Chuyên đề 1 TTCM

Chia sẻ bởi Lê Văn Thái | Ngày 02/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề 1 TTCM thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ LỚP TẬP HUẤN GV CỐT CÁN BỒI DƯỠNG TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC !

Nguyễn Thái Quang
Quy Nhơn, 2011

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC
CHUYÊN ĐỀ 1

MỤC TIÊU
Mục tiêu chung:
Nâng cao hiểu biết cho TTCM về lãnh đạo, quản lý, quản lý giáo dục.
Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của TCM trong trường THCS và THPT.
Làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TTCM trong quản lý TCM thực hiện các nhiệm vụ theo các quy định hiện hành để định hướng cho việc học tập, bồi dưỡng tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục hiện nay.
MỤC TIÊU
2. Mục tiêu cụ thể:
Nắm được một số khái niệm về lãnh đạo, quản lý, quản lý giáo dục, người quản lý và vai trò của họ.
Hiểu được một số vấn đề khái quát về nhà trường phổ thông; vị trí vai trò, nhiệm vụ của TCM trong trường THCS và THPT (sau đây gọi là trường trung học).
Hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của TTCM trường trung học theo quy định hiện hành.
Ý thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của TTCM trong trường trung học, chủ động tích cực học tập để thực hiện tốt vai trò của mình trong điều hành hoạt động TCM đạt hiệu quả.
NỘI DUNG
2
3
1
TRƯỜNG THCS, THPT TRONG HỆ THỐNG GDQD
TỔ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC (TrH)
KHÁI QUÁT VỀ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ, QLGD
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TrH
4
5
TĂNG CƯỜNG MỐI CÁC MỐI QUAN HỆ QL CỦA TTCM
Lãnh đạo là gì?
Quản lý là gì? ...
1.1 LÃNH ĐẠO
là khả năng gây ảnh hưởng, động viên, chỉ dẫn, chỉ thị người khác hành động nhằm thực hiện mục tiêu mong muốn. Lãnh đạo là quá trình định hướng dài hạn cho chuỗi các tác động của công tác quản lý.
1.2 QUẢN LÝ
là quá trình tác động có kế hoạch, có chủ đích, hợp qui luật của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức, đưa tổ chức đạt đến mục tiêu đã xác định.
1. KHÁI QUÁT VỀ LÃNH ĐAO, QUẢN LÝ, QLGD
SO SÁNH LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ
Lãnh đạo quan tâm đến quyết định gì và truyền đạt thông điệp gì.
LĐ quan tâm đến chiến lược
Đón nhận và tạo ra sự thay đổi
Đề ra hướng đi
Thúc đẩy mọi người
QL quan tâm hơn đến việc ra quyết định như thế nào và quá trình truyền đạt thông tin ra sao.
QL quan tâm đến khía cạnh hoạt động tác nghiệp
Lập kế hoạch hoạt động và ngân sách
Tổ chức công việc cho nhân viên
Kiểm soát và giải quyết vấn đề
QUẢN LÝ GIÁO DỤC
là những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý giáo dục đến hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.
1. KHÁI QUÁT VỀ LÃNH ĐAO, QUẢN LÝ, QLGD
1.3. NGƯỜI QUẢN LÝ VÀ CÁC VAI TRÒ
là người làm việc trong tổ chức,
điều khiển công việc của người khác
và chịu trách nhiệm trước cấp trên
về kết quả hoạt động của họ
VAI TRÒ
QUAN HỆ
CON NGƯỜI
Vai trò người đại diện
Vai trò lãnh đạo
Vai trò liên lạc

VAI TRÒ
THÔNG TIN
Vai trò giám sát
Vai trò truyền đạt
Vai trò phát ngôn

VAI TRÒ
QUYẾT ĐỊNH
Vai trò ra quyết định
Vai trò điều hành
Vai trò đảm bảo nguồn lực
Vai trò đàm phán
YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
Chức năng
quản lý
PP
Hành chính
Tác động dựa trên mối quan hệ thứ bậc trong tổ chức, thông qua mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định…có tính chất bắt buộc mọi người thực hiện
PP
T.lý – xã hội
Tác động vào tư tưởng, tình cảm của con người trong tổ chức để họ tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ (GD, thuyết phục, động viên, gây áp lực tâm lý...)
PP kinh tế
Tác động thông qua lợi ích vật chất, tạo động lực cho con người làm việc hướng đến mục tiêu (CĐ lương, thưởng, phạt…)
1.5. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
2. TRƯỜNG TrHỌC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
2.1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục
Mục tiêu giáo dục phổ thông:
Giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nội dung giáo dục phổ thông:
Phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
Phương pháp giáo dục:
Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cuả HS







2.2. Cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động
2.2.1. Cơ cấu tổ chức: Có 3 kiểu trường
* Các trường có một cấp học
* Các trường có nhiều cấp học
* Các trường chuyên biệt
2.2.2. Mô hình hoạt động
Có 2 mô hình: Công lập và tư thục


2. TRƯỜNG TrHỌC TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
TỔ CHUYÊN MÔN
HIỆU TRƯỞNG VÀ CÁC P.HIỆU TRƯỞNG
HỘI ĐỒNG TRƯỜNG
TỔ CHỨC ĐẢNG
Tổ chức bộ máy LĐ, QL
HỘI ĐỒNG TĐ, KT, VÀ CÁC HĐ TƯ VẤN KHÁC
ĐOÀN, ĐỘI, CÁN BỘ THAM VẤN
2.2.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ LÃNH ĐẠO
3. Tổ chuyên môn trong trường THCS; THPT
3.1. Khái niệm và phân loại
3.1.1. Khái niệm
Điều 16 (TT 12/2011/QĐ-BGD-ĐT ngày 28/3/2011)
“Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”
3. Tổ chuyên môn trong trường THCS; THPT
Tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm giáo viên (từ 3 người trở lên) cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn học hay một nhóm viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, tư vấn học đường…được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 điều 16 của Điều lệ nhà trường.
Mỗi TCM có tổ trưởng và từ 1-2 tổ phó do hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu năm học
3.1.2. Phân loại
Trong trường trung học có 2 loại TCM phổ biến: Tổ đơn môn và tổ liên môn.
3. Tổ chuyên môn trong trường THCS; THPT
3.2. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của TCM trong trường THCS và THPT
3.2.1. Vị trí, vai trò của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các hoạt động giáo dục và dạy học.
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của trường THCS, THPT
Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học và hoạt động sư phạm của GV.
TCM là nơi tập hợp, đoàn kết các GV trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ GV trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ
3.2.2. NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TrH
3. Tổ chuyên môn trong trường THCS; THPT
3.2.3. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TCM
a) Có kế hoạch công tác và hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định tại Điều lệ trường trung học.
b) Sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác
c) Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công
4. TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN VÀ QUẢN LÝ TCM
4.1 Người tổ trưởng chuyên môn
Tổ trưởng chuyên môn: là người đứng đầu TCM, do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về phân phối nguồn lực của tổ, hướng dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của TCM theo quy định, góp phần đưa nhà trường đạt đến các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.
4. TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN VÀ QUẢN LÝ TCM
4.1 Người tổ trưởng chuyên môn
4.1.1. Vị trí và vai trò của TTCM
Tổ trưởng CM do Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu mỗi năm học. Nhiệm kỳ của TTCM là 1 năm, hết một năm học có thể bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm mới tùy theo điều kiện và yêu cầu của từng trường.
TTCM là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng giảng dạy và lao động sư phạm của GV trong phạm vi các môn học của TCM được phân công đảm trách.
Tổ trưởng CM là một CBQL, được hưởng phụ cấp chức vụ theo các văn bản quy định hiện hành.
4. TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN VÀ QUẢN LÝ TCM
4.1.2.Tiêu chuẩn tổ trưởng chuyên môn
Tổ trưởng CM là một GV nên phải đảm bảo các quy định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của nhà giáo quy định trong chuẩn nghề nghiệp GV (ban hành theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT);
Tổ trưởng CM có nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm…quy định tại điều 30,31, 32 và 33 của Điều lệ trường trung học.
Tổ trưởng CM phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ GD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật GV thuộc tổ mình quản lý.
TIÊU CHUẨN VỀ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC
4. TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN VÀ QUẢN LÝ TCM
4.1.3. NHIỆM VỤ CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Quản lý tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điều 16, điều lệ trường TrH
Trọng tâm:
Quản lý GV và hoạt động dạy của GV
Quản lý việc học của HS
Quản lý tài chính, tài sản của TCM
Thực hiện các nhiệm vụ khác do HTr giao
4. TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN VÀ QUẢN LÝ TCM
4.1.4. Quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn
Quyền quản lý, điều hành các hoạt động của tổ
Quyền quyết định các nội dung sinh hoạt tổ trên cơ sở các kế hoạch.
Quyền theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và kiểm tra thực hiện
Quyền được tham dự các cuộc họp, hội nghị chuyên môn
Quyền được ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn
Quyền được hưởng các chế độ chính sách theo quy định.
Quyền tư vấn, đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề về chuyên môn.
Quyền tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường, là một trong những thành viên chính thức của hội đồng.
4.1.4. QUYỀN CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
4. TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN VÀ QUẢN LÝ TCM
4.2. Các hoạt động quản lý TCM của Tổ trưởng CM
4.2.1. Nguyên tắc quản lý TCM
4.2.2. Nội dung quản lý TCM trường trung học

4.2.1. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN

4.2.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ TCM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC
5. TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ CỦA TTCM TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
Quan hệ với HT, các PHTr
Quan hệ với các TTrCM khác
Quan hệ với GVCN
Quan hệ với HĐ trường
Quan hệ với Công đoàn, Đoàn, Đội, CB Tham vấn
Chấp hành
Tham mưu
Cầu nối…
Chấp hành
Tham gia
Tham mưu
Phối hợp
Cam kết thi đua
Chỉ đạo
Phối hợp
Phối hợp
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Thái
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)