Chương trình địa phương HKII ( DLTC, DTLS )

Chia sẻ bởi Bùi Khánh Vy | Ngày 21/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: Chương trình địa phương HKII ( DLTC, DTLS ) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chương trình địa phương
Những câu hát, ca dao, tục ngữ, dân ca miền Nam
Về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh
Lời nói đầu
Làng quê Việt Nam ở đâu cũng vậy, ẩn chứa trong nó bao điều gần gũi và thân thương. Mỗi một miền quê đều có những câu hò, điệu hát rất chung mà lại rất riêng, mang âm hưởng của từng vùng, miền. Tất cả cùng hòa vào câu thơ, giọng hát của những làn điệu, tạo thành dòng ca dao dân ca Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Và cũng như thế, miền Nam là một trong những kho tàng lớn và tiềm ẩn với nhiều câu hát, ca dao, tục ngữ, dân ca Việt Nam.
Nhưng rồi đúng như những nhận xét và lời bình luận gần đây, Một trong những thiếu sót trong chương trình học ở Việt Nam từ trước đến nay là sự mất cân đối trong việc giới thiệu đến học sinh những dữ kiện về văn học theo sự phân bố về địa dư. Nói cho rõ hơn, chương trình văn ở bậc trung học nghiêng nặng về những tác giả tác phẩm ở ngoài Bắc và đã bỏ quên những sinh hoạt văn học trong Nam. Không thể chối cãi là ở trung học, chúng ta học quá nhiều về Tự Lực Văn Đoàn, về Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo... mà không hề nói gì về những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc...chẳng hạn; chúng ta học quá nhiều về Nam Phong, Đông Dương tạp chí, học Nguyễn văn Vĩnh, Phạm Quỳnh... mà không nhắc gì về Gia Định Báo, Phụ Nữ Tân Văn, Phan Khôi... Có thể nói, trong mọi lãnh vực về văn học ở chương trình trung học, miền Nam đã bị bỏ quên, khiến cho sau bao nhiêu năm, sự lãnh hội về kiến thức trong chúng ta về văn học đã bị thiếu sót. 
Ca dao tục ngữ miền Nam cũng chịu chung số phận như thế…
Chính vì những nội dung trên mà tổ chúng em xin gửi đến mọi người những câu hát, ca dao, tục ngữ của miền Nam, đặc biệt là về chủ đề di tích, thắng cảnh để giúp cho mọi người được mở rộng tầm hiểu biết và thêm tự hào về nơi quê cha đất tổ của mình. Hãy cùng nhau bước vào cuộc hành trình khắp miền Nam để khám phá những điều mà chúng ta chưa biết hết về nơi quê hương Việt Nam.

Bản đồ miền Nam nước Việt Nam
“ Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về….”
Men theo nước sông Nhà Bè, ta đến Đồng Nai – nơi nổi tiếng với nhiều sản vật ngon mà mộc mạc, dân dã. Nhắc đến Đồng Nai, người ta nhớ ngay tới cây cầu Đồng Nai, thuộc Biên Hòa và là một bộ phận quan trọng nằm trong quốc lộ 1A - con đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Nói tới vật là phải nhớ tới người. Được định danh là một trong những trung tâm văn hóa cổ phát triển nhất Việt Nam, người Đồng Nai tự hào khi được nhớ tới với một nhân cách thanh liêm cao trọng, khí phách, danh tướng của lòng dân hay những bà mẹ anh hùng chân chất,...Tất cả những điều đó được người ta đúc kết thành bốn câu hát :
 




"Sông Đồng Nai nước trong lại mát
Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi
Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lí
Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang."

“Nước sông Đồng Nai sóng dồi lên xuống
Cửa Đồng Môn mây cuốn cánh buồm xuôi
Bậu với qua hai mặt một lời
Trên có trời, dưới có đất
Nguyện sông cạn non dời cũng chẳng xa.”

Và cuối cùng để thể hiện tình cảm của chính mình đối với Đồng Nai, người dân nơi đây đã có một lời thề :
Nước sông Đồng Nai sóng dồi lên xuống
Cửa Đồng Môn mây cuốn cánh buồm xuôi
Bậu với qua hai mặt một lời
Trên có trời, dưới có đất
Nguyện sông cạn non dời cũng chẳng xa.

Hướng đến phía Tây của Đồng Nai, ta trở về thành phố Hồ Chí Minh ( tên gọi cũ là Sài Gòn ) – nơi mà bất cứ người dân Việt Nam nào cũng biết đến. Là thành phố có nền kinh tế , văn hóa, giáo dục quan trọng và phát triển nhất của đất nước nên cái lối sống bận rộn, nhộn nhịp của Sài Gòn vừa là một nét đẹp rất chung mà cũng lại rất riêng của con người và cảnh vật như :


Đèn Sài Gòn (Cầu Tàu) ngọn xanh ngọn đỏ 
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu 
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ.




Hoặc :

Đường Sài Gòn cong cong quẹo quẹo
Gái Sài Gòn khó ghẹo lắm anh ơi 




Hay như :

Đất Sài Gòn nam thanh nữ tú 
Cột cờ Thủ Ngữ thật là cao 
Vì thương anh em vàng võ má đào
Em tìm khắp chốn nhưng nào thấy anh
Ảnh : Cột cờ Thủ Ngữ ở bến Nhà Rồng
Lướt qua mảnh đất Tiền Giang, chúng ta không thể phủ nhận vẻ đẹp và sức hấp dẫn mà nơi này mang lại cho chúng ta ngay từ lần đầu tiên. Nào là những rặng dừa Kiến Hòa xanh ngát, Chợ Gạo,…và đặc biệt là con sông Cửu Long nằm ngay bên trái, Tiền Giang gợi lên cho chúng ta một cảm gíac gần gũi, mộc mạc và dân dã. Và những câu ca dao cũng ra đời từ đó :


Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy 
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng 
Ai về Mỹ Thuận, Tiền Giang 
Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa ? 




Phượng hoàng đậu nhánh vông nem 
Phải dè năm ngoái cưới em cho rồi 
Ngã tư Chợ Gạo nước hồi 
Tui chồng mình vợ còn chờ đợi ai
Trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp ( trong đó Long An chiếm một nửa ), Đồng Tháp Mười được mọi người biết đến với nhiều khía cạnh khác nhau : là nơi xuất khẩu lúa gạo quan trọng của Việt Nam, là một trong những chiến khu quan trọng nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ,….và đặc biệt có hệ sinh thái tự nhiên và tính đa dạng sinh học, nơi đây nổi tiếng với lòai hoa sen – lòai hoa được gán với hình ảnh của Bác Hồ và những vùng đồng cỏ ngập nước theo mùa mênh mông một màu xanh mướt của cỏ…

Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

Tháp Mười nước mặn, đồng chua
Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng

Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng

Ðồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm
Muốn ăn bôn súng mắm kho
Thì vô Ðồng Tháp ăn no đã thèm

Bởi người dân bản xứ có tư duy khóang đạt, cởi mở, thích giao lưu tìm bạn qua hội hè và qua sinh họat văn hóa cộng đồng mà Bạc Liêu xưa và nay đều nổi tiếng với nhiều giai thọai về “Công tử Bạc Liêu”. Và cũng chính vì sự phóng khóang từ “ngòai” vào “trong” của sự vật, con người nơi đây mà Bạc Liêu đã cầm chân bao nhiêu nhạc sĩ, họa sĩ,…-những người đam mê nghệ thuật…Cũng chính từ đó mà tác giả dân gian đã có bài ca dao thế này :
Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên 
Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày 
Mậu Thìn vốn thiệt năm nay 
Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang 
Phong Thạnh vốn thiệt tên làng 
Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung 
Anh em Mười Chức công khùng 
Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan... 
Ảnh : Sông nước Bạc Liêu
Và cuối cùng, tiến về phía Đông Bạc Liêu, ta dừng chân tại Mũi Cà Mau – tỉnh nằm ở cực Nam nước Việt.

Cà Mau là xứ quê mùa
Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội, trong rừng cọp um.

Cà Mau hãy đến mà coi
Muỗi kêu như sáo thổi
Đĩa lội lềnh như bánh canh.

Dù nói thế, nhưng chính cái xứ “khỉ ho cò gáy” này lại là nơi xuất xứ của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ,… nổi tiếng như : Nguyễn Ngọc Tư, Bác Ba Phi, Lê Vũ Cầu, Hùynh Đảm, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thiện Nhân,…và đây cũng chính là nơi an vị của rừng U Minh với vẻ đẹp tự nhiên và hoang dã :


U Minh Rạch Giá Thị Quá Sơn Trường
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua


Ảnh : Vườn quốc gia U Minh Hạ
Ảnh : Rừng U Minh là nơi trú ngụ của nhiều loài thú rừng, chim muông
Mỗi địa danh, mỗi vùng miền có một kho tàng ca dao dân ca riêng,nói lên vẻ đẹp về thiên nhiên ,về con người , về món ăn đặc sản. Nhưng tất cả đều mang một nét chung đó là thể hiện tình cảm ,những suy nghĩ của con người Việt Nam về những vùng đất trù phú của quê hương ta.
Mỗi câu ca dao , tục ngữ, những bài thơ  đều phảng phất những nét đẹp về con người, về sự trù phú mà thiên nhiên đã ban tặng cho những vùng đất nơi đây.Nơi mà con người hiền hoà, thân thiện và hiếu khách, quanh năm cần mẫn với ruộng đồng, chịu thương chịu khó.Nơi mà những vùng đất với những con người anh dũng , buất khuất chống giặc ngoại xâm, sẵn sàng ngã xuống để mang lại độc lập tự do, ấm no cho đất nước.Nơi có những tài nguyên mù mỡ, phong phú mà thiên nhiên ,mà tạo hoá đã ưu ái ban tặng cho con người Việt Nam ta.
Khắp miền Nam có biết bao nhiêu là ca dao tục ngữ.
Mỗi câu là một báu vật quý giá cho kho tàng ca dao, tổ điểm và nhấn mạnh thêm vẻ đẹp, đặc sắc của mỗi vùng miền, nói lên truyền thống dân tộc và giúp chúng ta biết thêm về nơi đó nếu như chưa có dịp được đến thăm.
Chính vì vậy, chúng ta cần góp phần bảo vệ và xây dựng kho tàng quý giá này. Nó như một phần không thể thiếu của cuộc sống, một phần không thể thiếu để ta có thể kể, tái hiện, giải bày sự việc, vật, hiện tượng một cách ngắn gọn, cô đọng nhưng đầy nét giản dị, dân dã… đặc trưng cho miền quê Việt Nam. Mỗi bài ca dao tục ngữ giờ đây như một mạch máu sống chảy trong đất nước Việt , và khi nào mà chúng còn chảy, thì tất cả thuộc về Việt Nam sẽ mãi không bao giờ mất. Hãy cùng nhau gìn giữ và phát huy kho tàng ca dao tục ngữ, cũng như để gìn giữ và phát huy tri thức dân gian và góp phần vào nền văn học Việt Nam…!




Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Bài thuyết trình của nhóm mình đến đây là kết thúc.

Thành viên :
_ Lâm Thuận Phú
_Lâm Tử Lâm
_Lê Nguyễn Đăng Khoa
_Bùi Khánh Vy
_ Phương Minh Trí
_ Nguyễn Thảo Uyên
_ Dương Quốc Việt
_ Đặng Ngọc Dũng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Khánh Vy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)