các nội dung theo câu hỏi và hướng dẫn, định hướng của giáo viên.
Chú ý đến giá trị nhân văn của tác phẩm; liên hệ với văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Một người Hà Nội”
PHẦN IV: KẾT LUẬN:
- Để tiếp cận các bài đọc thêm có hiệu quả thì việc dặn dò của giáo viên ở lớp đóng một vai trò hết sức quan trọng, dặn dò càng cụ thể và chi tiết càng giúp cho việc tiếp cận của học sinh dễ dàng hơn. Bên cạnh đó giáo viên cần phải phát huy được vai trò của người học, chú ý tính tích cực của học sinh ở trên lớp, đồng thời phải tích hợp với các văn bản đã học trước đó.
- Trên đây chỉ là những cảm nhận chủ quan mà chúng tôi đã và đang thực hiện tại trường để dạy học các văn bản đọc thêm. Hướng thực hiện này có thể áp dụng nói chung cho các văn bản đọc thêm.
- Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể cũng như đối tượng học sinh để có những sáng tạo và vận dụng một cách hợp lí.
- Vì thời gian thực hiện chưa nhiều, kinh nghiệm có hạn và đây không phải là cách làm tốt nhất nên chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý vị thầy cô và các đồng nghiệp để có một cách dạy học phù hợp nhất đối với các văn bản đọc thêm.
Xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của quý thầy cô!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thái Sanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)