Chuong: phan lop thu

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lệ Thu | Ngày 24/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: chuong: phan lop thu thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:




Môn: Động Vật Học Có Xương Sống
Đề Tài:


SEMINAR
VỎ DA, BỘ XƯƠNG, HỆ SINH DỤC VÀ
PHÂN LOẠI THÚ
GVHD: ĐỖ THỊ NHƯ UYÊN
Lớp CĐSHS08A
NHÓM 3: 1. Nguyễn Thị Cẩm Tú
2. Nguyễn Thị Kim Xoa
3. Nguyễn Thị Lệ Thu
4. Nguyễn Thị Thu Trang
5. Nguyễn Thanh Sang
6. Nguyễn Thanh Sơn
7. Nguyễn Văn Nhàn
8. Trần Thị Thi Thơ
9. Bùi Thị Tím
I. DA VÀ SẢN PHẨM CỦA DA THÚ
1. Vỏ da: Da thú gồm hai lớp:biểu bì và bì, phân hóa theo lối sống, dày, có lớp mỡ dưới da xốp, có nhiều tuyến và nhiều loại sản phẩm, chủ yếu là lông mao.
- Biểu bì mỏng có tầng sừng dày ở bên ngoài, trong cùng là tầng Manpighi có sắc tố, chủ yếu là đen và vàng làm da có màu.
-Bì (corium): dày hơn biểu bì, gồm mô liên kết có nhiều mạch máu và các vi thể xúc giác. Trong tầng bì sâu có hạ bì chứa nhiều tế bào mỡ hợp thành từng đám hoặc thành một lớp mỡ dưới da. Lớp mỡ này có thể rất dày (cá voi…), nơi dự trữ năng lượng, có tác dụng chống rét, làm cơ thể nhẹ (thú ở nước như cá voi, hải cẩu…). lớp bì có vai trò làm chỗ dựa cho biểu bì.
2. Lông mao: là sản phẩm sừng rất đặc trưng của thú, có nguồn gốc từ biểu bì, chỉ có một số ít loài (cá voi, vài loài thú biển, tê giác…) gần như không có lông mao.
Cấu tạo lông mao: lông gồm hai phần: thân lông ở ngoài da và chân lông cắm trong da.
Lông mao có hai loại chính: lông phủ dài ở ngoài và lông nệm ngắn ở trong, giữ nhiệt cơ thể và không thấm nước. Hai loại lông này phát triển tùy loài. Bề dài và độ dày của bộ lông cũng tùy thuộc loài thú và từng vùng địa lí. Ngoài ra lông thú biển đổi theo chức năng khác: ria mép (mèo, hổ…), gai là lông cứng (ở gặm nhấm…), trâm (ở nhím, đon…).
Lông mọc đến độ dài nhất định sẽ ngừng phát triển, sau đó thì rụng và được thay thế bằng lông mới. Thường thú có hai thời kì thay lông trong năm: đầu mùa xuân và cuối mùa thu. Có loài thay lông vào trước và sau mùa sinh sản.
Màu lông thú ít sặc sỡ như lông vũ của chim do lông thú chỉ có hai loại sắc tố đen và vàng pha trộn. đồng thời mắt thú phân biệt màu sắc kém hơn mắt chim và màu sắc không có tác dụng định hướng cho thú. Sự định hướng của thú chủ yếu nhờ thính giác và khứu giác. Màu lông thú thường sẫm. Một số có màu khác, đặc biệt màu vằn (hổ ngựa vằn,…) có tác dụng ngụy trang. Màu trắng của một số loài thú Bắc cực cũng có ý nghĩa ngụy trang.
3. Sản phẩm sừng: Ở ngón chân thú là vuốt, móng và guốc, chỉ có vài loài thú thiếu sản phẩm này (cá voi, dơi…) hoặc có sản phẩm không phát triển (Bò nước, thú chân vịt…). Sản phẩm sừng ở ngón chân thú có chức năng bảo vệ đầu ngón, đôi khi là bộ phận tấn công (vuốt của các loài họ mèo…).
Vuốt là sản phẩm sừng phổ biến ở các loài thú. Đây là tấm sừng dẹp bên, sắc cạnh, uốn cong và có mút nhọn. phần thịt dưới mặt vuốt là tấm nệm, rất phát triển.
Móng là sản phẩm sừng đầu ngón đặc trưng của khỉ, hầu, là vuốt phân hóa. Móng gồm tấm sừng dẹp trên dưới chỉ che mặt trên của đầu ngón. Phần nệm dưới ngón không phát triển.
Guốc phát triển ở những loài thú đi, chạy, nhảy bằng đầu các ngón chân trên đất cứng, gồm tấm sừng cuốn thành ống cùng với phần nệm cũng hóa sừng.
Nhiều loài thú còn có vảy sừng giống bò sát và chim tồn tại cùng lông vũ, như vảy sừng phủ toàn thân tê tê, ta tu… hoặc chỉ phủ ở phần đuôi như: chuột, hải li…
4. Sừng và gạc: Thú có ba loại sừng: sừng thật ở trâu, bò, sừng hay gạc ở hươu nai và sừng tê giác.
Sừng trâu, bò là lớp sừng hình ống ôm chặt lấy lõi xương mọc lên từ sọ; sừng không rụng và không phân nhánh. Cả con đực và con cái đều có sừng.
Sừng hươu nai hay gạc, khi già toàn bộ hóa xương. Hàng năm sừng củ rụng sừng mới mọc. Thường sừng rụng sau mùa sinh sản. Khi mới mọc, dưới lớp da, sừng là lớp mô nhiều mạch máu gọi là nhung, già hơn một chút gọi là mi, hóa xương thành gạc, bên ngoài bọc lớp sừng mỏng. Sau vài năm mỗi cặp sừng mới sẽ lớn hơn và phân nhánh phức tạp hơn cặp sừng củ.
Sừng tê giác là loại sừng sợi mọc lên từ chồi nhú bì.
5. Tuyến da: Thú có hai kiểu tuyến da cơ bản: tuyến bã và tuyến mồ hôi.
- Tuyến bã có cấu tạo cầu, hình chùm, thông ra ngoài ở gần túi lông. Chất tiết làm cho da và lông mềm, không thấm nước.
- Tuyến mồ hôi có cấu tạo hình ống, ở gốc xoắn hình quả thông trực tiếp ở bề mặt da hoặc đổ vào túi lông, và tiết mồ hôi. Sự tiết mồ hôi có chức năng điều hòa thân nhiệt. Tuyến mồ hôi thiếu ở một số loài thú (cá voi, chuột chũi, tê tê, gặm nhắm, chó…). Tuyến mồ hôi phân bố ở một số khu vực nhất định trên cơ thể, ngoài mồ hôi còn tiết ra chất dịch trắng nhạt hay vàng không có tác dụng điều hòa thân nhiệt mà liên quan đến sự phát dục.
Tuyến thơm có vị trí và chức năng khác nhau tùy loài thú: trước ổ mắt, gian ngón chân, bàn chân, má, gốc đuôi. Chất tiết có mùi đặc trưng cho từng loài, có tác dụng đánh dấu lãnh thổ, báo động, bảo vệ và đặc biệt trong mùa sinh sản, mùi thơm của chất tiết hấp dẫn con khác giới.
Tuyến sữa có nguồn gốc từ tuyến mồ hôi: cấu tạo hình ống ở các loài thú khác và hình chùm ở thú khác. Ở tuyệt đại đa số loài thú tuyến sữa tập trung thành vú và phát triển ở con cái, tiêu giảm ở con đực.

Ở người các tuyến này có ở vùng nách, ngực, vú, tai người.
Về cấu tạo vú sữa có hai loại: loại có nhiều ống dẫn sữa thông thẳng ra đầu vú ( khỉ, hầu, dơi, …) và loại có ống dẫn sữa thông vào đáy một ống chung xuyên qua đầu vú ( thú ăn thịt, thú có guốc…)
Tuyến sữa chỉ hoạt động tiết sữa vào giai đoạn sắp đẻ và trong quá trình nuôi con. Sự tiết sữa nhờ kích thích tố của thai qua máu mẹ. Sữa là thức ăn không thể thiếu được của thú sơ sinh. Tùy loài thú, thành phần của sữa thay đổi về lượng, nhưng trong sữa của bất cứ loài thú nào cũng có các chất protêin, lipit, lactô, ít muối khoáng và nhiều nước (khoảng 90%).
Như vậy: Ở lớp cá Sụn và cá Xương: Da có biểu bì tầng, bì dày, gồm mô liên kết ở trạng thái bền, chắc. Trong lớp biểu bì có nhiều tuyến đơn bào tiết chất nhầy, một số loài có tuyến độc thường ở gốc các gai. Trong quá trình tiến hóa từ nước lên cạn, da Lưỡng cư có những đặc điểm thể hiện sự thích nghi với đời sống vừa ở dưới nước vừa ở cạn: trong tầng biểu bì đã có những tuyến đa bào tiết chất nhày, chất nhày của tuyến kết hợp với nước làm da khỏi bị khô. Do Bò sát thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn nên da khô, ít tuyến, đến Chim thể hiện rõ nét sự thích nghi ở cạn và đời sống bay lượn nên da Chim khô, mỏng chỉ có một tuyến phao câu tiết chất nhờn làm lông không thấm nước, tầng biểu bì rất mỏng, bì là một tổ chức liên kết.
Da thú khác da bò sát và da chim. Da thú có nhiều tuyến ( tuyến bì, tuyến mồ hôi, tuyến sữa và tuyến xạ). Lớp bì ở thú dày hơn, mặt trên cùng của lớp bì tạo thành gai bì khớp với tầng sinh sản (tầng Manpighi) của biểu bì, tầng này có hình uốn khúc.
Nghiên cứu sự phát triển phôi của lông mao, thấy rõ sự tương đồng của lông mao với mầm vảy bò sát. Các sản phẩm khác của da thú là vuốt, móng, guốc, sừng rỗng, chúng cũng có nguồn gốc từ biểu bì giống với các sản phẩm sừng của da bò sát và chim.
II. BỘ XƯƠNG:
1. Cột sống: gồm 5 phần : cổ, ngực, thắt lưng, chậu và đuôi. Đốt sống có mặt khớp phẳng đặc trưng cho thú và xen kẻ với các đĩa sụn tròn.
- Phần cổ gồm 7 đốt ở hầu hết các loài thú. Hai đốt sống đầu tiên là đốt chống và đốt trụ. Đốt chống có diện khớp và 2 cầu lồi chẩm của sọ .Đốt sống cổ không có sườn.
- Phần ngực có 13 đốt đều mang xương sườn nhưng chỉ có 8 đôi xương sườn gắn với xương ức. Xương ức gồm 5 khúc tận cùng bằng tấm sụn dài.
- Phần thắt lưng gồm 6 đến 7 đốt, thiếu sườn .
- Phần chậu gồm 4 đốt gắn với nhau, đôi
- Phần đuôi nhiều đốt tùy loài. Ở đa số các loài thú, phần cổ và phần đuôi của cột sống là phần linh hoạt nhất, còn các phần khác ít linh hoạt hơn, nhất là thú móng guốc. Đuôi ở nhiều loài thú có vai trò lớn trong vận chuyển của thú. Đuôi như là bánh lái trong chuyển vận cuả thú sống ở nước (Hải li); cơ quan thăng bằng (kanguru, sóc….); xua đuổi ruồi muỗi, sâu bọ (đa số loài thú móng guốc, thú ăn thịt….). Các loại khỉ hình người đuôi tiêu giảm.
2. Sọ thú có một số đặc điểm: hộp sọ lớn (khối lượng bộ não lớn ). Hai lồi cầu chẩm, có cung gò má. Các xương có khuynh hướng gắn lại với nhau. Các xương chẩm, xương vẩy, xương đá, và xương màng nhĩ gắn lại với nhau hình thành xương thái dương. Xương khẩu cái thứ sinh ngăn đôi xoang miêng với xoang mũi. Các xương đặc trưng cho thú là: ngoài 2 xương đính còn xương gian đỉnh, xương màng nhĩ và xoang mũi phức tạp liên quan tới sự phát triển của thính giác và khứu giác.
Xương hàm dưới chỉ còn có 1 xương răng. Tai của thú có đủ 3 xương tai: xương đe do xương vưong biến thành, xương búa do xương khớp biến thành, xương bàn đạp cũng như các Động vật Có xương Sống ở cạn khác, do xương móng biến thành.
3. Xương chi
Đai vai của thú tiêu giảm nhiều so với các Động vật có Xương Sống thấp, chỉ gồm chủ yếu xương bả. Nhiều loài thú thiếu xương đòn ( ở các thú cử động chi theo mặt phẳng của trục thân, như thú móng guốc). Xương quạ chỉ có ở Thú mỏ vịt còn ở các loài thú khác tiêu giảm thành mấu quạ gắn với xương bả.
Đai hông giống với bò sát, gồm xương chậu và xương háng, xương ngồi gắn với nhau ở mặt bụng, tạo thành xương không tên.
Xương chi tự do, về cơ bản có cấu tạo theo kiểu chi năm ngón điển hình. Do sự thích nghi với cách chuyển vận khác nhau mà cấu trúc chi thú có nhiều biến đổi
Tê giác, ngựa là thú ngón lẻ; Hà mã, hươu là thú ngón chẵn, chúng chỉ chạy trên một hay hai ngón chân.
So với các lớp khác thì lớp thú có bước tiến hóa hơn, nhất là về bộ xương :bộ xương gồm có xương trục, xương sọ và xương chi.
Cột sống của nhóm cá gồm 2 phần (đuôi và thân) còn cột sống ở lưỡng cư thì có 4 phần còn nhóm động vật có xương sống ở cạn thì cột sống có 5 phần (cổ, ngực, thắc lưng, hông, đuôi ).
Đa số sọ đều gồm 2 phần: sọ não và sọ tạng nhưng cấu tạo của sọ có nhiều biến đổi khi di chuyển từ nước lên cạn: từ kiểu treo hàm đơn tiếp sang kiểu treo hàm toàn tiếp. Trong đó cung mang giảm đi và xương móng hàm biến thành xương trụ tai (xương bàn đạp), có sự hình thành lỗ mũi trong, thành hình khớp động giữa sọ và cột sống, hộp sọ có khuynh hướng lớn dần liên quan tới sự phát trển của bộ não .
Sọ lưỡng cư phần lớn ở trạng thái sụn, sọ dẹt có hai lồi cầu chẩm. Sọ bò sát hóa xương gần như hoàn toàn, có một lồi cầu chẩm, sọ rộng và hộp sọ cao hơn. Sọ chim có hộp sọ lớn, lồi chẩm ở đáy sọ, sọ nhẹ (ổ mắt lớn hà không có răng xương sọ mỏng). Sọ thú lớn có 2 lồi cầu chẩm. Cũng như bò sát và chim hàm dưới khớp động với sọ bằng xương vuông tự do. Xương hàm dưới chỉ còn một xương răng, xương vuông biến thành xương đe, xương khớp thành xương búa, xương góc biến thành xương màng nhĩ, còn xương bàn đạp cũng như ở các lớp động vật có xương khác do cung móng hàm biến đổi mà thành
Xương chi của động vật có xương sống ở nước gồm xương chi lẻ nâng đỡ cho vây lẻ và xương chẳn, cho vây chẵn và. Xương chi chẳn gồm xương đai và chi chính thức. Ở nhóm Không hàm và các lớp Cá xương đai có cấu tạo đơn giản và không khớp với cột sống. Các chi tự do có cấu tạo giống xương chi lẻ. Ở động vật có xương sống ở cạn xương đai và xương chi có cấu tạo phức tạp hơn được gọi là chi 5 ngón.
III. HỆ SINH DỤC
Con đực có đôi tinh hoàn, gắn với phó tinh hoàn hay mào tinh (là di tích của trung thận). Ở gốc đôi ống dẫn tinh có đôi tuyến nang, đôi tuyến bầu dục và một tuyến tiền liệt (để pha loãng tinh dịch). Ống dẫn niệu sinh dục con thú đực nằm trong cơ quan giao cấu (ngọc hành).
Vị trí của tinh hoàn tuỳ theo loài, có thể nằm trong xoang bụng (thú huyệt, tê giác, voi, cá voi…) hoặc chỉ lọt xuống bìu (hạ nang) vào mùa sinh sản (dơi, gặm nhấm…) hoặc thường xuyên nằm trong bìu (ở đa số loài thú khác).
Con cái có đôi buồng trứng. Ống dẫn trứng gồm các phần: phễu, vòi ống dẫn trứng (vòi fanlôp), tử cung và âm đạo. Thú huyệt thiếu âm đạo nên tử cung đổ trực tiếp vào xoang niệu sinh dục. Thú túi có hai âm đạo. Thú nhau chỉ có một âm đạo
Thú có 4 kiểu tử cung:
+ Tử cung kép gồm hai tử cung, có lỗ thông riêng với âm đạo (nhiều loài gặm nhấm, voi…).
+ Tử cung phân nhánh gồm hai tử cung, có lỗ thông chung với âm đạo (nhiều loài gặm nhấm, lợn một số thú ăn thịt…).
+ Tử cung hai sừng gồm hai sừng tử cung, còn phần duới gắn với nhau (nhiều thú ăn thịt, thú ăn sâu bọ, cá voi, có guốc…).
+ Tử cung đơn chỉ gồm một tử cung (dơi, khỉ, người…).

Trứng phát triển trong buồng trứng và được bao bọc bởi tế bào bao noãn làm thành bao Graf. Bao Graf lớn dần và khi trứng chín sẽ vỡ ra để lọt trứng cùng với một số tế bào bao noãn vào trong khoang cơ thể rồi vào vòi fanlôp. Vết sẹo của bao noãn để lại trên buồng trứng biến thành tuyến nội tiết tạm thời gọi là thể vàng. Trường hợp trứng không được thụ tinh, thể vàng thoái hoá. Nếu trứng được thụ tinh, thể vàng tồn tại và hoạt động như là tuyến nội tiết trong suốt thời gian phát triển của phôi. Trứng lọt vào ống dẫn trứng, gặp tinh trùng sẽ được thụ tinh ngay ở gần phễu fanlôp.
Sự phát triển phôi:
Trứng thú ít noãn hoàng, phân cắt hoàn toàn và đều dẫn tới một cầu tế bào. Khi di chuyển trong ống dẫn trứng tới tử cung, trứng phân cắt chậm. Tới tử cung trứng gắn sâu vào vách tử cung. Ở đây trứng thấm dịch của mẹ và phát triển thành một cầu rỗng gồm một lớp tế bào gọi là dưỡng phôi bì (trophoblasta). Ở một góc có một đám tế bào là “nhân phôi”. Giai đoạn này của trứng thú không phải là phôi nang và cũng không phải là phôi tạng vì trong cầu tế bào này chỉ có “nhân phôi” phát triển thành phôi, còn toàn bộ cầu tế bào chỉ dùng làm thức ăn cho phôi.
Nhân phôi phát triển thành đĩa phôi với giải nguyên thủy rõ ràng. Lúc này, một số tế bào trong nhân phôi tách khỏi đĩa phôi, phát triển sản sinh liên tiếp để lấp đầy khoang cầu. Khối tế bào này tương đương với túi noãn hoàng và phôi tương ứng với trứng của bò sát.
Giai đoạn phát triển sau tương tự bò sát và chim.
Đĩa phôi phát triển, hình thành rãnh thần kinh rồi ống thần kinh và phôi tách khỏi túi noãn hoãng. Sau đó lỗ mũi, mắt, tai xuất hiện. Hai bên đầu có khe mang không thủng. Chi dài dần.
- Sự phát triển màng phôi ở thú rất đặc biệt.
+ Túi noãn hoàng ở phôi chim, bò sát bao bọc lòng đỏ trứng còn ở phôi thú chỉ chứa dịch và tiêuuu biến nhanh. Túi ối (amnios) và túi niệu (allantois) xuất hiện sớm và phát triển nhanh. Thành ngoài của túi niệu gắn liền với màng nhung (serosa) thành màng đệm (chorion), có lớp lông nhung là mầm của nhau.
+ Nhau là bộ phận đặc biệt của phôi thú cao, giúp cho thai sống bám vào cơ thể mẹ tới khi lọt lòng. Nhau là bộ phận xốp, có nhiều mạch máu, gồm hai phần: nhau con và nhau mẹ. Nhau con gồm những nếp gấp sâu của màng đệm. Nhau mẹ là thành xốp của tử cung gắn với nhau con. Mạch máu của hai thành phần trên tiếp giáp với nhau làm cho sự thẩm thấu qua lại dễ dàng. Nhờ đó có sự trao đổi chất của phôi và cơ thể mẹ.
Máu động mạch của mẹ theo tĩnh mạch dây rốn (túi niệu) đổ vào tĩnh mạch chủ sau của thai, đi tới tâm nhĩ phải, qua lỗ thông tâm nhĩ sang tâm nhĩ trái, xuống tâm thất trái rồi đi khắp cơ thể phôi. Máu tĩnh mạch theo theo tĩnh mạch chủ trước về tâm nhĩ phải, qua tâm thất phải, nhờ động mạch phổi và ống Bôtan đổ vào chủ động mạch lưng rồi vào dây rốn đi tới nhau.
Khi phôi đã phát triển đầy đủ, mạch dây rốn không hoạt động. Lỗ thông tâm nhĩ bít kín lại và ống Bôtan tiêu biến
Khi đẻ con, lớp cơ của tử cung co bóp mạnh. Nhau con chỉ có mô xốp gắn chặt với thành tử cung sẽ rụng cùng với nhau con và theo thai ra ngoài.
Căn cứ vào sự phân bố của màng nhung trên màng đệm người ta chia Nhau thành bốn kiểu chính sau:
1. Nhau phân tán, có màng nhung phân bố đều (Thú thiếu răng, Cá voi, Hầu, đa số Thú móng guốc…).
2. Nhau đám, có màng nhung tập trung thành đám (đa số Thú nhai lại…).
3. Nhau vòng hay nhau vùng, có màng nhung tập trung thành vành đai rộng quây ngang thai (một số Thú ăn thịt, Voi, Thú chân vịt, Siren…).
4. Nhau đĩa có màng nhung tập trung thành đĩa tròn (Thú ăn sâu bọ, Gặm nhấm, Khỉ, Thú thiếu răng).
Tùy theo mức độ gắn bó giữa màng nhung Nhau con với Nhau mẹ có thể chia nhau ra hai loại chính:
1. Nhau rụng gọn: Nhau con liên hệ không chặt chẽ với màng tử cung nên không hoặc ít bị sây sát nên máu không chảy khi đẻ, tách gọn khỏi màng tử cung; màng tử cung hoặc ít chảy (nhau phân tán, nhau đám, một số nhau vùng và nhau đĩa).
2. Nhau rụng không gọn, có màng nhung gắn chặt với màng tử cung, nên khi đẻ, Nhau co tách khỏi Nhau mẹ làm chảy máu và một phần Nhau mẹ cũng theo ra ngoài (đa số nhau vòng và Nhau đĩa).
Tóm lại: hệ sinh dục của lớp thú tiến hoá hơn những lớp khác ở chỗ:
+ Huyệt chỉ có ở thú huyệt, còn ở các loài thú khác, ống niệu – sinh dục và ống tiêu hóa đỏ ra ngoài ở hai lỗ khác nhau.
+ Phân tính. Cơ quan giao cấu có ở tất cả các loài thú. Dịch hoàn nằm ở vị trí khác nhau tuỳ nhóm thú, thường ở trong bìu, ngoài xoang bụng. Hai buồng trứng, ống dẫn trứng có tử cung và âm đạo.
+ Trứng nhỏ, trừ thú huyệt. Thụ tinh trong và phát triển trong tử cung. Ở thú cao, phôi liên hệ mật thiết với cơ thể mẹ qua màng phôi: máng ối, màng đệm, túi niệu, tạo thành nhau.
+ Con non dinh dưỡng bằng sữa mẹ do tuyến sữa tiết ra.
IV. PHÂN LOẠI LỚP THÚ
1. Phân lớp nguyên thú: thú mỏ vịt
2. Phân lớp Thú
- Dưới phân lớp thú thấp
- Dưới phân lớp thú nhau: gồm
2.1. Bộ ăn sâu bọ: chuột chù
2.2. Bộ cánh da: chồn dơi
2.3. Bộ Dơi: dơi mũi nhỏ
2.4. Bộ nhiều răng: Tupaia
2.5. Bộ khỉ hầu hay linh trưởng: Gorilla
2.6. Bộ thiếu răng: thú ăn kiến
2.7. Bộ Tê tê: tê tê Ấn Độ
2.8. Bộ Thỏ: thỏ rừng
2.9. Bộ Gặm nhấm: sóc chân vàng
2.10. Bộ cá voi: cá voi xanh
2.11. Bộ ăn thịt: chó sói lửa
2.12. Bộ chân màng: voi biển
2.13. Bộ voi: voi châu phi
2.14. Bộ bò nước: cá cúi
2.15. Bộ guốc lẻ: lợn vòi Châu Á
2.16. Bộ guốc chẳn: lợn rừng
1. Phân lớp Nguyên thú (Prototheria): gồm một bộ duy nhất bộ Đơn huyệt (Monotremata).
- Đặc điểm: Bộ Đơn huyệt gồm những loài có vú nguyên thuỷ nhất mang rất nhiều đặc điểm nguyên thuỷ: hai hàm có vỏ sừng bao bọc: đai vai kiểu bò sát có xương quạ, xương trước quạ và xương đòn, chi nằm ngang như bò sát: có huyệt, hai ống dẫn trứng đổ độc lập vào xoang huyệt, chỉ có một buồng trứng trái hoạt động, đẻ trứng, trứng có nhiều noãn hoàng, chưa có núm vú (tuyến sữa là tuyến ống đổ ra ngoài, phân tán trên một vùng xác định của dạ bụng); nhiệt độ cơ thể chưa hoàn toàn ổn định(5 – 27,7 độ C), vì lẽ đó thú đơn huyệt được gọi là “thú hằng nhiệt tương đối”; bán cầu não chưa có thể chai.
- Ngoài những đặc điểm nguyên thuỷ, thú Đơn huyệt mang những đặc điểm của lớp có vú như: có lông mao, tuyến sữa, cơ hoành; tim 4 ngăn, có cung động mạch phải quay sang trái; bán cầu não có vỏ não phát triển ( tuy nhiên thiếu thể chai); xương vuông, xương khớp, xương góc biến đổi thành chuỗi xương tai. Tuy có mỏ sừng, song ở giai đoạn phôi đã xuất hiện mầm răng. Ở con non có răng hàm nhiều mấu, có cấu trúc giống răng thú nhiều mấu (Multituberculata) thuộc đại Trung Sinh, răng này sớm rụng và được thay thế bằng các tấm sừng.
- Phân loại, phân bố: bộ Đơn huyệt gồm 3 loài phân bố ở châu Úc, đảo Tasmania và Tân Ghi Nê.
- Loài đại diện: thú mỏ vịt (Ornithorhyshus anatinus) lớn bằng con thỏ có mỏ to khoẻ, sống nữa nước nữa cạn, có bộ lông thẫm ngã rất rậm và mịn không thấm nước, năm ngón chân có màng bơi nối liền, đuôi rộng và dẹp dùng làm bánh lái, ăn sâu bọ, tôm, cua, thân mềm, giun và cả cây cỏ thuỷ sinh, đi lại trên cạn vụng về, đẻ khoảng 2 – 3 trứng lớn, ấp khoảng 7 ngày thì nở. Thú mỏ vịt là loài thú hiếm quý có trong sách Đỏ thế giới. Thú lông nhím (Zaglossus), thân phủ lông xen với gai nhọn. Đầu có mỏ mãnh, lưỡi dài để bắt kiến.
2. Phân lớp Thú (Theria).
- Phân lớp Thú bao gồm những loài thú không còn những đặc điểm nguyên thuỷ như phân lớp Nguyên thú. Phân lớp Thú được chia thành hai dưới phân lớp: Dưới phân lớp Thú thấp và dưới phân lớp thú nhau.
Dưới phân lớp Thú thấp (Tetatheria): chỉ gồm có một bộ Thú túi (Marsupialia).
Bộ Thú túi (Marsupialia)
- Đặc điểm: Thú túi gồm những thú có hình dạng rất khác nhau và có nhiều loài có hình dạng giống với thú nhau, song tất cả đều có những nét cấu tạo chung: không có nhau hoặc nhau phát triển yếu nên thời gian chửa ngắn, con mới đẻ ra chưa phát triển đầy đủ cần nuôi tiếp trong túi ấp ở dưới bụng thú mẹ.
Ở trong đó thú con luôn ngặm vú thật sâu đến tận hầu. Cơ có tuyến vú của thú mẹ làm sữa chảy vào thực quản thú non. Thú cái có hai tử cung và hai âm đạo độc lập ứng với ngọc hành chẻ đôi ở thú đực, đổ vào xoang niệu sinh dục.
Não trước nhỏ bán cầu não chưa có thể chai.
- Phân loại, phân bố: thú túi hiện nay có chừng 260 loài phân bố chủ yếu ở châu Úc, một vài loài ở Nam Mỹ và một số loài ở Bắc Mỹ.
- Đại diện: thú ăn kiến có túi (Myrmecobius), chuột Kanguru (Potorous), chuột đất mũi dài (Parameles), chuột da báo (Dasyurus), gấu vôbát (vobatus), gấu túi (Phascolarcus hay Koala), Kanguru (Macropus). Ở châu Úc người ta thường săn bắt thú có túi để lấy da, lông. Kanguru có cỡ lớn (2 m) hiện nay còn rất ít, là loài thú quý hiếm có trong Sách Đỏ thế giới.
Dưới phân lớp Thú nhau (Eutheria)
Gồm những loài thú còn lại. Chúng đều có nhau chính thức với những đặc điểm chủ yếu sau đây: vòm não mới phát triển mạnh, hai bán cầu não có thể chai nối với nhau; thời gian phát triển phôi kéo dài và phôi đã hoàn thành sự phát triển trong tử cung cá thể mẹ. Con đẻ ra đã phát triển đầy đủ và có thể tự bú sữa; chỉ có một âm đạo. Đa số có hai bộ răng kế tiếp.
Dưới phân lớp thú nhau và thú thâp đã sớm tách rời khỏi gốc chung vào kỉ phấn trắng và phát triển độc lập với nhau. Hiện nay dưới phân lớp thú nhau có chừng 19 bộ. Sau đây là những bộ chính
2.1. Bộ ăn sâu bọ (Insectivora)
- Đặc điểm: Bộ thú nhau nguyên thủy có bộ răng đầy đủ thay đổi từ 26 - 44 chiếc; răng ít phân hóa, răng nanh dài, răng hàm có 3 - 4 mấu nhọn sắc để cắn giập được vỏ cứng của sâu bọ; bán cầu não nhỏ, nhẵn, vỏ não mới và thể chai nhỏ; thị giác ở đại đa số thú ăn sâu bọ kém phát triển; tử cung hai sừng; một vài loài ăn sâu bọ còn có huyệt; tinh hoàn nằm trong xoang bụng; nhau đĩa.
Chúng là những loài thú nhỏ mõm kéo dài thanh vòi cử động được. Nhiều loại sống trên măt đất, trong đất. Ăn chủ yếu sâu bọ.
- Phân loại phân bố: gồm 390 loài phân bố phổ biến ở khắp nơi trên thới giới trừ châu Úc. Ở Việt Nam có 14 loài.
- Đại diện: ở nước ta chuột chù (Suncus murinus) sống ở đồng bằng, chuột chù đuôi trắng (Crocidura Dracula), lìa (Parascaptor leucura) và chuột chũi (P. klossi).
2.2. Bộ cánh da (Dermoptera)
- Đặc điểm: có cỡ lớn bằng con mèo; có màng da rộng ở hai bên mình thích nghi với sự lượn từ cành nọ sang cành kia; bộ răng 34 chiếc, tương tự như ở thú ăn sâu bọ nhưng hàm dưới có mấu dày hơn, răng của hàm dưới chìa ra có hình lược; tinh hoàn nằm trong hạ nang, tử cung kép, nhau đĩa.
- Phân loại phân bố: bộ này chỉ có 1 giống chồn dơi, gồm hai loài sống ở các rừng nhiêt đới Đông Nam Á và lân cận.
- Đai diện: ở ta có chồn dơi (Cynocephalus varigacus).
2.3. Bộ Dơi (chiroptera)
- Đặc điểm: Dơi gồm thú nhỏ hay trung bình độc nhất có khả năng bay. Dơi có chi trước biến đổi thành cánh; bộ răng dơi tựa như bộ răng của thú ăn sâu bọ; bán cầu não nhỏ, nhẵn, thùy khứu giác nhỏ; tinh hoàn nằm trong hạ nang trong thời kì sinh sản, tử cung kém hoặc tử cung hai sừng, nhau đĩa, dơi có 2 vú và thường đẻ 1 con.
Dơi ăn sâu bọ, ăn quả hoặc mật hoa, thường đi ăn đêm; mắt kém; thính giác rất tinh. Dơi ở vùng ôn đới và hàn đới có hiện tượng ngủ đông.
- Phân loại phân bố: dơi có khoảng 925 loài phân bố trên các lục địa trừ Băc cực và Nam cực. Nước ta có 88 loài.
- Đại diện: dơi quả (Ptrapus vampirus), dơi muỗi nhỏ (Pipistrellus, Scotophilus).
2.4. Bộ nhiều răng (scandentia)
- Đặc điểm: Bộ nhiều răng bao gồm những thú còn mang nhiều đặc điểm nguyên thủy gần với gốc ăn sâu bọ, gồm nhiều loại khác nhau thích nghi với đòi sống ở cây hoặc trên mặt đất. Ngón chân có móng hay có vuốt nhưng ngón cái bao giờ cũng có vuốt. Bán cầu não lớn, song vẫn còn nhỏ so với khỉ vượn và có thùy khứu giác lớn. Có từ 2 - 4 đôi vú, tử cung 2 sừng, nhau tán, sinh sản đa chu kì. Mõm dài, mắt hướng về hai bên. Não bộ còn nhẵn. Răng có 38 chiếc. Chúng có thêm một lưỡi dưới, hầu hết hoạt động ban ngày, ăn tạp.
Phân loại phân bố: Bộ gồm 19 loài phân bố từ Ân Độ, Nam Trung Quốc, Philippin về miền nam xuống tân Boocnêo và quần đảo Inđônêsia.
Đại diện: Tupaia năng khoảng 160 – 260g, dài từ 10 – 17cm, đuôi 14 – 16cm, gồm nhiều loài và phân loài. Dendrogane cỡ bằng con chuột lớn, ăn sâu, D.murina phân bố ở nam Việt Nam, Thái Lan, Campuchia.
2.5. Bộ khỉ hầu hay Linh trưởng (Primates)
- Đặc điểm: gồm những thú đi bằng chân; thích nghi với đời sống ở cây có tứ chi thích nghi với sự cầm nấm leo trèo: có 5 ngón, ngón cái đối diện với các ngón khác, xương quay và xương trụ cử động tùy vào nhau đảm bảo cho cử động lật tay ngửa. Có xương đòn, họp sọ tương đối lớn, mặt giảm đi, mắt hướng về phía trước, não phát triển, có vỏ bán cầu đại não: răng có nhiều mấu; có một đôi vú ngực; tử cung hai sứng, nhau tán, tử cung đơn và nhau đĩa, đẻ một con và là thú non yếu.
- Phân lọai, phân bố: Hiện nay Khỉ gồm 223 loài.
- Đại diện: ở nước ta có: cu ly lớn (Nycticebus), cu li nhỏ ( N.pygmaeus), vọoc đen. (Trchchypithecus), khỉ vàng (Macaca), khỉ đen (Hylobates concolor) phân bố ở cả Bắc và Nam.
2.6. Bộ Thiếu răng (Edentata)
- Đặc điểm: gồm những lòai thú thiếu răng hoàn toàn hoặc bao giờ cũng thiếu răng cửa, răng giống nhau, thiếu men răng, mình có lông, có khi thêm vảy sừng, bán cầu não nhẵn, tinh hoàn ở trong xoang bụng; có nhau đãi.
- Phân lọai, phân bố: Bộ thiếu răng hiện nay gồm 29 loài phân bố ở Nam Mỹ.
- Đại diện: Thú đi chậm hay con lười (Bradypus), thú ăn kiến (Myrmephaga), thú giáp (Dasypus).
2.7. Bộ Tê Tê (Pholiloda)
- Đặc điểm: Gồm những thú thích nghi với lối sống ăn sâu bọ, thiếu răng hoàn toàn: thân có những vãy sừng lớn xếp như ngói lợp, xen giữa các vãy có lông thưa; chân có móng sắc để đào đất tìm hang kiếm mồi … dưới đất; mỏm nhỏ, lưởi dài có phủ một thứ nước bọt quánh.
- Phân lọai, phân bố: bộ tê tê gồm 7 loài phổ biến ở châu Phi, Châu Á.
- Đại diện: Ở Việt Nam có tê tê Ấn Độ (Manis pentadactyla).
2.8. Bộ Thỏ (Lagomorpha)
- Đặc điễm: Gồm những thú có bộ răng gặm nhấm, song có những nét sai khác như sau: hàm trên có hai đôi răng cữa, manh tràng lớn có những nếp xoắn, có hiện tựơng tự ăn phân.
- Phân lọai, phân bố: Thỏ hiện nay gồm 80 loài.
- Đại diện: có thỏ rừng (Lepus sinenis).
2.9. Bộ Gặm nhấm (Rodentia)
- Đặc điểm: Gồm những thú có bộ răng kiểu gặm nhấm, chỉ có một đội răng của lớn ở mỗi hàm, dài, cong chìa ra ngòai, răng nanh thiếu, giữa răng cửa và răng hàm có một khỏang trống, mặt răng hàm có bề rộng, trên có những nếp men ngang thấp. Ống tiêu hóa dài, manh tràng đơn giản thiếu nếp xoắn; tinh hoàn nằm trong xoang bụng chỉ xuống hạ nang trong htời kỳ sinh dục, tử cung chẻ đôi, đa số đẻ con non yếu.
- Phân lọai, phân bố: Hiện nay, gặm nhấm gồm 1935 loài
- Đại diện: Phổ biến ở Bắc Việt Nam có sóc chân vàng (Callosciurus flaimanus), Và sóc đen (ratufa bicolor), sóc chuột (tamiops). Ở Việt Nam còn có chuột
2.10. Bộ cá voi (cetacea).
- Đặc điểm: gồm những thú ở biển thích nghi hoàn toàn đời sống ở nước cơ thể hình thoi, đầu không phân biệt với thân; chi trước biến thành bơi chèo, song có xương cánh tay và xương tay ngắn, ngón tay rất dài và có nhiếu đốt xương chi sau tiêu biến song vẫn cón di tích đai hông ẩn trong thân; đuôi nắm ngang; thiếu xương đòn; lông dường như tiêu biến; bán cầu não có nhiều nếp nhă; có một đôi tuyến vú nằm ở bên trong túi phía hàng ,hai bên khe sinh dục; tinh hòan nằm trong khoang bụng, tử cung hai sừng nhau tán. Con non khỏe.
- Phân loại, phân bố: Hiện nay cá voi bao gồm 78 loài phân bố chủ yếu ở các biển vùng ôn đới và vùng lạnh.
- Đai diện: Cá voi không răng: cá voi xanh (balenoptera muscuslus) dài 33 m, nặng 160 tấn, cá voi có răng: cá heo (neomeris phocenoides). Ở miền Trung nước ta có cá heo bụng trắng (lagenodelphinus hosei). Nước ta còn có cá ông chuông (pseudorca crasidens) và cá heo trăng Trung Hoa.
2.11. Bộ ăn thịt (canivora)
- Đặc điểm: Bộ ăn thịt gồm những loài thú trong chừng mực nào đó thích nghi với chế độ ăn thịt đông vật, nhiều loài ăn thực vật song điều mang những đặc điểm sau: bộ răng đủ, rất chuyên hóa: Răng nanh lớn, nhọn răng hàm có mấu sắc nhọn, có răng thit, hàm dưới có mấu khớp với trụ ngang để hàm chỉ cử động theo chiều lên xuống, do đó thú ăn thịt há miệng được rất rộng để ngoạm mồi lớn; ngón chân nói chung có vuốt nhọn và cong, thiếu xương đòn hay xương đòn tiêu giảm; bán cầu não rất phát triển trên có nhiều rãnh; tinh hoàn ở hạ nang, có xương ngọc hành tử cung hai sừng, phôi có nhau ống, đẻ con yếu.
- Phân loại phân bố: Thú ăn thịt hiện nay bao gồm 240 loài phân bố trên khắp lục địa trừ Nam cực. ở việt nam có 38 loài.
- Đại diện: ở Việt nam có: chó sói Châu Á. Chó rừng hay chó sói lửa (cuon alpinus), lửa chó (nyctereutes procyonoides)…
2.12. Bộ Chân màng (Pinnipedia)
- Đặc điểm: gồm những loài thú ăn thịt thích nghi với đời sống dưới nước: cơ thể hình thoi dài, cổ ngắn không phân biệt rõ với thân: chi biến thành bơi chèo ,móng tiêu giảm hay tiêu biến, lớp mỡ dưới da dày; lông, răng tiêu giảm; thị giác kém phát triển, khứu giác rất tinh; tinh hoàn nằm trong khoang bụng tử cung hai sừng, nhau ống. phần lớn có cụôc sống trong nước, chỉ lên cạn để sinh đẻ hay lông .
- Phân loại. phân bố: bộ chân màng gồm chừng 34 loài, phân bố chủ yếu ở miền lạnh Bắc cực và Nam cực
- Đại diện: báo biển (callorhinus ), chó biển (phoca ), voi biển (odobaenus).
2.13. Bộ voi (Proboscidea).
- Đặc điểm: gồm những thú lớn nhất ở cạn, có cơ thể to lớn nặng nề, da dày, không có lông; mũi và môi trên kéo dài thành vòi; chi năm ngón có phủ guốt nhỏ; hai răng cửa hàm trên biến thành ngà; răng hàm có kiểu mào; tinh hoàn nằm trong xoang bụng, voi cái một đôi vú ngực, tử cung hai sừng, nhau tán; não nhỏ song mặt não có nhiều nếp nhăn.
- Phân loại, phân bố: hiện nay voi chỉ có hai loài ở châu Á và châu Phi .
- Đại diện: Voi châu Phi (loxidon africanus), voi Ấn Độ hay voi châu Á (elephas maximus)
2.14. Bộ Bò nước (sirenia)
- Đặc điểm: gồm những loài thú có guốc, ăn thực vật; thích nghi hoàn toàn với đời sống ở nước, song vẫn giữ nhiều nét của thú ở cạn: mình thon dài, cổ không rõ: chi trước biến thành bơi chèo, nhưng ngón tay vẫn còn di tich của mống guốc, chi sau thiếu, nhưng trong mình vẫn còn di tích của xương chậu nhỏ, đuôi hình vây cá, rộng nằm ngang. Thân phủ lông thưa. Răng như răng của nhai lại, có mặt nhai nghiêng. Dạ dày lớn hai ngăn, có môt đôi phần phụ tuyến, bên trong có nhiều nếp mang nhiều tuyến như lá sách của nhai lại. Có manh trang và ruột dài. Bò nước chuyên ăn thực vật. Cá thể đực có tinh hoàn nằm trong khoang bung, cá thể cái có tử cung 2 sừng, vú ở ngực, phôi có nhau tán .
- Phân loại, phân bố: Bò nước trước kia phân bố ở nhiều nơi, ngày nay chỉ còn lại 4 loài thuộc hai giống phân bố ở hai nơi khác nhau: Ấn độ dương và Đại tây dương .
- Đại diện giống Dugong: Cá cuối (dugong dugong). Bò nước hiện nay đang trên đường bị tiêu diệt. Bò nước có chung nguồn gốc với voi.
2.15. Bộ Guốc lẻ (perissoddadctyla)
- Đặc điểm: Gồm những guốc lớn ăn thực vật. ngón ba bao giờ cũng lớn hơn những ngón bên. mức độ tiêu giảm các ngón bên thay đổi tùy theo các nhóm, phụ thuộc vào mức độ thích nghi với sự chạy nhanh, đốt ngón chân cuối có guốc rất phát triển xương đòn thiếu manh tràng lớn, thú cái có đôi vú ở bụng dưới tử cung hai sừng, phôi có nhau tán.
- Phân loại, phân bố: guốc lẻ hiện nay chỉ còn khoảng 18 loài. Những đại diên hoang dại của bộ, phân bố ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Ở Việt nam có ba loài.
- Đai diện: lợn vòi châu Á (tapirus indicccccuc), tê giác một sừng (rhinoceros sondaicus)…..ngựa rừng (equus prwalskii).
2.16. Bộ Guốc Chẵn (Artiodactyla)
- Đặc điểm: gồm những thú có guốc lớn, sống ở cạn; ăn thực vật và chạy nhanh; chân cao, ngón ba và ngón năm dài bằng nhau;ngón hai và ngón năm nhỏ hơn hoặc thiếu, ngón 1, bao giờ cũng thiếu, thiếu xương đòn.
- Phân loại, phân bố: hiện nay gồm 211 loài, phân bố khắp trên lục địa trừ Nam cực. Ở Việt Nam có 18 loài.
- Đaị diện: guốc chẵn không nhai lại: có lợn rừng (susscrofa), hà mã hay trâu nước (hippotamus amphibius). Guốc chẵn nhai lại sừng rỗng: sơn dương dê núi (capricornis sumatraensis)….Guốc chẵn nhai lại sừng đặc;nai (cervus unicolor), hưu sao (cervus nippon)……….
Tài liệu Tham Khảo:
1. Trần Kiên, Trần Hồng Việt. Động Vật Có Xương Sống. Giáo Trình CĐSP. NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Lê Vũ khôi. Động Vật Học Có Xương Sống. NXB Giáo dục.
Chúc buổi báo cáo thành công tốt đẹp
Chúc Sức Khỏe Cô cùng các bạn lớp CĐSHSO8A
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lệ Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)