Chương VI.Ngành Giun giẹp­

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Loan | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Chương VI.Ngành Giun giẹp­ thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Chương VI
Giáo viên: Đỗ Thị Loan
Giảng dạy: Lớp Hoá - Sinh 08
Tổ Hoá -Sinh
Trường CĐSP Hưng Yên
Hưng Yên, ngày 3/11/2008
Ngành giun giẹp
sán lông
Sán lá song chủ
Sán lá đơn chủ
Sán dây
4 lớp
I. Lớp Sán lông (Turbellaria)
Một số đại diện:
I. Lớp Sán lông (Turbellaria)
Sinh thái: 3000 loài: 150 loài sống hội sinh hoặc kí sinh, còn lại sống tự do.
Cơ thể dài khoảng 1 - 4 - 30 cm, lỗ miệng nằm ở giữa mặt bụng
Trứng phân cắt xoắn ốc
Phát triển trực tiếp hoặc qua ấu trùng

I. Lớp Sán lông (Turbellaria)
I.1. Cấu tạo và hoạt động sống
Hình thái của sán lông?
Cơ thể đối xứng hai bên, phân hoá thành đầu, lưng, bụng.
Cơ thể dẹt -> tăng tỉ lệ S
I. Lớp Sán lông (Turbellaria)
I.1. Cấu tạo và hoạt động sống
Thành cơ thể của Sán lông có những cấu trúc nào?
Mô bì: có nhiều lông bơi, có 2 loại:
+ Mô bì bọc ngoài cơ thể (có màng đáy ở gốc)
+ Mô bì chìm hợp bào
TB tuyến
TB hình que
TB tuyến kép
Chức năng của các loại TB trên?
Thành cơ thể:
I. Lớp Sán lông (Turbellaria)
I.1. Cấu tạo và hoạt động sống
Bao cơ: cơ vòng, cơ dọc và một số có cơ xiên xen giữa, cơ lưng bụng.
Di chuyển do sự phối hợp của lông bơi và cơ.
Di chuyển như thế nào?
Nhu mô: + có nguồn gốc từ lá phôi giữa, chèn giữa bao cơ và thành các nội quan
+ gồm các TB hình sao: nâng đỡ, hô hấp, thực bào, dự trữ.
Do nhu mô bị lấp kín -> Giun giẹp là nhóm không có thể xoang (Acoelomata).
I. Lớp Sán lông (Turbellaria)
I.1. Cấu tạo và hoạt động sống
Hệ cơ quan của Sán lông?
Hệ tiêu hoá:
Thức ăn của Sán lông? Kiểu tiêu hoá?
Thức ăn: giáp xác bé, giun tròn, trùng bánh xe.
Tiêu hoá: nội bào và ngoại bào.
Chất cặn bã được thải qua lỗ miệng.
I. Lớp Sán lông (Turbellaria)
I.1. Cấu tạo và hoạt động sống
Hệ bài tiết ở Sán lông có đặc điểm gì?
Hệ nguyên đơn thận
Chức năng?
Cấu tạo?
Bài tiết + điều hoà áp suất thẩm thấu
Hệ thống ống phân nhánh đổ ra ngoài qua 1 hoặc nhiều lỗ bài tiết và tận cùng là các tế bào cùng.
I. Lớp Sán lông (Turbellaria)
I.1. Cấu tạo và hoạt động sống
Hệ bài tiết
Cấu tạo của tế bào cùng?
TB cùng bít phần phình tận cùng, thành TB là lỗ sàng của mỗi ống và có chùm lông hướng vào trong lòng ống.
Chùm lông hoạt động -> chênh lệch áp suất -> chất bài tiết dưới dạng hoà tan chuyển từ dịch của nhu mô vào trong khoang ống rồi ra ngoài.
I. Lớp Sán lông (Turbellaria)
I.1. Cấu tạo và hoạt động sống
Hệ thần kinh và giác quan
Hệ thần kinh: hạch não, 1 - 5 đôi dây thần kinh
Giác quan:+ gai cảm giác cơ học và hoá học rải rác khắp bề mặt cơ thể
+ 1 hay nhiều đôi mắt thường ở phần đầu gần não
+ Bình nang nằm trên não.
I. Lớp Sán lông (Turbellaria)
I.1. Cấu tạo và hoạt động sống
Hệ sinh dục
Sán lông lưỡng tính: Đơn giản: chỉ có tuyến sinh dục, cao hơn: có thêm hệ ống dẫn sinh dục và các tuyến sinh dục phụ, cơ quan giao phối.
I. Lớp Sán lông (Turbellaria)
I.1. Cấu tạo và hoạt động sống
I. Lớp Sán lông (Turbellaria)
I.1. Sinh sản và phát triển
? Các hình thức sinh sản của Sán lông?
Một số còn sinh sản vô tính bằng tái sinh hoặc cắt đoạn.
Sinh sản hữu tính: + Đơn giản nhất: TB sinh dục qua lỗ miệng ra ngoài.
+ Phức tạp hơn: cơ quan giao phối xuyên qua bất kỳ phần nào của cơ thể bạn ghép đôi, một số khác qua lỗ sinh dục.
I. Lớp Sán lông (Turbellaria)
I.1. Sinh sản và phát triển
Sinh sản hữu tính
- Có 2 loại trứng: trứng nội noãn hoàng
trứng ngoại noãn hoàng
- Trứng nội noãn hoàng phân cắt xoắn ốc và gặp ở các Sán lông cổ.
- Trứng ngoại noãn hoàng có kiểu phân cắt biến dạng và gặp ở các nhóm Sán lông khác.
Trứng đẻ trong kén
Trứng phân cắt xoắn ốc, nở thành con non hoặc ấu trùng Muller
I. Lớp Sán lông (Turbellaria)
I.1. Phân loại và vị trí của các bộ sán lông
- Căn cứ vào mức độ tổ chức của các hệ cơ quan, sán lông chia thành 12 bộ.
- Lưu ý: Bộ không ruột (Acoela) còn mang những đặc điểm cổ: không có ruột, không có nguyên đơn thận, còn hệ thần kinh mạng lưới, cơ quan sinh dục đơn giản, trứng nội noãn hoàng, còn giữ nhiều yếu tố đối xứng toả tròn.
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
Khoảng 2 000 loài kí sinh trong cơ thể động vật.
Phát triển qua xen kẽ thế hệ, di chuyển ít nhất qua 2 vật chủ.
Sán lá gan Fasciola hepatica
Vòng đời của sán lá gan
II.1. Cấu tạo và sinh học của sán lá song chủ
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
? Hình thái của Sán lá song chủ?
Sán giẹp hình lá, vài mm ->vài cm
Có 2 giác bám: giác miệng và giác bụng
Thành cơ thể: mô bì chìm, lông bơi tiêu giảm.
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
II.1. Cấu tạo và sinh học của sán lá song chủ
Hệ cơ quan
Hệ tiêu hoá
ở đáy giác miệng
Thành cơ khoẻ: hút dịch thức ăn
Hẹp
Là 2 nhánh ở 2 bên cơ thể, bít kín tận cùng.
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
II.1. Cấu tạo và sinh học của sán lá song chủ
Hệ bài tiết
Nguyên đơn thận, gồm 1-2 ống bài tiết chạy dọc cơ thể, tận cùng là tế bào ngọn lửa (TB cùng).
Hai ống bài tiết đổ vào bọng đái -> đổ ra ngoài qua lỗ bài tiết.
Hệ thần kinh
Có đôi hạch não nằm trên hầu và có 3 đôi dây thần kinh.
Giác quan tiêu giảm.
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
Hệ sinh dục
Lưỡng tính
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
Ôôtip
ống dẫn noãn hoàng
Túi nhận tinh
Tuyến vỏ
ống Laurer
ống dẫn trứng
Quá trình thụ tinh ở Sán lá song chủ diễn ra như thế nào?
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
? Những đặc điểm thích nghi của Sán lá song chủ với đời sống kí sinh?
Giác bám phát triển
Tiêu giảm lông bơi và giác quan
Kí sinh trong điều kiện nghèo oxi -> Sán trao đổi chất yếm khí.
II.1. Cấu tạo và sinh học của sán lá song chủ
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
II.2. Vòng đời của sán lá song chủ
Vòng đời của sán lá gan Fasciola hepatica
Sống kí sinh trong gan, mật trâu bò.
Hình lá, giẹp, dài 2-5cm
Trứng sán
Miracidium
Sporocyst
Redia
(lôi ấu)
Cercaria (vĩ ấu)
Metacercaria (kén)
Trâu bò nhiễm sán
Trong cơ thể ốc tai
Trâu, bò
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
Trứng sán
Miracidium
(mao ấu)
Sporocyst
Redia
(lôi ấu)
Metacercaria (kén)
- Có lông bơi, có 1 đôi nguyên đơn thận, phía trước có tuyến tiết enzim phân giải mô bì và chiu vào cơ thể ốc, phần sau chứa nhiều tế bào mầm.
Túi không có hình dạng nhất định, không di động, chứa đầy TB mầm, sống trong gan ốc, phân giải gan và hấp thụ vào cơ thể.
Sinh sản bằng TB mầm.
- Dạng túi, hình dạng cố định, di động, có hầu, ruột túi ngắn
- Có giác, ruột 2 nhánh, có não, hệ bài tiết, có đuôi
- Không đuôi, có vỏ bọc ngoài
Cercaria (vĩ ấu)
Nước
Trâu, bò
ốc tai
Ra ngoài
Trâu bò nhiễm sán
Trong ống tiêu hoá, con non ra khỏi kén đến gan -> sán trưởng thành
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
II.2. Vòng đời của sán lá song chủ
- Vòng phát triển của Sán lá song chủ qua 2 vật chủ, biến dạng theo 2 hướng:
Thêm vật chủ trung gian thứ hai
Đơn giản khâu lây nhiễm từ vật chủ trung gian đến vật chủ chính thức
Sán lá gan lớn (Fasciola hepatica): kí sinh trong ống dẫn mật của trâu bò. Vật chủ trung gian là ốc tai. Người ăn những thức ăn chưa chế biến kĩ có sán -> nhiễm sán. Khi vào cơ thể người, trứng sán nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng và tiêu chảy, dị ứng. Nguy hiểm chỉ thực sự đến khi sán được 3 tháng. Nó tấn công vào túi mật, gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan...
Sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis): kí sinh trong ống dẫn mật người, mèo, chó. 2 vật chủ trung gian: ốc và các loài trong họ cá chép.
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
II.2. Vòng đời của sán lá song chủ
Tại Nam Định - tập tục ăn gỏi cá - nhiễm sán lá 65%.
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
II.2. Vòng đời của sán lá song chủ
Sán phổi (Paragonimus): Kí sinh trong phổi, đôi khi trong não người, thú ăn thịt -> thâm nhiễm phổi và ho ra máu. Qua 2 vật chủ trung gian: ốc suối và cua suối. Người nhiễm sán do ăn cua chưa nấu kĩ.
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
II.2. Vòng đời của sán lá song chủ
Sán bã trầu (Fasciolosis buski) (Sán lá ruột lợn): Kí sinh trong ruột non lợn, gây hại chủ yếu cho lợn ở ĐB sông Hồng. Vật chủ trung gian là ốc đĩa dày. Kén bám trên bèo Nhật bản, rau muống -> Lợn nhiễm sán.
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
II.2. Vòng đời của sán lá song chủ
Sán máu (Schistosoma): Đơn tính, con đực cặp con cái trong rãnh phía bụng. Sống trong tĩnh mạch gánh của người và gia súc -> đái ra máu, loét ruột, đi ngoài ra máu, sưng gan, lách, thiếu máu. Vật chủ trung gian là ốc phổi ở nước.
Bệnh phổ biến thứ 2 sau bệnh sốt rét. 200 triệu người bị nhiễm sán máu từ 76 nước, 80 vạn người chết/ năm.
Cercaria từ nước chui trực tiếp qua da vào vật chủ chính thức.
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
II.2. Vòng đời của sán lá song chủ
Sán tuyến tuỵ (Eurytrema pancreaticum): Kí sinh trong ống của tuyến tuỵ trâu bò -> gầy rạc ở trâu bò. Vật chủ trung gian thứ nhất là ốc cạn, thứ 2 là châu chấu.
Sán lá Leucocholoridium paradoxum: kí sinh trong ruột chim ăn sâu. Vật chủ trung gian: ốc. Trong cơ thể ốc: sporocyst chứa các sán non (bỏ qua redia và cercaria) phân nhánh trong đôi râu ốc. Râu ốc hoạt động trông giống như ấu trùng của sâu -> Chim ăn sâu nhầm tưởng là sâu -> ăn -> nhiễm sán.
Những biện pháp phòng ngừa bệnh giun sán ở người?
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
II.2. Vòng đời của sán lá song chủ
? Đặc điểm sự phát triển của Sán lá song chủ thích nghi với đời sống kí sinh?
- Số lượng trứng lớn (hàng nghìn -> chục nghìn).
Khả năng sinh sản vô tính -> số lượng cá thể lớn.
Quy luật này phổ biến cho động vật kí sinh: Luật số lớn.
Ii. Lớp Sán lá song chủ (digenea)
II.2. Phân loại và các đại diện phổ biến
2 phân lớp:
Aspidogastraea: Không có giác bụng mà chỉ có đĩa bám trên mặt bụng. Phát triển có biến thái nhưng không có xen kẽ thế hệ. Cỡ bé , chưa tới 1mm. Đại diện: Aspidogaster conchicola, kí sinh trong xoang bao tim của trai.
Digenea: có 2 giác bám: giác miệng và giác bụng. Phát triển có thay đổi vật chủ và xen kẽ thế hệ. Đại diện: Sán lá gan lớn, sán lá gan bé, sán phổi, sán bã trầu, sán máu, sán tuyến tuỵ.
Iii. Lớp Sán lá đơn chủ (monogenoidea)
Dactilogyrus vastator
III.1. Cấu tạo và hoạt động sống
? Cấu tạo của sán lá đơn chủ?
- Sán cỡ bé (0,5-6mm). Khoảng hơn 1000 loài.
- Có đĩa bám ở cuối cơ thể.
Vòng đời phát triển của sán lá đơn chủ có gì khác so với sán lá song chủ?
- Phát triển không xen kẽ thế hệ và không qua vật chủ trung gian.
- Trứng nở thành mao ấu có móc (onchomiracidium) bơi tự do -> bám vào vật chủ -> sán trưởng thành.
- Phần lớn kí sinh ngoài (trên da, mang.) và kí sinh trong khoang thông với ngoài: khoang miệng, khoang hầu, bọng đái.của vật chủ.
Iv. Lớp Sán dây (cestoda)
Khoảng 3000 loài.
Kí sinh trong ống tiêu hoá của ĐV có xương sống, phát triển qua ít nhất 2 vật chủ.
Một số loài gặp phổ biến ở người: sán lợn, sán bò, sán mép.
Iv. Lớp Sán dây (cestoda)
IV. Cấu tạo và hoạt động sống
? Hình thái của sán dây?
- Cơ thể là 1 giải dài, có khi đến 1-2m, gồm nhiều đốt.
- Đầu bé, tập trung cơ quan bám là: giác, móc hoặc các biến dạng của chúng: mép, sợi gai. Đầu xuyên vào màng nhầy thành ruột -> không bị dòng thức ăn cuốn đi.
Móc bám
Giác bám
Cổ
Đốt cổ
- Phần cuối cổ phân thành các đốt thân. Mỗi đốt đều chứa 1 cơ quan sinh dục lưỡng tính. Càng về cuối cơ thể đốt càng già, trứng càng nhiều.
- Sán dây mất hoàn toàn hệ tiêu hoá. Thức ăn là dịch tiêu hoá của vật chủ được hấp thụ qua bề mặt cơ thể sán (có các nhú -> tăng S hấp thụ).
Iv. Lớp Sán dây (cestoda)
IV.1. Cấu tạo và hoạt động sống
Sán dây mang những đặc điểm chung của ngành giun giẹp:
Cơ thể dẹp.
Chưa có thể xoang: nhu mô lấp kín giữa thành cơ thể và nội quan.
Bao cơ phát triển.
Chung hệ thần kinh và bài tiết, tuy có các cầu nối giữa các đốt.
Hệ sinh dục: Mỗi đốt có 1 cq sinh dục lưỡng tính theo cấu tạo chung, tuy chỉ có 1 tuyến noãn hoàng luôn ở phía sau tuyến trứng và thêm 1 âm đạo nối giữa lỗ sinh dục đực và ôôtip.
Mô bì chìm. Nhú cảm giác là biến dạng của lông bơi.
Iv. Lớp Sán dây (cestoda)
IV.2. Vòng đời của sán dây
Tuỳ loài: vòng phát triển có thể qua 2 hoặc 3 vật chủ.
Sán trưởng thành thường sống kí sinh trong ống tiêu hoá của ĐV có xương sống.
ấu trùng sống trong cơ thể ĐV không xương sống (giun, đỉa, chân khớp), ĐV có xương sống (cá, thú).
3 loài sán dây thường gặp ở người: sán lợn, sán bò, sán mép.
Trứng: Phôi phát triển thành ấu trùng 6 móc. Khi vật chủ trung gian nuốt, trong ruột, ấu trùng chui ra khỏi trứng xuyên qua thành ruột -> hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết -> đến nơi kí sinh. Mỗi ấu trùng 6 móc -> 1 nang sán có đầu lộn ngược ở trong nang (gạo).
Iv. Lớp Sán dây (cestoda)
IV.2. Vòng đời của sán dây
Sán bò
Đầu sán có giác, không có vành móc. Có khoảng 2000 đốt. Đốt chín rụng từng đốt và có khả năng tự bò ra khỏi hậu môn ra ngoài.
Sán trưởng thành kí sinh trong phần đầu ruột non người (vật chủ chính thức).
Nang sán sống trong thớ thịt bò -> thịt bò gạo.
Người nhiễm sán do ăn thịt bò tái chứa nang sán.
Iv. Lớp Sán dây (cestoda)
IV.2. Vòng đời của sán dây
Sán bò
Iv. Lớp Sán dây (cestoda)
IV.2. Vòng đời của sán dây
Sán lợn
Trưởng thành kí sinh trong ruột non người.
Nang sán sống trong cơ lợn -> thịt lợn gạo. Nhưng cũng có thể phát triển trong cơ thể người.
Đầu có 4 giác và 2 vành móc ở đỉnh.
Đốt sán chín có tử cung với 7-10 nhánh ngang và thường rụng từng nhóm 5-6 đốt.
Nếu người nuốt phải trứng sán thì phôi sán sẽ từ thành ruột di chuyển đến cơ quan khác: mắt, não.-> bệnh người gạo -> mù, điên hoặc tử vong.
Người ăn tiết canh, thịt lợn chưa nấu kĩ rất dễ nhiễm sán lợn.
Iv. Lớp Sán dây (cestoda)
Sán lợn
Iv. Lớp Sán dây (cestoda)
Sán lợn
Người ăn tiết canh, sán "ăn" não
- Thời gian qua, khá nhiều bệnh nhân bị nhiễm sán lợn đến Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Trung ương trong tình trạng bị động kinh, co giật và nổi u dưới da. Đáng cảnh báo là những bệnh nhân này đều có tiền sử ăn tiết canh lợn, nem chua và nem chạo.
- Khắp cơ thể xuất hiện những nốt u cứng, tròn như hạt ngô nằm dưới da. Những nốt u này nhìn kỹ mới thấy, lấy tay ấn nhẹ thì nó trượt đi trượt lại phía dưới da.
Iv. Lớp Sán dây (cestoda)
IV.2. Vòng đời của sán dây
Sán chó
Chỉ có 3-4 đốt, đầu có 2 vành móc và 4 giác.
Trưởng thành kí sinh trong ruột chó, thú ăn thịt.
Nang sán trong nội quan của dê, cừu, bò, lợn và người. Nang sán lớn, to bằng quả bưởi, nặng 60kg, có nhiều đầu: bao nang nhiều đầu.
Nang vỡ -> đầu nang lan tới đâu hình thành nang mới tới đó.
Iv. Lớp Sán dây (cestoda)
IV.2. Vòng đời của sán dây
? Đặc điểm vòng đời của sán dây?
Có thay đổi vật chủ nhưng không có sự xen kẽ thế hệ.
Không có sinh sản vô tính trong vật chủ trung gian.
IV.2. Phân loại và các đại diện phổ biến
Bộ Pseuđophyllidea
- Sán có cơ quan bám là mép, có khi có cả móc.
- Đại diện: sán mép, sán nhái.
Bộ Cyclophyllidea
- Họ Anoplocephalidae: đầu không có móc, có 4 giác bám. Đốt thường rộng ngang. Trưởng thành sống trong ruột chim, thú. ấu trùng sống trong khoang cơ thể chân khớp.
- Họ Taeniidae: sán cỡ lớn, có 4 giác bám. Trưởng thành kí sinh trong ruột chim, thú. Đại diện: sán bò, sán lợn, sán chó.
v. Nguồn gốc và tiến hóa của giun giẹp
- Giun giẹp - ngành ĐV đầu tiên có đối xứng hai bên. Chúng có tổ tiên với ĐV có đối xứng toả tròn.
Trong ngành: Lớp sán lông đa số sống tự do -> lớp khác chuyển sang kí sinh. Tuy nhiên, sự đa dạng của sán lông chứng tỏ đây là nhóm đa phát sinh.
Đặc điểm phân chuỗi rADN, phân cắt trứng, nguồn gốc của lá phôi giữa và cấu trúc của hệ thần kinh cho thấy nhóm Không ruột (Acoela) đã sớm tách thành một nhóm chị em với tất cả các động vật có đối xứng hai bên khác. Một số tác giả tách Không ruột khỏi ngành Giun giẹp.
Mặt khác, giữa Sán lông ngoại noãn hoàng và các lớp giun giẹp kí sinh lại có nhiều đặc điểm tương đồng -> 1 nhóm đơn phát sinh.
- Có thể từ tổ tiên chung của 1 nhóm sán lông ngoại noãn hoàng, có mô bì chìm và các giun giẹp kí sinh đã có 3 hướng biến đổi tiến hoá:
- Hướng thứ nhất: cho sán lông hiện nay.
- Hướng thứ hai: chuyển từ kí sinh ngoài sang kí sinh trong -> sán lông đơn chủ, sán dây.
- Hướng thứ ba: chuyển từ hội sinh trong khoang áo ốc sang kí sinh trong cơ thể ốc rồi tiếp tục chuyển giai đoạn trưởng thành sinh sản hữu tính sống tự do sang kí sinh trong vật chủ mới.
v. Nguồn gốc và tiến hóa của giun giẹp
Giới thiệu đặc điểm của ngành Giun giẹp?
Trình bày đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống và vòng phát triển của các lớp trong ngành Giun giẹp?
Các đặc điểm cấu tạo, phát triển của các lớp Giun giẹp thích nghi với đời sống kí sinh?
Ngành giun giẹp có những đặc điểm nào tiến hoá hơn những ngành ĐV đã nghiên cứu?
Nguồn gốc và tiến hoá của ngành Giun giẹp?
Câu hỏi ôn tập:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)