Chương trình con
Chia sẻ bởi Lê Cảnh Thành |
Ngày 25/04/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: Chương trình con thuộc Tin học 11
Nội dung tài liệu:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Công nghệ thông tin là một ngành khoa học đang phát triển rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ thông tin trong thời đại ngày nay, tốc độ phát triển của công nghệ thông tin khiến cho người thầy không thể hết mọi điều cho học trò, mà dù có kéo dài thời gian để dạy hết mọi điều thì rồi các kiến thức đó cũng nhanh chóng trở nên lạc hậu, Do đó người thầy cần phải tìm ra phương pháp dạy học tích cực hơn để tăng hiệu quả dạy và học. Dạy học sinh cách chủ động, phương pháp học, cách học những điều mà thực tế đòi hỏi thay vì chuyển tải một lượng kiến thức quá nhiều đến mức chúng không thể nhớ nổi hoặc có nhớ lúc học, còn lúc cần vận dụng thì quên sạch.
Môn Tin học là một môn học mới mẻ của học sinh THPT, học sinh chưa có khái niệm về công nghệ thông tin, khái niệm thuật toán trong các ngôn ngữ lập trình, vì vậy rất khó cho việc dạy và học.
Vậy cần phải có phương pháp dạy và học cho một môn học hoàn toàn mới.
II. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Khi lập trình, học sinh cần hình dung trong khi viết chương trình ta thường gặp những đoạn chương trình được lặp đi lặp lại nhiều lần ở những vị trí khác nhau, các phép tính lặp lại nhiều lần hay việc giải quyết một bài toán phức tạp thường bao gồm nhiều giai đoạn mỗi đoạn sẽ giải quyết một bài toán con nào đó đơn giản hơn. Nếu mỗi lần lặp lại, ta phải viết những đoạn lệnh như nhau thì chương trình trở nên dài dòng, rối rắm và mất thời gian vô ích. Để giải quyết những trường hợp như vậy, Pascal cho phép tạo ra những khối (module), mỗi hối bao gồm các lệnh tổ chức thành các chương trình con, sau đó sẽ xây dựng thành một chương trình hoàn chỉnh. Mỗi chương trình con sẽ giải quyết một vấn đề nào đó và mang một tên khác nhau. Một module chỉ cần viết một lần và sau đó có thể truy xuất nó nhiều lần, bất kỳ nơi nào trong chương trình chính. Khi cần thiết, ta chỉ việc gọi tên chương trình con đó ra để thi hành lệnh.
Học sinh hiểu được việc sử dụng chương trình con, có thể giao cho nhiêu người cùng viết một chương trình thông qua các module. Đồng thời, có thể kiểm tra tính lôgic trong tiến trình lập trình, có thể nhanh chóng loại bỏ những sai sót khi cần hiệu chỉnh hay cải tiến chương trình. Đây là khái niệm cơ bản trong ý tưởng lập chương trình có cấu trúc.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
III.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 11B2, 11B4, 11B5, 11B trong năm học 2010 - 2011.
III. 2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong toàn bộ chương 5 sách giáo khoa tin học 11.
Nội dung nghiên cứu này có nhiều phần, trong phạm vi nghiên cứu ta cần làm rõ các vấn đề sau:
- Khái niệm chương trình con.
- Chương trình con được viết dưới hai dạng: thủ tục (procedure) và hàm (function).
- So sánh cấu trúc của 2 kiểu chương trình con này thì tương tự với nhau, mặc dầu cách truy xuất của chúng có khác nhau và cách trao đổi thông tin trong mỗi kiểu cũng có điểm khác nhau. Hàm (function) trả lại một giá trị kết quả vô hướng thông qua tên hàm và hàm được sử dụng trong biểu thức.
- Liên hệ một số hàm và thủ tục chuẩn đã học:
+ Hàm chuẩn, như hàm sqrt(x) có thể được xem như một chương trình con kiểu function với tên là sin và tham số là x (với x≥0).
+ Thủ tục (procedure) không trả lại kết quả thông qua tên của nó, do vậy, thủ tục không tham gia trong các biểu thức. Các lệnh Writeln, Readln trong chương trước được xem như các thủ tục chuẩn.
- Một chương trình có chứa chương trình con có 3 khối:
+ Khối khai báo.
+ Khối chương trình con.
+ Khối chương trình chính.
Để thực hiện những mục tiêu trên, yêu cầu học sinh cần nắm vững một số kiến thức cơ bản sau:
Một số khái niệm biến:
- Khái niệm chương trình con.
- Cấu trúc chương trình con.
- Biến toàn cục và biến cục bộ.
- Tham số hình thức và tham số thực sự.
- Lời gọi chương trình con.
Về kỹ năng:
- Vận dụng để viết được một số chương trình con đơn giản để minh họa. Trong các chương trình đó chỉ rõ đâu là biến toàn cục, biến cục bộ, tham số thực, tham số hình thức …
- Gọi chương trình con, gọi hàm trong các phép toán và biểu thức
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Công nghệ thông tin là một ngành khoa học đang phát triển rất mạnh mẽ. Sự bùng nổ thông tin trong thời đại ngày nay, tốc độ phát triển của công nghệ thông tin khiến cho người thầy không thể hết mọi điều cho học trò, mà dù có kéo dài thời gian để dạy hết mọi điều thì rồi các kiến thức đó cũng nhanh chóng trở nên lạc hậu, Do đó người thầy cần phải tìm ra phương pháp dạy học tích cực hơn để tăng hiệu quả dạy và học. Dạy học sinh cách chủ động, phương pháp học, cách học những điều mà thực tế đòi hỏi thay vì chuyển tải một lượng kiến thức quá nhiều đến mức chúng không thể nhớ nổi hoặc có nhớ lúc học, còn lúc cần vận dụng thì quên sạch.
Môn Tin học là một môn học mới mẻ của học sinh THPT, học sinh chưa có khái niệm về công nghệ thông tin, khái niệm thuật toán trong các ngôn ngữ lập trình, vì vậy rất khó cho việc dạy và học.
Vậy cần phải có phương pháp dạy và học cho một môn học hoàn toàn mới.
II. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Khi lập trình, học sinh cần hình dung trong khi viết chương trình ta thường gặp những đoạn chương trình được lặp đi lặp lại nhiều lần ở những vị trí khác nhau, các phép tính lặp lại nhiều lần hay việc giải quyết một bài toán phức tạp thường bao gồm nhiều giai đoạn mỗi đoạn sẽ giải quyết một bài toán con nào đó đơn giản hơn. Nếu mỗi lần lặp lại, ta phải viết những đoạn lệnh như nhau thì chương trình trở nên dài dòng, rối rắm và mất thời gian vô ích. Để giải quyết những trường hợp như vậy, Pascal cho phép tạo ra những khối (module), mỗi hối bao gồm các lệnh tổ chức thành các chương trình con, sau đó sẽ xây dựng thành một chương trình hoàn chỉnh. Mỗi chương trình con sẽ giải quyết một vấn đề nào đó và mang một tên khác nhau. Một module chỉ cần viết một lần và sau đó có thể truy xuất nó nhiều lần, bất kỳ nơi nào trong chương trình chính. Khi cần thiết, ta chỉ việc gọi tên chương trình con đó ra để thi hành lệnh.
Học sinh hiểu được việc sử dụng chương trình con, có thể giao cho nhiêu người cùng viết một chương trình thông qua các module. Đồng thời, có thể kiểm tra tính lôgic trong tiến trình lập trình, có thể nhanh chóng loại bỏ những sai sót khi cần hiệu chỉnh hay cải tiến chương trình. Đây là khái niệm cơ bản trong ý tưởng lập chương trình có cấu trúc.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
III.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 11B2, 11B4, 11B5, 11B trong năm học 2010 - 2011.
III. 2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong toàn bộ chương 5 sách giáo khoa tin học 11.
Nội dung nghiên cứu này có nhiều phần, trong phạm vi nghiên cứu ta cần làm rõ các vấn đề sau:
- Khái niệm chương trình con.
- Chương trình con được viết dưới hai dạng: thủ tục (procedure) và hàm (function).
- So sánh cấu trúc của 2 kiểu chương trình con này thì tương tự với nhau, mặc dầu cách truy xuất của chúng có khác nhau và cách trao đổi thông tin trong mỗi kiểu cũng có điểm khác nhau. Hàm (function) trả lại một giá trị kết quả vô hướng thông qua tên hàm và hàm được sử dụng trong biểu thức.
- Liên hệ một số hàm và thủ tục chuẩn đã học:
+ Hàm chuẩn, như hàm sqrt(x) có thể được xem như một chương trình con kiểu function với tên là sin và tham số là x (với x≥0).
+ Thủ tục (procedure) không trả lại kết quả thông qua tên của nó, do vậy, thủ tục không tham gia trong các biểu thức. Các lệnh Writeln, Readln trong chương trước được xem như các thủ tục chuẩn.
- Một chương trình có chứa chương trình con có 3 khối:
+ Khối khai báo.
+ Khối chương trình con.
+ Khối chương trình chính.
Để thực hiện những mục tiêu trên, yêu cầu học sinh cần nắm vững một số kiến thức cơ bản sau:
Một số khái niệm biến:
- Khái niệm chương trình con.
- Cấu trúc chương trình con.
- Biến toàn cục và biến cục bộ.
- Tham số hình thức và tham số thực sự.
- Lời gọi chương trình con.
Về kỹ năng:
- Vận dụng để viết được một số chương trình con đơn giản để minh họa. Trong các chương trình đó chỉ rõ đâu là biến toàn cục, biến cục bộ, tham số thực, tham số hình thức …
- Gọi chương trình con, gọi hàm trong các phép toán và biểu thức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Cảnh Thành
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)