Chuyên đề 1( 2015 - 2016)

Chia sẻ bởi Đào Ngọc Sử | Ngày 06/11/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề 1( 2015 - 2016) thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:


*Tên chuyên đề 1 :
DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP“ BÀN TAY NẶN BỘT”
- CHÚ Ý XÂY DỰNG CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA                                   HỌC SINH TRONG BÀI DẠY
-Cấp triển khai: Cấp tổ
-Ngày triển khai: 17 – 09 – 2015
-Người triển khai: Đào Thị Ngọc Thu.
-Đối tượng thực hiện: GV của tổ và Học sinh các khối lớp 6,7,8,9. Giảng dạy
các môn học Lý-Hóa-Sinh-Công nghệ ở Trường THCS Tân Thiện.
I/Lí do tổ chức chuyên đề:
-Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng và hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo
-“Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học.
-Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.
 - Đứng trước một sự vật hiện tượng, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành thực nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Thông qua các bước của phương pháp bàn tay nặn bột gv xây dựng các câu hỏi thuộc nhóm phát triển năng lực nhằm rèn luyện và kiểm tra đánh giá được khả năng phát triển năng lực của HS.
II/ Mục tiêu:
- Mục tiêu kiến thức: ngoài các yêu cầu về mức độ như nhận biết, tái hiện kiến thức cần có những mức độ cao hơn như vận dụng kiến thức trong các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế. Với các mục tiêu về kĩ năng cần yêu cầu HS đạt được ở mức độ phát triển kĩ năng thực hiện các hoạt động đa dạng. Các mục tiêu này đạt được thông qua các hoạt động trong và ngoài nhà trường. - Về phương pháp dạy học: Ngoài cách dạy học thuyết trình cung cấp kiến thức cần tổ chức hoạt động dạy học thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn. Như vậy thông thường, qua một hoạt động học tập, HS sẽ được hình thành và phát triển không phải 1 loại năng lực mà là được hình thành đồng thời nhiều năng lực hoặc nhiều năng lực thành tố mà ta không cần (và cũng không thể) tách biệt từng thành tố trong quá trình dạy học. - Về nội dung dạy học: Cần xây dựng các hoạt động, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với thực tiễn. - Về kiểm tra đánh giá: Về bản chất đánh giá năng lực cũng phải thông qua đánh giá khả năng vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của HS trong các loại tình huống phức tạp khác nhau.Khác với việc tổ chức hoạt động dạy học, các công cụ đánh giá cần chỉ rõ thành tố của năng lực cần đánh giá và xây dựng được các công cụ đánh giá từng thành tố của các năng lực thành phần.

III/ Nội dung và giải pháp thực hiện:
1) Các bước của tiến trình dạy học
Phương pháp dạy học bàn tay nặn bột:
Chúng ta có thể làm rõ tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học BTNB theo 5 bước cụ thể như chuyên đề 1 sau đây.
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức
b) Xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực của HS lồng ghép trong bài dạy.
- GV phải đầu tư xây dựng hệ thống câu hỏi hay các bài tập củng cố phát triển được năng lực của HS trong bài dạy phải thể hiện được:
+ Nhóm năng lực liên quan đến kiến thức ( Từ k1 đến k4 )
(K1: Trình bày được kiến thức về các hiện tượng, đại lượng, định luật, nguyên lí vật lí cơ bản, các phép đo, các hằng số vật lí.
(K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí.
(K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
(K4: Vận dụng (giải thích, dự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Ngọc Sử
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)