Chương III: Ngoại hình thể chất vật nuôi

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hương Giang | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: chương III: Ngoại hình thể chất vật nuôi thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương Giang
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG
BÀI GIẢNG
MÔN GIỐNG VẬT NUÔI


CHUONG III
NGO?I HèNH TH? CH?T V?T NUễI.
Nội dung
Ngoại hình
Thể chất
1.1. Khái niệm
1. Ngoại hình
Ví dụ: Ngoại hình của bò Sind

1.1. Khái niệm
Ngoại hình
Là hình dáng bên ngoài có liên quan đến thể chất, sức khoẻ, hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất của vật nuôi và hình dạng đặc trưng của phẩm giống.


1.2.1: Gia súc lấy thịt
1.2. Đặc điểm ngoại hình vật nuôi theo hướng sản xuất khác nhau
1.2.1: Gia súc lấy thịt
1.2. Đặc điểm ngoại hình vật nuôi theo hướng sản xuất khác nhau
Toàn thân giống hình hộp chữ nhật hoặc hình trụ (Thân hình nở nang).
Bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn rộng, cổ ngắn thô.
Vai rộng đầy đặn, vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng,
Mông rộng chắc, đùi nở nang, chân ngắn, da mềm mỏng, lớp mỡ dưới da phát triển.


1.2.2: Gia súc cho sữa
1.2. Đặc điểm ngoại hình vật nuôi theo hướng sản xuất khác nhau
1.2.2: Gia súc cho sữa
1.2. Đặc điểm ngoại hình vật nuôi theo hướng sản xuất khác nhau
Thân hình phần sau phát triển hơn phần trước.
Bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn cách đều nhau, tĩnh mạch vú nổi rõ đàn hồi, phần thân trước hơi hẹp.
Đầu thanh, cổ dài, sống vai nhọn, ngực sâu dài, lưng thẳng rộng, đùi sâu, da mỏng, mỡ dưới da ít phát triển
1.2.3: Gia súc kéo
1.2. Đặc điểm ngoại hình vật nuôi theo hướng sản xuất khác nhau
Xương cứng khoẻ, bắp thịt rắn chắc, da dày, lông thô, đầu nặng, cổ chắc, ngực sâu, vai dày, 4 chân khoẻ, mông nở, cơ phát triển
1.2.4. Gia súc lấy lông
1.2. Đặc điểm ngoại hình vật nuôi theo hướng sản xuất khác nhau
Chủ yếu là cừu, xương cứng cáp, da phát triển vừa phải.
Đầu rộng dưới cổ thường có 3 – 4 nếp nhăn tạo thành yếm dưới ngực


1.2.5 Ngoại hình của gia cầm hướng trứng

1.2. Đặc điểm ngoại hình vật nuôi theo hướng sản xuất khác nhau
Đầu nhỏ, mình thon, phần sau rất phát triển háng rộng, niêm mạc hậu môn hồng, mềm, ướt.


1.2.5 Ngoại hình của gia cầm hướng thit

1.2. Đặc điểm ngoại hình vật nuôi theo hướng sản xuất khác nhau
Đầu to, mình dài, rộng, sâu, ngực nở, lưng rộng, thế đứng rộng, Các cơ phát triển (cơ lườn, cơ lưng, cơ đùi…), dáng đi chậm chạp.
2.1. Khái niệm

2. THỂ CHẤT

- Thể chất được biểu hiện bằng các yếu tố bên trong cơ thể. Nó được đặc trưng cho tính thích nghi, tính thống nhất chức năng hoạt động của các cơ quan bộ phận thông qua tính di truyền của giống loài. Nó biểu hiện ra bên ngoài qua sức khoẻ, ngoại hình, tính năng sản xuất của vật nuôi và có thể di truyền qua đời sau
2.2. Đặc điểm của thể chất

2. THỂ CHẤT

Thể chất và ngoại hình thống nhất với nhau như phạm trù nội dung và hình thức.

Thể chất là đặc trưng của sản phẩm giống nên di truyền cho đời sau.

- Thể chất phản ánh các yếu tố sinh vật học của con vật: Hình thái, sinh lý, sinh sản…cuối cùng là thuộc tính sinh vật là trao đổi chất và tái tạo

2. THỂ CHẤT

2.3. Phõn lo?i

2. THỂ CHẤT

2.3. Phõn lo?i

3.1. Nguyên tắc giám định

3. Phương pháp giám định ngoại hình thể chất của
vật nuôi
Phải nắm vững cơ năng sinh lý với ngoại cảnh tức là xem cơ thể là một khối thống nhất của nhiều cơ quan bộ phận

- Cần nhận xét từng bộ phận một trên cơ thể nhất là những bộ phận có liên quan mật thiết đến đặc tính sản xuất của con vật, sau đó nhận xét toàn bộ cơ thể gia súc về mặt cân đối, về sức khoẻ, về giá trị sử dụng. Chỉ có đi từ bộ phận đến tổng hợp như thế mới có thể đánh giá đúng con vật qua ngoại hình.

3.1. Nguyên tắc giám định

3. Phương pháp giám định ngoại hình thể chất của
vật nuôi
+ Những bộ phận chủ yếu cần nhận xét là: đầu cổ, lồng ngực, lưng, mông, vai, chân trước, chân sau, bụng, ức, cơ quan sinh dục
+ Khi so sánh con vật với nhau là phải cùng giống, cùng giới tính, cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng
+ Khi giám định con vật là phải đưa ra nơi sáng sủa bằng tư thế tự nhiên

3.2.1 Giám định bằng giác quan

3.2. Các Phương pháp giám định
Phương pháp giám định bằng giác quan là dùng mắt để quan sát và dùng tay để sờ nắn những bộ phận trên cơ thể vật nuôi

VD: Muốn giám định trâu cày, người ta dắt trâu đi để xem bước đi, dáng điệu nghe theo hiệu lệnh, phát hiện những sai phạm trên cơ thể.

Ưu điểm: đây là phương pháp đơn giản, làm nhanh, đỡ tốn kém, kịp thời, (vì dùng mắt, tay có thể nhận xét trực tiếp các chi tiết của ngoại hình để đánh giá tổng quát của cơ thể con vật)

* Nhược điểm: Chỉ là định tính và yêu cầu phải có kinh nghiệm

3.2.2 Giám định bằng đo kích thước các chiều

3.2. Các Phương pháp giám định
- Phương pháp này là: Dùng các loại thước gậy, thước dây, compa đo các chiều trên cơ thể con vật.

Ưu điểm: Khách quan, trực tiếp, chính xác

Nhược điểm: Khó thực hiện (con vật không đứng yên) Khi tính toán làm tròn trên số thì cần sai số, tốn kém hơn

Tuỳ theo yêu cầu của khảo sát tốc độ sinh trưởng phát dục của gia súc, số lượng các chiều đo có thể nhiều hay ít. Thông thường đo các chiều như sau:

3.2.1 Giám định bằng đo kích thước các chiều

3.2. Các Phương pháp giám định
Cao vây: Từ mặt đất đến sau vai u sau (Thước gậy)

2. Cao lưng : Từ mặt đất đến chỗ thấp nhất của lưng (thường là đốt sống thứ 11) (Thước gậy)

3.Cao khum: Từ mặt đất đến điểm cao nhất của xương khum

3.2.1 Giám định bằng đo kích thước các chiều

3.2. Các Phương pháp giám định
4. Cao xương ngồi: Từ mặt đất đến mỏm u ngồi sau cùng (Thước gậy).

5. Dài trán : Từ đỉnh chỏm đến trung điểm của rộng trán lớn nhất (Compa)

6. Dài đầu: Từ đỉnh chỏm (đỉnh xương chẩm) đến mũi (chỗ có lông và không có lông) (Compa)

3.2.1 Giám định bằng đo kích thước các chiều

3.2. Các Phương pháp giám định

3.2.1 Giám định bằng đo kích thước các chiều

3.2. Các Phương pháp giám định
7. Dài thân : từ phía trước của xương bả vai, cánh tay đến trực giao đường chiếu của u ngồi sau cùng.

8. Dài thân chéo: Từ phía trước của xương bả vai cánh tay đến phía sau u ngồi

9. Rộng trán lớn nhất: khoảng cách giữa hai điểm ngoài cùng của hai hố mắt.

3.2.1 Giám định bằng đo kích thước các chiều

3.2. Các Phương pháp giám định
10. Rộng trán nhỏ nhất : Khoảng cách hẹp nhất của trán
11. Rộng ngực: Khoảng cách giữa hai điểm rộng nhất của phần ngực tiếp giáp sau xương bả vai.
12. Rộng mông: Khoảng cách giữa hai điểm rộng nhất ngoài cùng của khớp ở cối ( Thước compa)


3.2.1 Giám định bằng đo kích thước các chiều

3.2. Các Phương pháp giám định
13. Rộng hông: Khoảng cách ngoài cùng của 2 mỏm xương hông ( Thước com pa).

14. Rộng xương ngồi : Khoảng cách giữa hai điểm phía ngoaì cùng của u ngồi ( Thước compa)

3.2.1 Giám định bằng đo kích thước các chiều

3.2. Các Phương pháp giám định
15. Vòng ngực: Chu vi quanh vùng ngực tiếp giáp phía sau xương bả vai
16. Vòng ống : Chu vi ở 1/3 phía trên của xương bàn chân phía trước
17. Sâu ngực: Khoảng cách giữa cột sống đến xương ức tạo một mặt phẳng tiếp giáp phía sau của xương bả vai. (thước gậy)

3.2.1 Giám định bằng đo kích thước các chiều

3.2. Các Phương pháp giám định
18. Sâu đầu: Từ điểm giữa của rộng trán lớn nhất đến điểm cong nhất của xương hàm dưới
19. Cao mỏm hông: Từ mặt đất đến điểm chuẩn trên của mỏm hông
20.Vòng đùi: từ phía trước của khớp đùi chạy đến đường trắng (Biên giới giữu hai phần đui) rồi nhân đôi (thước dây).

3.2.1 Giám định bằng đo kích thước các chiều

3.2. Các Phương pháp giám định
18. Sâu đầu: Từ điểm giữa của rộng trán lớn nhất đến điểm cong nhất của xương hàm dưới
19. Cao mỏm hông: Từ mặt đất đến điểm chuẩn trên của mỏm hông (Thước gậy)
20.Vòng đùi: từ phía trước của khớp đùi chạy đến đường trắng (Biên giới giữu hai phần đui) rồi nhân đôi (thước dây).
Một số chỉ tiêu cần tính toán
3.2. Các Phương pháp giám định


Chỉ số cao chân:

2. Chỉ số dài thân:
Một số chỉ tiêu cần tính toán
3.2. Các Phương pháp giám định


3. Chỉ số rộng ngực:

4. Chỉ số tròn mình
Một số chỉ tiêu cần tính toán
3.2. Các Phương pháp giám định


5. Chỉ số sau cao
Một số chỉ tiêu cần tính toán
3.2. Các Phương pháp giám định


6. Chỉ số phần mông
7 Chỉ số xương to.
Ngựa kéo có chỉ số to xương lớn hơn ngựa cưỡi, ở bò thịt lớn hơn bò sữa
Chỉ số này thường cao ở gia súc chưa được chọn lọc
Một số chỉ tiêu cần tính toán
3.2. Các Phương pháp giám định


9. Chỉ số rộng trán
.
10. Chỉ số to đầu:
Bò sữa chỉ số này lớn hơn bò thịt.
Ở bò sữa chỉ số này bé hơn so với bò thịt.
Gia súc càng lớn tuổi, chỉ số này càng giảm
Một số chỉ tiêu cần tính toán
3.2. Các Phương pháp giám định


10. Chỉ số khối lượng hoặc to mình
.
11. Chỉ số chạy nhanh.
Ở ngựa kéo chỉ số này lớn hơn ngựa cưỡi
Một số chỉ tiêu cần tính toán
3.2. Các Phương pháp giám định


Để xác định khối lượng gia súc (trong điều kiện không có cân) có thể dùng 1 số công thức sau:
Trâu (VN) V = 88,4 x (VN)2 x DTC (Kg)
Bò (VN) V = 89,8 x (VN)2 x DTC (Kg)
Bò lai sind V = 90,05 x (VN)2 x DTC (Kg)
Đơn vị đo tính = m

3.2.3 Bằng phương pháp cho điểm theo bảng.

3.2. Các Phương pháp giám định
Người ta cho điểm các phần của cơ thể con vật cần phải đánh giá vào một bảng mẫu với các bộ phận quan trọng thì người tăng hệ số cho điểm lên.
Nguyên tắc: Tổng số điểm (kể cả hệ số) tối đa 100. Nếu cộng điểm của các bộ phận trên cơ thể vật nuôi càng gần 100 thì ngoại hình càng tốt.
Ví dụ: Bảng tính điểm ngoại hình lợn đực Móng Cái.

3.2.3 Bằng phương pháp cho điểm theo bảng.

3.2. Các Phương pháp giám định

3.2.3 Bằng phương pháp cho điểm theo bảng.

3.2. Các Phương pháp giám định
Căn cứ vào tổng điểm đánh giá được sẽ xếp cấp cho vật nuôi
Đặc cấp: Từ 85 đến 100 điểm
Cấp 1: Từ 70 đến 84 điểm
Cấp 2: Từ 60 đến 69 điểm
Cấp 3: Từ 50 đến 59 điểm
- Sau khi xếp cấp các phần (tương tự) thì xếp cấp tổng hợp cấp tổng hợp dựa trên ngoại hình, cấp sinh trưởng và sức sản xuất (ở vật nuôi sinh sản là cấp sinh sản). Khi đánh giá để chọn gia súc dựa trên sự giám định toàn thể (xếp cấp tổng hợp) thì người ta gọi là bình tuyển.
3.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ngoại hình thể chất
3.2. Các Phương pháp giám định
* Môi trường sinh thái:
- Môi trường sinh thái đã tác động thường xuyên liên tục đến cơ thể của con vật bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, ký sinh trùng dịch bệnh, nguồn thức ăn, chất dinh dưỡng, những tác động xung quanh của con người và tự nhiên.
+ Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá hấp thu của cơ thể.
+ Ảnh hưởng đến quá trình vận động của con vật.
+ Ảnh hưởng tới chu kỳ động dục, điều kiện trứng chín và rụng, điều kiện thụ thai, chửa đẻ, khả năng tiết sữa, nuôi con đối với con cái. Khả năng sinh tinh, tính hăng của con đực.
+ Ảnh hưởng đến sự tạo ra các hệ xương và hệ cơ, sự tích luỹ mỡ trong cơ thể.
3.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ngoại hình thể chất
3.2. Các Phương pháp giám định
* Yếu tố di truyền
Ngoại hình thể vóc cũng như màu sắc lông da được quyết định do sự di truyền của bố mẹ tổ tiên, con cháu đã mang những gen quyết định màu sắc lông da và loại hình thần kinh của bố mẹ ông bà (h2 = 0,6).

VD: Tổ tiên là loại ngựa đua, thì thế hệ con cháu cũng mang đặc tính của giống ngựa đua. Có ngoại hình thể chất thanh săn, có thể ngọn nhẹ, chắc khoẻ, tính tình linh hoạt, nhanh nhẹn. Có tốc độ chạy nhanh, có sức khoẻ dẻo dai và chịu đựng tốt.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hương Giang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)