CHƯƠNG III: CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH

Chia sẻ bởi Thân Thị Diệp Nga | Ngày 18/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: CHƯƠNG III: CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

BÀI GIẢNG
GIẢI PHẪU SINH LÝ
TRẺ EM
GV: THÂN THỊ DIỆP NGA
TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT
CHƯƠNG III:
CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH
Cơ quan thụ cảm
Dây thần kinh
(Dẫn truyền hướng tâm)
Bộ phận phân tích ở trung ương
Gồm:

A- ĐẠI CƯƠNG VỀ CQ PHÂN TÍCH
I- CẤU TẠO CƠ QUAN PHÂN TÍCH
Cơ quan phân tích gồm 3 phần:
Cơ quan nhận cảm (các giác quan)
Bộ phận dẫn truyền: là cac dây thần kinh hướng tâm làm nhiệm vụ dẫn truyền xung động TK từ các cơ quan nhận cảm về TK TW.
Bộ phận trung ương (nằm trên vỏ não) mỗi cơ quan phân tích có một vùng tương ứng trên vỏ não (vùng thị giác, vùng thính giác,vùng vị giác..).
 Cơ quan nhận cảm nối liền với bộ phận dẫn truyền tạo nên cơ quan cảm giác (giác quan)

* Cơ quan nhận cảm:
-  Là một tổ chức nhạy cảm (các đầu tận cùng, các tế bào thần kinh) đã được chuyên môn hóa, có khả năng nhạy cảm với một loại kích thích nhất định.
- Tổ chức nhạy cảm có thể cấu tạo riêng rẽ trong một cơ quan riêng (mắt, tai); hoặc xen kẽ trong lớp niêm mạc của một số cơ quan (vị giác, khứu giác) hoặc rãi rác trên bề mặt cơ thể (xúc giác).
* Bộ phận dẫn truyền
Là các dây thần kinh hưóng tâm làm nhiệm vụ vận chuyển hưng phấn từ các cơ quan nhận cảm tới bộ phận trung ương.
* Bộ phận trung ương:
Nằm trên vỏ não .Mỗi cơ quan phân tích có một vùng tương ứng trên vỏ não
Cơ quan nhận cảm nối liền với bộ phận dẫn truyền tạo nên cơ quan cảm giác ( hay giác quan). 
II- VAI TRÒ
Giúp cơ thể tiếp nhận thông tin từ môi trường, từ đó có những đáp ứng kịp thời
Mỗi cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết một đặc tính riêng lẻ của sự vật hiện tượng
Sự phối hợp các cơ quan phân tích, sự hoạt động phức tạp trên vỏ não cho ta thông tin đầy đủ về sự vật hiện tượng

Khi một giác quan bị tổn thương, mất khả năng nhận kích thích thì các giác quan khác được tăng cường có tác dụng thay thế một phần giác quan bị tổn thương
Riêng đối với con người nhờ có hệ thống tín hiệu thứ hai, con người tiếp nhận được thông tin là kho kinh nghiệm và kiến thức của người khác của các thế hệ đã qua.
Con người không thể chờ đợi kích thích, mà con người chủ động tìm kích thích đó là cơ sở để con người tìm hiểu thiên nhiên, phát hiện những quy luật của thiên nhiên.

- Cơ quan phân tích thị giác, thính giác: bộ phận nhận cảm có cấu tạo riêng biệt.
-  Cơ quan phân tích vị giác, khứu giác: bộ phận nhân cảm nằm rải rác hoặc tập trung trong lớp niêm mạc của cơ quan khác.
-  Cơ quan phân tích xúc giác: bộ phận nhận cảm nằm rải rác trên bề mặt cơ thể.
-  Cơ quan phân tích bên trong.    

B- Các loại cơ quan phân tích
trong cơ thể .
Cơ quan thụ cảm
( Mắt)
Dây TK thị giác
(Dẫn truyền hướng tâm)
Bộ phận phân tích ở trung ương
(Trung khu thị giác)
I- CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
I- CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC

1- CẤU TẠO
a. Bộ phận nhận cảm: Cầu mắt
Nằm trong hốc mắt, giống như hình cầu, đường kính trung bình 25 mm
.
Dây thần kinh thị giác
Cầu mắt
Cơ vận động mắt
Cầu mắt phải trong hốc mắt
Sơ đồ cấu tạo mắt.
Dịch thủy tinh
Màng cứng
Màng mạch
Màng lưới
Điểm mù
Dây thần kinh thị giác
Màng giác
Thủy dịch
Lỗ đồng tử
Lòng đen
Thể thủy tinh
Sơ đồ cấu tạo cầu mắt
Cấu tạo của cầu mắt
Cầu mắt
Màng bọc
Môi trường trong suốt
Màng cứng, phía trước là màng giác
Màng mạch
Màng lưới (chứa tế bào thụ cảm thị giác)
Thủy dịch
Thể thủy tinh
Dịch thủy tinh
Cấu tạo của màng lưới
Màng lưới gồm:
+ Tế bào nón: Tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc
+ Tế bào que: Tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu
- Điểm mù: Không có tế bào thụ cảm thị giác
- Điểm vàng: Nơi tập chung chủ yếu các tế bào nón.
b- Đường dẫn truyền thị giác
- Dây thần kinh thị giác xuất phát từ điểm mù đến vỏ não ( Thuỳ chẩm) là dây thần kinh não số 2.
Dây thần kinh thị giác gồm bó sợi cùng bên và bó sợi chéo, dây xung động thần kinh đi sang nữa bên đối diện.
c- Bộ phận trung ương:
Trung khu thị giác nằm ở thùy chẩm
d. Các phần hỗ trợ cho mắt:
- Gồm mi mắt, tuyến lệ, cơ, gân, mô mỡ có tác dụng bảo vệ, giúp cho sự vận động của mắt.
- Ngoài dây thần kinh thị giác (dây thần kinh não số 2) và dây thần kinh vận động của mắt (III, IV, VI,), cơ trơn của mắt còn nhận các sợi của hệ thần kinh dinh dưỡng.
2- Chức năng cơ quan phân tích thị giác:
a.Thu nhận hình ảnh.
-   Kích thích tự nhiên với mắt là ánh sáng, có bước sóng từ 0,1 đến 0,8µm
-   Giác mạc, thuỷ tinh thể thuỷ dịch, thể pha lê là môi trường chiết quang.
-   Khi nhìn một vật, các tia sáng từ vật đến mắt qua môi trường chiết quang sẽ khúc xạ và hội tụ trên võng mạc tạo nên võng mạc một ảnh của vật nhỏ hơn vật và ngược chiều với vật
-   

-  Nhờ hoạt động phân tích trên vỏ não, kết hợp với các giác quan khác (sờ) và sự tích luỹ kinh nghiệm sống, chúng ta nhận được một hình ảnh vật xuôi chiều, có khoảng cách và sự chuyển động v.v…
 
b. Sự điều tiết của mắt.
- Khi khoáng cách từ  vật đến mắt thích hợp, ảnh của vật rơi đúng vào võng mạc đó là lúc nhìn vật rõ.
- Khoảng cách từ vật đến mắt xa ( gần) hơn bình thường, ảnh của vật ở trước (hoặc sau) võng mạc,  ta nhìn vật không rõ. Để nhìn rõ vật thể thuỷ tinh có khả năng thay đổ độ phồng (xẹp hoặc phồng) để ảnh của vật rơi vào võng mạc.
 Khả năng thay đổi độ phồng của thuỷ tinh thế là sự điều tiết của mắt.-   
F
F
F
ảnh ngược, nhỏ, rõ
ảnh ngược, lớn hơn nhưng mờ
ảnh ngược, lớn, rõ
màn ảnh (tượng trưng màng lưới)
Thấu kính
(Tượng trưng thể thuỷ tinh)
Vật ở vị trí A
Vật ở vị trí B
1
1
2
Từ thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì về vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu mắt?
Thể thuỷ tinh co dãn  ảnh của vật hiện trên điểm vàng  giúp ta nhìn rõ vật.


Trong chăm sóc trẻ cần hướng dẫn trẻ đảm bảo khoảng cách từ vật đến mắt thích hợp thay đổi sự tập trung nhìn của trẻ, tránh các tật của mắt.
3. Cơ chế thu nhận ánh sáng.
- Cơ chế cảm thụ kích thích ánh sáng là một hiện tượng quang hoá học.
Tế bào nón là tế bào que là những tế bào nhận cảm ánh sáng, khi hưng phấn thì gây cảm giác thị giác.
Tế bào nón phụ trách việc nhìn ban ngày và màu sắc.
Tế bào que phụ trách nhìn lúc  tối và ban đêm.
Tế bào sắc tố
Tế bào que
Tế bào nón
Tế bào liên lạc ngang
Tế bào hai cực
Tế bào thần kinh thị giác
* Cơ chế nhìn màu
- Ánh sáng tự nhiên có thể phân tích thành 7 màu cơ bản: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Mỗi màu ứng với một bước sóng nhất định.
- Tế bào nón có khả năng thu nhận màu sắc.
- Ở người có 3 loại, tế bào nón, mỗi loại nhận cảm nhất với một bước sóng nhất định, ứng với 3 màu tím, đỏ, lục. Sự hưng phấn của 3 loại tế bào này theo những tỷ lệ khác nhau cho chúng ta cảm giác màu khác nhau.
Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
- Các tế bào nón tập chung chủ yếu ở điểm vàng.
+ Mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác.
+ Nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác.
- Tại điểm vàng:
3-Đặc điểm phát triển thị giác của trẻ
Cấu tạo:
Măt trẻ sơ sinh: có trọng lượng 2- 4g, đến 3,4 tuổi có trọng lượng như người lớn (6-8g)
Hốc mắt còn nông, mắt hơi lồi về phía trước
Màu mắt: trẻ sơ sinh có màu xanh xám vì lòng đen chứa ít sắc tố sau vài tháng có màu bình thường
.
3-Đặc điểm phát triển thị giác của trẻ

Cầu mắt: trẻ sơ sinh cầu mắt có đường kính trước sau ngắn, thuỷ tinh thể có khả năng đàn hồi lớn song mức hội tụ kém vì vậy trẻ phải nhìn xa mới nhìn rõ vật (viễn thị tự nhiên). Nếu trẻ thường xuyên nhìn vật ở khoảng cách như người lớn thì mắt phải điều tiết dễ dẫn đến cận thị
Càng lớn đường kính cầu mắt tăng lên, độ đàn hồi của thuỷ tinh thể giảm dần, độ hội tụ tăng lên > độ viễn thị tự nhiên cũng giảm dần.
Khả năng thu nhận kích thích ánh sáng:

Trẻ sơ sinh: đã có phản ứng với ánh sáng,(vd muốn quay đầu về phía ánh sáng). Ngay từ tuần đầu trẻ đã chăm chú nhìn vào khuôn mặt mẹ
3 tháng: trẻ có thể nhìn chăm chú vào một vật, thích nhìn ngón tay của mình và những vật ở gần (vd trẻ theo dõi các vật chuyển động, đưa tay lên nhìn một cách chăm chú)
Khả năng thu nhận kích thích ánh sáng:

5- 6 tháng: nhìn được vật trong tầm với của mình và vươn tay ra. Phân biệt được người lạ người quen, có thể nhìn được vật nhỏ.
8-9 tháng: có thể nhìn được vật dấu dưới mảnh giấy, tìm dược vật lẫn khuất tầm nhìn
1 tuổi: nhận dạng được nhiều đồ vật, thích nhìn vào tranh ảnh
1,5 tuổi: có thể tìm được vật riêng biệt trong đống đồ chơi, chỉ vào vật mình muốn. đến 2 tuổi trẻ dặt vật đúng chỗ, xoay tranh đúng hướng.
2,5 tuổi: có thể phân biệt được một số màu cơ bản như: xanh, đỏ, đen trắng nhưng không biết gọi tên các màu đó
3 tuổi: biết tên các màu sắc, có thể xếp các hình đa dạng
4 tuổi: có thể dựng hình theo yêu cầu, nhìn chăm chú một vật bằng sự phối hợp của hai mắt
5 tuổi: phân biệt được màu trung gian (vd xanh da trời, xanh lá cây)
6 tuổi: có thể kể lại những hình ảnh mà trẻ đã nhìn thấy
Tóm lại trẻ càng lớn khả năng thu nhận và phân biệt kích thước, hình dạng, màu sắc càng phong phú và phụ thuộc vào sự luyện tập
Rèn luyện và vệ sinh mắt cho trẻ

- Khi mới sinh cần nhỏ Argyrol 1% vào mắt trẻ
- Luyện tinh mắt cho trẻ nhỏ bằng cách treo những đồ chơi sặc sỡ trước mặt trẻ nhìn
- Cho trẻ chơi những trò chơi thích hợp với sự phát triển của lứa tuổi: chơi nhận dạng, tìm vật khác nhau thu nhặt những vật giống nhau 1 hoặc 2 đặc điểm, phân loại đồ vật con vật theo đặc điểm đặc trưng
Rèn luyện và vệ sinh mắt cho trẻ

- Đảm bảo sự chiếu sáng đầy đủ ở phòng học, lớp học
- Hướng dẫn trẻ xem sách, đọc sách đúng tư thế. Hướng dẫn trẻ cách giữ gìn, vệ sinh mắt
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhất là những thức ăn chứa nhiều vitamin A.
II- CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
1. Cấu tạo cơ quan phân tích thính giác  
a. Tai cơ quan nhận cảm
Gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong.
 
Sơ đồ cấu tạo tai
Tai ngoài:
    Gồm vành tai, ống tai, màng nhĩ.
Vành tai của trẻ phát triển mạnh trong 2-3 năm đầu, sau đó tốc độ phát triển chậm lại.
Ống tai của trẻ nhỏ có hình khe phần giữa hẹp. Da của tai bao phủ những lông nhỏ và chứa tuyến tiết chất nhờn, có tác dụng bảo vệ và sát trùng.
 Tai ngoài có nhiệm vụ thu nhận và dẫn âm thanh vào tai giữa.

Tai giữa:
Nằm trong hốc xương thái dương
Trong đó có 3 xương nhỏ nối với nhau, xương búa, xương đe, xương bàn đạp..
Xoang tai giữa thông với hầu qua ống ostat, ống ostat đảm bảo sự cân bằng áp lực không khí trong tai giữa và bên ngoài. Ở trẻ sơ sinh ống tai ostat ngắn, rộng, nằm ngang , do ống ostat có đặc điểm trên nên trẻ rất dễ bị viêm tai giữa,  đặc biệt khi các bệnh nhiễm trùng ở họng hầu
Tai trong:
Có cấu tạo phức tạp. Có một bộ phận gọi là mê lộ xương và mê lộ màng. Mê lộ xương gồm 2 phần: phần trên và phần dưới.
Phần trên gồm 3 ống bán khuyên thông với bộ phận tiền đình giúp ta có cảm giác thăng bằng và chuyển động trong không gian, ốc tai là phần thu nhận cảm giác âm thanh
Phần dưới là màng cơ sở có các tế bào cảm thụ thính giác
b- Bộ phận dẫn truyền:
dây TK thính giác.
c - Bộ phận trung ương:
vùng thính giác ở bán cầu đại não

2- Chức năng:

Thu nhận và phân tích những kích thích là âm thanh
Tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm của thế hệ trước qua ngôn ngữ
Thưởng thức một dạng nghệ thuật được xây dựng bằng âm thanh (âm nhạc)
Duy trì sự thăng bằng của cơ thể
Kết luận :
3- Sự phát triển thính giác ở trẻ em.

Trẻ sơ sinh: đã có phản ứng với âm thanh (giật mình khi nghe tiếng động mạnh)
Trẻ càng lớn thì khả năngthu nhận và phân biệt âm thanh ngày càng tăng.
+Lúc 3- 4 tháng: có thể phân biệt dược âm thanh có cao độ khác nhau, phân biệt được người lạ, người quen qua âm thanh
+ Lúc 5- 6 tháng: lắng nghe mẹ nói chuyện, quay đầu hướng về phía phát ra tiếng gọi quen thuộc
3- Sự phát triển thính giác ở trẻ em.

+ Lúc 8- 9 tháng: hướng toàn thân về phía có tiếng gọi, thích phát ra âm thanh, hiểu được những từ riêng biệt
+ Lúc 1 tuổi: lắng nghe xem tiếng gọi từ đâu. Tuân theo những mệnh lệnh đơn giản, lặp lại những từ người lớn đã nói với trẻ
+ Lúc 1,5 tuổi: lắng nghe và phản ứng lại khi nghe gọi tên mình. Thích nghe hát và âm nhạc, hiểu được tên người và đồ vật, thích tìm đồ vật khi được hỏi.
+ Lúc 2 tuổi: hiểu được âm thanh từ các đối tượng khác nhau, nhắc lại được các từ trong câu đơn giản.

+Lúc 2,5 tuổi: thích nghe và hiểu đượcnhững câu chuyện đơn giản.
+ 3 tuổi: hiểu được sự việc khi người lớn đọc chuyện và chỉ vào tranh, có thể phân biệt được giai điệu của bài hát.
+ 4 tuổi: có thể nhớ và nhắc lại những câu đơn giản trong câu chuyện.
+ 5 tuổi: có thể kể lại những sự việc đã xẩy ra.
+ 6 tuổi: kể lại sự việc một cách chi tiết hơn.
4- Rèn luyện thính giác cho trẻ.

* Luyện cách phân biệt âm thanh: khả năng nghe và phân biệt âm thanh phụ thuộc rất nhiều vào sự luyện tập, vì vậy cần luyện cách phân biệt âm thanh cho trẻ bằng cách:
Nói chuyện với trẻ bằng những âm thanh dịu dàng, nhẹ nhàng (hát ru cho trẻ nghe)
Cho trẻ nghe những bản nhạc êm dịu, giai điệu nhẹ nhàng sâu lắng
Cho trẻ chơi những đồ chơi phát ra âm thanh
* Tổ chức rèn luyện thính giác cho trẻ
( dưới các dạng trò chơi).
Trò chơi bắt chước tiếng kêu của con vật
Nhận biết các âm thanh, phán đoán các âm thanh khi không nhìn thấy nơi phát ra âm thanh
Nghe nói thầm (trò chơi truyền tin)
Chơi đóng kịch: bắt chước giọng nói của các nhân vật, biểu hiện trạng thái vui, buồn, tức giận.
Vận độngtheo nhạc.
5- Vệ sinh, bảo vệ tai của trẻ.

- Bảo vệ màng nhĩ không bị tổn thương: giáo dục trẻ không dùng vật nhọn ngoáy tai, không cho trẻ chơi các vật nhỏ.
Giữ gìn vệ sinh tai: lau rữa hàng ngày bằng nước sạch.
Hạn chế dùng thuốc kháng sinh.
Tránh những tiếng động mạnh (vì âm thanh quá lớn sẽ làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ) từ đó sẽ làm giảm thính lực.
Phát hiện sớm các khiếm khuyết vềtai, bệnh vềtai để chữa trị kịp thời. Nếu có vật lạ vào tai thì phải đưa đến cơ sở ytế
III- CÁC CƠ QUAN PHÂN TÍCH KHÁC.
Cơ quan phân tích khứu giác.
Bộ phận nhạy cảm khứu giáclà những tế bào thần kinh khứu giác nằm trong màng nhầy của khoang mũithu nhận những kích thích bằng hơi.
Khứu giác là cảm giác sâu sắc và tế nhị, khả năng ngữi thấy mùi ở người thường rất nhạy cảm.
Ở trẻ em cơ quan khứu giác đã bắt đầu hoạt động trong những ngày đầu sau khi sinh nhưng cảm giác về khứu giác còn kém, trẻ có khả năng phản ứng với những mùi mạnh.
Càng lớn độ nhạy bén với kích thích càng tăng dần. Khả năng phân biệt các mùi tăng dần theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự luyện tập.
2. Cơ quan phân tích vị giác.

Bộ phận thụ cảm vị giác là các vi thể vị giác nằm trên bề mặt của lưõi, hầu và vòm miệng.
Trên bề mặt của lưõi có những vùng nhận cảm riêng với một trong 4 vị: chua, đắng, mặn, ngọt.
Tính nhạy cảm của cơ quan phân tích vị giác phụ thuộc vào nhu cầu đòi hỏi của cơ thẻ đối với thức ăn: khi bị rối loạn tiêu hoáthì tính nhạy cảm vị giác giảm sút rõ, ở trẻ có biểu hiện không chịu ăn biếng ăn.
Nhiệt độ cũng rất quan trọng đối với sự thu nhận vị giác. Khứu giác cũng góp phần vào sự thu nhận vị giác.
Trẻ sơ sinh đã có khả năng phân biệt cácvị: đắng, mặn, chua, ngọt mặc dầu độ nhạy cảm chưa cao. Đến 6 tuổi thì đạt như người lớn
3.Cơ quan phân tích xúc giác
Cơ quan thụ cảm xúc giác là đầu mút các dây thần kinh nằm rải rác trên bề mặt da và niêm mạc, tập trung mhiều nhất là ở niêm mạc môi, lưỡi, ngón tay, có 3 loại cơ quan thụ cảm xúc giác:
Thụ cảm
Tiếp xúc
Thụ cảm
nhiệt độ
Thụ cảm
hóa học
XÚC GIÁC
Cơ quan thụ cảm xúc giác đóng vai trò quan trọng trong sự nhận thức TGXQ, là nguồn gốc của phản xạ đặc biệt là phản xạ tự vệ.
Đối với trẻ em xúc giác có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển: kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh, tạo cho trẻ cảm giác an toàn. Vì vậy cần tạo điều kiện cho trẻ dược tiếp xúc thân thể như: bế, ẵm, ôm ấp, chăm sóc, xoa nắn hôn trẻ.
Cảm giác xúc giác của trẻ được tăng dần theo lứa tuổi và phụ thuộc vào điều kiện luyện tập.
Thụ cảm tiếp xúc: tiếp thu những kích thích cơ học cho ta cảm giác về độ lớn, hình dạng, tính chất bề mặt, áp lực của vật.
Cảm giác tiếp xúc:
. Trẻ sơ sinh đã có phản ứng khi ta chạm nhẹ vào chân trẻ (cảm giác tiếp xúc).
. 3-4 tháng: muốn sờ đến những gì treo trước mặt, khóc khi bị ướt.
. 9 tháng: thích cầm thức ăn bằng tay, thích được ôm ấp
Cảm giác tiếp xúc:
. 2 tuổi: có thể lần giở từng trang sách trong cuốn sách (1 trang 1 lần)
. 4 tuổi: có thể nhận ra được đồ vật đựng trong túi.
. 6 tuổi: có thể phân biệt được tính chất bề mặt của vật (sờ vào vật)
Thụ cảm về nhiệt độ: thu nhận những kích thích về nhiệt (nóng lạnh).
Cảm giác về nhiệt độ:
. Ở trẻ nhỏ chưa phân biệt được nóng lạnh.
. 3 tuổi trẻ có thể phân biệt được giữa ấm và lạnh.
. 6 tuổi trẻ có thể đoán được nhiệt độ của nước.
Thụ cảm về đau đớn: cho ta cảm giác về đau đớn do những kích thích tác động lên như: nhiệt độ, hoá học, cơ học.
+ Cảm giác đau đớn:
. 18 tháng trẻ có thể chỉ vào chỗ đau.
. Trẻ sơ đã có cảm giác đau.
. 4 tuổi trẻ có thể nói đau chỗ nào mà không cần chỉ.
Rèn luyện xúc giác cho trẻ:
Làm cho trẻ quen dần với sự tiếp xúc qua ôm ấp, nắn tay chân nhằm gây cho trẻ cảm giác về cơ thể.
Tổ chức vui chơi cho trẻ bằng các trò chơi phát triển xúc giác cho trẻ như: chiếc túi kỳ lạ, chơi với nước pha ở nhiệt độ khác nhau, vẽ lên lưng nhau và đoán xem hình gì.



Cần rèn luyện xúc giác cho trẻ vì xúc giác phát triển tốt tạo khả năng học tập cho trẻ, xúc giác tạo được sự thăng bằng trong hệ thần kinh của trẻ.
THÂN ÁI CHÀO TẠM BIỆT

CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
[email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thân Thị Diệp Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)