CHƯƠNG IV: SINH ĐẺ VÀ KIỂM SOÁT SINH ĐẺ

Chia sẻ bởi Thân Thị Diệp Nga | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: CHƯƠNG IV: SINH ĐẺ VÀ KIỂM SOÁT SINH ĐẺ thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
DÀNH CHO LỚP CÔNG TÁC XÃ HỘI

GV: THÂN THỊ DIỆP NGA

CHƯƠNG IV
SINH ĐẺ
VÀ KIỂM SOÁT SINH ĐẺ
1- Cơ quan sinh dục nam
3- Sự đậu thai
4- Thai nghén
2- Cơ quan sinh dục nữ
5- Sinh con
SINH ĐẺ VÀ KIỂM SOÁT
6- Ngừa thai
7- Phá thai
DƯƠNG VẬT
ĐƯỜNG DẪN TINH
TINH HOÀN
CƠ QUAN SINH DỤC NAM
DƯƠNG VẬT
ĐƯỜNG DẪN TINH
TINH HOÀN
Dương vật: Đảm nhận chức năng giao hợp & là đường dẫn nước tiểu.
Tinh hoàn: thực hiện chức năng nội tiết (sản xuất hoocmôn sinh dục nam) ngoại tiết (sản xuất tinh trùng).
Đường dẫn tinh bao gồm: ống tinh, túi tinh & ống phóng tinh.
1- Âm hộ: là cơ quan sinh dục ngoài của nữ gồm có môi lớn & môi bé, âm vật, dưới âm vật là lỗ niệu đạo, dưới lỗ niệu đạo là lỗ âm đạo được che kìn bởi lớp màng mỏng (màng trinh), màng trinh có lỗ nhỏ để máu kinh chảy qua.
2- Âm đạo: nối sinh dục ngoài (âm hộ) với sinh dục trong (tử cung).
3- Tử cung (dạ con): tiếp nhận & nuôi dưỡng trứng đã thụ tinh.

4-Buồng trứng: gồm 2 buồng trứng nằm 2 bên tử cung. Thực hiện chức năng nội tiết (sx hoocmon nữ), ngoại tiết (sx tế bào trứng).
Mồi buồng trứng có nhiều nang trứng, mỗi nang trứng chứa 1 trứng chưa chín, trứng rụng theo chu kỳ hàng tháng, khi trứng rụng rơi vào vòi trứng di chuyển qua ống dẫn trứng vào cổ tử cung, nếu không được thụ thai trứng sẽ tiêu đi và tạo thành chu kỳ kinh nguyệt (trứng rụng có khà năng sống trong vòng 48 giờ).
5- Vú: là bộ phận đặc biệt của nữ, vú bắt đầu phát triển ở tuổi dậy thì, vú gồm bầu vú& núm vú, mỗi bầu vú có nhiều tuyến sữa, khi có thai vú phát triển, tuyền sữa tăng lên.
UNG THƯ VÚ
Mặt trong thành tử cung có một lớp niêm mạc bao phủ, được gọi là nội mạc tử cung. Hàng tháng, dưới tác dụng của hormon sinh dục nữ, nội mạc tử cung phát triển dày lên để sẵn sàng nhận trứng thụ tinh làm tổ. Khi sự thụ tinh không diễn ra, nội mạc tử cung sẽ tự bong ra và gây chảy máu hay còn gọi là hành kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt là sự chảy máu của tử cung một cách có chu kỳ.
Một chu kỳ được tính từ ngày sạch kinh của chu kỳ trước đến hết chảy máu của chu kỳ. Trung bình một chu kỳ kéo dài 28 ngày
Trung bình một chu kỳ kéo dài 28 ngày, gồm 3 giai đoạn:
a. Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn nang tố)
(Tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh đến ngày trứng rụng- Trứng thường rụng vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh)
b. Giai đoạn bài tiết (giai đoạn hoàng thể to, kéo dài từ khi trứng rụng đến khi bắt đầu có hiện tượng chảy máu)
Tuyến yên bài tiết LH: Dưới tác dụng của LH nang trứng biến thành thể vàng .
c. Giai đoạn chảy máu: (kéo dài từ 3 - 5 ngày) 
Các động mạch dưới niêm mạc (lớp chức năng) vỡ ra máu đọng dưới niêm mạc, niêm mạc bị hoại tử, bong ra khi tử cung co gây chảy máu ra ngoài.   Máu kinh khi chảy ra ngoài không đông.  
 Ở từng giai đoạn đều có mối liên quan chặt chẽ giữa tuyến yên, buồng trứng và niêm mạc tử cung
Sau khi rụng trứng sẽ có hai khả năng xẩy ra:
- Nếu trứng được thụ tinh trong vòi trứng, thì chu kỳ kinh nguyệt dừng lại và bắt đầu quá trình thai nghén.
-  Nếu trứng không được thụ tinh, thì chu kỳ kinh nguyệt tiếp tục theo một mô hình cố định, cho tới khi xuất hiện những giọt máu đầu tiên báo hiệu sự bắt đầu của một chu kỳ tiếp theo.
Lượng máu mất trung bình trong mỗi chu kỳ là 38,13  ±  24,76 ml và máu kinh nguyệt (gồm máu và dịch) là máu không đông.
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dài khoảng 28 ± 7 ngày. Chu kì kinh nguyệt ngắn dưới 22 ngày gọi là kinh mau, dài trên 35 ngày gọi là kinh thưa.
Số ngày có kinh (số ngày hành kinh) trung bình 3–5 ngày. Nếu hành kinh từ 2 ngày trở xuống gọi là kinh ngắn, nếu hành kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh.
THỤ TINH
Sự tạo ra cá thể mới bắt đầu bằng sự thụ tinh.
Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa noãn (giao tử cái) và tinh trùng (giao tử đực) để tạo hợp tử. Hợp tử là cá thể mới phát sinh và phát triển ở giai đoạn sớm nhất.
Ở người, bình thường sự thụ tinh xẩy ra ở 1/3 ngoài vòi trứng.
THỤ TINH
- Bình thường trứng làm tổ ở thành sau hoặc thành trước tử cung.
- Trứng làm tổ lạc chỗ ít khi có thể phát triển tới đúng kỳ hạn, phôi thường chết và mẹ thường xuất huyết nghiêm trọng. Trong các trường hợp chửa ngoài tử cung, chửa ở vòi trứng hay gặp nhất, vòi trứng sẽ vỡ trong khoảng tháng thứ 2 của thời kỳ phôi gây xuất huyết nghiêm trọng cho mẹ.
Theo y học, vô sinh là trường hợp hai người chung sống và giao hợp thường xuyên đã 2 năm (không tránh thai) mà không thấy thụ thai, hoặc có thụ thai nhưng lần nào cũng sẩy.
- Vô sinh có thể là nguyên phát, tức là từ trước đến giờ người phụ nữ hay người đàn ông chưa bao giờ có con,
- cũng có thể là thứ phát, tức là đã từng có con, nhưng sau mất khả năng đó.
Tinh trùng chất lượng kém hoặc số lượng ít: Do việc sản xuất và hoàn chỉnh tinh trùng bị trục trặc, do viêm nhiễm tinh hoàn hay mào tinh, hoặc do thường xuyên mặc quần chật khiến tinh hoàn bị nóng, do giãn tĩnh mạch trong bao tinh hoàn, bất thường về hoóc môn.
- Khả năng di chuyển của tinh trùng hạn chế: Do viêm tuyến tiền liệt, khiến tinh dịch đặc một cách bất thường. Việc sử dụng một số thuốc trị đau dạ dày và cao huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng;
- Tắc đường vận chuyển tinh trùng từ tinh hoàn ra túi tinh hoàn: Chủ yếu do viêm ống dẫn tinh, hậu quả của các bệnh lây qua đường tình dục.
- Niệu đạo không thông ra ngoài ở đầu dương vật, mà bị lệch, thông ra ngoài ở giữa thân dương vật, khiến tinh trùng xuất ra khó đi vào lỗ cổ tử cung.
Ống dẫn trứng hoặc buồng trứng bị tắc: Do viêm phần phụ, lạc nội mạc tử cung nên trứng và tinh trùng không gặp được nhau:
Rối loạn hoóc môn khiến bạn nữ không rụng trứng thường xuyên.
Niêm mạc tử cung không tăng trưởng và đào thải theo đúng quy luật thông thường.
Tử cung có hình dạng bất thường, có u xơ.
Chất dịch cổ tử cung hoặc độ axít âm đạo bất thường, cản trở tinh trùng từ âm đạo đi vào cổ tử cung.
- Hệ miễn dịch người phụ nữ tạo ra các kháng thể để diệt tinh trùng theo cơ chế đào thải vật lạ.
Khám vô sinh không phải chỉ một lần là có kết quả ngay như nhiều bệnh thông thường. Rất có thể hai bạn phải gặp bác sỹ nhiều lần, thực hiện nhiều xét nghiệm mới tìm được nguyên nhân.
Trước hết, bác sỹ đánh giá sức khỏe chung của cả hai vợ chồng, hỏi về đời sống riêng tư của hai bạn.
Sau đó là tìm hiểu nguyên nhân thực thể.
Điều trị theo nguyên nhân xác định. Nếu là vấn đề về hoóc môn thì sẽ điều trị bằng cách bổ sung hoóc môn cho cơ thể. Nếu viêm thì chữa viêm. Nếu tắc ống dẫn trứng thì thông bằng bơm hơi, bơm thuốc, phẫu thuật. Tắc ống dẫn tinh thì khó khăn hơn
Thai nghén (tiếng la tinh graviditas) là việc mang một hay nhiều con, được gọi là một bào thai hay phôi thai, bên trong tử cung của một phụ nữ. Trong một lần thai nghén, có thể có nhiều bào thai, như trong trường hợp sinh đôi hay sinh ba.
Những dấu hiệu nhận biết có thai: Trễ kinh 1 tháng và thử que đã dương tính; ngoài ra còn kèm thèm chua, xót ruột thì đã có thể tin là có thai.
Trong 3 tháng đầu thai nghén còn có thể có nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác như:Vú to ra và quầng vú sẫm màu,mỏi mệt, nôn về sáng, đi tiểu nhiều, tăng cân tử cung to ra, cổ tử cung mềm…
Sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ
Trứng thứ 4 ,5 sau khi thụ tinh phôi đến dạ con và quá trình phân cắt tạo 100 tế bào .Lúc này phôi là 1 khối tế bào hình cầu rỗng gọi là phôi túi .Khoang phôi túi chứa đầy chất dịch,1 khối tế bào bên trong mà sau này sẽ thật sự phát triển thành thai nhi và 1 lớp tế bào ở bên ngoài gọi là lá nuôi phôi nó tiết ra enzim làm phôi túi gắn vào lớp lót dạ con
(1 tuần sau khi thụ tinh)
GIAI ĐOẠN 1:
_ 6 TUẦN ĐẦU TIÊN: trong 6 tuần đầu tiên, nhóm tế bào sẽ phát triển thành thai nhi được gọi là phôi. Phôi dài khoảng 15 mm và nặng chưa đến 1 g .
+ Đầu và mặt:
Phần giống như đầu người cong lại hướng về phía chóp đuôi. Trên đầu có những nếp gấp như khe mang sẽ phát triển thành các đường nét trên mặt.
+ Các chi:
Những mầm nhỏ xuất hiện ở 4 phía sẽ phát triển thành các chi,trên đó có những mấu sẽ phát triển thành bàn tay , bàn chân.


+ Hệ thống nuôi dưỡng phôi thai:
Các tế bào của trứng đã thụ tinh đào sâu vào thành tử cung . Ở đó các mấu nhỏ hoặc lông tơ được tạo thành với những mạch máu rất nhỏ sẽ cung cấp máu cho phôi. Nhu cầu của phôi thai đầu tiên rất đơn giản , chỉ cần năng lượng và protein hấp thụ từ noãn và các tế bào phân chia rất nhanh.
_ TỪ TUẦN LỄ THỨ 9 :Thai nhi dài khoảng 4 cm và nặng khoảng 12 g.

+ Đầu và mặt:
Đầu có trán cao và có thể nhìn thấy tai, mũi, môi và xương còn sơ khai để tạo nên gương mặt . Từ lúc này , mầm răng đã được định vị và gai vị giác đang phát triển.
Thân hình đã bắt đầu thẳng , đầu đã có hình dạng rõ và phần đuôi nhỏ hầu như biến mất.Thai nhi giờ đã lớn gấp 4 lần khi mới 6 tuần và được gọi là bào thai.
+ Tim :
Giờ đã là quả tim hoàn chỉnh với 4 ngăn , tim đập khoảng 180 lần/phút , nhanh gấp đôi so với người trưởng thành.
+ Tay và chân:
Mầm tay thoạt đầu nhú lên cổ tay và các ngón, sau mọc dài ra thành cánh tay và hoàn chỉnh với chỗ gập ở cùi chỏ . Sự phát triển chân cũng theo quy trình như vậy.
_ THAI NHI ĐẾN 12 TUẦN TUỔI :
Dài khoảng 6 cm và nặng khoảng 15 g .
+ Mặt:
Mặt đã được tạo hình hoàn chỉnh với cằm, trán cao và chóp mũi nhỏ xíu.Đôi mắt đã phát triển hơn và mí mắt còn nhắm chặt.
+ Tay và chân:
Đang bắt đầu cử động .
+ Da:Da thai nhi đỏ , trong suốt và thấm được nước ối .
+ Tim:
Tim đã vận hành đầy đủ, bơm máu đi khắp cơ thể .
+ Hệ tiêu hoá:
Bao tử đã được hình thành liên kết với miệng và ruột.
+ Chân và tay:
ngón tay , chân đã định hình , móng bắt đầu mọc.
+ Cơ quan sinh dục:
Buồng trứng hoặc tinh hoàn đã được tạo ra bên trong cơ thể . Tuy cơ quan sinh dục ngoài dã phát triển nhưng vẫn chưa thấy được giới tính qua siêu âm.
+ Hệ thống nuôi dưỡng thai nhi:
Trong khoảng 12 tuần , nhau thai đã hoàn chỉnh và nối vào túi noãn và trở thành hệ thống cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.Nhau còn khá rộng so với kích thước của thai nhi .Sau khi phát triển nhanh trong giai đoạn đầu , nhau phát triển chậm lại . Cho đến khi thai nhi chào đời , nhau nặng khỏang 1/6 trọng lượng thai nhi.
GIAI ĐOẠN 2:
_ THAI NHI ĐẾN 16 TUẦN TUỔI: dài khoảng 12 cm và nặng khoảng 130 g

+ Đầu:
Xương thai nhi đã được kiến tạo và hệ cơ cũng đã có .Mắt bắt đầu nhạy cảm với ánh sáng dù còn nhắm, lông mi và lông mày đã bắt đầu mọc. Đến tuần thứ 16 các xương nhỏ ở tai cứng lại và thai bắt đầu nghe được tiếng động .
Vì chưa có lớp mỡ, thai nhi nhìn có vẻ gầy guộc.Thai nhi lúc này cử động nhiều hơn, có thể đấm , mút ngón tay, nuốt nướ�c và bài tiết trong nước ối.


Sự phát triển của thai đã rất nhanh , cho đến lúc này thì chậm dần lại nhằm giúp phổi, hệ tiêu hóa , hệ miễn dịch có thời gian hoàn thiện.Thai nhi có thể nghe rất rõ và tiếng động mạnh khiến thai chòi đạp.
_ THAI NHI ĐẾN 20 TUẦN TUỔI :
Dài khoảng 16 cm và cân nặng xấp xỉ 340 g .

+ Cử động :
Thai nhi ngày càng hiếu động hơn và dần kiểm soát được các cử động vì các bắp thịt và hệ thần kinh đã phát triển. Hầu hết các cơ quan chính yếu đã hoạt động được.
_ THAI NHI ĐẾN 24 TUẦN TUỔI :
Thai nhi trong cứng cáp hơn , dài khoảng 21 cm và nặng khoảng 630 g.
+ Da :
Da vẫn mỏng nhưng không còn trong suốt, màu da lúc này đã ửng hồng và phần nào còn nhăn nheo vì lớp mỡ dưới da chưa được tạo ra đầy đủ.
+ Mắt:
Từ tuần thứ 22 đến 24 , mắt thai nhi đã mở.
_ THAI NHI ĐẾN 29 TUẦN TUỔI:
Dài khoảng 26 cm, nặng khoảng 1,1 kg
1 chất nhờn bảo vệ gọi là VERNIX bao phủ toàn thân bé.

+Não:
Phát triển khá lớn với lớp chất béo bảo vệ bao bọc các sợi thần kinh .
+Cử động:
Thai nhi giờ bị bó chặt trong tử cung vì chiều cao và cân nặng phát triển nhanh.
GIAI ĐOẠN 3:

_ THAI NHI ĐẾN 35 TUẦN TUỔI:
Thai nhi dài 32 cm, nặng 2,5 kg , hình dáng hoàn chỉnh ,đầu phát triển cân đối với thân hình.
+ Mặt:
Da mặt láng hơn , các nếp nhăn biến mất .Mắt thai nhi giờ đây khép mở liên tục, rất nhạy cảm với ánh sáng bên ngoài thành bụng mẹ.
+ Tay và chân:
Tay và chân đã phát triển, các cơ bắp và dây thần kinh đã liên kết với nhau cho phép phối hợp các hoạt động nhịp nhàng.
_ THAI NHI GẦN 40 TUẦN TUỔI:

Sự chuyển dạ:
Tư thế của thai nhi trong tử cung được gọi là ngôi thai .Tư thế này được xác định theo vị trí của đầu _phía trên hoặc phía dưới _trong khoang chậu
Tư thế thường có của thai nhi là đầu ở phía trên hoặc phía dưới còn gọi là ngôi dọc.Nếu khi chuyển dạ ,thai nhi nằm ở ngôi ngược ,ngôi ngang,ngôi chéo thì có nhiều khả năng bà mẹ phải sinh mổ.




Ngôi thai có thể chuyển từ tuần thứ 36 cho đến khi chuyển dạ .Khi ngôi thai đã chuyển không có nghĩa là bà mẹ sắp sửa chuyển dạ mà thật sự còn vài tuần nữa mới đến ngày sinh
Trong thai kỳ, thai nhi được bao bọc xung quanh bởi nước ối. Nước ối chứa nhiều chất trong đó có các tế bào da của thai nhi bong tróc, alpha- fetoprotein…, các chất này cung cấp những thông tin quan trọng về tình trang sức khỏe thai nhi của bạn.
1. Chọc ối là gì?
Chọc ối là một xét nghiệm tiền sản, trong đó một lượng nước ối được rút từ tử cung qua thành bụng bởi 1 kim rất nhỏ, dưới sự hướng dẫn của siêu âm. Dịch ối này sẽ gửi đi để phân tích về di truyền.
2. Tại sao phải thực hiện chọc ối?
Chọc ối để  tim kiếm các bất thường về di truyền của thai nhi, trong đó có hội chứng Down.
Bởi vì chọc ối có một số ít nguy cơ cho mẹ và thai, nên chỉ thực hiện trên những người mẹ có nguy cơ cao bất thường về di truyền, bao gồm:
- Có hình ảnh siêu âm bất thường
- Có tiền căn gia đình sinh con dị tật
- Từng sinh con dị tật
- Tuổi mẹ trên 35.
Chọc ối có thể không phát hiện ra tất cả các bất thường, nhưng là xét nghiệm để chẩn đoán trong các trường hợp có nguy cơ cao bất thường di truyền như hội chứng Down, bệnh lý hồng cầu, nhược cơ, xơ hóa nang, Tay-Sachs và các bệnh tương tự.
Chọc ối đánh giá di truyền khuyến cáo thực hiện vào khoảng 15-18 tuần.
Chọc ối có thể thực hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ trong các trường hợp cần xác định độ trưởng thành của phổi thai nhi khi cần chấm dứt thai kỳ do các bệnh lý như tiền sản giật. Cũng có thể được thực hiện để chẩn đoán  nhiễm trùng ối.
3. Độ chính xác của chọc ối?
Độ chính xác của chọc ối 99,4 %.
4. Nguy cơ chọc ối?
Có nguy cơ nhưng rất nhỏ: dưới 1% ( khoảng 1/200-1/400) chọc ối gây sảy thai. Tổn thương cho thai nhi, cho mẹ, nhiễm trùng hay sinh non có thể xảy ra, nhưng rất hiếm.
 Bạn sẽ được tư vấn các lợi ích và nguy cơ của chọc ối mà thầy thuốc giải thích, và bạn là người chọn
5. Thực hiện chọc ối:
- Siêu âm sẽ xác định vùng có nhiều nước ối mà không có cấu trúc thai.
- Da bụng được sát trùng, và bác sĩ dưới hướng dẫn của siêu âm sẽ dùng 1 kim nhỏ để đi qua thành bụng, qua cơ tử cung, lấy nước ối gửi xét nghiệm…
- Sau chọc ối, tốt nhất nên nghỉ ngơi 1 ngày, không vác đồ nặng, không giao hợp
- Sau 1 ngày, các hoạt động có thể trở về bình thường.
- Kết quả sẽ có trong vòng 2 tuần
Những bà bầu nên đề phòng tất cả các biến chứng có thể phát sinh trong 9 tháng mang thai này vì chúng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
1. Sẩy thai
Các bà bầu có thể bị sẩy thai trong 20 tuần trở về trước. Thật không may, có đến 15- 20% những phụ nữ mang bầu bị sẩy thai và hơn 80% các trường hợp sảy thai này đều xảy ra trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.
7 biến chứng có thể phát sinh trong thai kỳ
2. Đẻ non và sinh sớm
Nếu bạn bắt đầu có cơn co thắt thường xuyên gây giãn nở hay xuất hiện dịch âm đạo loãng cổ tử cung trước khi mang thai đến tuần 37 thì điều này có thể báo hiệu bạn sinh non hoặc đẻ sớm. Ngoài ra, bất cứ sự sinh nở nào trước tuần 37 thì điều này có nghĩa là bạn sinh nở sớm.
7 biến chứng có thể phát sinh trong thai kỳ
3. Thiếu hụt nước ối
Các túi ối khi mang bầu nên không quá ít cũng như không quá nhiều thì mới có thể bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển tốt nhất của thai nhi.
Nếu bạn bị thiếu hụt nước ối, sự phát triển của thai nhi có thể bị hủy hoại và trong trường hợp này, bạn nên được các bác sĩ theo dõi sát tiến triển của nước ối trong khi mang thai.
Hơn nữa, nếu bạn đã đang mang bầu ở gần tuần thứ 37 và tình hình đủ nghiêm trọng thì bác sĩ có thể quyết định cho bạn sinh nở sớm hơn bình thường, nhằm bảo đảm sự an toàn của bạn và thai nhi.
7 biến chứng có thể phát sinh trong thai kỳ
4. Tiền sản giật
Tiền sản giật là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng đến 3-8% phụ nữ mang thai. Thông thường tình trạng này xuất hiện ở những bà bầu đã qua tuần thứ 20 của thai kỳ.
Khi đó, những chẩn đoán được thực hiện thường có đủ hai điều kiện đồng thời như: có một áp suất máu cao và các xét nghiệm cho thấy sự hiện diện của protein trong nước tiểu.
Hầu hết phụ nữ mang bầu có thể có nguy cơ bị một dạng nhẹ của tiền sản giật vào gần ngày sinh nở của mình. Và tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và gây ra vấn đề nghiêm trọng đủ để gây nguy hiểm cho cuộc sống của cả 2 mẹ con bạn. Nếu là những trường hợp cần chữa trị, các bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sinh sớm.
7 biến chứng có thể phát sinh trong thai kỳ
5. Tiểu đường trong thai kỳ
Khoảng 5% phụ nữ mang thai có dấu hiệu bị bệnh tiểu đường. Thực tế, tiểu đường khi mang thai có vẻ quá ít nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra.
Do đó, nếu các bà mẹ tương lai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì phải được bác sĩ giám sát chặt chẽ. Theo đó, các bác sĩ sẽ quy định một quá trình điều trị và chế độ ăn uống cụ thể nhằm kiểm soát lượng đường trong máu.
7 biến chứng có thể phát sinh trong thai kỳ
6. Thai ngoài tử cung
Khi một trứng đã thụ tinh, chúng có thể cố định bất cứ nơi nào khác ngoài tử cung của bạn, điều này được gọi là mang thai ngoài tử cung. Trứng có thể được đặt trong một trong các ống dẫn trứng, trong những buồng trứng, cổ tử cung, dạ dày.
Đáng tiếc là không có cách nào để loại bỏ thai ngoài tử cung hoặc mang đặt chúng lại vào tử cung. Theo ước tính, cứ 50 phụ nữ mang thai bình thường thì sẽ có 1 bà bầu mang thai ngoài tử cung.
7 biến chứng có thể phát sinh trong thai kỳ
7. Nhau thai nằm ở vị trí bất thường
Nếu như nhau thai của bạn nằm thấp trong tử cung, cổ tử cung thì đó là tình trạng bất thường. Theo nghiên cứu thì cứ khoảng 200 trường hợp phụ nữ mang bầu thì có 1 bà bầu gặp hiện tượng này.
Theo đó, vị trí của nhau thai không xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhưng trong các giai đoạn tiếp theo, những vị trí nằm bất thường của nhau thai có thể gây chảy máu hoặc gây ra sự đẻ non.
7 biến chứng có thể phát sinh trong thai kỳ
Chăm sóc sức khỏe tiền sinh sản là phương cách đơn giản mà hữu hiệu nhất để làm giảm những biến chứng nguy hiểm cho cả bà mẹ lẫn trẻ em. Tháng Ba năm 2007, Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (CDC), Hoa kỳ đã cho xuất bản trên Journal of the American Board of Family Medicine những khuyến cáo liên quan đến công tác tư vấn và chăm sóc sức khỏe tiền sinh sản. Sau đây là những tóm lược quan trọng và thiết thực nhất của khuyến cáo này:
Chăm sóc sức khỏe tiền sản
1. Mỗi một phụ nữ hoặc mỗi cặp bố mẹ tương lai cần có kế hoạch cụ thể về việc khi nào nên có con và nên có bao nhiêu con. Trước và trong quá trình mang thai, việc kiểm tra sức khỏe tại một bác sĩ có chuyên môn là điều cần thiết.
2. Bổ sung acid folic: bổ sung acid folic trước và trong quá trình mang thai làm giảm nguy cơ dị dạng ống thần kinh (xương sống, hộp sọ) xuống còn 1/3 so với quần thể chung. Acid folic là một loại thuốc rẻ tiền và sẵn có.
3. Tiêm chủng ngừa sởi Đức (Rubella) nhằm làm giảm những dị dạng bẩm sinh, nhất là những dị dạng bẩm sinh hệ tim mạch và thần kinh.
Chăm sóc sức khỏe tiền sản
4. Phát hiện và điều trị bệnh đái tháo đường: kiểm soát tốt các triệu chứng đái tháo đường làm giảm nguy cơ [dị dạng bẩm sinh] xuống ba lần.
5. Điều trị hội chứng suy tuyến giáp: quá trình mang thai làm tăng cao nhu cầu bổ sung hormone tuyến giáp ở những bà mẹ bị suy tuyến giáp. Việc can thiệp sớm bằng liệu pháp thay thế hormone sẽ có tác dụng tốt lên quá trình phát triển thần kinh của thai nhi.
6. Chủng ngừa viêm gan siêu vi B ở những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao.
7. Tầm soát và điều trị HIV.
Chăm sóc sức khỏe tiền sản
8. Tầm soát và điều trị triệt để tình trạng nhiễm vi khuẩn lậu vi khuẩn gây viêm đường sinh dục. Điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm các vi khuẩn này làm giảm đáng kể nguy cơ thai lạc chỗ giảm thiểu chứng vô sinh cũng như làm giảm tình trạng chậm phát triển tinh thần và mù ở trẻ sơ sinh.
9. Những phụ nữ đang sử dụng thuốc chống đông máu bằng đường uống như Warfarin có thể có nguy cơ cao sinh con bị dị dạng cũng như tăng cao các biến chứng chảy máu trong thai kỳ. Cần bàn bạc cụ thể với bác sĩ điều trị. Nếu có thể thì nên ngưng thuốc chống đông khi quyết định có thai.
Chăm sóc sức khỏe tiền sản
10. Những phụ nữ đang dùng các thuốc điều trị động kinh cũng có thể có khả năng tạo nên quái thai. Do đó cần lập kế hoạch với bác sĩ điều trị để hạ thấp liều điều trị đến mức thấp nhất có thể được.
11. Ngừng việc tự ý dùng các loại thuốc có chứa vitamin A. Thuốc này chỉ nên dùng trong thời gian mang thai nếu có chỉ định của bác sĩ và phải tuyệt đối tuân thủ liều chỉ định. Vitamine liều cao có thể gây dị dạng cho thai nhi.
Chăm sóc sức khỏe tiền sản
12. Mẹ hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, đẻ non, trẻ nhẹ cân cũng như tăng cao các bệnh lý hô hấp cho trẻ. Một điều quan trọng cũng cần chú ý là tình trạng hút thuốc thụ động ở công sở và ở tại nhà. Các ông bố tương lai cũng cần biết rõ mối nguy hại từ việc hút thuốc lá của mình đối với sức khỏe của đứa con tương lai.
13. Chấm dứt việc lạm dụng các thức uống chứa cồn.
14. Điều trị béo phì: Cân nặng phù hợp trước khi có thai làm giảm nguy cơ dị dạng thần kinh, đẻ non, đái tháo đường, mổ đẻ, tăng huyết áp và các bệnh lý tắc nghẽn mạch máu khác.
Chăm sóc sức khỏe tiền sản
Chọn phương pháp đón bé chào đời
Sinh tự nhiên
Đây là phương pháp được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn để đón bé chào đời. Nếu bạn có sức khỏe thai kỳ bình thường và khỏe mạnh, bạn có thể chọ phương pháp sinh thường mà không cần sự hỗ trợ của bất cứ loại thuốc giảm đau hay hình thức nào khác. Tuy nhiên, phương pháp sinh nở này sẽ làm bạn phải đối mặt với những cơn đau chuyển dạ ghê gớm và bạn cần đọc nhiều sách báo để chuẩn bị tâm lý cũng như kinh nghiệm trước.
5- SINH CON

Sử dụng phương pháp sinh nở không đau
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng sẽ giúp bạn không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình sinh nở. Nếu bạn có ý định lựa chọn phương pháp sinh nở này, hãy xem xét để đăng kí sớm. Có rất nhiều cách để sinh nở không đau. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được phương pháp phù hợp.
5- SINH CON
Sinh mổ
Tỷ lệ % những ca sinh mổ ở những nước tiên tiến đã tăng lên 40% trong 10 năm qua cho thấy phương pháp này ngày càng được nhiều mẹ bầu lựa chọn.
Lợi ích của phương pháp này là người mẹ sẽ không phải đối mặt với những cơn đau chuyển dạ, em bé sinh ra được an toàn hơn. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu vẫn muốn trải nghiệm những khoảnh khác sinh thường thú vụ nên không phải ai cũng thích sinh mổ.

5- SINH CON
Sinh con dưới nước
Trải qua những cơn đau đớn chuyển dạ và đón bé ra đời trong chiếc bồn tắm chuyên dùng cho sinh nở là cách mà nhiều mẹ bầu phương Tây đã lựa chọn. Ưu điểm của phương pháp này là người mẹ sẽ trải qua tất cả những đau đớn khi sinh nở một cách dịu nhẹ hơn trong làn nước. Tuy nhiên, phương pháp này chưa phổ biến ở nước ta.

5- SINH CON
Thời kỳ sau khi sinh: Phòng hậu sản sau sinh
Việc em bé chào đời là một biến động lớn về cả thể chất lẫn tâm lý đối với người mẹ.
Theo dân gian, người ta coi hậu sản là thời kì 3 tháng sau khi sinh còn Y học hiện đại quan niệm hậu sản là giai đoạn 6 tuần (42 ngày) kể từ ngày sinh.
Sở dĩ thời gian như vậy vì khi mang thai, các cơ quan sinh dục của người phụ nữ phát triển để thích nghi với việc có em bé. 6 tuần sau khi sinh là khoảng thời gian các cơ quan sinh dục (ngoại trừ vú vẫn phát triển để nuôi con) dần trở lại bình thường như trước khi sinh.

5- SINH CON
Bất kì phụ nữ nào sau khi sinh cũng bước vào thời kì hậu sản. Việc em bé chào đời là một biến động lớn về cả thể chất lẫn tâm lý đối với người mẹ. Nên trong giai đoạn này, phụ nữ cần được chăm sóc đặc biệt, nếu không rất dễ mắc một số bệnh lý được gọi là bệnh hậu sản:
- Băng huyết
- Đau tử cung
- Nhiễm khuẩn hậu sản
- Sản dịch
Nếu không cho con bú, 6 tuần lễ sau khi sinh chị em có thể có lại kinh lần đầu tiên, và đó cũng là dấu hiệu chấm dứt thời kỳ hậu sản. Kỳ kinh nguyệt đầu thường kéo dài hơn các kỳ kinh bình thường.  
5- SINH CON
Để thực hiện tốt sinh đẻ có kế hoạch cần biết các biện pháp tránh thai.
Biện pháp ngừa thai là cách sử dụng phương pháp, dụng cụ hay sản phẩm nhằm tránh hậu quả có thai của hành động sinh hoạt tình dục.
Có nhiều biện pháp ngừa thai với các tác động khác nhau, trong đó, mục đích chính là ngăn không có sự gặp gỡ giữa trứng và tinh trùng, ngăn không cho trứng đã được thụ tinh với tinh trùng qua giao hợp làm tổ được trong lòng tử cung và từ đó đưa đến không có hiện tượng thụ thai.
Như vậy, sẽ có ba cơ chế chính của các biện pháp ngừa thai: ngăn sự hoạt động của tinh trùng, ngăn sự rụng trứng hay ngăn trứng đã thụ tinh làm tổ. Một biện pháp ngừa thai có thể chỉ sử dụng một trong ba cơ chế hay cả ba cơ chế đồng thời.
Biện pháp hàng rào: tạo một hàng rào ngăn cản sự hoạt động của tinh trùng:
- Bao cao su: dành cho nam giới sử dụng
- Hóa chất diệt tinh trùng: cho tới hiện nay, phổ biến nhất vẫn là Nonoxynol-9, với nhiều loại dạng sản phẩm như kem bôi, viên đặt âm đạo, miếng xốp (sponge) hay tấm phim.
- Một số biện pháp khác không phổ biến như bao cao su dành cho nữ giới, mũ che (màng chắn) âm đạo…
2. Biện pháp nội tiết: sử dụng sản phẩm là các nội tiết tố sinh dục nữ:
Hai nội tiết tố nữ chính là Estrogen (E) và Progesterone
Có nhiều dạng sản phẩm với nhiều dạng sử dụng trong biện pháp này:
- Thuốc viên ngừa thai: loại kết hợp E+P hay chỉ có P đơn thuần (viên thuốc dành cho người cho con bú), dạng vỉ 21 viên hay 28 viên (thêm 7 viên bổ sung sắt), cách dùng một viên mỗi ngày.
- Thuốc tiêm ngừa thai: là dạng P có tác dụng kéo dài, một mũi tiêm cho tác dụng trong 3 tháng.
-
2. Biện pháp nội tiết: sử dụng sản phẩm là các nội tiết tố sinh dục nữ:
- Thuốc cấy ngừa thai: cũng là dạng P có tác dụng kéo dài, que cấy vào da và tác dụng trong 3 năm.
- Các dạng P đơn thuần có thể gây vô kinh hay kinh ít, lấm tấm và kéo dài trong lúc đang sử dụng, thời gian trở lại bình thường (kinh nguyệt cũng như khả năng sinh sản) có thể hơi lâu hơn loại thuốc kết hợp.
Các dạng mới hiện nay: thuốc dán ngừa thai một miếng dán cho tác dụng trong 1 tuần (E+P), thuốc tiêm ngừa thai hàng tháng (E+P), vòng có tẩm nội tiết và dùng đặt trong âm đạo – tác dụng hàng tháng (E+P).
3. Biện pháp dụng cụ: vòng đặt tử cung
Là dụng cụ đặt trong lòng tử cung, có vai trò như một dị vật, với tác dụng kêu gọi các bạch cầu đến lòng tử cung và góp phần tiêu diệt tinh trùng, ngăn tinh trùng xâm nhập lòng tử cung; đồng thời cũng làm biến đổi nội mạc tử cung không còn thuận lợi cho việc thụ thai. Có các loại vòng: vòng trơ, vòng có kim loại (việc thêm kim loại, thường là đồng, sẽ làm gia tăng hoạt tính của vòng), vòng có nội tiết (là các progestin, góp phần làm biến đổi nội mạc tử cung).
4. Biện pháp ngừa thai vĩnh viễn:
Triệt sản nam: thắt ống dẫn tinh, đây là thủ thuật đơn giản, hầu như không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Ống dẫn tinh, chỉ có vai trò dẫn tinh trùng từ nhà máy sản xuất là tinh hoàn đến túi tinh dự trữ và phóng thích ra ngoài trong lần giao hợp. Khi thắt ống dẫn tinh, tinh trùng sản xuất ra sẽ không có đường thoát và sẽ tự tiêu biến đi, các chất nội tiết do tinh hoàn tiết ra vẫn giữ nhịp độ sản xuất như trước, vẫn sẽ được thấm vào máu và phát huy tác dụng giúp người nam vẫn có đầy đủ các đặc điểm giới tính nam.
4. Biện pháp ngừa thai vĩnh viễn:
Triệt sản nữ: thắt ống dẫn trứng, là đường thông từ lòng tử cung ra buồng trứng, khi bị thắt, tinh trùng không còn đường gặp trứng. buồng trứng vẫn hoạt động bình thường, nội tiết tố nữ vẫn được tiết ra đều đặn, vẫn có trứng rụng hàng tháng, người phụ nữ vẫn còn kinh nguyệt và những đặc điểm giới tính nữ như trước khi áp dụng triệt sản.
Phẫu thuật nhằm nối các ống dẫn tinh hay ống dẫn trứng là những phẫu thuật khó (thuộc loại vi phẫu), hơn nữa, các tổ chức mô sau thời gian dài triệt sản thường đã bị xơ hóa, khả năng sinh sản sau phẫu thuật khôi phục lại thường không đạt trọn vẹn.
5. Biện pháp tự nhiên (truyền thống)
Là cách theo dõi chu kỳ rụng trứng của người phụ nữ, nhằm duy trì hoạt động tình dục trong giai đoạn không rụng trứng, để không có khả năng thụ thai. Thông thường, với người có vòng kinh đều đặn 28-32 ngày, rụng trứng thường xảy ra khoảng ngày 14-15, giai đoạn nguy hiểm thường là 1 tuần xung quanh giai đoạn này. Dịch cổ tử cung thường nhiều, dai vào quanh ngày rụng trứng, thân nhiệt gia tăng và giữ ở mức này kéo dài từ sau rụng trứng đến khi có hành kinh. Việc theo dõi các dấu hiệu này sẽ giúp người phụ nữ tìm ra khoảng thích hợp trong chu kỳ để giao hợp. Biện pháp này hầu như không can thiệp vào tự nhiên sinh lý của người phụ nữ, tuy nhiên đòi hỏi sự hiểu biết và khả năng tự chủ của cặp vợ chồng.
Việc thông tin tư vấn cho phụ nữ hay các cặp vợ chồng trước khi sử dụng biện pháp ngừa thai sẽ giúp họ hiểu rõ hoàn cảnh cụ thể của mình và có chọn lựa phù hợp nhất cho mình. Thông tin và dịch vụ sức khoẻ hỗ trợ trong khi sử dụng biện pháp ngừa thai sẽ giúp gia tăng khả năng duy trì biện pháp ngừa thai đã chọn và phát huy hiệu quả của biện pháp.
Không có biện pháp ngừa thai nào là hữu hiệu nhất cho mọi phụ nữ có thể chọn được một biện pháp ngừa thai thích hợp nhất cho từng người phụ nữ trong từng hoàn cảnh và thời gian cụ thể, tuỳ theo nhu cầu, điều kiện sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, môi trường văn hoá, khả năng kinh tế… của họ.
Tránh được thai kỳ không mong muốn, người phụ nữ và gia đình họ có thể có thời gian và điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình và cho bản thân người phụ nữ.
Phá thai được hiểu một cách đơn giản là một biện pháp nhằm chấm dứt quá trình thai nghén. Nó có thể xảy ra theo 2 cách: ngẫu nhiên hoặc có mục đích.
việc phá thai luôn tiềm ẩn những nguy cơ tai biến, vì vậy cần cân nhắc điều kiện hoàn cảnh của mình thật kỹ trước khi đi đến quyết định này.
Hãy nêu tác hại của phá thai
Phá thai được hiểu một cách đơn giản là một biện pháp nhằm chấm dứt quá trình thai nghén. Nó có thể xảy ra theo 2 cách: ngẫu nhiên hoặc có mục đích.

Phá thai an toàn nhất và ít tai biến nhất là ở các bệnh viện chuyên khoa sản, do các bác sỹ có trình độ chuyên môn và có tay nghề cao thực hiện, theo dõi, cơ sở y tế đảm bảo điều kiện vô trùng tuyệt đối và có thể cấp cứu kịp thời với những trường hợp "tai biến", điều kiện sức khoẻ của sản phụ cho phép thực hiện việc phá thai và tuổi thai chưa quá lớn, trong vòng từ 7 đến 8 tuần.
Các biện pháp phá thai
Một vài năm trước đây, biện pháp phá thai bằng hút chân không được sử dụng khá phổ biến, song hiện nay phương pháp này lại ít được sử dụng, bởi sử dụng hút chân không, các phần của phôi thai có thể không hút được ra hết và vẫn phải nạo lại.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thụât, thủ thuật phá thai cũng dần trở nên bảo đảm và an toàn hơn.
Tuỳ thuộc vào tuổi thai và điều kiện của từng cơ sở y tế mà các bác sĩ sẽ đi đến quyết định có thể sử dụng biện pháp phá thai nào thì an toàn nhất cho người phải phá thai.
Các biện pháp phá thai
Hiện nay, ở nước ta có những biện pháp phá thai chủ yếu sau:
- Phá thai bằng thuốc (được thực hiện đối với trường hợp tuổi thai dưới 7 tuần tuổi)
- Hút thai (được thực hiện khi tuổi thai chưa quá 8 tuần tuổi)
- Nạo thai (Được thực hiện khi tuổi thai chưa quá 12 tuần tuổi)
- Phá thai bằng kovax (được thực hiện khi tuổi thai đã lớn)
Việc sử dụng biện pháp phá thai nào là do bác sỹ quyết định, tuỳ thuộc vào kỹ thuật và chuyên môn của bác sĩ tại của các cơ sở y tế đó cũng như tuỳ thuộc vào điều kiện sức khoẻ, tuổi thai.
Hiện nay trên toàn thế giới, các vấn đề bất cập về sức khỏe sinh sản vẫn là những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Khoảng 222 triệu phụ nữ mong muốn tránh thai hoặc trì hoãn mang thai nhưng chưa được tiếp cận tới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình hiệu quả.
Gần 800 phụ nữ tử vong mỗi ngày trong quá trình sinh nở. Khoảng 1,8 tỷ thanh niên đang bước vào tuổi sinh đẻ nhưng thiếu kiến thức, kỹ năng và các dịch vụ cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe của họ.

CH�C C�C B?N H?C T?T
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
[email protected]

CHƯƠNG X:
HỆ SINH DỤC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Diệp Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)