Chương Mở đầu

Chia sẻ bởi Dương Minh Hiển | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Chương Mở đầu thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
Chương mở đầu
NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN


I. Khái lược về chủ nghĩa Mác - Lênin
II. Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
I. Khái lược về chủ nghĩa Mác - Lênin
1. Chủ nghĩa Mác – Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành
a) Chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác – Lênin là: hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại; trên cơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học.
Chủ nghĩa Mác – Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành (tt)

b) Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin
- Chủ nghĩa Mác – Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực, nhưng trong đó có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất là: triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Đối tượng, vị trí, vai trò và tính thống nhất của ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin.
2. Khái lược quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin
a) Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời CN Mác
- Điều kiện kinh tế - xã hội
* Sù cñng cè vµ ph¸t triÓn ph­¬ng thøc s¶n xuÊt t­ b¶n chñ nghÜa trong ®iÒu kiÖn c¸ch m¹ng c«ng nghiÖp.
+ Vµo nh÷ng n¨m 40 cña thÕ kû XIX, c¸ch m¹ng c«ng nghiÖp ë c¸c n­íc T©y ¢u b­íc vµo giai ®o¹n hoµn thµnh, lùc l­îng s¶n xuÊt cã mét b­íc ph¸t triÓn míi vÒ chÊt - ®ã lµ ra ®êi nÒn c«ng nghiÖp c¬ khÝ.
+ Nhê vµo lùc l­îng s¶n xuÊt míi, ph­¬ng thøc s¶n xuÊt t­ b¶n chñ nghÜa ®­îc cñng cè vµ ph¸t triÓn.
a) Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời CN Mác (tt)

+ Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản đã làm cho mâu thuẫn xã hội càng gay gắt, đặc biệt là mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản và đã trở thành các cuộc đấu tranh giai cấp.
* Sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đại lịch sử với tính cách một lực lượng chính trị - xã hội độc lập.
+ Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản đã dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản.
+ Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản đã thể hiện giai cấp vô sản là một lực lượng chính trị độc lập, đang đi tiên phong đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.
a) Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời CN Mác (tt)

* Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết học Mác
+ Thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản đòi hỏi phải có lý luận soi đường.
+ Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng ra đời là nhằm đáp ứng yêu cầu đó.
a) Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời CN Mác (tt)

- Ti?n d? lý lu?n
+ Triết học Mác ra đời trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của nền văn minh nhân loại, trong đó trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức mà trước hết là phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của Phơ bách.
+ Ngoài ra còn kế thừa và cải tạo những tư tưởng lý luận trong kinh tế chính trị cổ điển Anh với các đại biểu là AĐam Smít và Đavít Ricácđô và kế thừa những tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với các đại biểu, Xanh xi mông, Phuriê và Ô oen.
a) Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời CN Mác (tt)

Sơ đồ 3.2: Tiền đề lý luận cho sự ra đời của triết học Mác
a) Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời CN Mác (tt)

- Tiền đề khoa học tự nhiên
Những phát minh của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX đã có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành, phát triển của triết học Mác. Cung cấp những tri thức khoa học làm cơ sở cho việc phát triển tư duy biện chứng, xây dựng phép biện chứng duy vật như một khoa học. Đặc biệt là các phát minh sau:
- Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
- Học thuyết tế bào.
- Học thuyết tiến hoá của Đác - uyn.
a) Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời CN Mác (tt)

Ba phát minh này đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển của nó.
Sơ đồ 3.3: Tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời của triết học Mác
a) Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời CN Mác (tt)

Sơ đồ 3.4: Điều kiện ra đời của triết học Mác
b. C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác
- Cơ sở hình thành tư tưởng triết học Mác thời kỳ này là gì?
+ ảnh hưởng bởi phép biện chứng của Hêghen và Chủ nghĩa duy vật của Phoi ơ bắc.
+ Tình hình kinh tế - xã hội ở nước Đức và đặc biệt là tình hình kinh tế - xã hội ở các nước tư bản Tây Âu khi C. Mác sang Pháp và Ph.ăng ghen sang Anh.
+ Thực tiễn hoạt động của C.Mác khi làm biên tập viên báo Sông Ranh, và thực hiện hoạt động của hai ông khi ở Pháp và Anh.
- Thực chất bước chuyển biến tư tưởng của hai ông trong giai đoạn này là gì?
- Các tác phẩm chủ yếu trong giai đoạn này:
+ "Bàn về vấn đề Do Thái".
+ "Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen - Lời nói đầu" (1843).
b. C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác
Sơ đồ 3.5: Chuyển biến tư tưởng của C. Mác và Ph.Ăngghen từ 1842 - 1843
b. C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác
- Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Cơ sở hình thành tư tưởng triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen giai đoạn này
+ Tình hình kinh tế - xã hội các nước Tây Âu thời kỳ này.
+ Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nước Tây Âu.
+ Hoạt động của C. Mác và Ph.Ăngghen trong phong trào công nhân.
Thực chất tư tưởng triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen trong giai đoan này là gì?
b. C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác
- Các tác phẩm tiêu biểu:
+ "Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844",
+ "Luận cương về Phoiơbắc" (1845)
+ "Gia đình thần thánh." (1845),
+ "Hệ tư tưởng Đức" (1845 - 1846),
+ "Sự khốn cùng của triết học" (1847",
+ "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" (1848).
b. C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác
Sơ đồ 3.6: Giai đoạn C. Mác và Ph.Ăngghen đề xuất tư tưởng triết học (1844 - 1848)
b. C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác
- Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận triết học từ năm 1849 đến 1895
Cơ sở hình thành, phát triển tư tưởng triết học của Mác và Ăngghen trong giai đoạn này
+ C. Mác, Ph.Ăngghen đưa lý luận vào lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.
+ C. Mác, Ph.Ăngghen tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của giai cấp vô sản.
- Thực chất tư tưởng triết học của Mác và Ăngghen tronggiai đoạn này là gì?
b. C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác
- Các tác phẩm chủ yếu:
+ "Đấu tranh giai cấp ở Pháp",
+ "Ngày mười tám tháng Sương mù của Lui Bônapactơ",
+ "Nội chiến ở Pháp",
+ "Phê phán cương lĩnh Gôta",
+ "Tư bản",
+ "Chống Đuyrinh",
+ "Biện chứng của tự nhiên",
+ "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước",
+ "Lút vích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức"
b. C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác
Sơ đồ 3.7: C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển CNDVBC và CNDVLS
b. C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác
Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do C. Mác và Ph.Ăngghen thực hiện
Triết học Mác ra đời là một bước chuyển biến cách mạng trong lịch sử triết học, điều đó biểu hiện ở chỗ:
- Triết học trước Mác đã tách rời chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng. Triết học Mác đã thống nhất chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng.
- Triết học trước Mác chỉ mới duy vật trong lĩnh vực tự nhiên, còn duy tâm trong lĩnh vực xã hội. Triết học Mác không chỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên, mà còn duy vật cả trong lĩnh vực xã hội. Đó là duy vật triệt để.
b. C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác
- Triết học trước Mác chỉ chú ý giải thích thế giới. Ngược lại, triết học Mác đặc biệt đề cao vai trò thực tiễn, coi lý luận là phải phục vụ thực tiễn cải tạo thế giới.
- Triết học trước Mác là thế giới quan của giai cấp bóc lột. Ngược lại, triết học Mác là thế giới quan của giai cấp vô sản, nó thống nhất chặt chẽ giữa tính khoa học với tính cách mạng.
b. C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác
Triết học trước Mác coi "triết học là khoa học của các khoa học". Triết học Mác cho rằng, triế học hình thành, phát triển trên cơ sở khái quát các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nó là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho khoa học cụ thể. Triết học Mác phải không ngừng phát triển trên cơ sở những thành tựu mới của khoa học hiện đại.
Triết học Mác đã kế thừa và phát triển các thành tựu triết học đó trong điều kiện mới và đã tạo nên bước chuyển biến cách mạng trong lịch sử triết học. Triết học Mác không phải giáo điều, mà là không ngừng phát triển gắn liền với thực tiễn xã hội và các thành tựu của khoa học hiện đại.
c. V.I Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới
- Đây là giai đoạn chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, giai đoạn khoa học tự nhiên có những phát minh mới mang tính - thời đại, giai đoạn cách mạng tháng Mười Nga thành công và đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Lênin đã bảo vệ và phát triển các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhất là lý luận về cách mạng vô sản và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
c. V.I Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới
- Các tác phẩm chủ yếu:
+ "Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao?",
+ "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán",
+ "Bút ký triết học",
+ "Nhà nước và cách mạng",
+ "Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật chiến đấu".
c. V.I Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới
Sơ đồ 3.9: Giai đoạn V.I.Lênin phát triển triết học Mác
c. V.I Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới
Khái quát lai, quá trình hình thành và phát triển triết học Mác chia làm hai giai đoạn cơ bản.
- Giai đoạn C. Mác và Ph.Ăngghen xây dựng và phát triển triết học của mình. Giai đoạn này gắn liền với giai đoạn ch tư bản tư do cạnh tranh. Giai đoạn này lại chia ra 3 giai đoạn nhỏ, giai đoạn từ 1842 - 1843; giai đoạn từ 1844 - 1848; giai đoạn từ 1849 -1895.
- Giai đoạn V.I.Lênin tiếp tục phát triển triết học Mác trong điều kiện mới, điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền, giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
c. V.I Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới

C. Mác và Ph.Ăngghen
bổ sung, phát triển
CNDVBC và CNDVLS
C. Mác và Ph.Ăngghen chuyển từ
CNDT sang CNDVBC
Từ DCCM sang CNCS.
C. Mác và Ph.Ăngghen đề xuất các nguyên lý của CNDVBC và CNDVLS
c. V.I Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới
Sơ đồ 3.10: Tổng quát các giai đoạn hình thành, phát triển triết học Mác
d. Chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới
- Chủ nghĩa Mác – Lênin với cách mạng vô sản Nga (1917)
- Chủ nghĩa Mac – Lênin với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
II. Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
1. Đối tượng và phạm vi học tập, nghiên cứu
Đối tượng học tập, nghiên cứu “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” là: Những quan điểm và học thuyết của Mác, Ăngghen và Lênin trong phạm vi những quan điểm, học thuyết cơ bản nhất thuộc ba bộ phận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin.
2. Mục đích và yêu cầu về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu
a. Mục đích của việc học tập, nghiên cứu
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó vào trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.
a. Mục đích của việc học tập, nghiên cứu
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là để giúp sinh viên hiểu rõ nền tảng tư tưởng của Đảng.
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là để xây dựng niềm tin, lý tưởng cho sinh viên.
b). Một số yêu cầu cơ bản về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cần phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó; tránh bệnh kinh viện, giáo điều trong quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng các nguyên lý cơ bản trong hoạt động thực tiễn.
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cần phải theo nguyên tắc thường xuyên gắn kết những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin với thực tiễn của đất nước và thời đại.
b). Một số yêu cầu cơ bản về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu
- Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong mối quan hệ với các nguyên lý khác, mỗi bộ phận cấu thành trong mối quan hệ với các bộ phận cấu thành khác để thấy sự thống nhất phong phú và nhất quán của chủ nghĩa mác – Lênin, đồng thời cũng cần nhận thức các nguyên lý đó trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Minh Hiển
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)