Chương III. §6. Cung chứa góc

Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Quốc | Ngày 22/10/2018 | 55

Chia sẻ tài liệu: Chương III. §6. Cung chứa góc thuộc Hình học 9

Nội dung tài liệu:

Bài giảng kỳ thi GV dạy giỏi cấp huyện , năm học 2007 - 2008
PHÒNG GIÁO DỤC HƯỚNG HOÁ
TRƯỜNG THCS LIÊN LẬP
PHÒNG GIÁO DỤC HƯỚNG HOÁ
TRƯỜNG THCS LIÊN LẬP
Người thực hiện: Nguyễn Đức Quốc
KIỂM TRA BÀI CŨ
BÀI MỚI
CỦNG CỐ
DẶN DÒ
Bài 1: Trong các câu sau câu nào đúng câu nào sai?
A. Trong một đường tròn các góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.
B.Trong một đường tròn các góc nội tiếp bằng nhau thì cùng chắn một cung.
C. Trong một đường tròn góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung và góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau.
D. Trong một đường tròn nếu cung nhỏ có số đo là thì số đo cung lớn là 1800-
Bài 2: Cho hình vẽ sau: Hãy chọn câu trả lời đúng.
a. Số đo góc xBC là:
A. 1000 B. 500
C. 1300 D. Không tính được
b. Số đo cung BnC là:
A. 500 B.1000
C.1300 D. 2600
Đ
S
Đ
Đ
Bài toán:
Cho đoạn thẳng AB lấy điểm M sao cho M nhìn đoạn thẳng AB dưới một góc vuông chứng minh M nằm trên đường tròn đường kính AB.
M
O
A
B
Chứng minh:
Gọi O là trung điểm của AB
Khi đó trong tam giác vuông AMB có MO là trung tuyến ứng với cạnh huyền AB
Nên OM = OA = OB =
Vậy các điểm A, M, B cách đều điểm O
Nên M nằm trên đường tròn đường kính AB
TIẾT 46:
CUNG CHỨA GÓC.
I. Bài toán quỹ tích “cung chứa góc”.
Bài toán: Cho đoạn thẳng AB và góc (00 < < 1800 ) Tìm quỹ tích ( tập hợp ) các điểm M thoả mãn . ( ta cũng nói các điểm M nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc .)
?
Vẽ một góc trên bìa cứng ( chẳng hạn góc 750) cắt ra ta được một mẫu hình như hình 39 SGK. Đóng hai chiếc đinh A, B cách nhau 3cm trên một tấm gỗ phẳng.
Dịch chuyển tấm bìa trong khe hở sao cho hai cạnh của góc luôn dính sát vào hai chiếc đinhA, B.
Đánh dấu các vị trí M1, M2, M3, ..., M10 của đỉnh góc
Hãy dự đoán quỹ đạo chuyển động của điểm M.
Minh hoạ
I. Bài toán quỹ tích “cung chứa góc”.
Bài toán: Cho đoạn thẳng AB và góc (00 < < 1800 ) Tìm quỹ tích ( tập hợp ) các điểm M thoả mãn . ( ta cũng nói các điểm M nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc .)
Chú ý:
* Cách vẽ cung chứa góc:
-Dựng đường trung trực d của đoạn thẳng AB.
- Vẽ tia Ax sao cho BÂx =
- Vẽ tia Ay Ax gọi O là giao điểm của tia Ay với d
- Vẽ cung AmB tâm O bán kính OA sao cho cung này nằm ở nữa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax
Cung AmB được vẽ như trên là một cung chứa góc
Bài tập 46: SGK.
Dựng cung chứa góc 550 trên đoạn thẳng AB = 3cm.
* Tiến hành dựng.
- Dựng đoạn thẳng AB = 3cm.
- Dựng đường trung trực d của đoạn thẳng AB ( bằng compa và thước thẳng)
- Dựng tia Ax tạo với tia AB một góc bằng 550 ( bằng thước đo góc và thước thẳng)
Dựng tia Ay vuông góc với tia Ax ( bằng êke) gọi O là giao điểm của d và Ay
Dựng đường tròn tâm O bán kính OA ta có cung AmB là cung chứa góc 550 dựng trên đoạn AB
O
A
B
d
x
y
550
m
II. Cách giải bài toán quỹ tích.
Muốn chứng minh quỹ tích ( hay tập hợp) các điểm M thoả mãn các tính chất T của một hình H nào đó ta phải chứng minh hai phần:
Phần thuận: Mọi điểm có tính chất T đều thuộc hình H
Phần đảo: Mọi điểm thuộc hình H có tính chất T
Kết Luận: Quỹ tích (hay tập hợp) các điểm M có tính chất T là hình H
Củng cố:
Nêu cách vẽ cung chứa góc dựng trên đoạn AB
Nêu cách giải bài toán quỹ tích.
+ Về nhà học bài nắm vững quỹ tích cung chứa góc, cách vẽ cung chứa góc , cách giải bài toán quỹ tích.
+ Làm bài tập 44, 45, 47, 48 SGK
+ Ôn tập cách xác định tâm đường tròn nội tiếp, tâm đường tròn ngoại tiếp, các bước của bài toán dựng hình.
Chuẩn bị cho tiết sau luyện tập.
Bài tập 45: Cho hình thoi ABCD có cạnh AB cố định. Tìm quỹ tích giao điểm O của hai đường chéo trong các hình thoi đó.
HƯỚNG DẨN.
-Hình thoi ABCD có cạnh AB cố định vậy những điểm nào di động ? ( Điểm C, D, O di động )
- O di động nhưng luôn quan hệ với đoạn thẳng AB cố định như thế nào ? ( Trong hình thoi hai đường chéo vuông góc với nhau nên AÔB = 900 hay O luôn nhìn AB cố định dưới một góc 900 )
- Vậy quỹ tích điểm O là gì ? ( quỹ tích điểm O là đường tròn đường kính AB)
- O có thể nhận mọi giá trị trên đường tròn O đường kính AB được hay không vì sao?
(O không thể trùng với A và B vì O trùng với A hoặc B thì hình thoi không tồn tại.)
TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY ĐÃ KẾT THÚC. XIN KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ GIÁO CÙNG TẤT CẢ CÁC EM MẠNH KHOẺ.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đức Quốc
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)