Chuong2 11

Chia sẻ bởi Nguyễn Tú | Ngày 19/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: chuong2 11 thuộc Vật lý

Nội dung tài liệu:

Công thức của định luật Fara-đây là 
1. Cho dòng điện chạy qua bình điện phân đựng dung dịch muối của niken, có anôt làm bằng niken, biết nguyên tử khối và hóa trị của niken lần lượt bằng 58,71 và 2. Trong thời gian 1h dòng điện 10A đã sản ra một khối lượng niken bằng:
A. 8.10-3kg. B. 10,95 (g). C. 12,35 (g). D. 15,27 (g).
Lưu ý : Đổi 1h = 3600s
2. Cho dòng điện chạy qua bình điện phân chứa dung dịch CuSO4, có anôt bằng Cu. Biết rằng đương lượng hóa của đồng kg/C. Để trên catôt xuất hiện 0,33 kg đồng, thì điện tích chuyển qua bình phải bằng:
A. 105 (C). B. 106 (C). C. 5.106 (C). D. 107 (C).
HD : Khối lượng đồng bám vào catốt (cực âm) cũng là lượng đồng tan ra ở cực Anôt (cực dương), m = k.q
3. Chiều dày của lớp Niken phủ lên một tấm kim loại là d = 0,05(mm) sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30cm2. Cho biết Niken có khối lượng riêng là ( = 8,9.103 kg/m3, nguyên tử khối A = 58 và hoá trị n = 2. Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:
A. I = 2,5 (A). B. I = 2,5 (mA). C. I = 250 (A). D. I = 2,5 (A).
HD : Để tính khối lượng của Niken, ta tính thể tích V = S.d. Sau đó áp dụng điịnh luật Farađây suy ra I
4. Một nguồn gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động 0,9 (V) và điện trở trong 0,6 (). Bình điện phân dung dịch CuSO4 có điện trở 205 mắc vào hai cực của bộ nguồn. Trong thời gian 50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là:
A. 0,013 g B. 0,13 g C. 1,3 g D. 13 g
HD : Tính sdd và điện trở trong của bộ nghuồn, sau đó áp dụng định luật ôm cho toàn mạch để tính I. Cuố cùng áp dụng định luật Farađây.
5. Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anốt bằng bạc. Điện trở của bình điện phân là R= 2 ((). Hiệu điện thế đặt vào hai cực là U= 10 (V). Cho A= 108 và n=1. Khối lượng bạc bám vào cực âm sau 2 giờ là:
A. 40,3g B. 40,3 kg C. 8,04 g D. 8,04.10-2 kg
HD : Vì có cực dương tan nên áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch để tính I
6. Một bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là I = 1 (A). Cho AAg=108, nAg= 1. Lượng Ag bám vào catốt trong thời gian 16 phút 5 giây là:
A. 1,08 (mg). B. 1,08 (g). C. 0,54 (g). D. 1,08 (kg).
7. Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có anốt làm bằng đồng, điện trở của bình điện phân R = 8 ((), được mắc vào hai cực của bộ nguồn E = 9 (V), điện trở trong r =1 ((). Khối lượng Cu bám vào catốt trong thời gian 5 h có giá trị là:
A. 5 (g). B. 10,5 (g). C. 5,97 (g). D. 11,94 (g).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tú
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)